5.3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cảnh tượng trên cây hòe làm tôi chết khiếp, tôi ôm chặt con gà trống trong tay, đưa mắt nhìn từng cành lá sum xuê bên trên.

Ngoại trừ tay chân lộ ra ngoài hẳn, mơ hồ còn có thể thấy nửa bên khuôn mặt, hoặc là mắt, cằm... Lộ ra sau những đám lá.

Dưới ánh trăng, bị la cây che lấp, không nhìn rõ những người đó là ai, nhưng vẫn có thể nhìn thấy bọn họ cũng bị tơ hồng quấn quanh, đóng đinh bằng gỗ đào.

Máu tươi vẫn nhỏ giọt, con gà trống trong tay bỗng cất tiếng gáy.

Bỗng có một bàn tay thô bạo kéo con gà trống ném ra sau, quát: "Chạy đi! Đừng quay đầu lại!"

Giọng nói đó là của Giang Sơ.

Lòng tôi thắt lại, khóe mắt cay xè, theo bản năng muốn ngẩng đầu thì bả vai lại bị một đôi tay giữ chặt, đẩy mạnh về phía cửa thôn.

Tôi loạng choạng bị đẩy đi, loáng thoáng nghe tiếng gà gáy bên gốc hòe, bố mẹ và bà Sáu đang đào cái gì đó trong hốc cây.

Ngay khi tôi vừa đứng vững lại, sau lưng đột nhiên nặng xuống như có cái gì đè lên, theo đó gót chân bị đá trúng.

Bố mẹ tôi lập tức quay đầu lại nhìn, bà Sáu hét to: "Mau quay lại! Không được cõng thi thể ra khỏi thôn, cậu ta là người bảo vệ thôn, có chết cũng phải bảo vệ thôn! Mau quay về! Cô làm vậy là giết mọi người trong thôn đấy, quay lại ngay!"

Giọng nói ấy the thé như tiếng kêu của cú đêm.

Bố mẹ tôi lập tức xông tới: "Giang Ảnh, con bé chết tiệt, mau quay lại ngay! Mày muốn lấy mạng bọn tao đúng không!"

Đúng lúc này, trời bỗng nổi gió, cả cái cây hòe lắc lư, mấy sợi tơ hồng rũ xuống, chớp mắt như biến thành âm tào địa phủ.

Nghĩ đến những xác chết treo trên cây hòe, tôi không dám dừng lại, mặc kệ trên lưng có phải đang cõng thi thể của Giang Sơ hay không, bù đầu chạy về phía trước.

Nhưng tôi mới chạy vài bước lại nghe tiếng xào xạc, cách đó không xa là một cây hòe cao chót vót.

Cành cây đung đưa, thậm chí còn có tay chân đung đưa.

Đó rõ ràng là cây hòe ở cửa thôn!

Nhưng tôi rõ ràng mới từ cây hòe kia chạy đi mà!

Không lẽ là quỷ đả tường?

Tôi muốn quay đầu bỏ chạy nhưng lại sợ chạy về thôn.

Nếu tiếp tục chạy về phía trước thì sao?

Nhưng đứng ở đây tôi lại nhìn thấy bố mẹ và bà Sáu đang chạy tới.

Đảo mắt nhìn sườn đồi cây cối um tùm bên cạnh, tôi cắn răng, đang định lao xuống thì nghe thấy một giọng nữ yếu ớt: "Ở đây, ở đây!"

Theo tiếng nhìn lại, người nói chính là cô gái mặc đồ minh hôn cố thổi tắt đèn âm ở linh đường.

Cô ấy vẫn bị tơ hồng quấn lấy, hình như đang sợ hãi gì đó nhưng vẫn không ngừng vẫy tay với tôi: "Qua đây, mau dẫn cậu ta qua đây!"

Tôi lờ mờ đoán cô ấy là ma nữ!

Nhưng nghe tiếng bố mẹ càng ngày càng gần, tôi hạ quyết tâm, trực tiếp xông vào bụi cỏ.

Sườn đồi dốc đứng, tôi suýt chút rơi thẳng xuống, may mà có ma nữ kia đỡ lấy tôi, gấp gáp nói: "Chạy đi, đừng quay đầu lại, đừng nhìn, cứ nhắm mắt mà chạy!"

Ở cái nơi hoang vu này cô ấy lại bảo tôi nhắm mắt chạy?

Tưởng tôi là ma giống cô ấy sao.

Nhưng chính lúc này, cô ấy lại thô bạo đẩy tôi một cái, ở sau lưng quát lớn: "Tuyệt đối không được quay đầu!"

Cả người tôi lập tức lao xuống con dốc, căn bản không dừng lại được.

Cỏ dại cao hơn đầu người, rất nhiều ngọn cỏ đâm thẳng vào mắt tôi, tôi không dám mở mắt, cứ theo quán tính lao về phía trước.

Nhưng sườn đồi này rõ ràng chỉ cao vài mét nhưng cứ lao xuống như thế lại có cảm giác không có điểm dừng.

Không biết qua bao lâu, cái lưng nặng trĩu của tôi bỗng nhẹ đi, tôi trực tiếp ngã xuống, trán như đụng phải thứ gì đó mềm mềm nhưng vẫn cứ đau âm ĩ.

Tôi vội đứng dậy, đưa tay sờ soạng sau lưng thì phát hiện không có gì cả.

Tôi căn bản không hề cõng xác chết, cũng không có cái gì đè trên lưng tôi.

Sau một lúc sợ hãi, tôi nhìn quanh, chợt nhận ra mình đã rời khỏi thôn, hiện đang ở đường chính của thị trấn.

Trời cũng đã gần sáng.

Nghĩ đến bầu không khí kỳ lạ trong thôn cùng cái chết thê thảm của Giang Sơn và bà cốt, lòng tôi như có một tảng đá đè nặng.

Hình như tất cả đều có liên quan đến cặp song sinh long phượng là tôi và Giang Sơ.

Tình cờ có người lái xe máy chở con đi học ngang qua, tôi chặn đường, nhờ họ chở tôi đến gia đình bà con xa đã nuôi tôi.

Trừ những người trong thôn, có lẽ người biết chuyện về thai long phượng có lẽ chỉ có bọn họ.

Trên đường đi, tôi hỏi thăm về thôn mình.

Trên thị trấn không có gì là bí mật, tin đồn lan truyền rất nhanh.

Nghe nói nhà họ Mã tìm được một xác chết nữ để âm hôn với con trai nhà mình, còn mời người tới hát na hí (1).

Bài hí này đã lâu không có người hát, thế nên rất nhiều thanh niên chưa từng xem tối đó đều kéo đến.

Na hí vốn đã rất ít khi hát.

Nhưng âm hôn còn hát na hí vậy chẳng phải muốn tự tìm đường chết sao?

Tôi hỏi thêm nữa thì người phụ nữ ấy bảo không biết, chị ấy chỉ quan tâm đến con mình.

Họ hàng xa kia là cô của mẹ tôi, tôi gọi là bà cô.

Lúc gặp lại, bà ấy đang hái đậu ve ngoài đồng, thấy tôi được đưa về nhà, bà ấy rất kinh hãi nhưng vẫn lịch sự giúp tôi trả tiền xe.

Bà ấy hỏi tôi ăn uống gì chưa, sau đó lấy trứng trong chuồng đi nấu cho tôi ít mì.

Bà cô không hề hỏi tại sao tôi lại trở về đột ngột!

"Bà cô." Tôi kéo bà ấy lại, nhẹ giọng hỏi, "Cháu muốn biết chuyện về thai long phượng? Chính là cái chuyện trộm long trái phượng ấy!"

Bà cô sợ tới mức làm rơi quả trứng trong tay, lẩm bẩm: "Trộm long tráo phượng gì? Cháu tưởng mình là phượng hoàng à? Da mặt dày đấy...

"Bà cô! Bà biết tại sao cháu lại về đúng không? Giang Sơ chết rồi, bố mẹ cháu bắt cháu cõng thi thể đi quanh thôn, còn bắt cháu minh hôn với nó." Tôi kéo tay bà ấy, "Từ nhỏ cháu đã sống với bà, bà không muốn cháu gặp chuyện gì đúng không?"

Bố mẹ tôi giao tôi cho bà cô nuôi nấng là vì bà thuộc đối tượng ngũ bảo hộ (2), muốn có một đứa bé bầu bạn.

Từ nhỏ đến lớn, bà đối xử với tôi rất tốt.

Nghe tôi kể việc "khiêng xác", "minh hôn", bà cô run rẩy, chỉ biết thở dài.

Bà kéo tôi ngồi xuống: "Ở dưới quê, người như bà hoàn toàn không có tiếng nói, dù cháu có trồng gì ngoài đồng của mình, người ta muốn hái là hái, cháu còn chưa chết, đồ của cháu bọn họ đã coi như tài sản của mình. Sinh được con gái có lẽ tốt hơn bà một chút, nhưng khi cháu chết rồi thì cũng tuyệt hậu. Nói tóm lại là nếu không có con trai, cuộc đời cháu sẽ bị người ta cưỡi lên đầu lên cổ." Bà cô thổn thức, "Bố mẹ cháu sinh liên tiếp bốn đứa con gái..."

Tôi nghe mà sửng sốt: "Không phải chỉ có chị cả và chị hai thôi sao?"

"Để sinh được con trai, bọn họ mê tín dị đoan, tìm đủ phương thuốc dân gian. Sau chị hai cháu, mẹ cháu sinh ra một đứa trẻ lưỡng tính do uống quá nhiều thuốc bậy bạ, cuối cùng bị dìm chết. Sau đó còn có một đứa, nghe nói mẹ cháu xin được vật thánh từ động tiên hoang dã, vừa sinh ra đã có vảy và đuôi, lập tức bị chôn sống. Mệnh của bố mẹ cháu là không có con trai, hết cách rồi. Nhưng bọn họ không từ bỏ ý định, bọn họ nghe bà Sáu trong thôn của cháu nói có một bí phương tên trộm long tráo phượng, chỉ cần trong mệnh có con gái là được. Giống như nữ oa trong mệnh có em trai, sau khi nhận nuôi thì sinh được con trai giống vậy."

Bà cô vỗ vỗ tay tôi: "Nhưng nữ oa không có em trai, ai biết số mệnh đó có đúng hay không. Bà Sáu nghĩ đến truyền thuyết thai long phượng, kiếp trước thâm tình không dứt, thế nên chỉ cần kiếp này cô gái đầu thai, chàng trai cũng sẽ đầu thai theo, tiếp tục tiền duyên thành thai long phượng."

"Vậy thì phải giải quyết sao đây?" 

Thảo nào bố mẹ tôi cứ mãi nhấn mạnh việc tôi và Giang Sơ là thai long phượng, nhưng làm sao có thể xác định vợ chồng kiếp trước kiếp này sẽ tiếp tục tiền duyên?

Hơn nữa làm thế nào đã dẫn dụ linh hồn của cô gái đó đầu thai?

Chuyện đó liên quan gì tới việc bảo tôi khiêng xác chết và cây hòe bị đóng đầy đinh gỗ đào và tơ hồng quấn quanh?

(1) Na hí (傩戏) hay còn gọi là Nuo opera hoặc kịch Nuo, là một trong những vở kịch dân gian nổi tiếng nhất của Trung Quốc, đặc trưng bởi mặt nạ hung dữ, trang phục và trang sức độc đáo, ngôn ngữ biểu diễn kỳ lạ được sử dụng và những cảnh quay bí ẩn. Mục đích của Nuo opera là xua đuổi ma quỷ, bệnh tật và những ảnh hưởng xấu xa, đồng thời cũng để cầu xin sự phù hộ từ các vị thần. Ca hát và nhảy múa được bao gồm trong Nuo opera và người biểu diễn mặc trang phục và đeo mặt nạ.

(2) Ngũ bảo hộ (五保户) là đối tượng hỗ trợ năm đảm bảo trong "Quy chế công tác hỗ trợ năm đảm bảo ở nông thôn", bao gồm người già, người tàn tật và người chưa thành niên ở nông thôn không có khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người phải cấp dưỡng hợp pháp hoặc có người phải cấp dưỡng theo pháp luật nhưng không có khả năng cấp dưỡng. Năm nội dung hỗ trợ bao gồm bảo đảm thực phẩm, quần áo, chăm sóc y tế, nhà ở và mai táng (trẻ mồ côi được bảo vệ về mặt giáo dục)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro