Chương 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trước khi đi Phùng Kiều nói với Tứ thẩm thịt hắn mang đến là để cả nhà dùng, hắn không thiếu chút thịt này, đều là người một nhà không cần khách khí. Tứ thẩm nghĩ chắc do lúc sáng Vương Nguyên thấy chỉ mình y ăn thịt nên mới nói với Phùng Kiều. Tứ thẩm có hơi xấu hổ cùng ngại ngùng. Nếu để người trong thôn biết sẽ cho rằng nhà bà chăm sóc Vương Nguyên là vì muốn hưởng lợi từ Phùng Kiều thì sao? Rồi lại nhớ đến đám nhỏ nhà mình đã bao lâu rồi không được ăn thịt. Này cũng không phải nhà bà cố tình chiếm tiện nghi mà là do hai người họ tự nguyện, thôi thì bà đành mặt dày một lần vậy.

Phùng Kiều đi rồi Vương Nguyên mới mang chỗ thịt hươu bào kia vào phòng bếp xử lý. Lúc nãy y đã nói với Tứ thẩm cơm chiều hãy cứ để cho y làm, còn nói y đã bảo Phùng Kiều buổi tối đến cùng ăn.

Tứ thẩm nghe vậy cũng không tiện từ chối nữa trong lòng thầm nhớ phần tình cảm này của Vương Nguyên và Phùng Kiều.

Vương Nguyên đã lâu không xuống bếp, y nói với Tứ thẩm bữa cơm này cứ giao cho y làm cả nhà cứ chờ ăn là được. Lại nói này là lần đầu Vương Nguyên nấu ăn cho Phùng Kiều nên muốn thể hiện một chút.

Tứ thúc Tứ thẩm thấy từ ngày đứa nhỏ Vương Nguyên này được Phùng Kiều cứu lên từ dưới sông dường như đã thay đổi hẳn. Không còn là đứa trẻ lem luốc nhút nhát luôn cúi gầm mặt như xưa nữa.

Vương Nguyên bây giờ có nhân khí hơn xưa rất nhiều, tuy hai nhà không qua lại với nhau nhưng sống cùng một thôn ngẩng đầu không thấy cúi đầu gặp phu thê hai người còn lạ gì tính tình đứa nhỏ này. Vốn còn lo ngại, nếu Vương Nguyên cứ lầm lì nhút nhát như vậy sau này thành thân với Phùng Kiều làm sao hòa hợp với nhau, giờ thì tốt rồi, đứa nhỏ càng ngày càng hoạt bát vui tươi, ngũ quan cũng càng thêm sáng rõ. Nếu cứ cái đà này, sợ rằng qua một thời gian nữa sẽ không ai nhìn ra đứa nhỏ gầy teo đen nhẻm lúc xưa nữa.

Mấy ngày nay Vương Nguyên còn dành thời gian chơi đùa với bọn nhỏ, dạy chúng rất nhiều trò chơi mới lạ. Tứ thúc trong lòng nghĩ một đứa trẻ thông minh hoạt bát như vậy lại bị gia đình kia nuôi đến hỏng, đúng là lũ lòng lang dạ sói, sớm muộn gì cũng gặp báo ứng.

Nếu không có chuyện lần này dẫn đến việc Vương Nguyên nhảy sông thì.... Này coi như trong cái rủi còn có cái may đi. Hy vọng sau khi y thành thân với Phùng Kiều rồi, cả hai sẽ có được những ngày tháng tốt đẹp. Như vậy nương ông ở trên trời cũng được an nghỉ.

Vương Nguyên là đứa trẻ mà khi còn sống Vương lão thái để tâm nhất. Lúc Vương Nguyên sáu tuổi thì bà qua đời. Từ đó về sau cuộc đời của y như rơi vào đáy vực.

Mỗi ngày không bị đánh thì bị mắng, còn bị bỏ đói đến ngất xỉu. Thôn dân nhìn thấy cũng chỉ biết lắc đầu thở dài. Người nông thôn không mấy dư giả muốn giúp cũng không biết làm sao. Huống hồ còn là con của người ta, mà gia đình của Vương Tam ở trong thôn nổi tiếng là người không biết lý lẽ dây vào chỉ tổ chuốc họa vào thân, có khi còn bị nhà đó ăn vạ thì khổ.

Chỉ cần nhìn việc xảy ra với Vương Nguyên vừa rồi là đã hiểu được một nhà đó tồi tệ đến mức nào, quả thật chính là cực phẩm trong cực phẩm.

Nhiều lúc thôn dân thấy Vương Nguyên bị bỏ đói đến đi không nổi, đều sẽ nhân lúc y ra đồng hoặc đi đốn củi hay ra bờ sông giặt quần áo thì lén cho y ít đồ ăn, củ khoai, miếng bánh gì đó.

Thôn dân từng có người gặp Lý Chính nói qua tình cảnh của đứa nhỏ, Lý chính cũng từng đến nhà Vương Tam nói khéo một đôi lần, nhưng cũng chẳng ăn thua, qua vài ngày thì đâu lại vào đó, có khi Lý Chính vừa về xong Vương Nguyên lại bị một trận đánh, mắng tơi bời nữa ấy chứ. Phải biết rằng ở cổ đại này cha mẹ đối với con cái thế nào là quyền của họ không ai có thể can thiệp trừ khi là mang lên quan cáo trạng, có điều dân đen tay lấm chân bùn nghe đến quan gia là sợ mất mật đến nơi ai lại dạy gì dính vào, khác nào là chuốc họa vào thân.
Đừng nói báo quan, bình thường chỉ cần nghe đến hai chữ quan quyền thôi là ai nấy đã tim đập chân rung nói gì đến kiện cáo.Còn chưa kể dân chúng bình thường muốn đánh trống kêu oan phải trải qua trượng hình điều lệ lên đến hai mươi hèo, không ai dạy gì mà làm chuyện hại mình.

Nếu không phải vì vậy, Phùng Kiều cũng không vì lai lịch không minh bạch của mình mà không cưới được vợ. Nói chung điều mà dân chúng bá tánh bình thường sợ nhất chính là liên lụy đến lợi ích của bản thân, cho nên xã hội phong kiến lạc hậu mới có nhiều bất công oan sai xảy ra. Làm người chỉ mong hai chữ bình an, con cái có tiền đồ thì không nói, bằng không vẫn là nên an phận thì hơn. Nhịn một chút sống êm gió lặng mà.

Vương Nguyên đem thịt hươu bào chia thành hai phần. Một phần để dành ngày mai ăn. Một phần y chia ra làm ba món. Đầu tiên y thái mỏng thịt ướp qua với dầu cải, lòng trắng trứng và bột mì cho thịt mềm, lát nữa sẽ đem đi xào lên. Thế giới này không có bột làm mềm thịt, y cũng không định mang ra. Lỡ bị hỏi sao thịt có thể mềm như vậy y cũng không có cách trả lời, vả lại thịt hươu vốn đã mềm rồi không cần quá mức dụng tâm.

Gia vị ở cổ đại cũng ít đến đáng thương chỉ có muối, đường, tương, giấm. Không thấy bóng dáng của ớt, hoa tiêu, tiêu đen hay đại hồi.... chi cả. Cũng may hành tỏi không thiếu nếu không thật không biết làm sao để nấu. Cũng không biết là do không có hay là do người dân ở thế giới này không biết sử dụng những thứ nguyên liệu này để nấu ăn nữa.

Tốt nhất là do không biết đi, như vậy Vương Nguyên sẽ có thể mang ra sử dụng và nói là mình nghiên cứu ra, nếu không thì thật là thất sách.

Bình thường trong nhà ai cũng chịu sự dụng một vài loại gia vị ít ỏi này thảo nào thức ăn nấu ra lúc nào cũng cảm thấy nhạt nhẽo, thiếu thiếu cái gì đó. Cuộc sống của người dân đa phần đều để no bụng miễn sao không đói là được rồi còn ngon hay không chẳng quan trọng gì.

Vương Nguyên nhìn đến có chút đau đầu, thôi vậy tạm thời chịu khó một chút, nhà Phùng Kiều là đại phu trong thôn hẳn là sẽ có các loại dược liệu như quế hồi gì đó đi. Không thì tìm dịp nào lên trấn trên xem thử coi có ai bán hay không mới được.

May mắn trong nhà có rượu nấu ăn, phía sau nhà còn trồng không ít hành gừng đem dùng tạm cũng được. Vương Nguyên đem hành gừng tỏi giả nhỏ vắt lấy nước tiếp theo đem thịt cắt thành miếng vuông ướp gia vị và rượu lát nữa làm thành món thịt kho tàu. Một phần thịt khác Vương Nguyên cắt thành khối nhỏ bằng ngón tay cái cũng mang ướp gia vị rồi dùng cây tre vuốt nhỏ đâm xuyên qua, kết hợp với rau củ đem nướng trên than hồng, món này nhấm rượu là quên lối về luôn, mặc dù Vương Nguyên không quá thích cái vị cay nồng của rượu. Nếu có rượu trái cây thì tốt quá.

Còn một phần Vương Nguyên đem bâm nhỏ sau đó trát lên miếng cà tím cắt mỏng đem đi hấp.

Trong vườn nhà Tứ thúc trồng rất nhiều các loại rau dưa, ở nông thôn chính là tiện như vậy, muốn ăn gì chỉ cần ra sau vườn là có, không thì lên núi hái rau, hái nấm, làm Vương Nguyên không khỏi nhớ đến những tháng ngày sống cùng bà nội, tuy không giàu có nhưng lại rất yên bình. Vương Nguyên làm thêm rau hẹ xào trứng, cà tím chiên giòn. Nông thôn tiết kiệm không dám dùng nhiều dầu nên rất ít khi làm món chiên. Vương Nguyên trước khi nấu còn cố ý có hỏi qua Tứ thẩm, bà cũng không keo kiệt bảo y thích làm gì cứ làm. Y không tiếc chia thịt với nhà bà lẽ nào bà lại tiết chút dầu ấy. Huống hồ hôm nay còn mời khách, keo kiệt quá cũng không tốt.

Vương Nguyên vốn tưởng ở cổ đại không có dầu ăn. Không nghĩ tới ở đây so với hiện đại cũng không kém. Không những có dầu hạt cải mà còn có dầu hạt trà, dầu vừng. Chỉ là dân thường rất hiếm khi dùng loại dầu này vì nó khá đắt. Nếu không phải hôm trước Phùng Kiều mua điểm tâm cho y còn nói nó được chiên bằng dầu hạt trà, và dầu vừng thơm nức thì y cũng không biết. Đa số người dân sẽ dùng dầu hạt cải hoặc mỡ lợn để nấu ăn.

Nói đến dầu trong đầu Vương Nguyên có vài ý tưởng, không chừng sau này có cơ hội y sẽ chế ra được dầu đậu các loại thì sao? Vương Nguyên nghĩ thôi đã thấy vui rồi. Cuộc sống mà vẫn phải tự mình phấn đấu thì mới cơm no áo ấm được.

Vương Nguyên làm tổng cộng tám món, bốn món mặn bốn món chay, gồm có:

Thịt hươu kho tàu,thịt hươu xào cải, thịt hươu nướng than hồng, và thịt hươu hấp cà tím. Món chay có trứng trán rau hẹ, cà tím chiên giòn, bánh củ cải hấp, và khoai tây xào chua ngọt.

Vương Nguyên còn làm thêm một rổ bánh rán hành thơm phức. Cắn một miếng bánh rán kèm theo ít thịt kho hay nướng đều ngon.

Mấy đứa nhỏ nghe mùi thơm cứ lấp ló ngoài cửa. Vương Nguyên lấy làm buồn cười mang cho chúng ta mấy miếng cà tím chiên giòn, trong bột có thêm trứng gà và hành lá nên vô cùng thơm. Trứng này cũng là do Phùng Kiều mang đến. Đám nhỏ ăn ngon đến mức cong cả mắt, trên miệng trên tay bóng loáng vết dầu mỡ vừa đáng yêu vừa buồn cười.

Mọi người trong nhà nhìn thấy cảnh này không khỏi bật cười ha ha. Trong lòng cũng thầm nuốt nước miếng, không biết Vương Nguyên nấu cái gì mà thơm quá.

Tiểu nha nhi còn nói tiểu Nguyên ca ca nấu cơm thật ngon, ước gì ngày nào tiểu Nguyên ca ca cũng nấu cơm thì hay biết mấy.

Vương Nguyên nghe thấy lời nịnh nọt của nàng không khỏi vừa buồn cười vừa đau lòng. Cuộc sống của đám trẻ này quá cực khổ rồi đi, mà không chỉ riêng chúng đa số người dân trong xã hội này đều như vậy đi. Nếu không phải hôm nay Vương Nguyên làm chủ, còn có Phùng Kiều đến làm khách thì còn lâu bọn họ mới ăn sang như vậy, có khi bàn tiệc năm mới còn chẳng được một phần như hôm nay nói chi đến việc ngày nào cũng được ăn ngon.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro