Chương 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Qua thời gian cấm túc, Vương Nguyên nước mắt lưng tròng cảm tạ trời đất cuối cùng y cũng có thể xuống giường được rồi. Nếu còn nằm tiếp nữa y có khi sẽ trở thành người bệnh tự kỷ mất.

Phùng Kiều bắt buộc Vương Nguyên phải nghỉ ngơi còn bản thân hắn thì ngược lại bận đến nỗi chân không chạm đất là có thật. Thời gian gấp rút ngày thành thân lại gần kề, mấy ngày rồi Vương Nguyên còn không nhìn thấy bóng dáng của hắn, trong lòng không hiểu sao lại sinh ra cảm giác buồn bực khó hiểu, mỗi lần nghe thấy tiếng bước chân y lại tưởng là hắn đến, lúc nhận ra người đến là ai lại không khỏi thất vọng buồn phiền.

Tứ thẩm mỗi lần đến nhìn Vương Nguyên đều thấy y hay nhìn ra cửa liền biết y đang chờ Phùng Kiều, sợ Vương Nguyên trong lòng nghĩ nhiều Tứ thẩm lúc này mới nói với y. Mấy ngày nay bên nhà Phùng Kiều đang sửa chữa, hắn vừa phải chỉ dẫn công thợ những chỗ cần gia cố vừa phải chạy sang thôn kế bên đặt người ta làm gia cụ mới chuẩn bị cho lễ thành thân nên không có thời gian sang đây thăm y. Vương Nguyên lúc này mới biết trong lúc mình dưỡng bệnh nam nhân lại tất bật lo cho ngày trọng đại của hai người. Nhất thời trong lòng như có dòng nước ấm chảy qua, nhưng lại cũng trách nam nhân thế nhưng không nói với y tiếng nào, làm y mấy ngày nay cứ lo nghĩ không đâu.

Thân phận Vương Nguyên ở cổ đại này so với những cô nương hay tiểu ca nhi khác vẫn là có chút xấu hổ. Vì y là phu lang bị hưu theo lẽ thường cho dù có tái hôn cũng chỉ là qua loa có lệ, không ai sẽ xem trọng một tiểu ca nhi tái hôn bao giờ, càng đừng nói đến mua đồ sửa nhà linh tinh gì đó. Nam nhân làm như vậy là muốn cấp cho y mặt mũi để y được nỡ mặt nỡ mày gả cho hắn đi. Nghĩ như vậy nên Vương Nguyên cũng không nặng lòng việc Phùng Kiều mất tích mấy ngày nay nữa.

Vương Nguyên trong thời gian Phùng Kiều bận rộn cũng không nhàn rỗi, y bắt đầu công cuộc cải tạo thân thể rách nát của mình. Chỉ qua vài ngày ngắn ngủi không những đã bình phục trở lại mà nhờ được ăn uống đầy đủ cộng thêm nước linh tuyền trong không gian mà thân thể càng khỏe mạnh hơn, trên mặt còn có thêm chút thịt không còn dáng vẻ gầy gò khô khan như trước nữa. khoảng thời gian dưỡng bệnh Vương Nguyên chỉ ở trong phòng, ngoại trừ Tứ thẩm và mấy đứa nhỏ thì không ai nhìn thấy y, bởi vậy khi Vương Nguyên được ra khỏi phòng người trong nhà không khỏi ngạc nhiên với dáng vẻ hiện tại của y. Đứa nhỏ suốt ngày mai lầm lũi đen nhẻm lúc nào cũng cúi mặt xuống đất, quần áo thì rách rưới luộm thuộm chỉ trong thời gian ngắn lại trở nên dương quan sáng lạn, tuy vẫn chưa rõ ràng lắm nhưng ngủ quan này, nếu được bồi dưỡng tốt sẽ là đại mỹ nhân trong tương lai, không cần nhìn đâu xa chỉ đôi mắt to tròn lúng liếng kia đã đủ để bao người mê đắm rồi. Bấy lâu nay tất cả bọn họ đều bị vẻ bề ngoài của Vương Nguyên lừa gạt cả, Vương Tứ thúc cười ha ha nói rằng, cháu của ông ít ra phải là như vậy chứ, cho dù không đẹp không giỏi nhưng nhất định phải ngẩng cao đầu.

Vương Nguyên vui vẻ đáp đã biết, cả nhà sau đó nói cười rôm rả không ngừng.

Vương Nguyên bây giờ cũng đã có thể làm việc trở lại, y nằm trên giường nhiều ngày như vậy cũng sắp mốc meo tới nơi rồi. Với bản tính không chịu ngồi yên vừa mới được ra khỏi phòng Vương Nguyên đã bắt đầu phụ Tứ thẩm những việc vặt trong nhà. Mấy hôm trước vừa thu hoạch lúa nước và hoa màu, ngoài ruộng giờ đang trồng ngô khoai rau củ các loại chuẩn bị cho mùa đông sắp đến. Các nam nhân trong nhà sau khi ăn sáng liền ra đồng làm việc. Tứ thẩm thì mang chằn màn ra phơi phóng, Đại tẩu Vương Lý thị có thai nên chỉ ở nhà lo việc bếp núc, công việc cũng không nhiều, Vương Nguyên rảnh rỗi muốn phụ một tay.
Lúc đầu Tứ thẩm không cho lo lắng Vương Nguyên còn chưa khỏe hẳn, trong nhà cũng không thiếu người làm việc, bà nói Vương Nguyên cứ việc nghỉ ngơi cho lại sức.

Vương Nguyên phải ra sức cam đoan nói mình đã thật sự khỏe lại hơn nữa y không quen ở không, nếu cứ tiếp tục ăn không ngồi rồi sẽ càng khiến y không cách nào khỏe nổi, nói đến Tứ thẩm không còn cách nào đành phải mặc kệ y. Có điều bà cũng chỉ để Vương Nguyên làm những việc nhẹ nhàng mà thôi, có khi còn phải tranh thủ Vương Nguyên chưa thức dọn dẹp xong hết thảy khiến Vương Nguyên dỡ khóc dỡ cười, buồn bực ngồi một bên hờn dỗi, nha đầu A Tú nhà Tứ thúc nhìn y như vậy cứ trêu y mãi, nói rằng Vương Nguyên cứ tranh thủ thời gian mà nghỉ ngơi ít hôm nữa thành thân rồi tha hồ mà làm việc nhà chăm sóc tướng công của mình làm cả nhà cười haha không ngừng.

Phu thê Vương Tứ thúc có tổng cộng bốn người con.

Vương Thành năm nay hai mươi mốt tuổi đã thành thân và có một tiểu nhi tử hai tuổi. Lúc hai gia đình mới phân gia cả nương hắn và Vương Hà thị đều đang mang thai, nương hắn thì sinh được một nữ nhi còn Vương Hà thị thì sinh ra Vương Nguyên. Thê tử Vương Thành tên Lý Quyên là người Lý gia thôn còn có thân thích với Tứ thẩm, hiện tại Lý Quyên còn đang mang thai đứa con thứ hai, tính tình của nàng cũng vui vẻ cởi mở lại chịu khó Tứ thẩm rất vừa ý người con dâu này.

Tiểu nhi tử Vương Lâm của hai người năm nay chín tuổi, là một tiểu tử hoạt bát hiếu động. Tứ thúc mỗi tháng đều cố gắng dành chút tiền cho đứa nhỏ đi học khóa của nhà một lão tú tài ở thôn kế bên. Phu thê ông không mong nhi tử có thể làm quan chỉ cần biết chút chữ nghĩa, sau này sẽ dễ dàng xin việc hơn, làm người nhà nông nói cho cùng cũng chỉ có thể trông vào trời đất và hai bàn tay, có thêm chút chữ nghĩa làm vốn cũng an tâm hơn một chút, nhỡ đâu năm nào đó mưa nắng thất thường thì cũng còn có việc khác để mưu sinh. Tiểu tử tuy còn nhỏ tuổi cũng đã tỏ ra rất hiểu chuyện, càng không chịu thua kém, nó biết rõ cha nương phải cực khổ bao nhiêu mới có thể cho nó đi học vì vậy mỗi ngày tiểu tử đều dậy thật sớm đi bộ một đoạn đường dài sang thôn kế bên cho dù mưa nắng gì cũng chưa bỏ một ngày nào. Phu thê Vương Tứ thúc rất tự hào về đứa con này, trong thôn cứ nhắc đến đứa nhỏ là y như rằng ông lại cười tít cả mắt tự hào một phen.

Còn lại hai tiểu nhi nữ, một đứa nhỏ hơn Vương Nguyên hai tháng tên Vương Nghi đã gả sang thôn kế bên vào đầu năm nay, nghe nói phu gia của nàng cũng là gia đình khá giả ở thôn bên, cha nương chồng lại dễ tính, tháng rồi còn được tin vui nàng đã hoài thai được hai tháng, hiện tại ở nhà chồng có bao nhiêu là thoải mái. Tứ thẩm cũng có thể an lòng, làm cha nương cũng chỉ mong đứa nhỏ nhà mình được sống tốt không phải sao? Còn lại một nữ nhi khác cũng đã mười hai tuổi tên Vương Tú mỗi ngày ở nhà phụ giúp Vương Tứ thẩm và tẩu tẩu làm việc nhà, trông cháu nhỏ.Tất cả đều được giáo dục rất tốt, ai nấy đều lễ phép hiếu thuận, người trong thôn luôn dành lời khen ngợi một nhà họ thật khéo nuôi dạy con không giống như ca ca Vương Tam của mình.

Nói đến một nhà Vương Tam, hình như ngoài Vương Nguyên ra trong nhà đó không có lấy một người có thể xem được. Đại ca của Vương Nguyên là Vương Siêu suốt ngày chẳng biết làm gì chỉ ăn ăn ăn, thân hình béo trục, đám hán tử trong thôn thường ở sau lưng gã gọi gã là cái chum biết đi. Trước đây nguyên chủ còn ở nhà cứ cách vài ngày là lại phải lên núi bắt chim cu gà rừng thỏ hoang, không thì ra suối bắt cá, tôm linh tinh về cho gã ăn, Vương Hà thị tiết tiền mua thịt lại không muốn để con trai cưng chịu đói, Vương Siêu thì không có thịt sẽ không chịu ăn cơm nên nguyên chủ còn phải vất vả lo luôn cả bữa ăn của gã, hôm nào xui xẻo không bắt được con mồi nào thì y như rằng bị đòn bị mắng bị bỏ đói là điều đã được dự đoán, chưa kể Vương Nguyên người thì nhỏ yếu sức lực có bao nhiêu để bắt được con mồi có khi còn bị cây quào hay té ngã tay chân xây xướt không nói, con mồi bắt được một chút cũng không có phần y, đến nước canh cũng không được uống. Thê tử của Vương Siêu là người ở Đào gia thôn cách Vương gia thôn tận mấy ngọn núi, nàng ta tên Đào Lệ vốn là con nhà nghèo ăn bữa nay lo bữa mai. Vương Hà thị vì tiết kiệm chút tiền sính lễ nên mới chọn con dâu nhà nghèo lại ở xa, phòng khi nàng ta đem đồ nhà mình chạy về nhà mẹ đẻ, Đào Lệ ở Vương gia so với Vương Nguyên thì đỡ hơn một chút, ít ra nàng ta không bị đối xử tàn tệ như Vương Nguyên, vả lại Vương Siêu cũng rất thích nàng ta nên không để nàng ta làm việc nặng gì. Chỉ là từ khi Vương Nguyên bị nhà đó gả bán cho Lưu gia nàng ta liền thay thế vị trí của y, việc nhà từ trong ra ngoài đều do một tay Đào lệ làm, Vương Siêu to lớn béo tốt bao nhiêu nàng ta lại gầy ốm bấy nhiêu, có đôi khi nàng ta đi ở sau lưng Vương Siêu cũng không ai nhìn thấy. Nếu không phải nàng ta tốt phước sinh được cháu đích tôn cho nhà Vương Tam thì cũng chưa chắc được sống yên đến ngày nay.

Nhị nhi tử Vương Tuấn còn tệ hại hơn, trong vùng không ai không biết tiếng tâm của gã. Lười biếng, háo sắc còn tay chân không sạch sẽ thường xuyên trộm gà bắt chó, đến cả tẩu tẩu gã còn muốn trêu chọc, nếu không phải có Vương Siêu nhìn chằm chằm có khi gã còn dỡ trò với cả chị dâu cũng nên. Vương Hà thị đau đầu nhất cũng là đứa con không có tiền đồ này, vì để gã không còn suốt ngày ăn chơi lêu lổng bà ta liền nhờ bà mối trong thôn đi khắp nơi hỏi vợ cho gã nhưng với tiếng tăm thối đến tận trời như vậy làm gì có nhà nào dám gả con cho. Cho nên dù đã mười chín tuổi rồi cũng còn chưa cưới được vợ.

Trưởng nữ Vương Thu Hoa thì khỏi phải nói chảnh chọe chua ngoa mắt cao hơn đầu, lúc nào cũng tự tin rằng nhan sắc nàng ta đứng đầu trong thôn, nam nhân suốt ngày cấm mặt vào đất không xứng làm chồng nàng ta, chỉ có nam nhân giàu có trến trấn, trên huyện mới xứng để nàng ta để mắt đến. Đã mười lăm tuổi mà vẫn chưa định thân, người trong thôn quá rành tình cảnh nhà Vương Tam còn lâu mới kết thông gia với nhà đó. Cũng có vài đám ở thôn kế bên nhờ bà mối sang hỏi, Vương Tam và Vương Hà thị nếu không phải chê nghèo thì thách cưới lên tận trời thành ra chẳng đám nào thành được. Vương Thu Hoa thì cảm thấy không thành mới tốt, người đẹp như nàng ta nếu không lấy được tú tài, huyện lệnh thì cũng phải làm thiếu nãi nãi nhà giàu có người hầu hạ cơm bưng nước rót, làm sao sẽ lấy mấy tên hán tử thô kệch không có tiền đồ kia, nàng ta mới không thèm làm ruộng cực khổ a, bàn tay xinh đẹp này chỉ để tô son điểm phấn mà thôi.

Còn lại một đứa hán tử Vương Hổ tám tuổi và một nữ nhi tên Vương Thu Cúc bảy tuổi tính tình cũng chẳng ra sau. Trước kia người trong thôn còn hâm mộ Vương Hà thị tốt phước sinh được nhiều con nhưng sau khi đám trẻ kia lớn lên thì không ít người lại thầm cảm thấy may mắn, thà rằng chỉ sinh một hai đứa mà ngoan ngoãn hiếu thảo còn hơn sinh ra một đám du thủ du thực làm khổ cha nương như nhà họ thì chết. Nói chung nhắc đến một nhà này thì ai cũng phải lắc đầu ngao ngán, ai xui tám kiếp mới lấy phải người nhà này. Ở với người nhà như vậy thì chỉ có khổ đến suốt đời mà thôi. Tiếng xấu nhà Vương Tam mười dặm tám thôn không ai không biết thế mà bọn họ vẫn mắt điếc tai ngơ, ở trong thôn nghểnh mũi lên trời, thật là chưa thấy quan tài chưa đổ lệ mà.

Vậy nên việc Vương Nguyên cắt đứt quan hệ với nhà Vương Tam thôn dân trong Vương gia thôn đều cảm thấy như vậy lại là may mắn của y. Sống với người nhà như vậy sớm muộn gì Vương Nguyên cũng bị bọn họ bức chết mà thôi.

Từ ngày Vương Nguyên đến ở nhà Vương Tứ thúc, cũng không làm cuộc sống của họ thay đổi quá nhiều, mấy đứa nhỏ trong nhà ban đầu tò mò về y một chút, sau lại thích tìm y trò chuyện, Vương Nguyên trước ở trong phòng hoài cũng chán, có mấy đứa nhỏ thường xuyên tìm đến cho y quả táo, quả lê mà chúng hái được cũng đỡ buồn hơn một chút. Trước đây Vương Nguyên ở trong thôn luôn lầm lì ít nói, mặt thì lúc nào cũng cuối gầm xuống đất, đầu tóc rối bù, quần áo vá chằn vá đụp, không giao tiếp với bất cứ ai, đám người cùng lứa hay ngay cả trẻ con trong thôn cũng không thích chơi với y hay nói đúng hơn là Vương Nguyên không có thời gian để chơi đùa với bất cứ ai. Cuộc sống của y từ sáng cho đến tối mịt toàn bộ đều phải làm việc, không hề có chút thời gian nghỉ ngơi nào chứ đừng nói đến vui chơi.

Không ngờ sau khi xảy ra chuyện nhảy sông kia y lại như hoàn toàn thay đổi. Vương Nguyên bây giờ hoạt bát, sinh động hơn trước kia rất nhiều. Y còn không biết từ đâu học được mấy câu chuyện hay, mỗi ngày kể cho đám trẻ con trong nhà nghe. Bọn nhỏ thích thú vô cùng mỗi ngày đều vây quanh Vương Nguyên đòi y kể chuyện cho chúng nghe.

Kể cả tiểu chất nhi Mục Mục con trai của Vương Thành cũng rất thích Vương Nguyên, hễ cứ thấy Vương Nguyên là y như rằng nó sẽ đòi y bế. Cả nhà Vương Tứ thúc đều lấy làm ngạc nhiên, đứa nhỏ này bình thường rất sợ người lạ không ngờ lại rất thích Vương Nguyên, thường xuyên đòi y ôm, nương nó sợ làm Vương Nguyên mệt không để y ôm nó còn sẽ khóc lóc ăn vạ một hồi làm cả nhà dỡ khóc dỡ cười.

Vương Nguyên rất thích trẻ con, cũng không ngại phiền mà vui vẻ theo đám trẻ con trong nhà đùa nghịch, dạy bọn nhỏ những trò chơi mà con nít ở nông thôn thường chơi. Nói đến cũng là do Vương Nguyên trước kia ở cùng bà nội nuôi trong thôn nhỏ cũng thường xuyên chơi đùa với đám trẻ trong thôn, có đôi khi còn giúp đôi vợ chồng hàng xóm trong con nên lúc này mới có thể dễ dàng hòa hợp với đám trẻ này như vậy.

Cũng vì chơi cùng đám nhỏ mà Vương Nguyên vô tình phát hiện được chữ viết ở thế giới này so với thế giới của y không khác nhau là mấy. Vương Nguyên nhờ có không gian gian lận nên viết chữ bằng bút lông hay bút bi đều không thành vấn đề. Hay quá, ông trời quả nhiên quá tốt với mình mà, Vương Nguyên vui vẻ nghĩ. Y còn giả vờ hỏi Vương Lâm những chữ kia đọc như thế nào, tiểu tử không giấu giếm lại được dịp khoe khoang đọc cho Vương Nguyên nghe, đến lúc này Vương Nguyên đã có thể khẳng định chữ viết này với thế giới của y là cùng một loại, vậy thì y càng thêm yên tâm ở thế giới này sinh sống rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro