Chương 27

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lại nói phụ tử Bạch lão sau khi trở về nhà, trừ chuyện điều tra vụ án lần trước, Bạch Lãng cũng cho người tìm hiểu nhân thân Phùng Kiều và Vương Nguyên.

Khi Bạch Lãng vừa trở về nhà, Bạch lão liền mời đến đại phu tốt nhất trên huyện đến bắt mạch cho y.
Vị đại phu kia sau khi bắt mạch liền nói thương thế của Bạch Lãng đã không còn gì đáng ngại, có điều theo như kinh nghiệm làm đại phu mấy chục năm của ông ta, Bạch Lãng sở dĩ có thể giữ được tánh mạng là vì có người kịp thời dùng nhân sâm ngàn năm cứu y.

Bạch Lãng và cả Bạch phủ đều kinh ngạc, nhân sâm ngàn năm.
Này....không ngờ Phùng Kiều và Vương Nguyên lại có tâm như thế, phải biết nhân sâm ngàn năm ngàn vàng khó cầu, bọn họ lại không ngần ngại mà dùng để cứu người.

Vị đại phu kia nghe thấy tên Phùng Kiều liền hiểu được hết thảy.

Dám hỏi Bạch đại nhân vị Phùng Kiều kia có phải ở Vương gia thôn trấn Mặc Nguyệt hay không?

Đúng vậy, nghe ý Trần đại phu dường như quen biết người nọ.

Trần đại phu gật đầu.
Phùng Kiều vốn là con nuôi của bằng hữu của lão phu.
Mấy năm trước vị bằng hữu kia của ta qua đời, Phùng Kiều lại vô tình gặp được kỳ ngộ có được nhân sâm ngàn năm, không nghĩ đến hắn thế nhưng không ngần ngại đem ra cứu người.

Ta trước giờ vẫn tin hắn là đại phu có nhân phẩm tốt, này quả là không nhìn lầm người.

Biết được Phùng Kiều dùng nhân sâm ngàn năm cứu mình Bạch Lãng và người nhà đều lấy làm cảm động.

Bọn họ lại không nhận tiền.

Bạch Lãng nghĩ nghĩ nói với phụ thân, y muốn lúc khỏe mạnh trở lại sẽ mời phu phu bọn họ đến nhà, còn có y muốn chính thức kết bái huynh đệ với phu phu hai người, xem như lời cảm tạ chân thành.
Bạch lão không phản đối, có điều trước vẫn nên tìm hiểu xem bọn họ là người thế nào đã.

Nếu là người tốt thì không hề gì, còn nếu không thì tốt nhất là trả tiền lại cho bọn họ tránh rắc rối về sau.

Bạch Lãng hiểu được ý của phụ thân. Y sai người bí mật tìm hiểu về phu phu của Phùng Kiều và Vương Nguyên. Có điều Bạch Lãng không nói với phụ thân, y có một niềm tin rất lớn rằng Vương Nguyên và Phùng Kiều là người tốt, đáng để kết giao.

Người của Bạch Lãng lãng qua không bao lâu liền manh tin trở lại, biết được Phùng Kiều không phải người Vương gia thôn, lai lịch cũng không rõ ràng nhưng với gia thế Bạch gia nào lo lắng chuyện đó, chỉ cần nhân phẩm hắn không có vấn đề gì là được.

Còn Vương Nguyên không ngờ lại là phu lang xung hỉ trước đây của Lưu Chức.
Thảo nào là khi ta hỏi Phùng Kiều về Lưu Chức hắn lại không muốn nói đến. Bạch lão trầm ngâm nói.
Có điều như thế lại cho thấy nhân phẩm Phùng Kiều rất đáng khen, không lợi dụng việc ta hỏi han mà bôi nhọ hay nói xấu Lưu Chức.

Hắn cũng là một người có phẩm chất tốt, sẵn sàng cưới một tiểu phu lang đánh thương vừa bị người nhà và phu gia vứt bỏ.

Tiếp xúc qua với hai người họ, ta cảm thấy bọn họ đều là những người lượng thiện lại không phải kiểu nông dân tự ti.

Phùng Kiều còn đang trị liệu cho người cha bị trúng gió của Lưu Chức.

Tên Lưu đồng sinh đó thật là không ra gì, cha mình đang bệnh mà gã làm con lại không lo. Mấy ngày trước còn không ngừng xum xoe trước mặt ta và cữu cữu của ngươi. Nhân phẩm kém như vậy mà muốn làm phu tế Bạch gia thật là không tự lượng sức.

Lưu Chức không biết bởi vì vô tình chuyện của mình đã bị bại lộ, gã vẫn đang hy vọng sẽ vào được nhà Bạch gia.

Như vậy đối với tiền đồ mai sao sẽ thuận buồm xuôi gió.
Gã đang nghĩ chờ sau khi gã đậu tú tài sẽ chính thức cầu thân Bạch tiểu thư kia.
Gã đã ngọt nhạt khuyên nhũ cha nương bán hết đất đai nhà cửa ở Vương gia thôn chuyển lên huyện thành sinh sống.

Nhưng gã nào biết để có được ngày hôm nay, cha nương gã đã phải vất vả thế nào, số ruộng đất kia là sinh mạng của bọn họ làm sao có thể nói bán là bán.

Cha gã còn đang bệnh nặng gã lại chỉ có bản thân thật là một đứa con bất hiếu, cho dù không có chuyện của Vương Nguyên thì Bạch lão cũng sẽ không đời nào gả nữ nhi nhà mình cho một người như vậy.

Ngày hôm sau, Phùng Kiều và Vương Nguyên theo kế hoạch cùng Vương Thành lên núi hái trái cây.

Thôn dân thấy bọn họ hái nhiều như vậy cũng không lấy làm lạ, càng không tìm hiểu họ hái nhiều như vậy để làm gì.

Dưới cái nhìn của thôn dân, trái cây chỉ là thứ mới lạ cho người giàu, còn bọn họ chủ yếu là no bụng, mấy thứ như trái cây này nếm thử một chút thì được chứ có thay cơm được đâu.

Cũng có người tò mò hỏi bọn họ hái nhiều như vậy làm gì có phải định đem ra chợ bán hay không? Vương Nguyên chỉ cười nói gần như vậy.

Thôn dân lại nghĩ những trái cây này thì bán được mấy đồng, còn phải lên núi cực khổ hay vào sâu trong rừng.
Bọn họ thà ăn ít một chút cũng không muốn mạo hiểm như thế.

Bọn họ phải đi mất ba bốn lần mới hái xong.
Sau khi mang về đợt đầu tiên, Vương Nguyên nhờ Tứ thẩm và Vương Tú trước tiên rửa thật sạch rồi để ráo nước, sau đó mới tiến hành gọt vỏ hồng, lại lăng qua rượu để mứt hồng không bị móc và sẩm màu.

Vương Nguyên muốn làm hồng treo gió và hồng khô bình thường nên chia ra hai phần.

Loại để treo gió thì lựa trái không quá chín và còn cuống đều đẹp.

Loại để phơi khô thì chín hơn có độ mềm nhất định, sau khi gọt xong Vương Nguyên còn chần sơ qua nước rồi mới xếp lên mành tre đã được chuẩn bị sẵn phơi dưới nắng, mỗi ngày lật trở cho đến khi quả hồng đạt được độ khô nhất định.

Vỏ hồng cũng được mang đi phơi nắng để lúc sau ủ hồng, giúp trái hồng được phủ phấn đều và không bị hỏng.

Làm xong chỗ hồng kia phải mất gần ba ngày.

Cũng may trái hồng không dễ bị hỏng nên cũng không sợ lãng phí.

Vương Nguyên còn đem một ít làm hồng ngâm qua sáu bảy ngày là có thể ăn.

Táo và lê Vương Nguyên làm thành mức táo, và lê ngâm.

Phùng Kiều lần đầu tiên thấy kiểu làm này.

Vương Nguyên đem phần lớn mức trái cây và lê ngâm để vào không gian.

Y cũng không sợ Phùng Kiều nghi ngờ. Phùng Kiều đã dành riêng cho y một căn phòng để Vương Nguyên làm thư mình thích.

Vương Nguyên định qua vài hôm nữa khi lên huyện thăm Bạch Lãng sẽ đến tửu lâu Hòa Phúc một chuyến. Thiết nghĩ chủ nhân của tửu lâu kia sẽ có hứng thú với mức trái cây và lê ngâm của y.

Táo lê trên núi vẫn còn nhiều Vương Nguyên không vội hái chúng, chờ y tìm được người mua rồi hẵng làm cũng không muộn.

Buổi chiều Vương Nguyên đem mức táo lầm thành bánh táo.
Vương Nguyên nhớ khoảng thời gian trước ở chỗ y thịnh hành loại trứng ngâm tương rất đưa cơm.

Trứng gà Phùng Kiều mang về, Vương Nguyên đem một phần làm trứng muối, đất vàng là Phùng Kiều đào trên núi, một phần Vương Nguyên đem luộc để làm trứng ngâm.

Qua vài ngày nữa y còn muốn làm bánh bông lan, trứng luộc nước trà.

Lần trước lên huyện Vương Nguyên để ý, bánh trái điểm tâm cũng không quá đa dạng. Trong đầu y có rất nhiều công thức làm điểm tâm ngon không mang ra thì thật phí.

Quanh đi quẩn lại đã sắp đến tết trung thu của thế giới này.

Phùng Kiều và Vương Nguyên cũng nhận được lời mời của Bạch phủ định trước trung thu sẽ đến nhà làm khách.

Vương Nguyên nghĩ mình cũng không thể đi tay không.

Trứng gà muối lần trước tuy chưa đạt được độ chín nhất định để làm bánh.

Vương Nguyên dứt khoát làm theo cách chỉ ủ lòng đỏ với muối qua ba ngày là có thể dùng luôn.

Phùng Kiều sau thời gian ngắn uống thuốc của Vương Nguyên cũng không lại tái phát đau đầu thỉnh thoảng chỉ có chút váng đầu thoáng qua.

Vương Nguyên cũng nhận thấy chỗ máu bầm kia đang thu nhỏ dần. Như vậy cũng không cần lo lắng hắn bất chợt bị đau đầu nữa.

Ngày đến Bạch gia làm khách Bạch Lãng còn chu đáo để xe ngựa đến Vương gia thôn đón hai người.

Vương Nguyên không an tâm bỏ lại nhà cửa nhất là tiểu hoàng và đám gà nên nhờ Tứ thúc trông nhà giúp.
Nói ra cũng bởi vì mấy ngày trước  Vương Nguyên nhìn thấy Vương Tuấn đang rình mò bên ngoài nhà mình, lo lắng sẽ có chuyện.

Giao phó nhà cửa xong, Phùng Kiều mang theo điểm tâm, và lễ vật Vương Nguyên chuẩn bị lên xe ngựa Bạch gia.

Lần này Vương Nguyên cũng mang theo mức trái cây tặng cho Bạch lão, chuyện đến tửu lâu thì để lần sau vậy.

Xe ngựa một đường đến thẳng Bạch phủ.

Bạch lão và Bạch Lãng cùng với người nhà Bạch gia đã sớm đứng ngoài cửa đón, đãi ngộ này nếu để người ngoài biết sợ là sẽ bàn tán hồi lâu.

Vương Nguyên được Phùng Kiều đỡ xuống xe ngựa, chào hỏi với người Bạch gia xong hai người mới xách theo túi lớn túi nhỏ vào cửa.

Bạch lão ngạc nhiên hỏi hai người này là gì.
Vương Nguyên cười nói, này là bánh ngọt điểm tâm, còn có một ít thức ăn do ta tự làm mong Bạch lão không chê.

Ngươi đó, còn khách sáo như vậy. Lão phu là người sẽ bắt bẽ người khác hay sao.

Vương Nguyên biết nghe lời phải.
Nói thêm vài câu chọc cười làm Bạch lão vui đến quên trời quên đất, người trong nhà nhìn cảnh này cũng không khỏi kinh ngạc. Phải biết Bạch lão xưa nay nổi tiếng là người nghiêm nghị, học trò trong viện học đều rất sợ ổng ấy.

Bạch Lãng cũng không ngờ phụ thân y còn có một mặt như vậy.

Lễ vật mang đến chính là bánh trung thu nhân mức quả, trứng muối, đậu phộng và mè đen mà Vương Nguyên mới làm lúc sáng.
Còn có bánh bông lan mức anh đào.

Anh đào? Bạch lão nghi hoặc.

Chính là trái mã não, Phùng Kiều giải thích. Tiểu Nguyên trước đây tình cờ gặp được một cao nhân nhận làm đồ đệ ông ấy nói tên mã não khó nghe quá nên gọi là anh đào.

À, thì ra là thế. Cao nhân sao? Bạch lão có vẻ hứng thú.

Phải, Phùng Kiều đáp.
Vương Nguyên lại ngẩn ra không biết mình có sư phụ bao giờ, cũng không hiểu dụng ý của Phùng Kiều.

Tiểu Nguyên năm mười hai tuổi trong một lần lên núi đã gặp được một cao nhân hữu duyên, người này dạy đệ ấy nhiều thứ bao gồm cả y thuật, thuốc trị thương của Bạch đại ca lần trước cũng là do đệ ấy chế ra.
Lúc biết được chuyện này ta đã nghĩ này là duyên phận trời ban.

Vương Nguyên lúc này mới vỡ lẽ Phùng Kiều làm như vậy là vì muốn trải đường cho mình.

Trở thành ân nhân của Bạch Lãng sẽ có lợi cho Vương Nguyên về sau.

Vương Nguyên trong lòng cảm động việc Phùng Kiều làm cho mình. Suy cho cùng trên đời này có mấy ai làm được như hắn.

Bạch Lãng cũng nhân cơ hội hỏi Phùng Kiều và Vương Nguyên lúc có phải đã dùng nhân sâm ngàn năm để cứu mạng mình hay không?

Phùng Kiều không phủ nhận.
Hắn biết Bạch Lãng trở về dù thế nào cũng sẽ tìm đại phu tin cậy xem qua.

Một đại phu có y thuật cao minh chắc chắn sẽ biết được việc Bạch Lãng từng dùng qua nhân sâm bảo mệnh.

Không nói giấu Bạch lão và đại ca.
Cây nhân sâm này là ta trước đây vào núi tình cờ tìm được. Vốn nghĩ để dành khi cần. Vừa hay khi đó có thể dùng để cứu Bạch đại ca.

Bạch Lãng và toàn gia vô cùng cảm động.

Phùng Kiều, Vương Nguyên đa tạ hai người đã không tiết thứ quý giá mà cứu mạng ta.

Ta biết hai người không xem trọng tiền tài, mấy ngày trước ta đã thưa qua cùng gia phụ.

Hôm nay, Bạch Lãng ta ở đây muốn kết bái huynh đệ với hai người không biết ý hai người thế nào?

Phùng Kiều và Vương Nguyên kinh ngạc nhìn nhau.

Lát sau lại nói.

Bạch đại ca, thiết nghĩ huynh đã tìm hiểu qua về hai người chúng ta.

Phùng Kiều là người không rõ nhân thân, không biết nguồn cội, sợ rằng.....

Bạch Lãng đưa tay ngắt lời Phùng Kiều.

Hai người không cần lo lắng việc này, Bạch gia tuy rằng chỉ là huân úy bình thường nhưng cũng có chút bối cảnh, hơn nữa ta tin với một người nhân phẩm cao thượng như ngươi sẽ không phải là người xấu.

Bạch lão cũng tán thành.

Như vậy, chọn ngày không bằng gặp ngày, Bạch gia đã chuẩn bị sẵn một bàn tiệc lát nữa sẽ để các ngươi uống rượu kết bái, như vậy Bạch lão ta về sau ăn đồ ngươi tặng cũng đỡ ấy náy.

Phụ thân!!! Bạch Lãng dỡ khóc dỡ cười, phụ thân y thật là.

Mọi người cười ha ha, không khí cũng thoải mái hơn.

Từ ngày hôm nay, Phùng Kiều và Vương Nguyên xem như chính thức có chỗ dựa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro