Chương 23

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hôm sau, hai người thức dậy từ sớm, đường lên huyện thành phải mất gần hai canh giờ, phải tranh thủ thời gian cho kịp nên không ăn sáng ở nhà.
Xe bò đến trấn trên Phùng Kiều mua bốn cái bánh bao mỗi người hai cái vừa ăn vừa tiếp tục đi.

Xe bò này là Phùng Kiều làm vào chiều ngày hôm qua, vừa chắc vừa đẹp. Vương Nguyên cảm thấy Phùng Kiều không những khám bệnh giỏi, săn thú tốt, làm những đồ vật này cũng không tồi.

Xe bò nhìn rất chắc chắn.
Hắn còn đóng cả thùng xe, sau này có đi đâu cũng không sợ mưa nắng. Thùng xe có thể tháo lắp dễ dàng, thuận tiện vô cùng. Vương Nguyên trong lòng không khỏi bái phục.

Tướng công của y tài giỏi quá a.

Trên trấn cũng có bán vật liệu xây nhà. Nhưng thường thì người dân chỉ mua những loại vật liệu thông thường thì không sao. Nếu muốn mua gạch xanh ngói đỏ thì phải lên tận huyện thành.

Dọc đường đi hai người nói chuyện cùng nhau suốt cả quảng đường. Chẳng mấy chốc đã đến huyện thành.

Cổng thành cao sừng sững, trước đây Vương Nguyên chỉ từng thấy qua trong phim ảnh, lúc trước còn có ý định đi thâm cố cung chỉ là chưa kịp thực hiện. Muốn vào thành mỗi người phải đóng hai văn tiền.

Phùng Kiều mang xe bò đi gửi. Xe bò đi lại trong thành khá là bất tiện. Tuy ngựa xe trong thành không ít nhưng vẫn là đi bộ tốt hơn.

Hai người đi một vòng vừa tham quan vừa đặt đồ cần mua. Huyện thành Tụng Giang rất lớn còn có cả bến cảng thông thương nên hàng hóa cũng vô cùng phong phú, buôn bán cũng đa dạng hơn ở những nơi khác.

Trước tiên, cả hai đến chỗ bán vật liệu chọn mua gạch xây giường lò và nhà tắm, còn mua một thùng tấm lớn có thể ngâm mình trong đó. Phùng Kiều đã nói qua với nhà Tứ thúc muốn xây giường lò cho họ. Dĩ nhiên cũng bị từ chối qua, song Phùng Kiều rất kiên trì nhà họ lại nhiều đứa nhỏ như vậy vẫn phải được giữ ấm. Cuối cùng đã thuyết phục được một nhà của họ.

Vương Nguyên muốn đặc mua bình gốm, Phùng Kiều dẫn y đến chỗ mà hắn hay mua.

Gốm sứ ở huyện rẻ hơn trên trấn một chút cũng đa dạng hơn. Vương Nguyên mua một lượt mười cái bình lớn hai mươi cái bình cỡ trung. Vại cũng mua hai cái lớn, hai cái nhỏ. Lại mua thêm một trăm cái bình nhỏ để đựng mức trái cây, cũng chưa tới ba trăm văn tiền.

Vương Nguyên muốn kiếm tiền, mặc dù hiện giờ y không thiếu tiền nhưng y vẫn muốn khi mình kiếm được tiền rồi sẽ có thể trợ cấp một ít cho gia đình của Tứ thúc.

Y không có tham vọng cao muốn làm người giàu có nổi bật gì. Nhưng cũng không thể cứ dựa vào tiền có sẵn để sống được.

Thời đại nào cũng vậy, có tiền thì mới có chỗ dựa, có thế lực. Phùng Kiều không rõ thân phận, lai lịch của mình, nếu có nhiều tiền về sau có xảy ra chuyện cũng dễ dàng hơn một chút.

Số vật liệu và bình gốm Vương Nguyên và Phùng Kiều hẹn người bán giao đến nhà, tuy họ có xe bò nhưng không thể chở được nhiều thứ như thế. Lần này lên huyện Phùng Kiều cũng ghé qua tiệm thuốc lấy số tiền còn lại.

Ông chủ tiệm thuốc biết hắn đã thành thân cũng vui mừng cho hắn. Ông thấy Vương Nguyên dáng vẻ lanh lợi lại có sắc vóc là một người không tệ còn tặng cho hai người một món quà mừng tân hôn.

Lại đi dạo một vòng, mua thêm nào đường, muối, than dầu. Sắp đến mùa đông vẫn là nhân lúc vào thành mua nhiều một chút.Thật ra Vương Nguyên lo xa mà thôi giờ mới tháng tám, chờ đến lúc tuyết rơi vẫn còn gần ba tháng nữa. Mang tất cả để vào trong xe bò lại nhờ người giữ xe trong giúp. Trời đã trưa rồi hai người bắt đầu thấy đói bụng.

Tìm một tửu lâu để dùng cơm trưa . Phùng Kiều nói đây là tửu lâu lớn nhất nhì huyện Tụng Giang. Khách nhân vào đây khá đông, món ăn làm ra sắc hương vị nhìn qua rất ngon miệng. Nhìn hoàn cảnh đúng là không tệ. Hai người gọi vài món được tiểu nhị cực lực đề cử, nghe nói là món ăn kiêm bài của quán.

Lần đầu tiên dùng cơm trong đại tửu lâu kể từ khi xuyên đến thế giới này Vương Nguyên có chút chờ mong. Nhìn thấy nhiều thực khách như vậy thức ăn chắc chắn sẽ rất không tồi, nhìn cách bài trí mà xem, chủ nhân của tửu lâu này xem ra là người rất chú trọng hình thức.

Trong lúc chờ đợi thức ăn dọn lên, bọn họ còn nhìn thấy một người quen.

Kia không phải là Lưu đồng sinh hay sao?
Cha gã còn đang bị bệnh, gã không ở nhà chăm sóc lại chạy đến đây tụ họp bạn bè, thật là có hiếu a.

Phùng Kiều và Vương Nguyên chọn một cái bàn trong góc vừa hay có thể nhìn xung quanh nhưng lại kín đáo ít người để ý.

Lưu Chức vừa đi, hai người đã nghe thấy đám đồng học của hắn xì xào.

Ngươi biết không, ta nghe nói Lưu Chức đang có ý muốn cưới tiểu nhi nữ nhà viện trưởng của chúng ta.
Thật là không biết lượng sức, ngày hôm qua gã vừa từ nhà trở lại đã mang theo không ít thứ biếu cho nhà viện trưởng, này là đang muốn lấy lòng nhạc phụ tương lai đây.

Nhạc phụ tương lai? Nghe thật chói tai. Một học sinh có vẻ không vui nói.

Lần trước a, ta còn nghe được hắn bị bệnh lạ, phải thành thân xung hỉ, ai ngờ vừa tỉnh lại đã vội hưu người ta, đạo đức kém như vậy mà còn không biết xấu hổ, chỉ tội cho người bị hắn vứt bỏ.

Hừ, ta thấy như vậy mới là may mắn thì có, người như gã không xứng làm tướng công người ta.

Phùng Kiều trong lòng thầm tán thành câu nói của học sinh kia.

Ngươi nghĩ nữ nhi của viện trưởng sẽ nhìn trúng gã hay sao, ỷ vào mình được viện trưởng và các phu tử khen vài lần đã xem mình là sao văn khúc hạ phàm thật hay gì, trong trường người so với gã giỏi hơn bao nhiêu a? Cho dù viện trưởng coi trọng gã vẫn còn huyện lệnh đại nhân a.

Một người khác lại nói.
Ta còn nghe nói cha gã đang bị bệnh, làm con không lo tẫn hiếu mà mượn danh đi học chạy đến đây ăn sung mặc sướng, suốt ngày ra vẻ ta đây, lần sau có mặt gã thì đừng gọi ta.

Các ngươi bình thường cũng đừng quá thân thiết với gã, loại người này chỉ biết lo cho bản thân, không đáng để kết giao.

Phùng Kiều và Vương Nguyên nghe đám học trò kia nói chuyện với nhau cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Lưu Chức ở trong mắt của đồng học là loại người như vậy.
Không biết gã có biết hay không?

Để ý tới người không liên quan làm gì? Lần trước ta tới nhà Lưu đại thúc mới biết gã sau ngày hôm đó liền trở lên huyện nói rằng bài vỡ nhiều, cần theo kịp, cha gã đã tỉnh gã ở lại cũng không giúp được gì, qua năm lại có cuộc thi gã phải tranh thủ đạt được tú tài thì mới mong tiền đồ tốt đẹp, như vậy mới không phụ công lão của cha nương cho gã đi học. Nói nghe thật hay.

Ai biết, gã cũng không thật sự vì chuyện học hành mà vì có lòng trèo cao, người có nhân phẩm kém như vậy, đừng nói là đồng học, chỉ nhìn việc gã làm với Vương Nguyên đã thấy con người gã không tốt rồi. Người như Lưu Chức mắt cao hơn đầu, xem thường người khác, người như vậy sớm muộn gì cũng sẽ bị tâm tư của mình hại mà thôi.

Quan tâm đến gã làm chi, thức ăn đến rồi mau ăn đi cho nóng.

Vương Nguyên một lòng tưởng niệm mỹ thực cũng không để ý đến người không liên quan nữa.

Y gấp lên một miếng cá được làm rất đặc sắc cho vào miệng, bất giác nhíu mày.

Lúc nãy vừa bước vào nghe tiếng khách nhân khen không dứt miệng Vương Nguyên đã chờ mong bao nhiêu, thế nhưng chờ y nếm thử qua từng món lại có chút thất vọng. Đồ ăn tuy làm ra rất đẹp mùi vị so với thức ăn thông thường có ngon hơn một chút lại không quá đặc sắc như y tưởng.

Mấy ngày nay quen ăn đồ của Vương Nguyên nấu Phùng Kiều cũng cảm thấy thức ăn ở đây không ngon như ở nhà.

Thật ra, đầu bếp ở đây tay nghề cũng khá cao. Chỉ là gia vị khuyết thiếu cùng với độ lửa không đúng nên không làm nổi bật được các món ăn, thức ăn đều cùng một khuyết điểm là quá nhiều dầu dễ gây ngán, đầu bếp lại chỉ chú trọng vẻ ngoài mà không chú ý đến hương vị. Vương Nguyên và Phùng Kiều không phải kén ăn, không hiểu vì sao lại ăn không vô. Vương Nguyên cho rằng là hai người đi đường xa nên hơi mệt làm khẩu vị không tốt.

Vương Nguyên lắc đầu thở dài đúng là sung sướng quá lại thành làm kiêu trước kia khi ở nhà Tứ thúc thức ăn bình thường như vậy y còn ăn được giờ lại chê bai nổi gì.

Không lẽ vì mình bỏ tiền ra nên mới có loại cảm giác không vừa lòng này.

Phùng Kiều thấy y ăn không vô liền nói không nên miễn cưỡng có thể thật sự là do y đi đường xa mệt nhọc nên không muốn ăn thôi.

Hai người ăn một bữa này còn dư lại khá nhiều, phần lớn đều là Phùng Kiều ăn. Một bàn lớn như vậy hắn ăn cũng không hết được nên còn dư khá nhiều. Vương Nguyên cảm thấy thật tiếc lại không thể nào ăn nổi. Cuối cùng vẫn là bỏ thừa không ít. Điều này làm cho ông chủ của tửu lâu đang có mặt ở đây nhíu mày.

Hắn đang vô cùng đắt ý vì gần đây mới tuyển được một đầu bếp nổi danh đã từng theo một ngự trù mấy năm, còn được khen là học trò xuất sắc nhất. Từ ngày có người này trấn điếm. Tửu lâu của hắn càng ngày càng đông khách. Ai đến ăn cũng khen lấy khen để. Vậy mà hôm nay lại có người bỏ thừa cả một bàn đồ ăn. À, không chỉ gần nửa bàn thôi. Nhưng như thế vẫn không được. Nhìn dáng vẻ hai người kia cũng không phải cao sang quyền quý gì cho cam. Không phải nói những người như vậy rất quý trọng đồ ăn hay sao? Làm sao lại bỏ phí nhiều thức ăn như vậy? Phải biết một bàn thức ăn này trong tửu lâu của hắn cũng không hề rẻ.

Cao Trường Thanh trong lòng khó chịu. Hắn không thể ép người ta phải ăn hết thức ăn của tửu lâu nhà mình lại không cam lòng nhìn hai người kia ra về dễ dàng như vậy.

Hắn ra hiệu cho một tùy tùng của mình đi theo hai người. Tìm hiểu xem hai người này có lai lịch bất phàm gì mà lại ăn không vừa miệng đồ ăn của tửu lâu nhà mình.

Phùng Kiều là người tập võ, mảnh thú trên rừng ranh mảnh cỡ nào hắn còn bắt được làm sao lại không phát hiện có người theo dõi mình đâu.

Từ lúc ra khỏi tửu lâu hắn đã biết. Vương Nguyên như cũng phát hiện ra, y nhíu mày nhìn Phùng Kiều. Thấy y lo lắng Phùng Kiều liền vỗ nhẹ vào lưng y trấn an.

Hai người làm bộ như không có việc gì đi dạo xung quanh.

Không nghĩ đến ở chợ huyện này lại có nhiều hải sản như vậy. Nhìn mớ cua này xem, so với mấy con cua nhỏ xíu ở trong thôn thì vừa to vừa mập.
Vương Nguyên hào hứng mua không ít, nói rằng buổi tối làm món ngon cho Phùng Kiều ăn. Tôm, ngao, ốc mỗi loại một ít. Bình thường người dân không chuộng loại thực phẩm này, nên giá mua khá rẻ.

Hai người còn mua bánh, mua thịt, mua hạt giống, mua gia vị, nói chung là mua rất nhiều.

Vương Nguyên nói muốn nuôi gà, hai người mua hơn chục con gà con, mùa đông ăn thịt dê là ngon nhất. Phùng Kiều nói thôn Lý gia bên cạnh có nhà nuôi dê rất tốt, vài hôm nữa hắn sẽ mua vài con về nuôi như vậy Vương Nguyên muốn ăn lúc nào thì ăn.

Từ Hòa nhận mệnh của công tử nhà mình theo dõi hai người kia, thấy bọn họ mua nhiều thứ như vậy xem ra cũng không phải là kẻ không có tiền, thảo nào lại chê cả thức ăn của tửu lâu. Nghe bọn họ nói chuyện đủ thấy bọn họ là người chú trọng sinh hoạt nhất là về phương diện ăn uống.
Thịt dê sao? Hắn ta cũng muốn ăn.

Ai biết đi theo một hồi, vậy mà đến một khúc quanh liền mất giấu. Trở về thế nào cũng bị ăn mắng. Còn chưa kịp ảo não liền thấy hai người đang dựa vào tường nhìn mình. Suýt chút nữa hắn ta đã la lên. Nhận ra mình thất thố lại buồn bực vì bị bại lộ hắn ta không thể làm gì khác hơn là cùng hai người mắt to trừng mắt nhỏ.

Phùng Kiều hỏi hắn ta vì sao lại theo dõi hai người.
Từ Hòa cũng không giấu diếm. Nói vì hai người bỏ thừa thức ăn làm công tử nhà mình tức giận. Ai cũng biết tửu lâu Hòa Phúc của công tử hắn ta nổi tiếng nhất nhì huyện Tụng Giang. Người tới còn tranh nhau gọi món sợ chậm chút sẽ mất phần làm các tửu lâu khác ganh tỵ không thôi. Nay lại gặp phải hai người bỏ thừa nửa bàn đồ ăn làm sao không tức giận cho được.

Vương Nguyên không khỏi trợn mắt nhìn trời.

Ta nói vị tiểu ca này. Công tử nhà ngươi cũng thật kỳ lạ. Ta gọi món trả tiền ăn hết hay không là việc của bọn ta. Không lẽ tửu lâu nhà ngươi có quy định ăn không hết thì không được đi à.

Không, không, không, vị huynh đệ này. Từ Hòa luống cuống định giải thích.

Đây là phu lang nhà ta. Phùng Kiều nghe hắn ta gọi Vương Nguyên là huynh đệ khó chịu nói.

Từ Hòa nghe vậy sửng sốt lập tức sửa lại lời nói.

Xin lỗi! Vị huynh đài và phu lang của ngươi đừng hiểu lầm.

Công tử nhà ta chỉ là tò mò hai vị đối với thức ăn của tửu lâu chúng ta có ý kiến gì. Kinh doanh tửu lâu cần nhất là ý kiến khách hàng không phải sao? Nếu hai vị có chỗ nào không vừa ý chúng ta có thể thay đổi để phù hợp hơn. Khách hàng là đại lão gia ai đến cũng là khách không phải sao?

Từ Hòa đi theo Cao Trường Thanh nhiều năm cũng học được ít da lông. Không những biết ăn nói còn biết tùy cơ ứng biến nữa.

Vương Nguyên thấy hắn ta lanh lẹ ứng phó cũng không làm khó hắn. Thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện.

Chúng ta đối với đồ ăn của quý tửu lâu không có gì không hài lòng cả. Chỉ là chúng ta đi đường mệt nhọc nên không có khẩu vị mà thôi.

Nghe xong lý do Từ Hòa nửa tin nửa ngờ nhưng hắn ta cũng không thể phản bác đành vác xác trở về thưa lại cùng thiếu gia nhà mình.

Cao Trường Thanh không mấy tin tưởng lời của hai người họ lại chẳng biết làm thế nào đành khó chịu cho qua.

Bỏ qua phần nhạc đệm không vui kia. Hai người Vương Nguyên sau một ngày dạo huyện mua sắm liền mang theo một xe đồ vật trở lại Vương gia thôn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro