Chương 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Phùng Kiều lần này tiêu không ít tiền, sính lễ so với những nhà trong thôn chỉ có hơn chứ không kém,  làm những người đứng xem hoa cả mắt, từng kiện từng kiện đồ được khuân xuống khỏi xe bò, thứ nào không phải đồ tốt, thứ nào không tốn một đống tiền đâu a.

Vương Nguyên ở trong phòng nghe động tĩnh liền nhìn qua khe cửa xem xét tình hình. Theo lệ thường khi nhà trai đưa sính lễ, nữ tử hoặc ca nhi được hỏi cưới đều không thể lộ mặt, Vương Nguyên đành buồn bực núp ở trong phòng. Lại nói không nhìn thì thôi nhìn đến đống đồ vật ngổn ngang bên ngoài kia Vương Nguyên thiếu điều tròn mắt đến mức sắp rớt ra ngoài tới nơi. Sao mà lại nhiều quá vậy trời? Mới hai ngày trước Vương Nguyên được dịp thấy người ta đưa sính lễ cho nhà Chu thẩm kế bên, chỉ có vài thứ mà họ đã vui đến phát khóc, còn nói sính lễ kia thực hảo. Giờ nhìn đến phần lễ vật này cũng phải gấp mấy lần đi.

Một nhà Vương Tứ thúc cũng bị đống sính lễ của Phùng Kiều mang đến làm cho choáng váng. Đừng nói họ chỉ là thúc thẩm của Vương Nguyên cho dù là cha nương ruột, trong thôn cũng không có mấy người đưa sính lễ nhiều như vậy. Hầu như là chưa từng có, kể cả nhà có tiền trong thôn cũng không chuẩn bị sính lễ sang trọng đến bực này. Trong lòng người một nhà Vương Tứ thúc đều có chút khó xử.

Chỉ là sính lễ nhiều hay ít là biểu hiện phu gia có bao nhiêu coi trọng với phu lang cho nên bọn họ không thể bảo Phùng Kiều mang về, như vậy khác nào từ chối hôn sự này, càng là không may mắn. Thôi thì đến lúc đó mang chúng thành của hồi môn cho Vương Nguyên vậy, nhà ông chưa từng có ý nghĩ sẽ đem phần sính lễ này làm của riêng, sính lễ của Vương Nguyên dĩ nhiên sẽ được giao hết cho y. Như vậy cũng tốt đến lúc thành thân có phần sính lễ này làm của hồi môn Vương Nguyên xuất giá cũng sẽ không bị nói là quá kém.
Phải biết rằng nhà họ cũng không dư dả càng không cho Vương Nguyên được cái gì, trong lòng không khỏi áy náy, tự trách. Giờ thì tốt rồi, ít ra họ cũng an tâm khi Vương Nguyên trở thành phu lang của Phùng Kiều. Một hán tử có thể cấp nhiều sính lễ như vầy nhất định sẽ biết thương yêu phu lang của mình.

Ông chợt nhớ ra trước khi nương ông qua đời có đưa cho ông một món đồ vật, dặn dò ông sau này chờ Vương Nguyên thành thân thì giao cho nó. Lúc đó ông không hiểu vì sao nương ông không trực tiếp đưa cho Vương Nguyên hay giao cho ca ca tẩu tẩu mà lại giao cho ông. Về sau, khi nhận ra cuộc sống của Vương Nguyên ở nhà đó có bao nhiêu khổ sở thì ông mới hiểu dụng ý của nương mình. Lâu dần ông cũng quên mất việc mình đang giữ đồ vật vốn nên đưa cho Vương Nguyên. Lần này Vương Nguyên xuất giá từ nhà ông, món đồ này cũng đến lúc giao lại cho y.

Sính lễ Phùng Kiều mang đến gồm có:
Hai vò rượu trắng, vò rượu mà Phùng Kiều chọn là loại vò lớn, mỗi vò có đến chục cân rượu.
Hai cân trà thượng hạng đến cả nhà Lý Chính cũng không dám dùng.
Một cặp gà một trống một mái tượng trưng cho phu phu hòa hợp. Mười cân gạo trắng, một tảng thịt lớn nặng chừng chục cân. Bánh, kẹo, đường, táo mỗi loại hai cân, điểm tâm của Vân Tựu trai mỗi loại một hộp chất đầy một bàn. Hai cây vải bông, Phùng Kiều chọn loại vải bông tốt nhất, vừa mềm vừa ấm giá một cây đến gần năm lượng. Hai cây vải bố cũng là loại vải bố tốt nhất, đông ấm hạ mát không như các loại vải bố thông thường mà người dân hay mặc. Bốn bộ quần áo thu đông được may theo số đo của Vương Nguyên màu sắc tươi sáng chất liệu mềm mại, một bộ thôi đã mấy lượng bạc, Phùng Kiều nào sẽ để ý chút bạc đó, hắn muốn cho Vương Nguyên mọi thứ tốt nhất. Sáu bộ còn lại Phùng Kiều để ở nhà sợ mang nhiều quá sẽ khiến người ta đỏ mắt, thực chất chỉ nhiêu đây thôi đã khiến thôn dân trợn mắt há hốc mồm rồi. Ngoài ra Phùng Kiều còn mang đến một bộ hỷ phục cắt may tinh xảo đồ án tường vân vô cùng xinh đẹp, một bộ son phấn thượng hạn mà bất cứ nữ tử ca nhi nào cũng muốn có.

Kim sính mới là thứ làm người ta kinh ngạc nhất, Phùng Kiều thế nhưng mang đến năm mươi lượng bạc trắng làm sính lễ.
Năm mươi lượng này tương đương với sính lễ nhà Lưu đại gia lần trước. Phùng Kiều muốn để cho thôn dân thấy Vương Nguyên không phải thứ không ai muốn cho dù hai người là bắt đắc dĩ.

Không những thế trong hỷ phục của Vương Nguyên, Phùng Kiều còn cố ý chuẩn bị cho Vương Nguyên một bộ trang sức phối với hỷ phục gồm hai cây trâm gỗ tử đàn quý giá so với trâm ngọc còn muốn mắc hơn. Một đôi vòng vàng nạm bảo thạch tinh xảo và một ngọc bội cẩm lý đồng tâm.

Phùng Kiều cũng nói rõ ý muốn của mình. Hắn hy vọng nhà Tứ thúc sẽ là nhà mẹ đẻ của Vương Nguyên, tất nhiên chỉ là về mặt tinh thần, hắn cũng không muốn vì lai lịch không minh bạch của mình làm liên lụy đến nhà họ.

Vương Tứ thúc cũng tỏ thái độ nhà ông không để tâm chuyện này. Ông tin tưởng Phùng Kiều là người tốt.

Thôn dân nhìn đến những gì Phùng Kiều chuẩn bị mà lóa cả mắt, thầm nghĩ Phùng Kiều thường ngày đơn sơ giản dị nhìn không ra lại có nhiều bạc đến như vậy, nếu không phải lo lắng lai lịch của hắn thì quả thật hắn là tướng công mà biết bao cô nương, tiểu ca mơ ước. Nhìn phần sính lễ này khắc biết trừ phi tiểu thư nhà giàu mới có được nhiều sính lễ như vậy. Chuyện sính lễ này nhanh chóng truyền ra khắp các thôn lân cận, không ít người tỏ ra tiếc nuối vì trước đây không chịu gả con cho Phùng Kiều. Ai biết chừng nào mới có người hỏi đến lai lịch của hắn nếu suốt đời không hỏi thì bọn họ thật sự bị mất một mối tốt. Cứ ngỡ đá cụi ngờ đâu là ngọc trong đá.
Chậc! Hèn gì ông bà xưa thường hay nói, nhìn người không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài. Này là bọn họ thiển cận giờ trách ai được nữa.

Cũng có vài người ở các thôn xung quanh, mặt dày không khác nhà Vương Tam bao nhiêu, lân la tìm người dò hỏi xem Phùng Kiều có muốn đổi ý cưới một cô nương mềm mại hay không? Mấy người đó còn chưa kịp hỏi đến chỗ Phùng Kiều đã bị người của Vương gia thôn phát hiện mắng cho một trận phải xám xịt bỏ về. Đến khi Phùng Kiều nghe được cũng không đem chuyện để vào trong lòng hắn còn phải dành thời gian lo chuyện hôn lễ không hơi sức đâu mà để tâm.

Đã nhận sính lễ thì xem như đã xong một nữa, giờ chỉ còn chờ đến ngày thành thân nữa thôi.

Đưa sính lễ xong, Phùng Kiều cũng xin phép ra về. Sau khi gửi lì xì cho bà mối hẹn ngày đón dâu lại phiền bà một phen rồi tiễn người về. Bà mối cần phong bao lì xì nặng trịt trong tay vui vẻ nói lời chúc mừng, càng thêm vừa ý phu gia lần này.

Phùng Kiều lại mời Lý Chính về nhà dùng cơm. Lý Chính cũng không từ chối, ông còn muốn hỏi xem Phùng Kiều còn thiếu thứ gì hay cần ông hỗ trợ điều gì hay không?
Phùng Kiều nói hắn đã chuẩn bị đâu vào đấy chỉ nhờ Lý Chính vào ngày thành thân làm người chủ hôn cho hắn nữa thôi. Lý Chính làm sao không đồng ý, nhìn Phùng Kiều không những có thể tự lo cho bản thân mà còn có bản lĩnh chu toàn mọi việc trong lòng ông là thật tâm vui mừng, như vậy ông bạn già của ông ở suối vàng cũng có thể an lòng rồi.

Phùng Kiều đã đánh tiếng với những người thâm giao trong thôn, nhờ họ ngày hôm đó tới sớm giúp hắn một tay. Sân nhà Phùng Kiều khá rộng trước đây Phùng lão đại phu thường đi để phơi thuốc, giờ Phùng Kiều thành thân cũng không cần mượn sân phơi của thôn như những gia không khác.

Tứ thúc và Tứ thẩm sau khi tiễn chân đoàn người đưa sính lễ về rồi thì bàn với nhau, tất cả sính lễ cho dù là hạt đậu cân đường cũng sẽ làm thành của hồi môn cho Vương Nguyên, nhà họ không thể chiếm tiện nghi của y, một món cũng không thể động.

Vương Nguyên vừa hay nghe được liền bảo bọn họ không cần nghĩ nhiều, sính lễ là để người dùng những thứ nên sử dụng thì sử dụng hà tất phải tính toán chi li như thế. Nói rồi không đợi Tứ thúc, Tứ thẩm nói thêm Vương Nguyên đi đến chỗ đặt sính lễ bắt đầu chọn lựa, thịt thì y đem ra nấu cho cả nhà ăn, phần còn lại ướp muối để dành, cũng không thể để lúc rước dâu mang theo một tảng thịt thối đi được. Điểm tâm của Vân Tựu trai càng không thể để lâu tốt nhất là mang ra cho cả nhà dùng,  mấy đứa nhỏ được cho bánh lập tức cho vào miệng còn liên tục khen ngon, Tứ thẩm muốn ngăn cũng không kịp, chỉ biết tặc lưỡi giậm chân, Vương Nguyên thì như chẳng phải chuyện lớn gì cứ cười hì hì tiếp tục chia thức ăn cho mọi người. Bánh kẹo, đường, táo, long nhãn thì để dành cho mấy đứa nhỏ và để cho tức phụ của Vương Thành đang mang thai bồi bổ, phụ nữ mang thai khi sinh nở là hao tổn khí huyết rất lớn cần tranh thủ thời gian mang thai ăn nhiều thứ bổ máu, mấy đứa nhỏ thì đang tuổi ăn tuổi lớn cũng nên ăn nhiều vào. Vương Nguyên còn nói đồ ăn là để ăn vô cùng đúng tình hợp lý. Hôn lễ của y còn đến mười ngày để đến đó không hư mới là lạ,  đến lúc đó lại càng phí hơn.

Mấy cây vải kia cũng được y mang ra phân chia, theo ý của Vương Nguyên dứt khoát  may cho mỗi người trong nhà mỗi loại  một bộ đồ mới mùa đông sắp tới rồi, chẳng mấy chốc là đến tết cũng nên chuẩn bị quần áo mới cho đám nhỏ và cả người lớn trong nhà nữa. Còn phải may cả đồ cho bé con sắp chào đời mấy bộ xinh xắn một chút, Vương Nguyên cứ thao thao bất tuyệt, Tứ thẩm có muốn ngăn cũng không được. Về phần của Vương Nguyên, trong số sính lễ mang sang Phùng Kiều đã chuẩn bị bốn bộ rồi còn gì, cho nên vải này vẫn để may quần áo cho người trong nhà là hợp lý nhất.

Tranh luận suốt cả buổi chiều, đến khi Phùng Kiều lại sang đưa thuốc cho Vương Nguyên vẫn chưa đâu vào đâu. Cuối cùng vẫn là Phùng Kiều lên tiếng, số đồ đạc như thịt, vải, gạo, đường, bánh các loại là Phùng Kiều cố ý mua cho một nhà Vương Tứ thúc. Này xem như cảm tạ bọn họ chiếu cố Vương Nguyên thời gian qua. Phùng Kiều biết nếu khi không mang đến bọn họ sẽ không nhận nên mới cố ý mua nhiều như vậy trong sính lễ. Vương Nguyên không có nhà mẹ đẻ, hắn cũng chẳng còn thân nhân gì, sau này ở trong thôn còn nhiều chuyện cần đến nhà Tứ thúc hỗ trợ. Vương Nguyên cũng phụ họa theo lời Phùng Kiều,  còn nói hay là bọn họ sợ bị hai người liên lụy nên mới không chịu nhận, nói đến một nhà Tứ thúc hết đường từ chối. Bọn họ nào có ý nghĩ giúp Vương Nguyên để được trả ơn gì đó, cũng chỉ là xuất phát từ tâm muốn giúp đỡ đứa cháu tội nghiệp một chút mà thôi, càng không có ý nghĩ sợ bị liên lụy, bọn họ chẳng qua là thúc thẩm của Vương Nguyên mà thôi có gì mà sợ.

Mãi mà một nhà Tứ thúc cũng nói không lại hai người, cuối cùng đành nhận phần ân tình này. Đừng nói gì mà nhờ với không nhờ cho dù ngày hôm nay Phùng Kiều không mang đến nhiều sính lễ, Vương Nguyên không có ý muốn sang sẽ cho gia đình họ thì mai sau nếu phu phu hai người cần giúp đỡ họ cũng sẽ dùng hết sức mà trợ giúp, huống hồ đã nhận ân tình của hai người. Nhà bọn họ mấy năm qua cũng dành dụm được một ít nhưng nhà đông con lại có thêm người chi phí hằng ngày đều phải dè sẻn tiết kiệm, đừng nói may đồ mới, đến ăn bữa thịt cũng phải tính toán bao nhiêu. Lúc này đây bọn họ càng cảm thấy Vương Nguyên lấy được người như Phùng Kiều thật là có phước, chỉ mong sau này Phùng Kiều vẫn sẽ đối đãi với Vương Nguyên như bây giờ là bọn họ đã an tâm rồi. Một người hào phóng rộng lượng chắc chắn sẽ là một tướng công tốt.

Dĩ nhiên phần sính kim mà Phùng Kiều mang đến sẽ được làm thành của hồi môn cho Vương Nguyên, trang sức  rượu trà gì đó cũng xấp vào rương hồi môn cả, lần này Vương Nguyên không cãi lại được đành tùy họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro