Chương 10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày hôm qua Phùng Kiều nói với Vương Nguyên là đi lên trấn có việc, thật ra hắn là muốn vào tận huyện thành một chuyến mới đúng. Thời gian trước sau khi cha nuôi qua đời, Phùng Kiều đã buồn rất lâu, ngày nào hắn cũng lên núi không săn thú thì hái thuốc, hắn sợ ở nhà sẽ nhớ đến Phùng lão đại phu. Có lần hắn ở trong rừng đến tận ba bốn ngày mới về làm Lý Chính và các vị trưởng bối lo lắng không thôi, sau này tập mãi thành quen, biết được Phùng Kiều còn có bản lĩnh giết được cả sài lang hổ báo thì bọn họ mới thôi lo lắng, chỉ dặn Phùng Kiều chú ý một chút có việc gì cần cứ nói với bọn họ một tiếng đừng ngại. Phùng Kiều cũng biết bọn họ là thật tâm lo lắng cho mình nên cũng không thường xuyên vào rừng lâu nữa chỉ thỉnh thoảng mới đi.

Trước đây, trong một lần lên núi hắn vậy mà lơ đãng thế nào đi lạc vào tận sâu trong núi, lần mò mãi mà không tìm được đường ra, trong lúc vô tình lại bắt gặp hai cây nhân sâm và một gốc linh chi trên núi, trong nhà lại không thiếu bạc nên giữ lại phòng khi cần. Lúc trước hắn đã bán một gốc linh chi xây cho Phùng lão đại phu một ngôi mộ khang trang. Mấy năm qua hắn nhờ hái thuốc cũng tích góp được không ít bạc, giờ hắn chuẩn bị cưới Vương Nguyên vào cửa nên muốn bán thêm một cây nhân sâm nữa, về sau cũng không cần phải lo cơm áo, còn lại một cây thì cứ để đó phòng thân.

Nếu đã quyết định lấy Vương Nguyên thì Phùng Kiều sẽ đối tốt với y trân trọng và yêu thương y cả đời. Những gì cần cho hôn lễ hắn đều hết sức cẩn thận mà chuẩn bị, hắn thậm chí còn không ngại tìm những người có kinh nghiệm hỏi một chút để không thiếu xót làm Vương Nguyên thiệt thòi. Thôn dân thấy hắn thế nhưng còn chu đáo lễ nghĩa như vậy cũng cảm thấy mừng thay cho Vương Nguyên. Phùng Kiều hỏi cái gì chỉ cần biết bọn họ sẽ không ngại chỉ điểm cho hắn, còn tích cực đến không ngờ. Bọn họ chỉ ngại thân phận Phùng Kiều chứ con người hắn thì mọi người trong thôn đều thật tâm yêu quý.

Mặt khác, Phùng Kiều còn có ý muốn để nhà của Tứ thúc trở thành nhà mẹ đẻ của Vương Nguyên, dù sao thì Vương Nguyên cũng sẽ xuất giá từ nhà họ, nên sính lễ là không thể thiếu. Trong tay hắn hiện có vài trăm lượng. Mấy hôm trước, hắn nhờ người trong thôn sửa sang lại nhà cửa lại đặt thêm gia cụ mất gần hai mươi lượng.

Giường thì hắn nhờ người xây kiểu giường lò mà hắn tình cờ nhìn thấy ở nhà một người quen trên huyện, kiểu giường này rất hữu dụng vào mùa đông sẽ không sợ bị lạnh. Tủ quần áo, bàn trang điểm, bàn trà, dụng cụ nhà bếp, bàn ăn, hắn đều nhờ người dùng loại gỗ tốt nhất để làm. Phòng ốc cũng gia cố lại cho chắc chắn hơn. Trước đây khi xây nhà Phùng Kiều đã dùng nguyên liệu tốt nhất chỉ mới hơn ba năm vẫn còn chắc chắn nên cũng không cần sửa sang quá nhiều.

Phùng Kiều còn đặt biệt lên trấn đặt người ta may đệm thật dày, chăn bông là loại tốt nhất cũng sắp đến mùa đông rồi không thể để Vương Nguyên bị lạnh được.

Còn có hỷ phục dành cho ngày thành thân, hắn cũng đặt may ở cửa tiệm tốt nhất trên huyện, hơi đắt một chút nhưng đáng giá. Thường thì nữ nhi hay ca nhi chuẩn bị lập gia đình sẽ tự may giá y cho mình. Vương Nguyên đang bệnh không nói, thời gian lại gấp rút có may cũng không kịp. Phùng Kiều còn nghĩ những năm qua Vương Nguyên suốt ngày phải làm việc nặng nhọc, quần áo còn không có nổi một bộ lành lặng, đừng nói là giá y, đến cả một bộ quần áo bình thường có khi y còn không may được. Không phải Phùng Kiều xem thường y mà là hắn nghĩ Vương Hà thị mẫu thân ruột của Vương Nguyên sẽ không dạy y những việc này. Vì vậy hắn liền lên huyện  vào một tiệm may có tiếng đặt may cho y. Quần áo mặc thường ngày của Vương Nguyên hắn cũng một lần may cả mười bộ. Số đo lấy từ chỗ Tứ thẩm. Lần này lên huyện, hắn cũng tiện thể ghé lấy.

Tứ thẩm hỏi thì hắn chỉ nói đặt may hỉ phục, nên bà cũng không hỏi nhiều, trong lòng cũng mừng thầm cho Vương Nguyên.

Phùng Kiều sở dĩ muốn đem bán một trong hai cây nhân sâm là để may sau có dịp cần dùng, không để đến mức lúng túng. Hắn không muốn Vương Nguyên gả cho hắn rồi phải lo cơm ăn áo mặc.

Hắn biết săn thú, nhà không thiếu thịt, nhưng thân là một đại phu hắn cũng không lạm sát sinh linh. Chỉ cần đủ ăn là được. Vậy nên tốt nhất vẫn cần có tiền trong tay. Phu lang của Phùng Kiều hắn muốn ăn thì ăn muốn mặc thì mặc không cần phải lo nghĩ.

Trời tờ mờ sáng Phùng Kiều đã lên đường xe bò là mượn của nhà Lý Chính. Đợi thành thân xong, hắn sẽ mua một con bò, sau này muốn lên trấn hay đi đâu cũng tiện. Nếu không phải sợ thôn dân để ý hắn còn muốn mua cả xe ngựa để có dịp đưa Vương Nguyên đi du sơn ngoạn thủy. Việc này không gấp đợi thành thân xong rồi tính sau.

Đầu tiên Phùng Kiều một đường đi thẳng lên huyện vào dược đường quen bán cây nhân sâm.

Nhân sâm là thuốc quý, cây nhân sâm của Phùng Kiều còn là nhân sâm ngàn năm giá trị liên thành.

Ông chủ của dược đường đã lên kinh thành. Cây nhân sâm này lại có giá trên vạn lượng. Chưởng quỷ biết giữa Phùng Kiều và lão bản của mình là chỗ thân quen, tạm thời ông không có nhiều bạc, trước hết ông đưa cho Phùng Kiều ba nghìn lượng đợi tháng sau lão bản của dược đường từ kinh thành trở về sẽ trả cho hắn số còn lại. Ông còn viết khế ước cho hắn, Phùng Kiều đổi một tờ một nghìn lượng ra thành chín tờ một trăm lượng thêm một trăm lượng bạc, cất kỷ vào trong áo, mới lên đường trở về. Tiện thể còn mua thêm táo đỏ, long nhãn, hạt sen các thứ ở chỗ tiệm thuốc.

Chưởng quầy dược đường biết hắn sắp thành thân còn tặng cho Phùng Kiều thêm hai cân táo đỏ và long nhãn.Dọc đường hắn còn mua rất nhiều đồ, đến gần trưa mới về đến trấn trên.

Tìm một quán nhỏ dùng cơm, xong lại tiếp tục mua đồ.

Quá ngọ, Phùng Kiều ngồi trên xe bò chất cả đống đồ trở về thôn.
Giờ này thôn dân đều về nhà ăn cơm nghĩ trưa cũng không sợ có người nhìn thấy lại dèm pha, tuy rằng hắn cũng không để ý cái nhìn của người khác nhưng thêm một chuyện chi bằng bớt một chuyện vì vậy hắn mới chọn canh giờ này để trở về.

Phùng Kiều đem đồ cất vào trong nhà, những thứ cần dùng làm sính lễ thì để sang một bên.

Xong đâu đó, Phùng Kiều đến nhà Lý Chính trả xe bò, còn tặng ông hai bao điểm tâm, cho mấy đứa cháu nội nhà ông. Lý Chính ngoài mặt nói Phùng Kiều không cần phung phí, song lại vui vẻ đem bánh chia cho mấy đứa cháu của mình. Phùng Kiều ở trong thôn rất biết cách làm người, đối nhân xử thế luôn luôn tinh tế làm người khác không cách nào bắt bẻ hắn được.

Phùng Kiều cũng nói rõ việc muốn nhờ Lý Chính ngày mai cùng hắn và bà mai mang sính lễ qua chỗ Tứ thúc. Hắn đã đánh tiếng với bà mai xóm trên rồi. Hắn hiện giờ không có thân thích nào khác có thể nhờ cậy chỉ có thể tìm Lý Chính ông đứng ra làm chủ hôn cho mình.

Hôn nhân là chuyện hệ trọng cho dù hai người đã định chuyện thành thân này nhưng lễ vẫn phải có. Phùng Kiều nói rõ ý của mình, Lý Chính cũng rất tán đồng, lập tức nhận lời. Hẹn với Lý Chính xong, Phùng Kiều lại mang vài món điểm tâm mà hắn cố ý mua cho Vương Nguyên sang nhà Tứ thúc. Một nhà Tứ thúc đều nhận định Phùng Kiều là một hán tử tốt đáng để phó thác cả đời. Chỉ mong sau Vương Nguyên và hắn có thể an an ổn ổn bên nhau đến già.

Vương Nguyên nhìn mấy món điểm tâm hán tử đưa tự dưng cảm thấy ngọt ngào tận trong lòng, không cần ăn cũng cảm thấy ngon. Y đem bánh chia cho mọi người trong nhà, ai nấy đều là đầy mặt ý cười.

Còn chưa đây mười ngày nữa là lễ thành thân, Vương Tứ thúc muốn dẫn Vương Nguyên đi thăm mộ của nãi nãi y, sẵn báo tin mừng cho bà hay, cũng để bà được an tâm.

Vương Nguyên trong lòng thấp thỏm, y khấn nguyện trong lòng không chỉ với mộ bia của Vương lão thái mà với cả linh hồn không biết đang trôi dạt nơi nào của nguyên chủ, hy vọng y ở nơi nào đó sẽ có cuộc bình yên hạnh phúc hơn, cũng cảm tạ y đã vô tình để mình hưởng lợi. Còn nói hàng năm sẽ đến thấp hương cho Vương lão thái và nguyên chủ.

Giờ thìn ngày hôm sau, thôn dân Vương gia thôn được một phen xôn xao. Phùng Kiều không những mời bà mối tốt nhất xóm trên đến, Lý Chính thế nhưng làm người đại diện đã vậy còn mang theo cả một xe sính lễ đầy ắp đến nhà của Vương Tứ thúc, vì vậy cả một đám người đều không hẹn mà cùng dừng việc trong tay một đường đi theo đoàn đưa sính lễ muốn xem thử mấy thứ trong đó có giá trị bao nhiêu. Tiếng xì xào bàn tán không ngớt.

Phần lớn đều vui mừng thay cho Vương Nguyên cuối cùng cũng khổ tận cam lai, không chỉ thoát khỏi gia đình cực phẩm kia mà còn có được một cọc hôn sự tốt. Hán tử Phùng Kiều này nhìn như trầm tính ít nói nhưng lại là một người thiện tâm. Người trong thôn này chịu ân tình của hắn không ít nên đa số đều rất mong chờ hôn lễ của hai người.

Có điều người sống trên đời phàm là chuyện gì thì cũng có ngoại lệ, trong trăm người thì cũng sẽ có một hai người nhìn không được người khác tốt hơn mình. Vui sướng khi người gặp họa, khó chịu khi người ta sống tốt, tóm lại không làm sao ưa nổi. Tỷ như lúc này thấy Phùng Kiều mang theo nhiều sính lễ như vậy liền không nhịn được châm chọc vài câu, liền bị những người bên cạnh nói lại đến á khẩu.

Trước kia sợ lai lịch Phùng Kiều không rõ ràng giờ thấy người khác tốt thì nói lời chua ngoa, người khác sống tốt bản thân lại khó chịu, có bản lĩnh thì đã không ở đây nói mát, bày sắc mặt cho ai nhìn.

Còn có người tức đến anh ách là gia đình của Vương Tam. Vương Hà thị vừa thở phì phò vừa mắng. Cái tên sao chổi đó sao lại tốt số như vậy chứ? không phải chỉ là một tiểu ca nhi bị người ta hưu hay sao, tên Phùng Kiều kia thế nhưng đầu óc có bệnh hay sao, lại còn đi chuẩn bị nhiều sính lễ đắt tiền như vậy? Sớm biết hôm đó, không nên dễ dàng đồng ý với hắn như thế, ít nhất cũng phải moi thêm một mớ hoặc ăn vạ bắt hắn bồi thường. Còn có phu thê nhà Vương Tứ chết tiệt, lại để cho chúng chiếm tiện nghi, thật là tức chết ta. Tức phụ Vương Tam tức giận nói,  không bằng chúng ta đến quậy một phen biết đâu lại moi được thứ tốt gì đó?  Trong đầu Vương Hà thị bắt đầu tính toán thiệt hơn, chưa kịp nói ra đã nghe nữ nhi cất lời.

Vương Thu Hoa nghe bà ta oán giận vội rót trà đấm lưng cho Vương Hà thị khuyên nhũ. Nương người tức giận làm gì? Chúng ta dù gì cũng đuổi được tên sao chổi kia đi rồi, về sao không còn ai làm cho chướng mắt, Phùng Kiều kia lai lịch bất minh, ai biết là cái dạng gì, lỡ như chúng ta dây dưa với chúng, một ngày nào đó bị liên lụy đến thì khổ. Nhà chúng ta cũng không hiếm lạ gì những thứ đó, không phải chúng ta cũng kiếm được gần bảy mươi lượng rồi còn gì? Lúc đó, mà không dứt khoát lỡ hắn không phụ trách chúng ta lại phải nuôi báo cô tên sao chổi kia thì mất nhiều hơn được không phải sao? Giờ chúng ta đến đó gây rối, lỡ bị Lý Chính mang khế ước đoạn tuyệt ra lúc đó có khi còn phải chịu tộc quy, giờ con đang tìm người định thân nương đừng gây sự với bọn chúng làm gì, đợi chúng ta tìm được mối tốt rồi tìm cơ hội chỉnh bọn chúng cũng chưa muộn mà.

Vương Tuấn nghe muội muội nói chí phải, chúng ta có gì mà phải tiếc chứ? Hiện giờ cứ để cho đám người kia đắc ý một phen, chờ đến lúc có chuyện xảy ra để xem người nhà đó tìm ai mà khóc. Chúng ta cứ chờ mà xem kịch vui thôi, nương đừng tức giận sẽ hại thân đến lúc sinh bệnh lại đúng ý bọn chúng. 

Vương Hà thị nghe nữ nhi nói phải, liền cũng không tức giận nữa. Bà ta cũng muốn nhìn xem kết cục bi thảm đám người không biết trời cao đất dày kia. Lại nhìn sang nữ nhi nhà mình, mặt mũi xinh đẹp, dáng người cân đối thể nào cũng tìm được một người chồng giàu có, đến lúc đó xem thử có bao nhiêu người sẽ phải ganh tị với bà ta, hơi sức đâu lại đi tức giận với đám ngu xuẩn kia.

Đợi Vương Thu Hoa gả đi bà ta sẽ xây nhà lớn mua người hầu tức chết đám người đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro