Hò Đối Đáp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại. Làn sương mờ ảo chập chờn.
Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa...cỏ non ướt đẫm sương đêm.
Khi mặt trời lên cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng. Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt, Lá lúa chuyển sang màu úa sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua. Mùi hương lúa mới thơm ngọt....Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ. Tiếng chim chiền chiện lảnh lót trên cao. Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi. Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng...Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu no ấm....

Buổi sáng đầu hạ trời trong xanh và mát mẻ. Thật tuyệt vời biết bao khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình của cánh đồng dưới ánh nắng buổi sớm. Lúc này lúa vẫn đương thì con gái lá xanh mơn mởn. Những thân lúa mảnh mai mà dẻo dai lạ thường. Dù mưa dù gió nó vẫn vươn mình đứng dậy, cõng theo bao hạt ngọc trời căng tròn bóng bẩy. Nó giống như những người nông dân hiền lành dù bao khó khăn vất vả vẫn luôn chịu khó kiên trì đến cùng. Đẹp nhất có lẽ chính là những giọt sương mai vẫn còn đọng lại trên chiếc lá lúa cong cong. Chúng long lanh dưới ánh mặt trời như những viên ngọc quý. Những cơn gió nghịch ngợm sẽ lùa qua cánh đồng...xô những viên ngọc quý ấy xuống với đất ruộng ẩm nồng. Theo cơn gió là một mùi thơm rất ngọt và dễ chịu của bông lúa quyện với cỏ non. Mùi hương ấy cùng với chút gió se buổi sớm đem đến cảm giác thật là khoan khoái và dễ chịu....

- Vợ chồng thằng Thành có nhà hong bây?

Cậu nghe thấy tiếng của bà tư liền lật đật chạy ra...

- Sao tư qua nhà con sớm vậy?

- Tư qua để mượn bây cái lưỡi hái để đi cắt mớ cỏ...

- Tư đợi con lát nghen...

Nói xong cậu chạy ra phía sau nhà khi cậu bước ra thì trên tay cầm theo một cây lưỡi hái đi đến...

- Nè tư...

- Ừm tầm 8 giờ bây coi đi cắt lúa ở làng trên với tư nghen

- Ủa nhà của ai vậy tư?

- Nhà của ông trưởng ấp đó bây...

- Trưởng ấp...là cha của thằng Thập đó hả tư?

- Ừ đúng rồi đó bây...

Cậu gãi gãi đầu miệng ấp úng bà tư thấy vậy liền hỏi...

- Vợ thằng Bác bị làm sao đó bây?

- Tư có điều hỏng biết...thằng Bác nó hỏng cho con lên xóm trên cắt lúa đâu

Bà tư lấy chiếc khăn rần lao mồ hôi rồi hỏi tiếp

- Ủa sao vậy bây?

- Con hỏng biết thằng mắc dịch nào nói với thằng Bác là thấy thằng Thập nó cua con đó tư...rồi giờ nó hỏng cho con lên xóm trên luôn

- Trời đất ơi...vậy là hôm nay bây không đi với tư hay sao?

- Tư về trước đi để con dô nói chuyện với thằng Bác, có gì con chạy qua tư liền...

- Ừ vậy tư về trước nghen bây

- Dạ

Cậu đi vào nhà rồi đi đến bên cạnh anh cậu đưa tay lay lay người anh ngụ ý gọi anh thức dậy...

- Bách Bác...dậy tao nói này nè

- Có gì mày nói đi tao đang nghe nè

- Chuyện là bà tư có nhận cắt lúa cho nhà ông trưởng ấp ở xóm trên á nếu tao hỏng đi mình bà tư tao sợ hỏng làm nổi đó mày...

- Là nhà thằng Thập phải hong?

Cậu khe khẽ gật đầu...

- Kiến Thành hỏng phải tao nói với mày là làm ở đâu cũng được nhưng xóm trên thì hong hả?

- Bác tao biết nhưng mà tư lỡ nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm chứ đúng hong?

Anh im lặng một lúc lâu rồi ngồi dậy ôm lấy eo cục mỡ của cậu...

- Ừm...cho đi cũng được nhưng để coi thái độ của mày sao đã

- Là sao? Mày nói gì tao hỏng hiểu gì hết luôn đó mày

- Cho cái đi rồi đi...

Vừa nói anh vừa hít vào cổ cậu một hơi thật sâu...

- Bách Bác...mày già rồi đó hỏng còn như bọn con nít mười tám đôi mươi đâu

Anh cười thành tiếng rồi kí lên trán cậu một cái rõ đau...

- Ui da...sao mày kí cái đầu của tao?

- Tao nói giỡn thôi, cho mày đi cũng được nhưng phải tránh xa thằng Thập ra có biết hong?

- Trời ơi nó xấu hơn chồng tao 1 dặm đường tao đời nào để mắt đến nó...Kiến Thành tao đời này chỉ có Bách Bác dụ thôi...

- Phải hong đó. Kiến Thành...tao thương mày lắm đó đừng có phụ lòng tao nghen mậy

- Dạo này mày hay ghen tuôn lắm nghen tao hỏng có dị đâu mà mày lo thôi cơm nước tao đã chuẩn bị xong rồi đó mày xíu nữa nhớ ăn rồi đi thăm ruộng nghen giờ tao chạy qua nhà bà tư...tao đi nghen mậy nhớ ăn cơm đó nghen

Cánh đồng lúa đã chín rộ chờ tay người đến mang về. cả làng bước vào mùa gặt. Những bà con ngày ngày chăm chỉ cần mẫn thu hoạch thành quả lao động của mình sau những tháng ngày vất vả.

Vào mùa gặt ai cũng bận rộn. Người lớn ra đồng, trẻ con đi học, mỗi người một việc. Cuộc sống như hối hả hơn. Từ sáng sớm tinh mơ khi ông mặt trời còn chưa dậy thì bà con đã rục rịch ra đồng. Đi làm trong buổi sớm mai hơi sương nhè nhẹ phá lên mặt lành lạnh. Ra đến đồng bà con rẽ ra thành các ngã khác nhau ai về thửa ruộng nhà nấy. Chuẩn bị xong dụng cụ bà con nông dân bắt đầu công việc gặt lúa. Lúc này nhìn họ ai cũng giống ai, khó mà phân biệt được. Ai cũng đi một đôi ủng bó sát chân, mặc một chiếc áo dày tay bó sà cạp. Đầu đội chiếc nón tàng khuôn mặt che kín hết bởi một chiếc khăn chỉ còn để đôi mắt. Nhìn mọi người như đang chuẩn bị vào một trận chiến, chiến đấu với cái nắng nóng khắc nghiệt của thời tiết mùa hè.

Lúa vụ này trĩu nặng hạt nào hạt nấy mình mẩy chắc nịch. Bà con vui mừng thấy công lao của mình được bù đắp. Trong niềm phấn khởi cậu cúi xuống, tay trái nâng những bông lúa, tay phải cầm chiếc liềm sắc cạnh đưa vào ngang thân, "xoẹt...xoẹt..." âm thanh ấy cứ đều đều vang lên cùng nhịp thở của cậu. Nhìn những bàn tay thoăn thoắt cắt lúa bó lúa của cậu mà tưởng như một nghệ nhân tài hoa đang biểu diễn. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Những bông lúa vâng lời, theo tay cậu nằm im trên đất cắt lúa đến đâu, cậu tập hợp chúng lại thành từng đống nhỏ gọn gàng. Trông xa xa, thấy ai ai cũng chăm chỉ làm việc. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Tiết trời buổi sáng gió mát, ánh nắng còn dịu nên ai cũng tranh thủ làm việc. Khi đã thấm mệt, cậu và bà tư đứng lên nghỉ giải lao, ngồi uống ngụm chè tươi mát rượi, có khi hát một đoạn chèo, hay hát đối đáp để xua đi những mệt mỏi. Bà tư ngân nga vài câu hò đối đáp

- Hò ơ... cúc mọc bờ sông kêu là cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng ơ...

Thấy vậy cậu cũng vui tai nên cũng hò vài câu để vơi đi cái nắng nóng oi bức

- Ơ ơ hò ơ ớ...
Kiến bất thủ như tầm thiên lý,
Thương không thương (ờ) tự ý của chàng.
Chớ đừng như (ờ) con Đắc Kỷ (ờ) mà theo (ơ) phò Trụ Vương (ơ)...
Ớ ớ hò ơ ớ...
Phụ mẫu anh đánh quằn đánh quại, đem anh ra (ờ) treo tại nhành dương (ơ)...
Ớ hò ơ ớ...
Phụ mẫu của anh biểu anh từ ai (ờ) anh từ đặng (ơ)
mà biểu từ người thương thì anh không có (ơ) đành...

Bà tư khẽ mỉm cười lấy chiếc khăn rần lau vội rồi tiếp câu hò của cậu

- Ớ... ngọn bù rầy ngọn dài ngọn vắn,
Cải tần ô ngã dọc ngã ngang.
Trái dưa gang sọc trắng sọc (ơ) vàng (ừ)
Cọng rau đắng trong trắng ngoài xanh.
Công anh đắp rẫy bồi (ơ) thành (ờ),
Trồng cây dưỡng trái (mà) để (ơ ơ) dành ai (ờ) ăn (ơ)...

- Tư hò hay lắm đó đa

- Bây hò cũng hay mà...

Sau phút nghỉ giải lao, mọi người lại tiếp tục công việc. Trời về trưa, nắng gắt. Những tia nắng cứ vô tình chiếu rọi xuống cánh đồng trống trải. Gió lại mải mê đi chơi khiến thời tiết thêm oi ả. Tiếng ve kêu râm ran khắp trong những bụi cây trên bờ. Có mấy chú chim đói bụng sà xuống ruộng, nhặt những hạt thóc rơi, thóc vãi. Lúc này cậu với bà tư ai nấy đều đã thấm mệt. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót. Lưng áo ướt đẫm. Mọi người ai này đều im lặng, chỉ còn nghe thấy tiếng soàn soạt mà thôi. Nhưng không phải vì thế mà bàn tay kém nhanh, bàn chân bước không đều. Cậu vẫn giữ sự nhịp nhàng lúc trước, chính vì thế mà chả mấy chốc lúa trên ruộng đã sắp được cắt hết.

Những bông lúa trĩu nặng ngoan ngoãn nằm trên gánh trở về nhà trong niềm phấn khởi, hân hoan cậu cũng như bà tư đều tin tưởng vào vụ mùa, vào thành quả do mình gặt hái.

Đang loay hoay ôm lúa về nhà cho ông trưởng ấp thì bất ngờ đâu đó có giọng hò của thằng Thập vang lên

- Hò ơ...
Bạc với vàng con đen, con đỏ.
Đôi đứa mình còn nhỏ thương nhiều.
Vừa nghe tiếng em là anh muốn như anh Kim Trọng,
Anh Kim Trọng thương chị Thúy Kiều thuở xưa ơ..

Cậu nghe mà ớn lạnh nên cũng hò đáp lại

- Hò ơ...
Ớ người không quen ơi,
Nghe anh, em cũng muốn thương nhiều,
Nhưng hoa đà có chủ...
Hoa đà có chủ..
Cũng khó chiều dạ anh (ơ)...

- Hò ơ...
Chim kia còn thỏ thẻ trên cành
Nghe em nói vậy,
Dạ không đành rẽ phân (ơ)...

- Hò ơ...
Bình bồng giữa chốn giang tân,
Bên tình bên nghĩa ờ...
Bên tình bên nghĩa,
Biết thân bên nào?

- Hò ớ ơ... em ơi,
Nhứt lê, nhì lựu, tam đào.
Bên tình bên nghĩa...
Bên nào cũng đồng thân.

- Hò ơ...
Nói mà chơi vậy chớ,
Gió thổi hiu hiu, lục bình trôi riu ríu,
Anh đừng bận bịu, bớ điệu chung tình.
Con nhạn bay cao khó bắn,
Mà con cá ở ao quỳnh cũng khó câu ơ...

Hết lời đối đáp thằng thập cười ngại ngùng đưa tay gãi gãi đầu rồi nói

- Em thành ơi

- Cái gì mày?

- Em Thành có mệt hong?

- Mệt sao hong mày mà tao cắt lúa hong có mệt...gặp thứ mắc dịch như mày tao mới mệt đó mày

- Sao em thành lúc nào cũng khó chịu với Thập hết vậy?

- Trời ơi thứ mắc ôn mắc dịch tao dã dô mặt mày bây giờ...tao nói cho mày biết nghen mày còn làm mấy kiểu này nữa là thằng Bác nó bẻ cổ mày đó...tránh ra cho tao với bà tư về mày...mày coi chừng tao đó thứ mất nết gì đâu hong à

Bà tư mỉm cười lắc đầu...

- Thằng Thành nó có chồng rồi nghen bây...coi chừng mực nếu không là tư méc với ông trưởng ấp đó nghen cậu Thập...

- Trời tư ơi...tui biết em thành đã có chồng nhưng cái dạ này thương em Thành quá nên hỏng biết phải làm sao...hỏng ấy em thằng bỏ thằng Bác đi về thập nuôi...thập hứa sẽ nâng niu em Thành hỏng để em chịu khổ đâu...

Cậu bực bội vì lời nói của thằng thập rồi lớn tiếng...

- Bây giờ mày có tránh ra hong?

- Hong tránh, em thành làm cái gì thập?

- Hỏng tránh nè....

Một tiếng é vang lên thằng thập nằm lăn lóc dưới đám ruộng tay thì ôm lấy hạ bộ lăn qua lăn lại không nói được thành tiếng...thì ra lúc nãy cậu đưa chân đá vào hạ bộ của thằng thập làm nó té xuống ruộng khiến nó ôm lấy hạ bộ mà đau đớn...trước khi về cậu cũng không quên gửi gấm lại đôi câu

- Bỏ nha mậy lần sau gặp tao là né xa xa ra hong tao đá cái nữa là mất giống đó đa

Nói xong cậu với bà tư gánh lúa về nhà cho ông trưởng ấp thế là cũng kết thúc một ngày nóng bức đầy oi ả

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro