5. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

a, Cơ sở:

- Vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng như V.I.Lênin từng khẳng định: Muốn giải phóng dân tộc thuộc địa phải bằng con đường cách mạng vô sản.

- Là kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn Việt Nam và đúc rút kinh nghiệm qua các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới.

+ Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chứng minh những con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan là giành độc lập tự do cho dân tộc mà lịch sử đặt ra. (lấy ví dụ để chứng minh)

+ Khảo sát các cuộc mạng trên thế giới: Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi. Chỉ có Cách mạng tháng 10 Nga thành công và thành công đến nơi nghĩa là dân chúng được hưởng cái tự do, bình đẳng thật.

b, Nội dung:

Dựa vào những cơ sở nói trên, khi xác định con đường Cách mạng triệt để nhất, phù hợp với Cách mạng Việt Nam, HCM khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Theo đó, CMVS cần đảm bảo:

- Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trước hết, trên hết. Trên cơ sở học tập đường lối lý luận của Mác - Ăngghen và áp dụng vào thực tế Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam và các nước thuộc địa phải đi từ: giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội - giải phóng giai cấp - giải phóng con người.

- Độc lập tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí đã khẳng định phương hướng chiến lược cách cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Phương hướng này vừa đáp ứng hai yêu cầu của Cách mạng do Quốc tế Cộng sản đề ra, vừa thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Cách mạng Việt Nam khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, còn nhiệm vụ chống phong kiến, mang lại ruộng đất cho nhân dân thì sẽ từng bước thực hiện.

Từ đó đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của CMVN chính là giải quyết triệt để hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.

* Ý nghĩa:

+ Giải quyết được sự bế tắc đường lối cứu nước Việt Nam, mở ra phương hướng mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

+ Bổ sung và phát triển lý luận Mác – Lênin về giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản.

2. Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng cộng sản lãnh đạo

Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Người đặt vấn đề: Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công.

Đảng Cộng sản vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân vừa là đội tiên phong của nhân dân lao động kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc. Đó còn là Đảng của cả dân tộc Việt Nam.

Đây là một luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh có ý nghĩa bổ sung, phát triển lý luận mácxít về đảng cộng sản.

3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng

Năm 1930, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân.

Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12-1946), Người viết: Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc

Trong khi xác định lực lượng cách mạng là toàn dân, giai cấp công nhân và nông dân là hai giai cấp đông đảo và cách mạng nhất, bị bóc lột nặng nề nhất, vì thế lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyếtcông nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc.

4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

Do chưa đánh giá hết tiềm lực và khả năng to lớn của cách mạng thuộc địa nên Quốc tế cộng sản có lúc xem nhẹ vai trò của cách mạng thuộc địa, coi cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc.

HCM chỉ rõ mối quan hệ khắng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc - mối quan hệ bình đẳng, không lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau. Trên cơ sở đó, Người khẳng định, Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước, bởi:

- Thuộc địa có một vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi béo bở cho chủ nghĩa đế quốc.

- Tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một lực lượng khổng lồ khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng.

Với thực tiễn thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũng như phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã thành công vào những năm 60, trong khi cách mạng vô sản ở chính quốc chưa nổ ra và thắng lợi, càng chứng minh luận điểm trên của Hồ Chí Minh là độc đáo, sáng tạo, có giá trị lí luận và thực tiễn to lớn.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng

V.I.Lênin khẳng định tính tất yếu của bạo lực cách mạng: không có bạo lực cách mạng thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được. Trên cơ sở đó, HCM đã vận dụng

Bản chất bọn thực dân đế quốc đã thực hiện chế độ cai trị vô cùng tàn bạo: dùng bạo lực để đàn áp dã man các phong trào yêu nước, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ cơ bản của nhân dân, bóc lột và đẩy người dân thuộc địa vào bước đường cùng

Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền

Về hình thức bạo lực cách mạng gồm hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng.

Hai lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân và lực lượng vũ trang. Lực lượng chính trị của quần chúng là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro