Thúy Lâu Ngâm - Mười sáu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thúy Lâu Ngâm - Mười sáu

Mùa hè vừa qua, Danh Mặc lại đi xa nhà.

Đến rồi đến, đi rồi lại đi. Danh Mặc đã quen với thái độ của Nhị Nương. Hoặc có lẽ vì đã quen nhau lâu năm, đã quá hiểu mỗi người đều không tự làm chủ được, đều không có gì cả, chỉ còn lại tấm lòng rộng rãi thoáng đãng buông mình tuân theo số phận mà thôi.

Còn thì ngoài kia gió tanh mưa máu làm sao, dơ dáy bẩn thỉu thế nào, gã không muốn kể, mà Nhị nương tử hẳn cũng biết, nhưng cũng sẽ không hỏi.

Như vậy, là tốt rồi.

Thế nên gã tắm gội chải đầu, cẩn thận băng bó vết thương, rồi điềm nhiên như thường đi gặp Nhị nương tử. Thế nhưng gã không ngờ bên ngoài quán sách quây màn chăng gấm khắp nơi, hộ vệ mấy nhà bao quanh vòng trong vòng ngoài. Mặc dù cũng chẳng cản trở được gã, nhưng vẫn khiến gã sinh lòng cảnh giác.

Thu đã tàn, sương đã xuống, gió đã lên. Không phải tiết cũng chẳng phải dịp, mấy vị công tử tiểu thư rõ ràng là xuất thân từ danh môn quý tộc kia đến đây làm gì?

Gã quen cửa nẻo mà nhảy lên bệ cửa sổ, lại ngạc nhiên phát hiện bàn sách của Nhị nương tử được dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ, lại còn có một bình sứ Điềm Bạch cắm mấy cành cúc đại đóa vàng rực rỡ to bằng nắm tay, mùi cúc ngai ngái thoang thoảng trong phòng.

Từ bao giờ mà hai nhà Từ Hứa lại đối xử tử tế với cô ấy thế?

Nhị Nương tay ôm tỳ bà, quay sang gật đầu chào gã. "Về kinh thành rồi à?"

Danh Mặc cũng không tự biết là khóe miệng mình đã hơi cong lên. Chưa nói tiếng nào, cô ấy cũng đã biết mình đi công tác xa khỏi kinh thành.

"Nếu anh còn ở kinh thành thì đã không thấy ngạc nhiên." Nhị Nương bình thản giải thích. "Tiền tài khiến người động tâm... Tôi mà không tạo ra chút danh tiếng ấy, đảm bảo chả mấy chốc sẽ bị yên ắng làm thịt, đâu có được. Rốt cục vẫn phải cố mà duy trì sự cân bằng đáng sợ này.

Cô tự giễu cười. "Thế nên phải tự tạo ra một chút giá trị cho bản thân."

Như thể cưa đá nát ngọc, cô bỗng vẩy tay choang một tiếng thô bạo trên dây tỳ bà, âm thanh nháo nhác dưới lầu bỗng dưng im bặt.

Cả mùa hè cô đều dùng để làm quen với những điểm khác biệt giữa kỹ thuật đàn tỳ bà cổ và hiện đại, cho đến khi có thể chuyển đổi một cách tự nhiên. Trong căn gác nhỏ của mình cô có rất nhiều sách cấm, cũng không ít bản đơn lẻ thất lạc hay cuốn sách bị thiếu hụt. Tìm tòi tử tế, vẫn có thể moi ra không ít cầm phổ (bản nhạc dành cho đàn, thường là cổ cầm, cổ tranh).

Cầm phổ đổi thành khúc cho tỳ bà, nghe thì có vẻ hoang đường đấy. Nhưng cô rốt cục không phải kẻ cứng nhắc gò bó trong quy luật... Hay nói đúng hơn, cuối cùng cô cũng khám phá ra giới hạn mơ hồ giữa hai đời hai kiếp của mình, khiến tâm cảnh lại vượt lên một bực cao hơn.

Cái gọi là âm nhạc, trừ thiên phú ra còn cần chuyên tâm rèn luyện nghiêm khắc, nhất là tâm cảnh và càng quan trọng hơn là sự từng trải. Kỹ thuật chẳng qua làm nền cơ bản, mà kỹ thuật của cô quả thật chỉ tính là bình thường, nhưng nhạc ý của cô lại cao hơn rất nhiều.

Lại thêm một nhẽ, cô bỏ qua phong thái uyển chuyển nhẹ nhàng sâu lắng chốn khuê các mà tập trung vào tiếng đàn như gươm như giáo giục ngựa sa trường, đủ để khiến người Yến vốn tôn trọng khí tiết càng thêm coi trọng đánh giá cao. Một bản thư pháp "vô tình" bay xuống tầng dưới cơ hồ oanh động một thời, truyền bá khắp nơi.

"Nam nhi hà bất đái ngô câu, Thu thủ quan sơn ngũ thập châu".
(Làm trai sao chẳng cầm lưỡi mác, Gặt đủ năm chục ải quan san)

Chỉ cần hai câu thơ ấy, nét chữ như thể muốn phá giấy mà ra, thật khó mà tin được lối chữ Lệ ngay ngắn nhưng lại vô cùng kiệt ngạo ấy lại xuất phát từ một quả phụ trẻ tuổi xuất thân từ nhà thương nhân.

Giờ cô đang gảy đàn khúc "Phá trận", cũng không phải bản đang lưu hành ở Đại Yến mà là cổ xưa hơn rất nhiều, thậm chí khó mà phân biệt thật giả. Một mình nhập trận, coi sinh tử tựa lông hồng, lòng bi thương phẫn nộ của cô thần nghiệt tử xông tận trời xanh, ở giữa muôn người mà vẫn cô độc một mình.

Người nghe đàn chỉ thấy hơi thở mình dồn dập gấp gáp, tim đập như trống trận, mạch máu căng phồng, âm thanh cuối cùng sắc bén như cứa đứt yết hầu địch thủ vừa vang lên đã im bặt.

Suốt một lúc lâu, vạn vật đều yên ắng, chỉ có tiếng gió thu ào ạt.

Những lời ca tụng ngợi khen sau đó, Nhị Nương cũng chẳng quan tâm, chỉ tiện tay đặt đàn tỳ bà xuống, liếc nhìn Danh Mặc ra ý bảo rồi thản nhiên dọn ra bộ ấm chén pha trà. Danh Mặc sờ mũi một cái rồi tự giác đi đặt ấm nước sôi, nhìn cô hí hoáy trà đạo.

"Đều thiêu hết rồi à?" Danh Mặc hỏi với chút tiếc nuối.

"Ừ, đốt hết rồi." Nhị Nương gật đầu. "Trừ bức thư pháp lưu truyền ra ngoài kia, các thứ khác đều đốt cả." Cô thoáng áy náy. "Ngay cả chữ của anh tôi cũng đốt rồi... Thật sự xin lỗi."

Danh Mặc lắc đầu. "Vốn là viết cho vui thôi mà... giữ lại cũng chỉ thêm phiền phức." Gã trầm ngâm một hồi. "Gióng trống khua chiêng như vậy... không sao chứ?"

"Đương nhiên là có sao rồi." Nhị Nương cười nhạt. "Nhưng so với việc bị thủ tiêu trong yên lặng, chút có sao ấy thì có hề gì. Giờ số người biết đến sự tồn tại của tôi... không còn giới hạn trong hai nhà Từ Hứa. Nếu tôi bỗng nhiên đột tử sẽ khiến rất nhiều người chú ý."

Thế nên, cô ấy mới gảy ra được những âm thanh bi phẫn ai oán như vậy sao?

"Đây không phải biện pháp tốt." Yên lặng thật lâu, Danh Mặc mới nhẹ nhàng thốt.

"Ờ, nếu bỗng dưng có vị công tử hay lão gia nào bị động kinh muốn cầu cưới tôi, đó mới đúng là trốn được ổ sói lại vào hang hổ." Nhị Nương gật đầu. "Nhưng tôi vừa là góa phụ lại vừa bị chồng bỏ, xem ra cũng mang điềm xấu. Lại thêm mặt mũi cũng bình thường, lại chưa bao giờ gảy những khúc lơi lả bướm ong... đối với cái gọi là "trinh liệt tài nữ", chỉ có thể đứng xa thưởng thức mà không thể lại gần sàm sỡ đâu nha."

Giọng của cô có mùi châm chọc, nhưng thật ra đong đầy cái gọi là không còn cách nào khác.

Nếu mà có thể, cô cũng vui lòng làm heo cho người ta nuôi cả đời. Nhưng heo bị nuôi trong chuồng rồi cũng đến ngày bị mổ thịt ra ăn. Cô nhạy cảm phát hiện ra các bà già mang đồ thường dùng tới và cả mấy đứa tớ gái bỗng nhiên đeo thêm không ít trang sức quý giá đắt đỏ, rồi thì cách họ đối xử với mình trở nên tử tế đến mức khiến người ta chột dạ lo lắng.

E rằng tòa núi hoang kia ẩn chứa sức thu hoạch nhiều hơn rất nhiều so với suy nghĩ của cô... nhiều đến mức sự cân bằng đáng sợ này e rằng khó lòng duy trì lâu được.

May mà cô đã từng đọc truyện "Mạng nhện của Charlotte". Truyện cổ tích đôi khi cũng có ích.

(Mạng nhện của Charlotte kể về chú lợn Wilbur vô cùng sợ hãi khi phát hiện tới mùa đông mình sẽ bị làm thịt. Bạn của chú là cô nhện Charlotte đã dệt mạng nhện của mình thành các cụm từ kể về Wilbur cho người khác phát hiện và chú ý đến chú lợn. Wilbur trở nên nổi tiếng và tránh được số phận bị làm thịt khi trở thành vật biểu tượng được mang đi biểu diễn khắp nơi).

"... Thúy nương tử, cô không thể ở lại đây nữa." Danh Mặc căng thẳng nói.

Nhị Nương cười cười lắc đầu, khéo léo dịu dạng đặt chén trà vừa pha nước hai trước mặt Danh Mặc. "Quan gia, xét cho cùng tôi cũng đã từng trải qua lằn ranh sống chết, đâu phải hạng người chỉ biết chìa cổ ra cho người ta cắt tiết. Anh không cần làm gì cho tôi cả... Nếu phải dùng đến công danh lợi lộc đánh đổi thì còn ý nghĩa gì nữa."

"Chẳng lẽ tôi không có cách nào khác bảo vệ an toàn cho cô sao?" Danh Mặc không nhịn được khổ sở.

Người thông minh quá cũng khá là phiền toái. Nhị Nương yên lặng nghĩ. Cái lầu Khuê Vọng này, một mặt nhốt cô cả đời, nhưng mặt khác cũng bảo vệ cô. Nếu không, một phụ nữ góa chồng kiêm chồng bỏ lại không được nhà mẹ đẻ quan tâm, trừ cắt tóc nương nhờ nơi cửa Phật quả không còn đường lùi nào khác.

Đáng tiếc, cửa Phật cũng không phải hoàn toàn sạch sẽ. Rất nhiều am ni cô mặt ngoài tu hành bên trong hành lạc. Mà cô vẫn còn giữ lại chút lễ nghĩa liêm sỉ cơ bản cuối cùng.

"Anh và tôi đều là người đang đứng chênh vênh đầu vực." Nhị Nương nhàn nhạt thốt. "Còn gì đáng sợ hơn nữa đâu?" Cô nở một nụ cười giảo hoạt. "Có điều tình hình chỉ là nhìn có vẻ vô cùng nguy hiểm, cũng không phải là ngõ cụt chỉ còn đường chết."

Danh Mặc trầm tư hồi lâu mới gật đầu. "Không tới phút cuối, chưa biết ai sẽ chết vào tay ai."

Cuối cùng Danh Mặc vẫn dùng cách của mình âm thầm tra xét. Hỡi ôi, Hứa Từ hai nhà không có gan dùng thuốc độc (vừa kiểm tra khắc lộ tẩy), mà lại trộn lẫn vào trong cơm vô số kim thêu mảnh như lông trâu. Đến khi danh tiếng Nhị nương tử vang dội khắp nơi mới hốt hoảng dừng lại trò âm độc này.

Chẳng trách cô ấy gầy rộc người đi như thế. Quả là gươm sương đao gió bức người tận xương. (câu này lấy từ Táng hoa từ của Hồng Lâu Mộng nha)

Nhị Nương lại chỉ cười nhẹ. "Quan gia anh không có việc gì làm à? Có gì mà cần tra xét đâu? Tôi có ngu đâu. Quanh đi quẩn lại họ chỉ có từng đó chiêu, chả có gì cả." Ngược lại cô nhìn Danh Mặc chăm chú. "Quan gia mới gầy đi thì có. Xảy ra chuyện gì à?"

Danh Mặc cười to. Gã muốn giúp cô làm gì đó, lại bị cô đoán được chuyện của mình."

"Lý gia... nhà Lý thượng thư còn có một giọt máu lưu lạc, giờ đã nhận tổ quy tông." Giọng gã nhẹ tênh.

Nhị Nương cau mày, toàn bộ nữ quyến nhà Lý thượng thư đều đã tự vận bỏ mình, nam giới thì chém đầu thị chúng, lấy đâu ra giọt máu lưu lạc...? "Lớn tuổi hơn anh à?"

"Lớn hơn tôi ba tuổi." Danh Mặc cười lạnh. "Con ngoài giá thú. Trong tộc đã sớm thừa nhận, nhờ ân ấm cha ông được thành đồng tiến sĩ xuất thân."

Đứa con hậu quả của việc gian dâm thì lại được ân ấm thành quan. Còn đứa con chính thống lại phải làm ám vệ nanh vuốt cho quân vương, vĩnh viễn không được sống dưới ánh sáng mặt trời.

"Tôi... không cần ký ức trước năm bảy tuổi." Danh Mặc cười thảm đạm. "Tôi chỉ cần nhớ khung cảnh đẹp đẽ nhất là đủ."

Gã không muốn tra, cũng không dám tra. Mẹ của gã oanh liệt tự sát bảo toàn khí tiết oanh liệt như thế, nhưng rất nhiều di nương, ngoại thất của cha gã lại đều đang sống vui vẻ khỏe mạnh, ngoại thất thậm chí còn được mẹ quý nhờ con.

Nhị Nương lặng im không nói mà cởi áo choàng của mình khoác lên người Danh Mặc, buộc kín. Cô không nói câu nào, chỉ là ngồi yên lặng bên gã, nhưng Danh Mặc vẫn cảm thấy được an ủi vô cùng.

"Thật ra cái tôi định kể với cô là, tên chủ mưu vụ trộn kim thêu vào cơm bị ăn nhầm bã đậu, giờ miệng nôn trôn tháo không lên nổi giường." Gã bật cười. "Kết quả lại là cô an ủi tôi."

"Đã bảo anh rồi, anh là người làm việc trên trời, đừng có để ý ba cái vụ lẻ tẻ không đáng một xu này kia mà." Giọng điệu của Nhị Nương vừa không có cách vừa buồn cười.

"Tôi còn ở đây một ngày thì còn bảo vệ cô một ngày. Tôi vẫn biết với tài năng trí tuệ của cô thì chả thèm nhìn bọn ngu xuẩn kia bằng nửa con mắt... Nhưng cũng phải cho tôi một chỗ để có cớ trút giận chứ."

"Đừng có gây ra án mạng." Nhị Nương lạnh nhạt. "Có án mạng sẽ rất phiền toái, dễ bị tra xét đến đầu đến đũa lắm."

"Cô nhẹ dạ quá."

"Không phải." Nhị Nương càng lạnh lùng hơn. "Đám ngu xuẩn kia có chết tiệt thì tôi cũng chả thèm rỏ nước mắt đâu. Nhưng chỉ vì bọn không bằng chó lợn kia mà khiến vạ lây sang quan gia... tôi mới cảm thấy đó là tổn thất to lớn quan trọng nhất."

Danh Mặc... im bặt...

Gã vẫn cho là mình tuy ít nói nhưng biết ăn nói. Ấy mà đối mặt với Nhị nương tử... lần đầu tiên gã cảm thấy bối rối, cảm thấy mình ăn nói vụng về mồm mép kém cỏi, không biết làm thế nào mới có thể báo đáp tấm lòng quan tâm chân thành hiền hòa của cô ấy.

Kết quả... gã mang thuốc bổ dưỡng đến suốt mười ngày liên tục. Nhị Nương quả thật rất muốn bảo thẳng, giờ cô chỉ cần ngửi thấy mùi canh thuốc là đã nổi da gà.

"Thôi anh chỉ cần mang thịt gà tới là đủ, thêm ít nấm hương, với gừng và ít muối nữa." Nhị Nương bất đắc dĩ.

Lại dùng cái lò than nho nhỏ ấy, Nhị nương nấu một nồi gà hầm nấm hương, hơi mặn để có thể chan cơm ăn. Danh Mặc vốn không có khẩu vị, ấy mà lại và hết sạch sành sanh một bát cơm chan canh to bự, bao nhiêu thịt gà cũng hầu như vào hết bụng gã.

"Ăn được cơm, đời người rồi sẽ chẳng có gì là không vượt qua được." Nhị Nương phê bình. "Dùng thuốc không bằng ăn ngon."

Danh Mặc ngượng ngập cười, nụ cười trong veo, thậm chí có chút thẹn thùng. Càng nhìn càng thấy đầy đủ khí chất con mọt sách ngây ngô, khiến Nhị Nương cũng cảm thấy buồn cười theo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro