3. Chương 3: Chén lưu ly

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dị vật bộ—— (tam)

Chén lưu ly


Tê thiền chi bạn số hoa tân, phi tác lưu ly trì thượng trần

(Sân thiền hoa rụng, cảnh trần gian, ao nhỏ sáng như ngọc)

đề thiền tăng viện, thi kiên ngô—



Chén lưu ly được thờ trên tầng cao nhất của Khuynh Tửu Các tuy gọi là chén lưu ly, nhưng thực chất không phải chén, mà là bầu rượu, bởi vì Thiếu Quân năm đó chưa bao giờ ngoan ngoãn dùng ly nọ chén kia để uống rượu cả, mà lúc nào cũng muốn tìm thú vui khác người.

Kỳ thực, lúc cái chén lưu ly này được đúc ra, bản thân nó đã trở thành một món hàng tuyệt phẩm. Thiết nghĩ chỉ người có duyên mới dùng được nó, tuyệt không thể là một tên ma men tối ngày phè phỡn; nếu muốn tặng, phải là tặng cho một vị văn nhân mặc khách, phong lưu hào hiệp, mượn rượu làm vui, vậy mới được.




Người thiếu niên năm đó trong lòng luôn muốn được vui chơi. Sơn môn lại là nơi thanh tĩnh, cho nên sau khi ca ca phi thăng cậu thiếu niên lại càng không muốn cả ngày ngồi lỳ trong đó, bèn lấy lý do xuất sơn rèn luyện, thường xuyên xuống núi đi chơi, trên đường cũng tiện thể lo việc bao đồng.

Khi ấy Thanh Huyền vẫn một lòng mong có thể làm một vị du hiệp, giống như anh hùng trong thoại bản vậy, trừ ác hướng thiện, sau đó quy thân cửa Phật, chôn vùi công danh. Thân là thiếu niên lại nào có thể kìm nén được tính tình, luôn là ngựa non háu đá, thấy nhà ai có điều gì phiền toái đều muốn giúp một tay, ra tay cũng cực kỳ hào phóng. Mọi người trong thành biết được đây là đệ đệ của thần tiên, nên đối xử với y cũng thêm vài ba phần thành kính. Thanh Huyền lớn lên vốn dĩ có mắt ngọc mày ngài, so với ca ca lại diễm lệ hơn, tính tình hoạt bát, nên biết bao trái tim thiếu nữ trước đây đã vì y mà rung động.

Ai cũng biết Thanh Huyền thích rượu, tửu lượng tốt, cho dù không tính là ngàn ly không say thì chí ít khi say cũng có vài ba phần thanh tỉnh. Chủ mấy tiệm rượu trong thành thiếu chút nữa đã tôn y lên làm tửu thần, căn bản vì đứa nhỏ này rất sành ăn, chỉ cần y khen rượu nhà ai ngon, ngày hôm sau khách hàng có ra giá cao đến đâu cũng chắc chắn không mua nổi.

Các cô nương bán trâm cài lại thích kể chuyện khác. Ai nấy đều thích bàn tán chuyện thiếu niên kia săn quỷ núi thế nào, đổi lại một thời thái bình cho nơi đây. Thanh Huyền đối xử với yêu quái cũng vô cùng kiên nhẫn. Một ngày nọ gặp phải một tiểu quỷ làm loạn, y xem chừng nó không thực sự có tâm hại người, cũng chưa làm ai mất mạng, thế nên chỉ mồm mép cãi nhau tay đôi với nó một chặp, cò kè mặc cả hệt như đi mua đồ ăn ngoài chợ, khiến cho một đám sư huynh sư đệ phải ngây ra nhìn.




Nói đến chén lưu ly này, nó tới được tay Thanh Huyền cũng là nhờ một dịp ngẫu nhiên. Ngày đó, lão thợ làm ra chiếc chén này đang đi bộ ở bờ sông, bất chợt dính mưa, đành bất đắc dĩ tìm một tiệm rượu trú tạm. Vừa ghé vào một sạp rượu nhỏ, tiểu nhị nhìn lão một thân ướt đẫm, quần áo chắp vá, không nhịn được thấy ghét, đang tính mượn cớ lão không có tiền mà đuổi đi. Đúng lúc này ngoài cửa lại xuất hiện một vị thiếu niên áo trắng, ô trúc che thân, dung mạo như ngọc, trong làn mưa bụi phương Nam toát lên khí chất khó tả thành lời. Tay trái y cầm một nhành hoa lê, đế giày điểm lên mặt đá xanh một chuỗi thanh âm thanh thúy.

Vào tới bên trong y liền đưa cành hoa cho tiểu nhị, cầm tay lão thợ kéo qua bàn mình ngồi. "Bác gì ơi, lấy cái này thay cho tiền rượu đi." Nét cười ba phần rộ lên năm phần, rực rỡ như nhành hoa lê nọ dưới mưa.




Sau này, khi Thanh Huyền phi thăng, trên tay Thiếu Quân Khuynh Tửu chính là chiếc chén lưu ly này. Từ đó nơi đây cũng trở nên thanh danh vang dội. Ba vị thiên sư lần lượt phi thăng—Thủy Sư Vô Độ, Tửu Tướng Đỗ Nguyên, Phong Sư Thiếu Quân, trở thành câu chuyện một phương được người đời ca tụng.

-tbc-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro