Tịnh chiến kế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

24. Giả đồ phạt Quắc (假途伐虢)

+ Giải nghĩa: Mượn đường diệt Quắc, lợi dụng hòa hoãn địch để rồi quay lại tấn công bằng lợi thế do chính địch tạo ra cho mình

Giải thích:Dùng nguồn lực của bên thứ ba để chống lại kẻ thù chung. Dùng xong, không trả mà sử dụng chính nguồn lực đó để triệt hạ bên cho mượn.

+ Điển cố: Tấn Hiến công theo lời Tuân Tức mang đồ vàng ngọc hối lộ nước Ngu với lý do mượn đường nước Ngu để đánh nước Quắc, thực chất là Tấn Hiến công sợ Ngu sẽ sai quân cứu nước Quắc. Sau khi Tấn đánh tan nước Quắc, Ngu chỉ còn trơ trọi một mình, Tấn Hiến Công bèn đem quân quay về diệt nốt nước Ngu.

25. Thâu lương hoán trụ (偷梁換柱).

+ Giải nghĩa: Trộm rường thay cột, phá hủy cơ sở của địch

Giải thích: Trong đánh trận ngày xưa, quân đội được chia thành các đội theo Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó hai đội tiền quân và hậu quân được gọi là đội Thiên Hoành và đội Địa Trục là hai đội quan trọng nhất của toàn quân, quan trọng cho cả tấn công và phòng thủ. Hai đội này đều được dẫn bởi các tướng lĩnh mạnh nhất. Giả như thay hai viên tướng mạnh dẫn hai đội này bằng tướng yếu thì lực tấn công và phòng thủ của toàn quân đều giảm mạnh. Hai viên tướng này được coi là rường cột của toàn quân.

Kế Trộm Xà Thay Cột chủ yếu là: Tìm cách phá hoại cách địch vận hành, rút ra nguồn lực/sản phẩm trọng điểm và thay vào đó bằng loại chất lượng thấp khiến cho địch không thể vận hành tối ưu được.

+Điển cố:Nhà Tây Sơn bình định xong phía Nam nhưng quân Trịnh ở Bắc sông Gianh vẫn còn mạnh. Nguyễn Huệ bèn vượt biển, đánh thẳng vào đất căn bản của họ Trịnh ở Thăng Long. Hạ xong thành Thăng Long, quân Trịnh cũng tự tan rã.

26. Chỉ tang mạ hòe (指桑罵槐)

+ Giải nghĩa: Chỉ cây dâu để mắng cây hòe, còn có biến thể khác là chỉ chó mắng mèo, tấn công gián tiếp kẻ địch thông qua một trung gian khác

Giải thích:Để giáo huấn, khống chế, cảnh bảo người khác mà không cần đối đầu trực diện, dùng cách nói bóng, nói xoáy. Vì không trực diện đối đầu, kẻ bị đá xoáy không cách nào trả đũa ngay mà không tự mình rơi vào thế khó.

Người khác ở đây có thể là bất cứ ai mà bạn không muốn đối đầu vì để tránh khó xử cho cả hai bên hoặc việc đối đầu có thể đem lại một tình huống mà kết quả khó mà đoán được. Bạn muốn người bị đá xoáy có thời gian để suy nghĩ kĩ càng hơn.

Ví dụ như khi bạn có một đối tác tiềm năng. Đối tác này lại đang lương lự suy nghĩ về việc nên lựa chọn hợp tác với bạn hay là với một bên thứ ba. Việc đối đầu trực diện và ép người ta phải lựa chọn chưa chắc đem lại một kết quả tối ưu. Bạn có thể chọn một thời điểm thích hợp, để nói bâng quơ về những gì bạn biết. Bằng những phép ẩn dụ mà người ta nhận ra rằng việc lựa chọn bạn tối ưu hơn là lựa chọn đối tác kia.

Việc sử dụng Kế Chỉ Tang Mạ Hòenày phải làm sao người bị đá xoáy không phải đối đầu trực tiếp. Các bậc cha mẹ đã dùng rất là sai yếu lĩnh này khi sử dụng Con nhà người ta nhưng lại nói trực tiếp với con cái mình. Việc chửi trực diện, so sánh con cái nhà mình với con nhà người ta không đem lại kết quả gì tích cực. Nếu khéo một chút, giả vờ như lúc nói chuyện giữa vợ chồng không biết là lũ con đang nghe lỏm để khen con nhà khác, thì đó chính là Chỉ Tang Mạ Hòe một cách đúng đắn và khéo léo. Như vậy kết quả sẽ tốt hơn khi đứa trẻ tự nhận ra những khuyết điểm của mình mà không phải đối đầu trực tiếp với cha mẹ.

Một điều quan trọng nữa trong ứng dụng của Chỉ Tang Mạ Hòe không chỉ giới hạn trong việc chửi mà còn cả trong việc khen. Khen một cách khéo léo thông qua bên thứ ba có thể làm cho nhân viên hay con cái cố gắng thêm một bậc. Năm cháu lớn nhà tôi lên 7 tuổi, một lần đi ngang qua quán pizza tôi thấy cháu đứng lại xem nhân viên nhà hàng gấp hộp pizza. Tôi hỏi cháu có muốn gấp không? Cháu nói là cháu muốn. Vậy là tôi vào hỏi ông chủ quán và ông đã đồng ý cho cháu gấp. Tôi lẳng lặng đưa cho ông chủ 50$ và nhờ ông là sau khi cháu gấp xong đống hộp thì thưởng cho cháu và khen cháu là đứa bé ngoan, yêu lao động. Về sau, cháu không bao giờ nề hà những việc lao động nhẹ ở nhà nên chỉ 7 tuổi đã có thể nấu cơm, giặt giũ, hút bụi, đổ rác, rửa bát và thậm chí có thể tự một mình bay máy bay sang nước khác để thi đấu cờ Vây được.

+ Điển cố: Thời Tam Quốc trong lúc Tào Tháo đang đem quân đi đánh Viên Thuật thì lương thảo thiếu thốn, binh lính kêu than. Thấy vậy Tào Tháo mới lập kế đổ tội cho quan coi lương Vương Hậu là lừa dối trong cấp phát lương rồi chém lấy đầu Vương Hậu. Quân Tào từ đấy sợ không dám kêu ca nữa mà hết lòng đánh Viên Thuật.

+ Diễn giải:

– Kế Chỉ tang mạ hòe là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.

27. Giả si bất điên (假癡不癲)

+ Giải nghĩa: Giả ngu chứ không điên, làm cho quân địch coi thường mình mà không đề phòng

Giải thích:Giấu sau mặt nạ một kẻ điên, một kẻ say, một kẻ ngu đần, để tạo ra hình ảnh giả tạo, giấu đi ý đồ và động cơ thực sự. Dẫn kẻ địch tới chỗ coi thường khả năng của mình, khiến địch trở nên tự tin thái quá, quên đi phòng thủ. Lúc đó, giết.

Trong bài Bản chất của Kế đã từng nhắc tới câu sau của Tôn Tử: Binh giả, ngụy đạo dã. Cố năng nhi thị chi bất năng. Dịch là: Đánh nhau là phải lừa nhau. Có khả năng phải giả vờ như không thể. Đây cũng là yếu lĩnh này.

+ Điển cố: Thời nhà Tống, Nùng Trí Cao tự xưng đế ở phương Nam, hoàng đế nhà Tống phái quân đánh nhiều lần không được. Đại tướng Địch Thanh bèn bày kế giả đò sợ hãi làm quân của Nùng Trí Cao lơi là phòng bị, tức thì quân Tống tấn công đánh bại quân Nùng Trí Cao.

28. Thượng ốc trừu thê(上屋抽梯)

+ Giải nghĩa: Lên nhà rút thang, còn có biến thể khác là qua cầu rút ván (tức Qúa giang trừu bản)

Giải thích:Giả chi dĩ tiện, tọa chi sử tiền, đoạn kỳ viện ứng, hãm chi tử địa

Nghĩa là: Giả vờ lộ ra sơ hở cho địch nhân lợi dụng mà dụ nó vào đường cùng, sau đó cắt đứt quân hậu ứng của nó, giữ chân nó trong tử điạ.

Dẫn địch tới điểm không thể quay đầu bằng cách thả mồi nhử. Mồi có thể là những cơ hội và lợi lộc hay là bằng chính điểm yếu của mình. Khi tới điểm không thể xuống được, địch tiến cũng chết, lui cũng chết mà đứng yên cũng chết.

Chiêu này chủ đạo liên quan tới nghệ thuật tạo bẫy hay tạo mồi nhử. Căn bản đến từ sự thấu hiểu kẻ địch tới mức cặn kẽ. Nó muốn lợi, phải cho nó lợi. Cho vừa phải, không nó lại nghi. Nó muốn hại mình, phải cho nó thấy mình yếu, để nó tiến tới thịt mình. Từng bước lôi kéo nó lên từng bậc thang, tới khi nó lên tới nóc rồi thì phá đường lui để nó chỉ có thể ngửa mặt lên trời mà than.

+Điển cố:Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa để chống quân Chiêm Thành và nằm tránh bị Kiểm mưu hại. Sau Nguyễn Hoàng khai khẩn đất trong Nam, các con cháu ông lập thành nước riêng, không thần phục họ Trịnh nữa.

29. Thụ thượng khai hoa (樹上開花)

+ Giải nghĩa: Trên cây hoa nở

Giải thích: Có câu: Tá cuộc bố thế, lực tiểu thế đại.Nghĩa là:Mượn cục tạo thế, lực tuy yếu mà thể hiện ra lại là thế mạnh

Buộc hoa giả lên cây chết, tạo ảo tưởng như cây sống khỏe. Dùng nghệ thuật hóa trang, biến cái không có giá trị thành có giá trị, biến hiểm họa thành nơi an toàn, biến vô dụng thành hữu dụng.

+ Điển cố: Khi Tôn Tẫn tới nước Yên làm Quân Sư, để đối phó với sự tấn công của Bàng Quyên, Tôn Tẫn đã bày mưu cho thái tử nước Yên Kế này. Với số quân ít ỏi khi ra đối phó với Bàng Quyên Thái tử đã cho binh sĩ chặt những cành cây kéo lê trên đường hành quân làm bụi tung mù mịt khiến mật thám của Bàng Quyên nghĩ rằng quân đội nước Yên đông gấp 10 lần do thám ban đầu. Bởi vậy Bàng Quyên đã rút quân.

30. Phản khách vi chủ (反客為主)

+ Giải nghĩa: Từ chỗ là khách biến thành vai chủ, lấn dần dần đất của địch để đến chỗ địch không còn chỗ đứng

Giải thích: Có câu: Thừa khích tháp túc, ách kỳ chủ cơ, tiệm chi tiến dã, có nghĩa là: Nhằm chỗ sơ hở của địch mà đột nhập vào, nắm lấy cơ quan đầu não, từ đó tuần tự làm chủ tất cả mọi bộ phận.

Phá hoại địch bằng cách chui vào trại địch, giả như hợp tác hay đầu hàng. Nằm trong trại địch, tìm điểm yếu. Khi địch không phòng bị, tấn công trực tiếp vào nguồn lực mạnh nhất, phá hủy và chiếm đoạt.

Kế thứ 30 là 3 lần kế 10 là Tiếu Lý Tàng Đaorồi. Tại sao vậy? Bởi vì căn bản nhất, điều kiện cần của kế 30 chính nằm ở chữ Khách, tức là phải được Chủ mời vào nhà đã, rồi dần dần tìm kẽ hở mà đảo ngược thăng bằng trong khi Chủ chẳng mảy may nghi ngờ. Muốn làm được vậy thì hỏa hầu Tiếu Lý Tàng Đao cũng phải là dạng thượng thừa.

Binh Gia Môn có một bộ cước pháp gọi là Phản khách thất cước.

- Đệ nhất cước: được Chủ để ý và mời vào nhà

- Đệ nhị cước: ở trong nhà, giữ thân phận khách

- Đệ tam cước: tìm kẽ hở của chủ

- Đệ tứ cước: nắm chắc kẽ hở

- Đệ ngũ cước: dùng kẽ hở nâng vị thế ảnh hưởng tới chủ và môi trường trong nhà

- Đệ lục cước: lật ngược, khống chế chủ

- Đệ thất cước: củng cố vị thế, xóa bỏ mọi yếu tố cũ của chủ cũ có thể gây ảnh hưởng tới vị thế chủ mới của mình.

+ Điển cố: Trong chiến dịch chiếm Hán Trung của Lưu Bị, Pháp Chính đã quân sư cho Hoàng Trung dùng kế phản khách vi chủ để cuối cùng chém chết được đại tướng của Tào Ngụy là Hạ Hầu Uyên.

+ Diễn giải:

– Kế Phản khách vi chủ là đổi địa vị khách thành địa vị chủ.

– Phản khách vi chủ là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp. Phản khách vi chủ là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro