Hỗn chiến kế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

19. Phủ để trừu tân (釜底抽薪)

+ Giải nghĩa: Rút củi đáy nồi, đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua

Giải thích:Sách Ngụy Thư viết rằng: Trừu tân chỉ phất, tiễn thảo trừ căn. Nghĩa là: Để nước khỏi sôi, rút củi; để cỏ không mọc, diệt rễ

Khi không thể đối đầu với địch trực diện vì mình yếu hơn, vẫn có thể thắng bằng cách phá hoại nguồn lực và tinh thần của địch, khiến cho địch dù có muốn cũng chẳng có thể nào mà sôi lên được.

+ Điển cố: Trong trận Chi Lăng-Xương Giang, nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành lạ hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan.

+ Diễn giải:

– Kế Phủ để trừu tân là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào).

– Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt. Chỗ diệu dụng kế Phủ để trừu tân là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết.

– Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế Phủ để trừu tân lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ. Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng! Ở chiến trường, kế Phủ để trừu tân lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.

20. Hỗn thủy mạc ngư (混水摸魚)

+ Giải nghĩa: Đục nước bắt cá, lợi dụng tình thế để ra tay đạt mục đích

Giải thích:Khi địch hỗn loạn, mất phương hướng chính là lúc tìm sơ hở, khống chế và lấy đi lợi ích mà địch hoàn toàn không biết.Nước trong thì khó bắt cá. Khó ở chỗ thò tay xuống là cá thấy mà chạy. Nước đục thì dễ bắt dù là bằng tay không.

Kế này khi xuất chiêu thường được dùng cùng các kế khác như số 6Sấn Hỏa Đả Kiếp, số 12Thuận Thủ Khiên Dươngđể tối ưu hóa lợi ích đạt được.

Kế 20 này phải nhìn từ hai hướng. Một là mình đừng có rơi vào nước đục để mà bị bắt. Hai là làm cho địch luôn rơi vào nước đục, như thế mới dễ bắt nó.

+ Điển cố: Trong Trận Phì Thủy, sau khi nhận thấy quân Tần rối loạn sau đợt tấn công phủ đầu của quân Tấn, Tạ Huyền quyết định tận dụng thời cơ tung toàn lực tấn công, kết quả là quân Tần đại bại dù đông quân gấp 10 lần quân Tấn.

21. Kim thiền thoát xác (金蟬脫殼)

+ Giải nghĩa: Ve sầu lột xác, sử dụng bộ dạng mới để làm quân địch bất ngờ trở tay không kịp

Giải thích:Bề ngoài giữ vẻ không thay đổi, nhưng bên trong đã tạo được thế mạnh, địch vẫn không ngờ, chẳng lo đối phó. Khi địch nhân còn mơ hồ chưa hiểu là lúc ta hành động.

Khi bị nguy hiểm hủy diệt, cách duy nhất là trốn để tập hợp quân, khi đó cần chế ra sự giả tạo. Khi địch tập trung vào điểm giả tạo này, bí mật rút lui chỉ để lại đằng sau sự giả tạo vô nghĩa.

Tôn Tử từng phân tích. Đánh trận dựa vào 2 lực lượng. Lực cứng là lực công kích (Striking Force) và lực mềm là lực lừa dối (Deceptive Force). Hai lực này khóa vào nhau như âm như dương không đầu không cuối. Học binh pháp phải biết biến hóa, dùng hai lực này nhuần nhuyễn.

+ Diễn giải:

– Kế Kim thiền thoát xác là con ve sầu vàng lột xác.

– Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác. Kế Kim thiền thoát xác có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.

+Điển cố:Trong chiến tranh chống Nguyên năm 1286, quân Trần trong khi triệt thoái đã cho thuyền rồng giả chèo ra biển để dụ quân giặc đuổi theo, trong khi đó vua Trần xuôi vào Nam tập hợp binh lực phản công.

22. Quan môn tróc tặc (關門捉賊)

+ Giải nghĩa: Đóng cửa bắt giặc, dồn giặc vào thế bí không thể chạy thoát

Giải thích: Tôn Tử viết: Cố dụng binh chi pháp, thập tắc vi chi, ngũ tắc công chi, bội tắc phân chi

Trong đó Thập tắc vi chi nghĩa là khi mình mười, nó một, bao vây nó. Chứ nếu dồn nó quá, nó cắn bừa, lại tổn thương mình.

Nhưng căn bản của bao vây là gì? Là không cho nó có lối thoát. Còn nếu đuổi nó ào ào mà lối thoát vẫn chưa đóng, thì tức là vẫn còn có cơ hội cho nó. Lúc thấy cơ hội có thể bắt được giặc, lại là lúc không được nóng vội, phải bình tĩnh nhất vì đây là cơ hội triệt hạ đối phương toàn diện, làm tốt thì chiến tranh kết thúc. Cho phép kẻ địch trốn thoát là tạo ra hiểm họa tương lai. Vì muốn triệt hạ, lại phải bình tĩnh mà bao vây, đóng hết cửa thoát, rồi từ từ chọc tiết.

+ Điển cố: Thời Chiến Quốc, Tôn Tẫn và Bàng Quyên ban đầu là hai học trò cùng thầy Quỷ Cốc tử, nhưng sau đó trở thành cừu thù và là địch thủ chính của nhau trên chiến trường. Trong trận chiến quyết định, Tôn Tẫn sai quân Tề dùng kế rút bếp để lừa Bàng Quyên và quân Ngụy tiến sâu vào đường hẻm Mã Lăng. Khi toàn bộ quân Ngụy đã rơi vào bẫy phục kích, Tôn Tẫn sai bịt đường hẻm và bắn tên, quân Ngụy đại bại, Bàng Quyên cũng bỏ mạng trong đám loạn tên.

23. Viễn giao cận công (遠交近攻)

+ Giải nghĩa: Xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lực

Giải thích:Khi điều kiện cho phép, kết giao, liên kết với kẻ địch ở xa để triệt hạ kẻ địch ở gần.

Vừa xích mích với thằng xóm bên, lại vừa hục hặc với thằng láng giềng. Vác dao sang xóm bên chiến đấu thì có khi ở nhà bị đốt lúc nào không hay. Thế nên, vượt qua địch nhân ở gần để đi đánh địch ở xa là bất lợi. Địch ở xa, chủ trương vẫn là thù địch và đối lập nhưng cũng chưa phịch được nhau ngay. Thế thì có khi phải liên minh tạm thời để nhằm lợi ích đánh chiếm ở gần.

Thịt xong thằng ở gần rồi, vác quân đi xa cũng ko lo ở nhà bị đánh trộm.

+ Điển cố: Thời Chiến Quốc, tể tướng nước Tần là Phạm Thư đề ra kế viễn giao cận công, theo đó với các nước gần, Tần sẽ dùng vũ lực uy hiếp, chiếm thành chiếm đất, với các nước xa không đem quân đi được thì lại dùng ngoại giao dụ dỗ làm đồng minh. Cứ như vậy Tần nhanh chóng trở thành bá chủ của cả 6 nước chư hầu, tạo điều kiện cho Doanh Chính thống nhất Trung Quốc sau đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro