Trận chiến trên quần đảo Gilbert

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lúc ấy không ai biết rằng vùng biển san hô hẻo lánh, chung quanh bị một chuỗi đá ngầm hình tam giác bao bọc, lại là một trong các cứ điểm được phòng thủ vững chắc hơn cả trên Thái Bình Dương và trận đánh sắp đến là một trong các trận đẫm máu nhất trong chiến tranh . Chính trên quần đảo này là một lằn ranh ngăn chia , quần đảo Ellice do Hoa kỳ chiếm đóng và quần đảo Marshall , nơi mà họ tin tưởng rằng Nhật đã dốc công xây dựng một thành trì phòng vệ rất kiên cố . Nhìn vào bản đồ , người ta có thể nhận thấy rằng quần đảo Gilbert nằm ở một địa điểm rất đặc biệt trên địa cầu , vĩ độ số không , kinh độ 180 , nằm gọn trên đường xích đạo phân chia hai địa cực và đặc biệt là cũng nằm ngay trung tâm cách đều hai lục địa Á và Mỹ châu . Người dân bản xứ đã sống một cuộc đời hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài . Mà thật vậy , bên ngoài cũng chẳng có ai để ý đến những hòn đảo san hô chơ vơ nằm cô đơn giữa Thái bình dương này làm gì , mặc dù năm 1788 có các vị thuyền trưởng của Anh là Marshall và Gilbert đã từng đặt chân đến , nhưng sự bình yên ở đây cũng chẳng bị xáo trộn chút nào . Sang đến thế kỷ thứ 19 thì khách hàng hay lui tới đây cũng quá hiếm hoi ngoài những người buôn cùi dừa khô không chuyên nghiệp .

  Betio là một trong 16 đảo san hô thuộc nhóm đảo Tarawa nằm trong quần đảo Gilbert , ở một nơi mà Nhật đã chiếm đóng trong hai năm trời lại thay đổi kế hoạch mặc dù ở đây đã có phi trường . Vì nhu cầu chiến tranh ở miền nam Thái bình dương nên họ nhìn xuống xa hơn nữa tận cực nam là Rabaul . Vì thế Gilbert gần như bị bỏ quên trong một thời gian khá dài , cho đến khi quân Hoa kỳ tràn vào quần đảo Ellice và chế ngự vùng biển Solomon với phi trường Henderson của Guadalcanal mỗi ngày một hoạt động mạnh hơn .

  Cho đến tháng 07 năm 1943 , đô đốc Koga nhìn thấy viễn ảnh càng lúc càng đen tối thêm ở vùng cận nam Thái bình dương nên quyết định hy sinh căn cứ Rabaul và quay trở lại tăng cường chu vi phòng thủ phía đông , trách nhiệm này ông giao cho phó đô đốc Shibasaki chỉ huy                                           .

  Ở đây thủy quân lục chiến phải đối diện với một lực lượng địch quá đông đảo nếu so với đảo Makin . Một căn cứ quá vững chắc mà Nhật đã mang vào đó gần năm ngàn binh sĩ để bảo vệ . Một nửa trong số quân phòng thủ này là những binh sĩ thâm niên đầy kinh nghiệm chiến đấu . Hai lực lượng cần phải nhắc đến ở đây là , thứ nhất lực lượng đổ bộ đặc biệt gồm một ngàn bốn trăm chín mươi bảy tay súng , chỉ huy trưởng là Takeo Sugai . Thứ hai là lực lượng đồn trú hải quân đặc biệt gồm một ngàn một trăm hai mươi hai binh sĩ . Chỉ huy trưởng căn cứ trên đảo Tarawa là phó đô đốc Keijo Shibasaki , người đã từng tuyên bố sẽ giữ vững căn cứ cho dù con số địch quân có lên đến một triệu và phải chiến đấu cả trăm năm . Ông ban một cái lệnh phòng thủ chắc nịch như sau “Chiến đấu đến người lính cuối cùng . Cố bám lấy những phòng tuyến trọng yếu và tiêu diệt địch quân từ ngay bước chân đầu tiên đặt lên bãi biển . Tập trung hỏa lực tiêu diệt các nhóm đổ bộ hầu không cho họ thiết lập một đầu cầu tiến quân” .

  Quân trú phòng tập trung tại điểm Betio , một vị trí nơi góc phía tây nam hòn đảo . Nó vốn là một bán đảo nối liền từ hòn đảo chính , như một cái ngón tay chìa ra khỏi bàn tay mà hình thể như một cái cầu tàu thiên nhiên . Địa thế nơi đây rất vững chãi cho cánh quân phòng thủ là dựa vào những dải san hô khổng lồ , một pháo đài nổi rất kiên cố . Cánh quân đổ bộ của thủy quân lục chiến Hoa kỳ sẽ đổ lên bãi biển ngay hai bên bờ của cái ngón tay thiên nhiên này . Họ sẽ tiến lên chiếm cho bằng được một đoạn đê chắn sóng , đây là một con đê cao gần đầu người được ghép lại bằng những thân cây dừa và san hô với mục đích chắn sóng biển . Từ nơi phía sau con đê đó , một pháo đài nổi rất kiên cố thủy quân lục chiến sẽ đặt những ụ súng đại liên và đào giao thông hào làm đầu cầu tiến quân tấn công lên đảo .

  Căn cứ vào các tấm không ảnh và báo cáo từ những tiềm thủy đỉnh thì đô đốc Nimitz cũng đoán biết hệ thống phòng thủ của hòn đảo này nó kiên cố đến như thế nào rồi . Ông quyết định dùng hỏa lực của hải pháo phá hủy mọi hệ thống phòng thủ rồi mới tung tất cả lực lượng đổ bộ vào chiếm đảo . Trong giai đoạn đổ bộ , có một trở ngại khiến cho Nimitz băn khoăn lo ngại không ít là mức thủy triều lên xuống hay thay đổi rất đáng kể và độ sâu của bờ biển , một nan đề mà ông không biết phải giải quyết làm sao . Trong khi ban tham mưu thì khuyên ông nên tạm thời hoãn lại vào thời điểm cuối tháng 12 , vì lúc này mực thủy triều sẽ cao hơn bình thường . Nhưng khổ nổi là chiến dịch không thể trì hoãn thêm nữa vì làm thế quân Nhật sẽ có đủ thì giờ bày binh bố trận , đến lúc đó thì muốn chiếm lấy cũng là một việc khó còn hơn lên trời . Ngày đổ bộ cuối cùng cũng được quyết định là ngày 20 tháng 11 năm 1943 , một ngày duy nhất có mực thủy triều dâng cao nhất trong tháng . Nimitz không có đủ thời gian để tập họp số lượng tàu thuyền , phi cơ và một lực lượng quân sự khổng lồ để bắt đầu , nhưng rồi ông lại bất chấp tất cả .

  Cựu tư lệnh lực lượng đặc nhiệm của mẫu hạm Hornet tại Midway là đô đốc Spruance giờ đây đang chỉ huy đệ ngũ hạm đội gồm có đến 6 mẫu hạm mới chuyển tới , sáu thiết giáp hạm , bốn tuần dương hạm và hai mươi mốt khu trục hạm .

  Lực lượng hạm đội hùng hậu này có nhiệm vụ che chở từ ngoài khơi cho các cuộc hành quân đổ bộ và tham dự vào cuộc hải pháo cũng như không kích . Lực lượng hải vận hạm chở quân đổ bộ do Đô đốc Turner chỉ huy và tư lệnh quân đoàn đổ bộ là Thiếu tướng thủy quân lục chiến Holland Smith . Một lực lượng hải quân che chở khác, gồm có các thiết giáp hạm cũ , các tuần dương hạm và khu trục hạm sẽ yểm trợ cho việc tiếp vận , chỉ huy trưởng là Đô đốc Hill        .                                        

   Khi ánh bình minh chưa ló dạng thì nhiều chiến hạm của Hoa kỳ đã xuất hiện từ ngoài xa hải đảo . Pháo từ căn cứ Betio bắt đầu khai hỏa bắn ra dữ dội và phía Hoa kỳ cũng lên tiếng phản pháo lại ngay . Trong vòng hai tiếng rưỡi đồng hồ , Hoa kỳ đã rót lên đảo khoảng ba ngàn tấn đạn pháo đủ loại . Bây giờ cả hòn đảo như đang nằm gọn trong một cái mền đang cháy , có ai còn có thể tin tưởng rằng nơi ấy sức chịu đựng của con người còn tồn tại được dưới một hỏa lực kinh khiếp của bao nhiêu tấn đạn pháo .

  Từ trên một dương vận hạm , Robert Sherrod , phóng viên chiến trường cho tờ báo Times nhìn một quả pháo rơi và nổ tung lên gần kề chiếc tàu đổ bộ của thủy quân lục chiến . Rồi một quả khác nổ tung gây thành một cột nước bắn lên trắng xóa ngay phía sau chiếc tuần dương hạm của mình . Robert bàng hoàng cứ ngỡ những trái pháo ấy được bắn đi từ những khu trục hạm của phe ta , anh thốt lên “Trời ơi ! Bắn cái gì mà kỳ cục vậy kìa !” . Khi nhìn thấy viên đại tá thủy quân lục chiến ngay bên cạnh , Robert nói “Mấy anh pháo thủ này cần phải học cách tác xạ thêm nhiều” . Viên đại tá nhìn anh phóng viên bằng một ánh mắt lạnh lùng . Ông cất giọng ồm ồm nói “Bộ anh tưởng là pháo của phe ta bắn vào phe mình hay sao ấy” .

  Khi cuộc đổ bộ vừa bắt đầu thì đã gặp ngay thảm cảnh . Khi các hải vận hạm chưa vào đến bãi biển thì bị những hỏa lực dày đặc của các giàn súng trên bờ của Nhật tập trung bắn xối xả vào . Mọi người vì đã lạc quan cứ ngỡ hòn đảo đã trở thành tro bụi sau khi hứng chịu hỏa lực ghê gớm từ những giàn hải pháo trên các thiết giáp hạm . Các khu trục hạm phải gồng mình mà tiến sát vào bờ mới tránh được những trái pháo tầm xa từ phía địch .

  Khi đợt đổ bộ thứ nhất vừa đến được hàng rào đá ngầm , lại một hỏa lực kinh người khác chào đón họ . Lúc bấy giờ thủy triều đã xuống thấp , vì chuyến đổ bộ bị trễ đi đến 2 tiếng đồng hồ và hỏa lực địch quá dữ . Các toán binh sĩ đầu tiên một phần vì mang vác quá nặng một phần lại phải nhảy xuống cách bãi biển khá xa , cuộc chạy bộ với tử thần ấy họ đã để lại khoảng 600 xác chết đồng đội trên một bãi cát không xa lắm , nhiều binh sĩ gan dạ còn sống sót cố tìm lấy cho mình một ụ đất gồ ghề hiếm hoi hoặc một hốc đá để bám vào đó chịu trận , dưới cơn mưa đạn cày nát không chừa một thứ gì khiến cho họ tiến thì không thể mà lùi lại cũng chẳng xong . Phải đến một tiếng đồng hồ sau mới có được chừng vài trăm binh sĩ còn bám được nơi bãi các , đa số trong họ không còn tìm thấy sĩ quan chỉ huy của mình nữa nên lệnh lạc bấy giờ coi ra chẳng còn hiệu lực gì cả . Đại tá Shoup cùng những sĩ quan chỉ huy đại đội thảy đều kẹt lại bên ngoài bờ biển , nghĩa là chưa có vị sĩ quan cấp đại đội nào đặt chân lên bờ cả , họ đều nhờ cậy vào sự dũng cảm và tài chỉ huy của các trung đội trưởng , các vị sĩ quan này đang cật lực điều động binh sĩ còn lại của mình chiến đấu một cách dũng mãnh . Toán tiền sát viên của trung úy Hawkins và trung sĩ Price . Trung sĩ Price người lính binh nhì đi lên từ chiến trường Guadalcanal . Hai người quyết bám chặc vào móng của bến tàu . Từ đó , viên trung úy trung đội trưởng đã nhìn thấy rất rõ các xạ thủ đại liên của Nhật đang ẩn mình trong các bờ đá của chân cầu nơi bến tàu . Anh cho một số binh sĩ gan dạ thừa cơ bò lên dùng lựu đạn đánh câm họng mấy khẩu đại liên quái ác kia để đồng đội phía sau tiến lên lập đầu cầu .

  Đến trưa thì đại tá Shoup đặt chân lên bờ , bộ phận chỉ huy dã chiến của ông đặt trong một cái lô cốt sụp đổ của Nhật bỏ lại . Đây là đầu cầu duy nhất ăn sâu vào hòn đảo cách bãi cát bờ biển 20 mét . Một hành lang tuy hẹp nhưng cũng có thể bảo vệ an toàn cho những toán quân đổ bộ phía sau . Khi được biết toán đổ bộ đã lập được đầu cầu , tướng Julian Smith gọi ngay cho đại tá Shoup ra lệnh cho ông mở cuộc tấn công vào bình minh hôm sau và ông ta cũng hứa sẽ tăng viện cho Shoup thêm hai tiểu đoàn nữa .

  Đến sáng , khi hai tiểu đoàn tăng viện vừa đến thì Shoup ra lệnh tấn công , các phi cơ cũng vần vũ tác xạ vào những mục tiêu khả nghi . Thủy quân lục chiến tỏa ra từ hành lang đầu cầu nhỏ hẹp vừa chiếm được hôm qua , lúc này hỏa lực của Nhật còn dữ dội hơn cả ngày hôm qua . Họ từ trong những hầm hố công sự , thậm chí ngay cả trên những ngọn dừa cao chót vót . Quân của đại tá Shoup bị khựng lại vì sức chống trả quá ác liệt , một trận đẫm máu như ngày hôm qua lại diễn ra . Cuộc tấn công bị bẻ gãy trong giờ đầu . Trung úy Hawkins , người hùng hôm qua đã chiếm lô cốt giặc lập đầu cầu cho quân đổ bộ bây giờ đã bị thương . Trung sĩ Price lên thay thế quyền chỉ huy trung đội .

 Nhận được tình hình quá bi đát , tướng Smith vội gửi ngay tới cho Shoup thêm một trung đoàn . Tung đoàn 6 là một trung đoàn trừ bị cuối cùng cho cuộc hành quân đổ bộ này . Chỉ hai tiếng đồng hồ sau , tàu đổ bộ cập sát cả vào bờ không một trở ngại nào . Cả ngàn chiến binh còn khỏe đã đặt chân lên bờ cùng với những xe tăng hạng nhẹ , pháo cối và các cấp chỉ huy . Cuộc phản công dữ dội bắt đầu .

    Phó đô đốc Shibasaki bị tử thương ngay trong căn hầm chỉ huy của ông . Cho đến bốn ngày sau thủy quân lục chiến mới thanh toán hết các nhóm tử thủ của binh sĩ Nhật trên đảo . Gần năm ngàn quân trú phòng bị tiêu diệt , 17 người Nhật và 129 người Đại hàn bị bắt sống , đa số bọn họ điều là nhân viên phục vụ trong các căn cứ sĩ quan ở đây . Hơn một ngàn thủy quân lục chiến bỏ mình , mà đa số đều ở ngay mõm đổ bộ đầu tiên . Hòn đảo Makin đã lọt vào tay Hoa kỳ , bước đầu tiên trên con đường đi đến Đông kinh của đô đốc Nimitz đã thành công .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế