Mặt trận Ấn Độ và Miến Điện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Nó có thể nói là một cuộc chiến tranh mà cả thế giới ít có ai biết đến , một cuộc chiến đang diễn ra giữa hai quốc gia có cùng chung một biên giới là Trung Hoa và Miến Điện . Một cuộc chiến mà cả hai phe đều hết sức chán nản , nó đã gây khốn khổ cho gần trăm triệu dân đen , những người dân yên phận đang phải sống giữa những xáo trộn triền miên hằng bao năm tháng .

  Đầu tiên phải nhắc lại việc Anh quốc chịu nhục rút bỏ lãnh thổ Miến điện đầu năm 1942 khi chiến tranh mới nổ ra và họ đã cố gắng quay lại nhưng chẳng thành công lắm . Khi Hoa kỳ và quân đội Tưởng Giới Thạch tấn công vào những lãnh thổ của Nhật chiếm đóng . Khi những lãnh thổ mà họ bình định xong , sự phân chia giới tuyến giữa ba phe Hoa kỳ , Trung Hoa và Nhật bản quá mơ hồ không xác định đâu vào đâu cả . Rồi bước sang năm 1944 , vì tham vọng quá lớn nên Nhật bắt đầu ra tay phá hoại đất nước Miến điện trước khi trao trả đất nước này về lại chủ quyền của nhân dân họ để bước thêm một bước nữa về miền nam , xa hơn , to lớn hơn . Đó là âm mưu lật đổ chính phủ Ấn độ , một chính phủ bấp bênh do đế quốc Anh dựng lên ; với sự ủng hộ của Chandra Bose , một vị lãnh tụ thân Nhật thuộc phe đối lập với chính phủ Ấn độ .

  Đầu tiên là Imphal , một thành phố chiến lược chỉ cách biên giới Miến 50 dặm về phía tây được Nhật chọn làm những tảng đá lót đường cho những bước chân đầu tiên của họ dẫm lên . Với họ , nơi đây không những là cánh cổng dẫn vào lục địa mênh mông của Ấn độ mà sự hiện diện của quân đội Thiên Hoàng ở đây cũng là một niềm hy vọng lớn lao đối với hầu hết những người Ấn bất phục tùng chính phủ phe bảo hộ của Anh , tức là phe căm hận và muốn tống khứ người chủ nhân ông da trắng ra khỏi quê hương họ .

 Đã nhiều tháng trời nằm im chờ đợi , giới lãnh đạo quân sự Nhật ở Miến điện nôn nóng và bực dọc không ít với cái mệnh lệnh từ Đông kinh đưa xuống là án binh bất động . Rồi thình lình đến đầu năm 1944 , khi mọi diễn biến chính trị thay đổi , họ lại được lệnh tung quân vào chiếm lấy Ấn độ . Tổng hành dinh Thiên Hoàng ra lệnh cho lộ quân thứ 15 tiến vào phong tỏa vùng đất sinh tử nơi phía đông bắc Ấn độ , gồm thành phố Imphal và những khu phụ cận . Chỉ huy trưởng chiến trường này là trung tướng Renya Mutaguchi , ông vẽ kế hoạch tiến chiếm như sau : đầu tiên phải chiếm giữ cho bằng được cái thành phố ngay cửa ngỏ miền bắc Ấn là Impal để làm bàn đạp và sau đó sẽ thọc sâu vào nội địa về vùng trung và nam Ấn .

  Khi chiến dịch nam tiến vừa mới bắt đầu thì thiếu tướng Orde Charles Wingate , một nhân vật quan trọng hàng đầu trong nhóm kháng chiến Chindits đã biết được dã tâm của Nhật . Ông âm thầm cho quân của mình đột nhập sâu vào phòng tuyến địch , phía bên kia biên giới thuộc đất Ấn để tìm cách quá quấy khi quân của Nhật tiến vào đất Ấn . (Người Miến Điện chiến đấu cho cả hai phía trong cuộc chiến. Họ chiến đấu trong Đội quân Miến Điện - Anh năm 1941-1942. Năm 1943, Chin Levies và Kachin Levies đã được thành lập ở các quận biên giới Miến Điện và vẫn thuộc quyền kiểm soát của người Anh. Đội quân Miến Điện chiến đấu trong thành phần Chindit dưới quyền Tướng Orde Wingate từ 1943-1945. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, người Mỹ đã lập ra Đội biệt kích Kachin-Hoa Kỳ cũng chiến đấu cho quân Đồng Minh. Nhiều người Miến Điện khác chiến đấu trong lực lượng SOE của Anh. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945).

  Tướng Mataguchi mặc dù trước kia vẫn là người tỏ ra chống đối ý tưởng tiến chiếm Ấn độ . Nhưng việc làm của tướng Wingate đã khiến cho ông có một cái nhìn khác ở chiến trường này . Nếu người Anh có thể mang quân xuyên qua những khu rừng già và núi non hiểm trở ở biên giới để vào đất Ấn thì quân đội của mình cũng sẽ làm được như thế . Mataguchi suy nghĩ , nhưng với bọn lính Anh và Miến thân Anh này là những đội quân được đặc biệt huấn luyện cho chiến trường du kích rừng núi nên địa hình phứt tạp ở đây đối với họ đã quá quen thuộc . Đối với đội quân đông đảo của ông cấp số lên đến một quân đoàn như thế này nếu muốn thực hiện được ý định băng rừng trèo núi như họ thì quả là một nan đề .

  Đại tá Tadashi Katakura , sĩ quan tham mưu phòng hành quân của Mutaguchi nhìn thấy rõ trở ngại thiên nhiên này . Địa thế phía trước đoàn quân của họ có quá nhiều sông suối và rừng rậm núi đá chập chùng , trong khi lộ quân 15 thì việc tiếp liệu chưa được chuẩn bị đầy đủ cho một chiến dịch chắc chắn sẽ kéo dài ra vô tận . Một chiến dịch đầy dẫy khó khăn mà lương thực , đạn dược không kịp thời cung ứng kịp thì ắt phải biết nó đáng lo ngại tới dường nào . Đại tá Katakura lòng đầy lo lắng bất an nhưng cái tính thẳng thừng nhà binh của ông có lẽ đã không còn nữa kể từ sau cái vụ nổi dậy của phe chống đối chính phủ hôm 26 tháng 02 năm 1936 , chính ông cũng bị một viên đạn của họ bắn trúng vai , vì thế tuy lo ngại đầy lòng nhưng Katakura vẫn giữ vẻ bình thản đối với thượng cấp . Riêng tướng Mutaguchi thì dù sao cũng không thể có một quyết định nào khác hơn được kế hoạch tiến quân của Đông kinh .

  Ngày 08 tháng 03 năm 1944 , lộ quân 15 được có thêm ba sư đoàn mới tăng viện hợp cùng một sư đoàn chiến đấu của Bose (sư đoàn này từ đội quân quốc nội của Ấn mệnh danh là đội quân chiến đấu cho một Ấn độ tự do) . Tổng cộng trên dưới 155 ngàn binh sĩ bắt đầu vượt con sông mang tên Chindwin để vượt qua những ngọn núi ngay biên giới Ấn Miến . Khi vừa đặt chân lên được lãnh thổ của mình , những người lính Ấn đồng loạt quỳ gối cúi người hôn lên mảnh đất kính yêu mà họ trang trọng gọi bằng hai tiếng thiêng liêng là mảnh đất quê hương . Sau đó đoàn quân rầm rộ tiến vào một thành phố nhỏ tên gọi Kohima , chỉ cách Imphal chừng 8 dặm về phía bắc . Ở thành phố chiến lược này Nhật hy vọng sẽ cắt đường tiếp liệu lương thực của cánh quân du kích Anh . Sau khi làm chủ hoàn toàn Kohima , hai sư đoàn của Nhật vội vả lên đường tiến vào Imphal . 

   Một viên tướng Anh có thể liệt vào hàng đầu của những ông tướng có đầy đủ mưu mô và tài thao lược nhất vào thời bấy giờ ở vùng Viễn đông là trung tướng William J.Slim , thuộc quân đoàn 14 Anh-Ấn đã tiên đoán được bước tiến của Mutaguchi nên ông đã chuẩn bị sẳn sàng cho một kế hoạch đối phó . Kế hoạch của ông được vẽ ra như sau : để đánh lạc hướng địch , ông cho một lữ đoàn rầm rộ vào Kohima như đến giải vây . Riêng thành phần chủ lực thì ông cho dàn sẳn để chờ địch tới nơi một điểm mà mình chọn sẳn . Đó là khu ngoại vi của thành phố Imphal , khi nào địch quân dẫn xác vào tận nơi đây , lúc mà họ đang dừng chân nghỉ ngơi để chuẩn bị tấn công vào thành phố thì quân của ông sẽ nhào ra từ bốn phía đồng loạt tấn công . Đây là chiến thuật bất thần lấy yếu tố bất ngờ và địa lợi để giành lấy chiến thắng . Một kế hoạch khá liều lĩnh và táo bạo nhưng có nhiều cơ may thành công .

  Nhưng rồi sau đó , theo báo cáo mới gửi về từ Kohima . Tướng Slim biết ra phía địch quân có đến 2 sư đoàn hùng mạnh trấn giữ Kohima . Kohima chẳng những là một nơi có địa thế quan trọng cho quân đồn trú mà cũng là một mối đe dọa lớn cho con đường tiếp vận độc nhất bằng xe hỏa đến từ Dimapur . Slim hốt hoãng lên khi nghĩ đến con đường tiếp vận bị địch chận bít , ông liền ra lệnh cho tiến quân tấn công ngay trước khi quá trễ . Hy vọng rằng cánh quân của ông có thể cầm chân địch cho tới khi viện quân đến . Ông bụng bảo dạ “Nếu được như thế thì quá tốt , bằng không thì hậu quả thật không thể tưởng tượng được” . Cái nhìn của ông tướng có tài thao lược là con đường tắt dẫn đến đường xe lửa từ thành phố Kohima . Con đường này nếu muốn tới được mục tiêu thì địch quân bắt buộc phải xuyên qua một ngọn đồi hiểm trở . Thế là ông ra lệnh cho một toán quân ra nằm sẳn trên ngọn đồi ấy . Những binh sĩ thuộc lực lượng bổn xứ ở địa phương tức khắc được tập họp lại , họ khoảng 500 người được tái võ trang và thảy ngay ra mặt trận .

  Nhưng tướng tư lệnh sư đoàn 31 lục quân Nhật là Kotoku Sato chỉ muốn tập trung lực lượng tấn công Kohima , nơi mà quân trú phòng đang chống trả một cách ngoan cố . Ba sư đoàn của Nhật đang dồn hết nổ lực để tiến vào ba mặt thành phố dựa vào ngọn đồi phía ngoài của hai mặt nam và tây , trong khi cánh quân Ấn của Bose thì hành quân thẳng về phía nam để tiến vào Imphal .

  Ngày 18 tháng 4 , chỉ huy của cánh quân Ấn nhận được một báo cáo quá lạc quan là đơn vị phòng thủ ngoại vi thành phố Imphal rất lỏng lẽo , cánh tiền sát của họ đang có mặt tại một điểm chỉ cách thành phố chừng “một tầm đá ném” mà thôi . Chiến thắng sắp nắm trong tầm tay , Bose hân hoan nghĩ đến một ngày huy hoàng chắc không xa thế nào cũng đến . Ông đã chuẩn bị rất nhiều một loại tiền mới sẳn sàng cho tung ra lưu hành trên những vùng đất được chiếm giữ . Nhưng rồi niềm hân hoan vừa chợt đến ấy lại vội tan biến ngay lập tức khi tướng Sato từ chối thẳng thừng với lý do đang dồn tất cả lực lượng để dứt điểm Kohima nên chẳng chịu cho quân tiến về nam , hiệp sức với quân đội Ấn tiến chiếm Imphal . Bose nổi giận , lửa bốc phừng phừng , biết rằng thực lực chỉ với một sư đoàn kháng chiến quân của mình không thể nào tiến vào giải phóng thành phố Imphal nổi nhưng Sato lại không chịu giúp đỡ . Giận người Nhật lắm nhưng thay vì ông tự tiện ra lệnh cho em út của mình chuẩn bị rút hết về đất Miến thì ông lại điện về Maguchita để phàn nàn . Đồng thời ông cũng nhắc nhở với ông tướng tư lệnh lộ quân 15 câu hứa miệng lúc chưa xuất quân rằng hễ cánh quân của ông đến giữa thời điểm nửa tháng 4 mà không được tiếp tế đạn dược lương thực thì có quyền rút lui về đất Miến .

  Không biết Bose đã ton hót như thế nào mà Mataguchi đã đùng đùng nổi giận , ra lệnh cách chức tư lệnh của tướng Sato và hứa với Bose sẽ giúp đỡ tận tình cho cánh quân Ấn độ giành chiến thắng đầu tiên , một chiến thắng rất quang trọng trên quê hương của họ để gây tiếng vang cho cả dân tộc Ấn .

  Thế là mặc dù thành phố Kohima chưa giải quyết xong , quân Nhật lại dồn quân về phía nam , hợp sức với Bose . Trước lúc xông vào san bằng thành phố Imphal , giới lãnh đạo quân sự Nhật muốn Bose lên đài phát thanh đúng vào ngày sinh nhật của Thiên Hoàng Hirohito đọc một bài diễn văn ngắn , đại ý chiến thắng Imphal là chiến công đầu tiên làm quà tặng lên Thiên Hoàng nhân ngày sinh nhật của ông . Bose cảm thấy tinh thần yêu nước của mình bị sĩ nhục quá đáng nên ông đâm ra ngang ngạnh , chống đối tới cùng . Việc đầu tiên là cánh quân tiến vào tấn công thành phố Imphal phải là cánh quân kháng chiến của ông chớ không phải là quân Nhật . Đồng minh Nhật chỉ là cánh quân phụ yễm trợ cho ông mà thôi . Và cũng chẳng có món quà nào dâng tặng lên Thiên Hoàng cả . Vì làm như thế dân tộc Ấn độ của ông họ sẽ nghĩ gì ? Kháng chiến quân Ấn độ vùng dậy để giải phóng quê hương của họ ra khỏi ách thống trị của bọn da trắng người Anh hay rước bọn xăm lăng Nhật bản về dày xéo quê hương của họ ? Nếu ông đồng ý chịu nghe theo người Nhật thì nhân dân của ông họ sẽ chống đối ông tới cùng và dĩ nhiên là họ sẽ trở lại đứng cùng phe với người Anh .

  Sự bất đồng này cứ kéo dài ra và đó là dịp may cho tướng Slim để cho ông có dư thì giờ để chờ quân tiếp viện chuẩn bị kế hoạch ngăn giặc . Nhiều cánh quân tăng viện khổng lồ đang tiến về Imphal qua hai ngã : đường hỏa xa và hàng không . Cho đến lúc quân Nhật bắt đầu tiến vào Imphal thì quân phòng thủ ở đây quá vững , với nhiều phi đội yễm trợ bất cứ nơi nào và lúc nào . Yếu tố bất ngờ của Nhật không còn nữa khiến cho họ lúng túng thấy rõ . Chiến trận nổ ra từ tuần này sang tuần khác mà hai phía vẫn dùng dai bất phân thắng bại . Hai ông tướng tư lệnh của hai sư đoàn hiện đang tham chiến tại Imphal đã đoán ra được kết quả của trận đánh này . Một ông đã âm thầm cho quân của mình rút lui mặc dù chưa có lệnh .

  Tham mưu phó lộ quân 15 là tướng Hikosaburo Hata cùng đại tá Sugita , một sĩ quan phòng tham mưu đích thân đến thị sát ngay tại mặt trận Imphal . Rồi sau đó hai người đồng trở về Đông kinh với một báo cáo ngắn gọn làm nãn lòng Tojo hết sức . Bản cáo cáo chỉ có một dòng chữ như sau “Cơ hội thủ thắng rất ít cho quân đội Thiên Hoàng” . Thủ tướng Tojo (lúc này Tojo chưa từ chức) nỗi giận lên tiếng cáo buộc tướng Hata là người mang tư tưởng chủ bại . Thủ tướng đã đặt tất cả kỳ vọng vào chiến dịch tiến chiếm Ấn độ . Sự thành công ở đó có thể xoa dịu quần chúng sau cái nhục bỏ mất quần đảo Marshall ở Thái bình dương .

  Ngày 05 tháng 06 , Maguchita tư lệnh lộ quân 15 đến trình diện thẩm quyền của mình là tướng Masakazu Kawabe , tổng chỉ huy mặt trận Miến điện để giải thích một vấn đề rắc rối nội bộ của lộ quân ông đang nắm . Maguchita đã buộc lòng cách chức ba vị tướng tư lệnh của 3 sư đoàn thuộc quyền của mình – đây là một việc làm chưa từng xảy ra trong lịch sử quân đội Nhật bản (một là Sato với lý do không có khả năng , một vì lý do sức khỏe và một ông tướng khác vì tự ý rút quân nên bị gáng cho cái tội bất tuân thượng lệnh) . Với lý do này Maguchita có thể lên tiếng để giải thích cho việc chậm trễ trong chiến dịch tiến chiếm Ấn độ . Nhưng khi đứng trước mặt thẩm quyền , nhìn vẻ mặt trơ như đá lạnh như tiền của Kawabe thì Maguchita líu lưỡi chẳng giải thích được điều gì . Và có lẽ vị Kawabe đã biết được sự yên lặng của thuộc cấp nên không truy hỏi mà chỉ hứa với Maguchita là ông sẽ giúp đỡ những gì ông có thể cho chiến dịch được tiến hành suông sẻ . Và ông nhấn mạnh là chỉ giúp đỡ những gì ông có thể giúp được mà thôi .

  Sang ngày hôm sau thì Maguchita được báo cáo là quân Anh đã làm chủ hoàn toàn thành phố Kohima , nghĩa là quân Nhật bị đánh bật ra ngoài sau nhiều tuần lễ dằng co trong nội thành . Về phía mặt trận Imphal thì cho tới bây giờ , tức là sau 64 ngày đêm giành giật hết tiến rồi lùi , kết quả quân Nhật và nhóm kháng chiến quân của Bose vẫn còn đang ở vòng ngoài thành phố , đang giành giật từng mét của con đường dẫn vào nội thành . Maguchita chán nãn hết sức và sau đó thêm hai tuần lễ nữa thì quân Anh đã chọc thủng được vòng vây chung quanh thành phố Imphal để bắt tay với quân phòng thủ bên trong .

  Bây giờ đã đến lúc quân của Maguchita gặp phải khốn đốn . Mùa mưa lũ bắt đầu trở lại cho vùng rừng núi thâm u bắc Ấn . Nhiều cơn mưa tầm tã kéo dài hết ngày này sang ngày khác khiến cho nước sông dâng lên cao gây nạn lũ lụt khắp nơi , nhất là những khu vực của con đường mòn tiếp tế dẫn về Miến điện . Với ba sư đoàn đang tham chiến mà lương thực cung cho lính theo lối ăn để sống chỉ đủ cho một sư đoàn mà thôi . Hai sư đoàn còn lại thì đành uống nước lã cầm hơi và số phận họ cũng giống y hệt với những binh sĩ ở Guadalcannal và Leyte ngày nào , nghĩa là vào rừng hái lá , cỏ dại hoặc bắt thú rừng ăn đỡ đói . Rồi từ cái đói , chết và bệnh tật nãy sinh nhanh chóng khiến tinh thần chiến đấu của họ xuống thật thấp , thấp đến độ chỉ còn cao hơn ngọn cỏ một chút . 

  Tướng Mutaguchi không thể nào một lần nữa trình diện thượng cấp để lên tiếng xin rút quân . Việc duy nhất ông có thể trình bày với Kawabe là chiến dịch tạm hoãn vì lý do thời tiết . Ông yêu cầu Kawabe chấp thuận cho 3 sư đoàn của mình trong thời gian này tạm thời quay về thế thủ và lui về vùng đất cao ráo để tránh nạn lụt lội của mùa mưa . Vùng đất được chọn làm nơi tạm đóng quân là phía hữu ngạn con sông Chindwin , ngay phía tây bắc Mawlaik đến khu Toddim . Kawabe bác bỏ ngay thỉnh cầu của Mutaguchi , ông lên tiếng khiển trách lộ quân 15 làm ăn chẳng ra cái tích sự gì cả . Phải hăng hái sốt sắng lên và chiến đấu quyết liệt hơn . Tuy nhiên , lệnh thì lệnh như thế nhưng ông cũng gửi viên sĩ quan tham mưu kỳ cựu của mình tới Sài gòn để thỉnh cầu thống tướng Terauchi đồng ý chấp thuận cho việc đình chỉ vô hạn định chiến dịch tiến chiếm Ấn độ . Terauchi đồng ý ngay .

  Ngày 09 tháng 07 , tức bốn ngày sau khi lời thỉnh cầu của Kawabe được thống tướng chấp thuận , những sư đoàn còn sống sót của lộ quân 15 bắt đầu rời chốt chiến đấu từ từ triệt thoái về hướng con sông Chindwin . Trên đoạn đường triệt thoái dài thặm thượt đầy gian nan , binh sĩ phải gồng gánh súng đạn băng rừng trèo núi dưới trời mưa tầm tả như không bao giờ chấm dứt . Họ đánh lộn bắn giết nhau để giành giật từng miếng ăn vì quá đói . Vô số trong họ vì bệnh hoạn , vì đói rét và những thương binh thiếu thuốc men điều trị nên đuối sức ngã quỵ nằm chết la liệt hai bên vệ đường . Và không biết bao nhiêu binh sĩ vì quá tuyệt vọng họ đâm ra chán đời quay súng tự bắn vào đầu mình hoặc cho lựu đạn nổ tung để tự kết liễu . Có thể nói trên con đường mưa lầy lội này là một địa ngục trên trần gian cho binh sĩ của lộ quân 15 . Họ đã bỏ lại vô số xác chết của đồng đội , cho đến vũ khí từ đại liên , súng cối , súng trường , nón sắt v.v.  Là cả một núi rác rến trãi dài ra đến bất tận , tàn tích của một đoàn quân bại trận trốn chạy bỏ lại , một chiến tích nhục nhã nhất của quân đội Thiên Hoàng , một đoàn quân mà Đông Kinh đã và đang tuyên dương với quần chúng của họ là đoàn quân bách chiến bách thắng . Khi được đặt chân đến điểm cuối của tuyến phòng thủ mới là hữu ngạn con sông Chindwin , nhiều binh sĩ Nhật vẫn còn phải bàng hoàng khi chứng kiến nhiều cái chết hãi hùng khác của đồng đội khi bị cơn lũ từ đầu nguồn kéo về , nó cuốn đi hàng trăm binh sĩ thuộc toán tiền đạo khi họ cố vượt sang một khúc eo để sang bên kia bờ .

  Thời gian chỉ vài tuần lễ ngắn ngủi , với một trận chiến không nhiều tiếng vang trên thế giới , thế mà sự thiệt hại của nó đã lên đến một con số thật kinh hoàng cho giới viết quân sử . Sáu mươi lăm ngàn binh sĩ tử trận . Một con số gần gấp 3 con số binh sĩ thiệt mạng ở đảo Gualdalcannal và tương đương với sự thiệt hại ở trận chiến đảo Leyte . Sau rốt , tướng Mutaguchi tư lệnh lộ quân 15 cùng tất cả dàn sĩ quan tham mưu của ông bị Đông kinh cho về vườn . Dĩ nhiên tướng Kawabe , tư lệnh vùng Miến điện và ban tham mưu của ông cũng không ngoại lệ . Tất cả về nấu cơm đuổi gà cho vợ . Sĩ quan cao cấp của quân đội Thiên Hoàng mà nướng quân như thế thì để họ ở đó làm gì chỉ tổ ăn hại và mang thêm tiếng nhơ cho tổ quốc , về nhà bửa củi nấu cơm giúp vợ thì còn có ích hơn nhiều .

  Giới lãnh đạo Đông kinh rúng động hoàn toàn . Sau khi lộ quân 15 bị một vố gần như xóa sổ thì ảnh hưởng của nó cũng lan rộng đến những đơn vị khác ở Miến điện . Và đến thời điểm cuối năm thì sức mạnh và sự thống trị của đế quốc Đại Nhật đã rơi vào một điểm mà họ không bao giờ muốn và đang cố gắng để thoát ra nhưng không thể nào , đó là điểm cáo chung cho một đế chế .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế