Lỗi tại ai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cho đến trưa ngày 27 tháng 11 Đông Kinh mới nhận được câu trả lời chính thức của Hoa Thịnh Đốn . Đầu tiên là một bức điện được gửi đi từ Hoa Thịnh Đốn đến thẳng Tổng Hành Dinh Đại Nhật , loan báo rằng chính phủ Hoa Kỳ đã trả lời những yêu cầu của bản dự kiến B , nhưng “chẳng có một tia hy vọng nào để ngồi vào bàn thương thuyết” . Sĩ quan tham mưu tề tựu bu quanh phòng liên lạc để nôn nóng chờ đợi những bức điện tín tiếp theo .

  Một phiên họp quân sự được hiệu triệu cấp tốc . Tojo lớn tiếng đọc lên nội dung bức điện tín của Hoa Thịnh Đốn . Cả phòng họp im lặng lắng nghe , chợt có tiếng nói vang lên nơi góc phòng “Đây là tối hậu thư !” . Ngay cả Ngoại Trưởng Togo , người đặt hết kỳ vọng cũng không thể nào ngờ được . Bị nỗi thất vọng chế ngự , ông lãm nhãm những câu lặp cà lặp cặp khiến cho mọi người chả hiểu ông đang muốn nói gì . Trong một đoạn của bức điện tín , Hull viết “Tôi không thể nuốt nỗi những đề nghị của quí vị” Togo nghe ù tai choáng váng . Nỗi đau đớn càng gia tăng khi ông nhìn thấy có một vài vị sĩ quan trẻ đang tiến tới gần mình và nhếch mép cười cười bảo “Ông có nghe gì không nhỉ ? Chúng tôi đã chẳng cho ông biết từ trước rồi ư ?”.

  Đòi hỏi thái quá của Hoa Kỳ đã gây nên một làn sóng căm phẫn cực độ trong giới chức Nhật . Thậm chí Kaya , người luôn chủ trương đường lối chủ hòa cũng không khỏi nỗi giận . Nhật Bản đã tỏ ra quá nhượng bộ mà vẫn chưa vừa lòng họ . Câu trả lời của Hull hẳn là “quá cứng rắn không có một chút gì là nhân nhượng” tức nhiên ông ta không còn muốn thương thuyết . Đây chỉ là có ý muốn trì hoãn kéo dài thời gian . Hoa Kỳ đã quyết định dùng vũ lực để tấn công Nhật Bản ! Nhật đã hứa triệt thoái quân sự vùng Đông Dương hẳn đã chưa đủ , Hull muốn triệt thoái lập tức tất cả hoạt động quân sự ở Đông Dương cũng như toàn cõi Hoa Lục . Một việc mà chúng ta không thể nào chấp nhận được .

  Chỉ một việc rút bỏ Hoa Lục thôi đã làm cho các giới chức hiện diện nơi đây tức điên lên được . Sự thành tựu ở Mãn Châu ngày hôm nay là do nhân dân Nhật Bản đã đổ xuống không biết bao nhiêu là mồ hôi và xương máu mới gầy dựng nên được , thế mà một sớm một chiều phải buông bỏ nó vì áp lực của Hoa Kỳ ư ? Bỏ Mãn Châu đi thì hậu quả kinh tế sẽ không lường được . Với tư cách gì mà Hoa Kỳ lại có những đòi hỏi quá quắc ấy . Trên đời này làm gì có một quốc gia không biết bảo tồn danh dự , quốc thể để chạy theo phục tùng họ chứ ? 

  Nhưng lòng căm phẫn cực độ của họ coi ra chỉ vì họ đã hiểu lầm , một sự hiểu lầm hết sức nguy hiểm . Với Hull , hai chữ “Trung Hoa” ông vốn không đề cập tới vùng đất Mãn Châu và chính ông cũng chẳng có ý định yêu cầu Nhật rút quân ra khỏi lãnh thổ ấy .

  Trở lại thời điểm tháng 04 , Hull cam đoan với Nomura rằng không cần bàn bạc về sự thừa nhận hoặc không thừa nhận lãnh thổ Mãn Châu vội , hãy để đó bao giờ có sự thỏa thuận căn bản cái đã . Và ông đã đoán vấn đề đó sẽ được hủy bỏ không cần bàn cãi . Tuy nhiên ,  với người Nhật , bất cứ những lời tuyên bố của Hull họ vẫn phải chấp nhận để giữ giá trị bề mặt . Nhưng từ sau bản “dự thảo song phương” thành hình thì đòi hỏi của Hoa Kỳ càng ngày càng quá đáng khiến cho giới chức Nhật điên đầu chẳng biết đâu mà lường thành thử hiểu lầm là một việc không thể nào trách họ được . (Tất cả những người hiện diện trong buổi họp quân sự hôm ấy từ Thủ Tướng Tojo đến Ngoại Trưởng Togo đều hiểu lầm rằng ý của Hull bao gồm luôn lãnh thổ Mãn Châu . Năm 1967 , khi được phỏng vấn về vấn đề trên , nếu trường hợp lời đề nghị của Hull rõ nghĩa hơn , viên sĩ quan cộng sự của Tojo gật đầu thố lộ rằng “Nếu chúng tôi được biết rõ thì quá tốt – Chúng tôi sẽ chấp nhận nếu họ không bắt buộc chúng tôi phải bỏ Mãn Châu” . Tất nhiên , nếu không có chuyện hiểu lầm thì Tojo , Suzuki không bao giờ có quyết định táo bạo đến thế . Kaya cũng tuyên bố “Nếu Hull nói rõ hơn thì sự giải quyết quá dễ dàng hoặc đình hoặc chiến sẽ bàn thảo kỷ hơn . Vã lại lúc bấy giờ trong nội bộ lục quân cũng đang có ý định rút khỏi những nơi có Cộng sản phát triển ở Hoa Lục” . Suzuki cũng phát biểu “Ít ra nó cũng giúp tránh khỏi trận chiến Trân Châu Cảng”) .

  Như vậy thì hai quốc gia có cùng một nỗi lo chung là Cộng sản sẽ khống chế toàn thể Châu Á là Hoa Kỳ và Nhật Bản lại trở đầu xung đột với nhau . Kẻ trung gian sẽ nghĩ lỗi này do ai gây ra : Hoa Kỳ hay Nhật ? Sau đó thì chỉ có Nhật đơn độc nhận lãnh trách nhiệm trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ vì sự sống còn của Mãn Châu và Trung Hoa , bên cạnh những hành động dã man đối với thường dân nơi lục địa và sự xâm lăng chiếm đóng ba nước Đông Dương và vùng Nam Á . (Một sự kiện đau lòng mà thế giới phương Tây không bao giờ nhắc đến khi đề cập tới sự dã man của quân đội Thiên Hoàng là nạn đói năm Ất Dậu đã cướp đi gần 2 triệu đồng bào miền Bắc Việt Nam)  . Và quá trình xâm lược ấy đã mang lại một kết quả không tránh khỏi là thế giới phương Tây bắt tay nhau loại trừ Nhật Bản bằng cách dùng chính sách đẩy mạnh cạnh tranh kinh tế sau Thế Chiến Thứ 1 khiến cho Nhật phải rơi vào cơn đại khủng hoảng . Cộng thêm nạn nhân mãn khiến cho họ phải vùng lên để tự cứu lấy mình bằng cách dùng vũ lực đi tìm tài nguyên và thị trường hầu giữ được vị trí độc tôn bên bờ châu Á . Thêm vào đó , hoàn cảnh khó khăn của đất nước khiến cho nhóm người có óc cực đoan càng có cớ để hô hào bạo động chống lại chính phủ . Phong trào Gekokujo (bất phục tùng) nỗ ra cùng khắp đó đây gây rắc rối không ít cho nhà cầm quyền đương thời . Rồi nỗi bàng hoàng trước nạn Cộng sản tràn lan , từ Stalin Liên Xô đến Mao Trạch Đông Trung Hoa càng xáo trộn chính trường Nhật Bản khiến cho các giới chức cao cấp trong chính phủ hoàn toàn rơi chung vào một hố lo sợ hoang tưởng .

  Người Mỹ cũng phải chịu chung một nỗi lo sợ hoang tưởng ấy , nhưng nỗi lo của họ lại là “mối hiểm họa da vàng” , song thật là kỳ quặc , họ lại chẳng e ngại quân đội Thiên Hoàng và lại say mê đọc những mẫu truyện vớ vẫn vô lý của Nhật . Căn cứ theo câu chuyện truyền khẩu ở Hoa Thịnh Đốn , rằng Anh Quốc đóng những chiếc tàu chiến cho Nhật . Những chiếc tàu nầy đặc biệt ở chỗ phía trên rất nặng , nặng hơn nhiều so với phần lòng tàu đến đỗi khi mới lâm trận thì nó đã lộn nhào lật úp . Không quân của Nhật thì ôi thôi thật là quá tệ , với những chàng phi công lùn tịt mắt đeo kính trắng , chỉ thích đùa vui phá phách và lúc biến lại e sợ rụt rè . Có lẽ những mẫu chuyện buồn cười này đã khiến cho những người chỉ huy càng an tâm hơn , trong đó có Roosevelt , khi quyết định đẩy Nhật Bản vào cuối đường khiến cho sự kiên nhẫn của họ không còn có thể chịu đựng được nữa .

  Tại sao một quốc gia dồi dào tài nguyên , đất đai rộng lớn và giàu mạnh đến độ bất khả xâm phạm lại có một ý nghĩ muốn đương đầu với Nhật , một người bạn da vàng mà họ đã quá hiểu . Với Nhật , một quốc gia nhỏ bé gồm những hòn đảo dân cư chen chúc , tài nguyên chẳng có và thiên nhiên cũng không ưu đãi , lại đứng bên bờ hiểm nguy vì bên cạnh họ , một gã láng giềng không mấy gì quang minh chính đại là Liên Xô , lúc nào cũng muốn xua quân sang lấn chiếm . Trong khi ấy , Hoa Kỳ cũng trực tiếp góp phần bằng những phong trào bài Nhật , ghét Nhật và đóng cửa không nhận người Nhật di cư sang Hoa Kỳ . Và thực vậy , phô trương một chủng tộc lại có thành kiến phân biệt màu da đã khiến cho người Nhật vì lòng tự hào dân tộc có lý do chính đáng để nỗi điên lên . Hoa Kỳ cũng nên nhận thức để thừa nhận rằng mình đã tỏ ra đạo đức giả khi phát biểu lập trường đạo nghĩa trong Bốn nguyên tắc cơ bản mà họ đã yêu cầu Nhật ở thời gian trước . (Một thỏa hiệp duy trì nguyên trạng ở Đông phương và vẹn toàn lãnh thổ Trung Hoa – Nhưng vài năm sau khi hiệp ước ký kết Hoa Kỳ lại hứa hẹn giúp Liên Xô chiếm thêm một phần lãnh thổ ở vùng viễn Đông để họ thuận lòng cùng Hoa Kỳ sát cánh bên nhau trong trường hợp xảy ra chiến tranh vùng Thái Bình Dương . Việc lập lại mối quan hệ với Nhật năm 1941 là sự thừa nhận Hoa Kỳ đã phản bội lại Trung Hoa Quốc Dân Đảng – Điều này cũng có nghĩa là nguyên nhân chính của cuộc trốn chạy ra khỏi Trung Hoa của những người không cộng sản, tức là đồng minh của Hoa Kỳ) . Anh Quốc , một người bạn đồng minh khác của họ , chắc chắn rằng Anh chẳng bao giờ quan sát hành động của họ ở Ấn Độ hoặc Miến Điện . Và cũng chẳng biết họ đang làm gì ở vùng Trung Mỹ , nơi mà “tiếng nói ngoại giao được thay bằng tàu chiến và đại bác” . Tính tự cho mình là đúng đắn của Hoa Kỳ cùng tính tự phục vụ ; đạo đức nào ở cửa miệng lại trở thành tính tư lợi ở đôi tay ?

  Cuối cùng , Hoa Kỳ tự đào hố chôn mình vì một đường lối ngoại giao ngớ ngẫn bằng cách ban hành một chính sách “vì sự thịnh vượng của Trung Hoa” . Hoa Kỳ có hai mục tiêu chính ở miền Viễn Đông : cố gây chia rẽ giữa Nhật và Hitler , đồng thời cản trở Nhật Bản tiến chiếm vùng Nam Á . Họ có thể dễ dàng đạt được hai mục tiêu này , thay vì tiến hành một chính sách uyễn chuyển biết người biết ta còn hơn là chả có gì cả , đàng này họ cứ khăng khăng cố đòi “giải phóng” Trung Hoa và vì sự thịnh vượng của dân tộc lục địa này .  Trớ trêu thay , chính sách do họ đề ra nhưng họ lại không thể nào thực hiện được , người dân Trung Hoa khốn khổ vẫn chìm sâu trong khốn khổ . Trong khi những nhà quân sự chuyên môn của Hoa Kỳ cố tránh né không muốn tham gia vào một cuộc chiến không cần thiết , nhưng vì chính sách của chính phủ họ đã mang một cuộc chiến “không cần thiết” đến sớm hơn .

  Thật ra thì Hoa Kỳ không thể dùng sức mạnh và uy thế của mình để chống lại Nhật hầu giải phóng Trung Hoa . Kẻ thù nguy hiểm của họ là Hitler , thay vì trình bày thẳng thắn sự việc này với Tưởng Giới Thạch thì Hoa Kỳ lại xuôi theo sự thôi thúc của Tưởng cho ban hành một chính sách ngớ ngẫn , kết quả là chiến tranh bùng nỗ ở Viễn Đông – Rồi sau đó lại chính thức phủi tay hết trách nhiệm với Trung Hoa . Quan trọng hơn , thủ đoạn ngoại giao của Hoa Kỳ là dấn thân vào hai cuộc chiến khác nhau cùng một lúc , một ở châu Âu chống lại Phát xít và một ở phương Đông với khát vọng xây dựng một Á Châu tự do , lệ thuộc vào người da trắng .

  Tóm lại , giữa hai đối thủ : Nhật Bản và Hoa Kỳ , chẳng có ai là người anh hùng và ai là đứa bất lương cả . Roosevelt , một con người có nhiều khiếm khuyết nhưng lại là một nhà chính trị nhìn xa trông rộng và giàu lòng nhân ái . Hirohito xuất thân dòng tộc , tâm tính yên tĩnh . Một người thì lãnh đạo một cơ quan đầu não của một cường quốc dân chủ , còn một kẻ thì được đào tạo để phụng thờ truyền thống , khép mình trong tập tục lễ nghi . Một truyền thống từ thời trung cỗ còn tồn tại trong lòng người dân Nhật Bản là niềm tự hào về sự cống hiến cuộc đời mình cho quốc gia . Họ chỉ muốn xứ sở của họ phát triển hùng cường chứ không muốn đẩy mạnh chiến tranh làm nguồn tư lợi cho riêng bản thân họ .

  Hãy xét kỹ từ Tojo , Konoye , họ không phải là những kẻ bất lương lừa đảo . Ngay cả Matsuoka , một ông ngoại trưởng gàn dỡ phát ngôn vô chừng nhưng cũng chẳng phải hạn người đáng cho là bất lương hung ác . Hull và Stimson cũng vậy , họ đều là những nhà chính trị nhiệt tình . Với giải pháp mới (thay cho giải pháp “tạm ước” của Roosevelt) của Hull , nó chính là một lỗi lầm ngoại giao nghiêm trọng nhất . Ông đã ép đối thủ tới bước đường cùng . Khiến cho họ không còn cơ hội thương thuyết , vì thể diện , vì tự ái dân tộc họ phải vùng lên chống lại . Đấy là lẽ đương nhiên .

    Nếu xã hội và kinh tế Châu Âu được phục hồi nhanh chóng sau Thế Chiến thứ nhất và không có sự xuất hiện của hai làn sóng tư tưởng cách mạng – Cộng sản và Phát xít thì sẽ không có chiến tranh xảy đến cho Hoa Kỳ và Nhật Bản . Tác động mãnh liệt của hai làn sóng tư tưởng này cũng góp phần không nhỏ vào thảm kịch 26 tháng 11 . Chắc chắn Hoa Kỳ sẽ không bao giờ liều lĩnh đơn phương đứng ra chống chọi lại Nhật Bản với mục đích chỉ mang quyền lợi đến cho người Trung Hoa . Nguyên nhân chỉ vì mối ưu tư Nhật cấu kết với Hitler và Mussolini , bộ ba này sẽ chia nhau chinh phục cả thế giới đưa Hoa Kỳ vào hoàn cảnh tứ bề thọ địch cực kỳ nguy hiểm .

  Bất đồng ngôn ngữ cũng là một trở ngại lớn và cũng là một nguyên nhân thiết yếu để hai quốc gia dễ thông cảm và hiểu nhau hơn . Những hiểu lầm trong chính sách ngoại giao , những bức điện văn dịch thuật cẩu thả đã là một hố sâu ngăn cách giữa những thiện chí hòa bình . Cộng thêm tình trạng xáo trộn của chính trường Nhật Bản , nào là những chính khách cơ hội chủ nghĩa , những quân nhân “bất phục tùng” quân kỷ , nào là danh dự , lòng tự hào dân tộc . Phía Hoa Kỳ thì đặt nặng thành kiến , hay ngờ vực nhưng lại không có một ý niệm gì về Đông phương . Họ chỉ biết danh dự quốc gia , tự hào và tính tự cho mình là đúng đắn .

   Nếu Hull có tinh thần hòa giải thì đã gửi thư trả lời ngay cho Đông Kinh về bản dự kiến B từ trước . Về phía Nhật (theo lời kể của những nhân viên trong Nội các còn sống sót sau chiến tranh) thì họ sẽ đi tới dù là một hiệp ước sơ bộ nào đó với Hoa Kỳ hoặc ít ra cũng phải bỏ ra vài tuần lễ tranh luận bàn bạc cho thật kỷ trước đi quyết định chiến tranh . “Và chỉ có thế thôi chúng tôi cũng có được một lý do chánh đáng là thời tiết quá xấu để đình hoãn việc tuyên chiến sang năm sau , tức mùa xuân 1942 . Đến lúc ấy thì mọi diễn biến trên thế giới sẽ thay đổi . Nga sẽ phản công lại Đức và trước thế yếu của đồng minh Hitler ,  Nhật sẽ thay đổi thái độ , sẳn sàng nhượng bộ bất cứ điều gì để tránh đi một cuộc chiến vô vọng . Nếu trường hợp đến lúc ấy mà vẫn chưa đạt được một thỏa hiệp nào thì dù có muốn tấn công bất thình lình Nhật cũng khó có cơ hội thực hiện vì Hoa Kỳ đã có đủ thời giờ thực hiện hoàn tất việc bố phòng . Nếu được như thế thì trận Trân Châu Cảng sẽ không bao giờ xảy ra và sẽ không có cái cảnh tang thương của biết bao nhiêu sinh linh chôn vùi tức tưởi dưới lòng Thái Bình Dương dậy sóng” .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế