Bế tắt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cũng trong ngày hôm ấy Thủ Tướng Tojo đọc bài diễn văn trước Quốc Hội . Bài diễn văn của ông được các hảng thông tấn cho phát trực tiếp trên toàn cõi quốc gia . Về vấn đề thương thuyết với Hoa Kỳ ông giải thích rằng sự thành công còn tùy thuộc vào ba điểm : Hoa Kỳ đừng nhúng tay vào sự giải quyết của Nhật ở lục địa Trung Hoa ; Hoa Kỳ phải ngưng ngay mọi hoạt động quân sự có khả năng đe dọa Đế Quốc Đại Nhật và từ bỏ lệnh cấm vận ; dùng mọi ảnh hưởng có thể của họ để ngăn chận chiến tranh Âu Châu không để nó lan ra đến vùng Đông Á .

  Bài diễn văn của ông được dân chúng Nhật hoan hô vang dội , nhưng ngược lại một bài diễn văn xuất sắc dễ bị thất bại vì không được mấy ai hưởng ứng . Tại Đại sứ quán Hoa Kỳ , một tùy viên Hải quân kề tai người bạn rỉ nhỏ “Cũng tốt thôi , dù sao thì ông ta (Tojo) cũng không tuyên chiến” .

  Phóng viên tờ Asahi-Shimbun đang ngồi gần đó thấy vậy liền ghi vội xuống một mảnh giấy :

   “… Bốn nhân viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ thình lình chụm đầu vào nhau thì thào bàn tán , thỉnh thoảng họ lại gật đầu tỏ vẻ đồng ý một điều gì . Mọi con mắt trong phòng đều đổ dồn về họ và hiển nhiên chẳng ai biết họ đang giở trò gì  …..”

  Nỗi kỳ vọng của cấp lãnh đạo Nhật Bản cứ theo từng ngày trôi qua mà tan dần vì Hoa Thịnh Đốn tuyệt nhiên không có một ý kiến rõ ràng nào đến bản dự kiến A . Quan điểm của Hoa Kỳ hình như trở nên khó khăn hơn và căn cứ trên những vấn đề trọng đại khác . Tất cả chỉ còn lại một cứu cánh cuối cùng , Ngoại Trưởng Togo vội điện tín cho Nomura , lệnh cho ông hãy đưa ra bản dự kiến B . Ngày 20 tháng 11 , Nomura trình bản dự kiến ấy cho Hull . Hull cầm nó trong tay như một tối hậu thư . Trong tập hồi ký , Hull mô tả lại tình trạng lúc bấy giờ “với những điểm hoàn toàn vô lý đến đổi không một chính khách Hoa Kỳ nào có thể nghĩ rằng nên chấp nhận nó” . Nhưng trước mắt Nomura , Hull đành phải đánh đòn trì hoãn “tránh không để Nhật viện cớ rút lui khỏi bàn đàm phán” nên bảo với Nomura “tôi sẽ nghiên cứu bản dự kiến này” .

  Và phản ứng của Hull quả thật không thích hợp và chẳng cần thiết chút nào . Chỉ một trong năm khoản của bản dự kiến B – khoản “sẽ không giúp đỡ viện trợ Trung Hoa” – Đây là một vấn đề hết sức vô lý vì nó đã làm cho ông cảm thấy quá bực tức đến đổi ông coi đây là một vấn đề sinh tử “Trong lối suy nghĩ của người Mỹ thì sự quan hệ gắn bó của Đức Quốc Xã và Đế Quốc Nhật Bản không ngoài mục đích hiệp lực để thống trị thế giới . Hiệp Ước Liên Minh vốn chẳng phải để củng cố thêm niềm tin và sức mạnh của giấc mộng bá chủ này hay sao ?” .

  Thế là thiện chí của Nhật một lần nữa đã bị Hull dìm . Ông bắt đầu tìm đủ mọi cách để chống đối những điều yêu cầu của Togo . Nomura và Kurusu đành phải bó tay ngồi nhìn nhau với muôn ngàn nghi vấn . Chỉ mới vài ngày trước đây thôi , khi gặp nhau Hull còn cho họ biết rằng không có gì rắc rối khi cả hai quốc gia đang có thiện ý xây dựng hòa bình , thậm chí nếu Nhật cứ bám giữ hiệp ước liên minh cũng chẳng phải là một vấn đề trọng đại . Nhưng sao bây giờ hiệp ước ấy lại trở thành đề tài quan trọng ? Thật ra thì sự quan hệ Nhật-Mỹ chẳng có gì tiến triển , vẫn như thời kỳ Matsuoka còn nắm quyền Ngoại trưởng .

  Giống như phản ứng của Hull đối với bản dự kiến B , một nhân vật khác tuy quá hiểu và cảm thông nhiều cho Nhật Bản , Joseph Ballantine e rằng nếu được chấp thuận thì “Hoa Kỳ tha thứ cho hành động xâm lược của Nhật và tán thành cho những cuộc xâm lăng khác về sau của họ ….. có khác gì Hoa Kỳ phản bội lại người dân Trung Hoa …. Và sau cùng là mối đe dọa trầm trọng đối với nền an ninh quốc gia của Mỹ” .

  Với Roosevelt thì trái ngược hẳn , hình như ông đã thấy sự nhượng bộ của Nhật và tỏ ra rất cảm động nên quyết định dùng chính sách “tạm ước” của riêng mình để đáp lại bản dự kiến B . Ông dùng bút chì ghi vội xuống mảnh giấy và cho chuyển ngay đến Hull

                                           Thời gian sáu tháng

1 …Hoa Kỳ cho phục hồi lại mối giao dịch  - dầu và gạo ngay bây giờ - những thứ khác tiếp tục sau .

2 … Nhật không được gửi thêm quân số đến Đông Dương hoặc biên giới Mãn Châu

3 … Nhật đồng ý không sử dụng Hiệp Ước Liên Minh để chống đối ngay khi Hoa Kỳ tham chiến ở Châu Âu .

4 … Hoa Kỳ sẽ đứng ra làm trung gian cho Nhật và Trung Hoa thương thuyết hòa bình nhưng Hoa Kỳ không tham dự vào bàn thương thuyết .

                                      ……………………………….

  Bản “tạm ước” này là một bằng chứng chứng tỏ rằng Roosevelt không giống như Hull , ông quả là một nhà chính trị rất thực tế biết uyển chuyển theo thời cuộc trong khi chính sách Hoa Kỳ vốn cứng nhắc không linh động chút nào . Mặc dù phật lòng không ít về bản tạm ước này nhưng vì trách nhiệm nên Hull phải thi hành . Khi nghĩ đến khuôn mặt của Kurusu , Hull càng thêm căm ghét . Ông vốn không có thiện cảm với va , nhìn vào bản tạm ước của Tổng Thống ông càng điên tiết và nghĩ rằng mình tức chắc đến chết mất .

  Tuy rằng không còn cơ hội nhưng Kurusu vẫn nán lại Hoa Thịnh Đốn . Sau khi gặp Hull và Hull đề cập đến vấn đề hệ trọng của bản hiệp ước liên minh , ngay ngày hôm sau Kurusu liền gửi đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một lá thư điều trần , rằng hiệp ước ấy không bắt buộc Nhật Bản phải cộng tác hoặc liên minh với bất cứ một âm mưu xâm lăng nào do phe “quyền lực thứ ba” khởi xướng .

   … Chính phủ của chúng tôi sẽ không bao giờ đặt dân tộc Nhật Bản vào hoàn cảnh chiến tranh theo chỉ thị của bất cứ một quyền lực ngoại nhân nào . Và chỉ chấp nhận nó như một cứu cánh cuối cùng khi không còn sự chọn lựa nào khác , chấp nhận nó với mục đích duy trì an ninh trật tự xã hội , bảo vệ cương thổ và cùng nhau chống lại bất công .

  Tôi hy vọng rằng những trình bày trên sẽ giúp quí ngài phá tan mọi sự nghi ngờ đối với chúng tôi từ bấy lâu nay …..

  Chẳng cần biết lời trần tình của Kurusu có bao nhiêu phần trăm sự thật và có giúp cho Hull nguôi ngoai cơn bực tức phần nào hay không , nhưng chắc chắn rằng sau khi cơ quan tình báo “magic” bắt được bức điện tín đánh đi từ Đông Kinh sang cho Nomura , với nội dung nhắc nhở hạn chót của thời hạn quy định cho cuộc đàm phán là 29 tháng 11 , đã được mã hóa và chuyển đến Hull , khiến cho sự nghi ngờ của ông càng tỏ rỏ . Bức điện tín có nội dung như sau :

  “ … Thời hạn đã quy định tuyệt đối không thay đổi . Những việc xảy ra sau đó sẽ xảy ra ...”

  Tối hôm ấy , tức thứ Bảy ngày 22 tháng 11 , Nomura cùng Kurusu đến văn phòng của Hull để trực tiếp xin ông một câu trả lời dứt khoát về kết quả của bản dự kiến B . Khi gặp nhau , họ vẫn tỏ ra thân thiện với nụ cười nhã nhặn trên môi và một vài lời thăm hỏi thủ tục . Đối với Hull , thật quá khó khăn khi phải đóng vai hòa nhã lịch sự trước mặt hai anh chàng Nhật Bản , vì sau khi đọc được bức điện tín bí mật của Đông Kinh , trong thâm tâm ông đã coi họ là một bọn người “đang chơi trò bất chính” mà thôi . Hai người ngồi đó với dáng điệu nhẫn nại hòa hoãn , trong lòng họ đang nghĩ gì thì Hull không tài nào biết được . Có lẽ họ đang ưu tư một vấn đề trọng đại , rằng giả như họ báo cáo sự thật bại này về thượng cấp ở Đông Kinh thì chỉ vài ngày nữa thôi chính phủ họ sẽ mở màng một trận chiến mới đối đầu với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ , rồi sẽ có hàng ngàn hoặc hàng triệu người phải bỏ mình trên chiến địa .

  Hull nói với họ “Điều đáng tiếc là chính phủ Nhật không thể làm dù chỉ một vài việc có giá trị cho nền hòa bình để thoát ra khỏi tình hình nan giải của đôi bên”.

  Nomura cảm thấy không thoải mái chút nào , ông khẩn thiết lặp lại lời yêu cầu câu trả lời dứt khoát của Hoa Kỳ .

  Hull gắt “Thật là vô lý tại sao bất kỳ những đòi hỏi gì cũng đều nhắm vào chúng tôi cả . Tôi thật sự không mấy hài lòng vì tôi đã hết sức cố gắng nhưng các ông vẫn cố bắt buộc phải trả lời cho những yêu cầu của các ông ngay” . Hull không tìm ra lý do tại sao Đông Kinh không thể chờ thêm vài hôm nữa , nhưng dù sao thì ông cũng hứa với hai người là ông sẽ cho họ biết câu trả lời sớm . Có thể sớm lắm là ngày thứ Hai , sau khi ông tham khảo ý kiến của vài vị chính khách thân quen có nhiều quan tâm đến Viễn Đông .

  Câu trả lời đã có sẳn trong đầu của Hull , nó cũng là một phiên bản của Roosevelt , nghĩa là sao chép vội vàng lại bản “tạm ước” của ông

  Ngày thứ Hai 24 tháng 11 , Hull mời tất cả đại diện chính phủ Anh Quốc , Trung Hoa , Úc Đại Lợi và Hòa Lan đến văn phòng của ông và trao cho mỗi người một bản sao của bản “tạm ước” . Hồ Thích , Đại Sứ Trung Hoa lấy làm khó chịu . Tại sao năm ngàn quân nhân Nhật vẫn còn được công nhận cho chiếm đóng tại Đông Dương ? Hull trả lời ấy là do lời đề nghị của Tướng Marshall , thậm chí hai mươi lăm ngàn quân cũng không phải là một mối đe dọa cho chúng ta . Hull giải thích thêm “Bao giờ chính phủ của chúng tôi quyết định không công nhận dù chỉ một tên lính Nhật Bản ở Đông Dương thì lúc ấy chúng tôi sẽ có thái độ khác . Hiện tại thì chúng tôi cần kéo dài thời gian vì Bộ Quốc Phòng đang ráo riết thiết lập hệ thống phòng thủ dọc theo những điểm chiến lược quan trọng hầu chuẩn bị đối phó với Nhật . Nếu như việc thương thuyết bất thành có thể họ sẽ ra quân bất thần tấn công” .

  Alexander Loudon , đại diện chính phủ Hòa Lan thẳng thắn tuyên bố quốc gia của ông sẽ ủng bộ bản tạm ước trên , ba quốc gia còn lại đều nói phải đợi câu trả lời chính thức từ chính phủ của họ . Vừa nôn nóng vừa khó chịu khiến cho Hull cau mày bảo “Mỗi chính phủ của quí vị đều quá quan tâm đến sự phòng thủ lãnh thổ riêng của mình và tỏ ra thờ ơ cho sự an nguy của Hoa Kỳ , hoặc giả họ chỉ nhìn vào một góc độ nào đó chứ chẳng bao giờ hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề chúng ta đang bàn bạc . Tôi thật sự lấy làm thất vọng vì những xu hướng sai lạc , thiếu quan tâm , thiếu khuynh hướng cộng tác của quí vị !” .

  Hôm sau , Hồ Thích trao cho Hull lá thư của Ngoại Trưởng Trung Hoa . Thư cho biết Tưởng Giới Thạch “có phản ứng mạnh” với bản tạm ước và ông ta có linh cảm rằng Hoa Kỳ “có ý định nhân nhượng với kẻ thù xâm lăng của Trung Hoa” .

  Hull càng cáu tiết điên lên , ông bảo Hoa Kỳ dĩ nhiên cũng có thể hủy bỏ bản tạm ước . Nhưng nếu làm như thế thì Hoa Kỳ không tài nào có cớ để đặt chân gần đến vùng Đông Dương và lãnh hải của Nhật Bản , và như vậy Nhật Bản càng có cơ hội tốt để mở rộng cuộc Nam tiến .

  Sau khi Hồ Thích ra về thì trời đã nhá nhem tối . Hull cho gọi tất cả nhân viên đến để bàn bạc thêm . Cá nhân Hull , ông tỏ ra nôn nóng muốn gửi ngay bản tạm ước cho Nhật mặc dù cơ hội được các quốc gia liên minh chấp thuận rất mỏng manh . Nếu chẳng có một cản trở nào từ các quốc gia bạn thì giờ này bản tạm ước có thể đến tay Nomura rồi cũng nên .

  Tối hôm ấy , một bức điện tín gửi đến Roosevelt từ Chuchchill :

  “  … dĩ nhiên đó là một mối giao dịch mới mà Ngài là người có đủ thẫm quyền quyết định . Nên nhớ là chúng ta chẳng ai muốn chiến tranh cả .CònTưởng Giới Thạch , ông ta cũng chẳng có được một quốc hội cho ra hồn . Mối lo lắng nhất của chúng ta là Trung Hoa , nếu họ tan rã thì sự rạn nứt của chúng ta thật sự sẽ trở nên trầm trọng …

  Rõ ràng là Tưởng Giới Thạch đã mang vấn đề phàn nàn với Anh Quốc và sự từ chối khéo léo (bản tạm ước) này đã làm cho Hull không còn kiên nhẫn được nữa . Nguồn tin tình báo Magic đã cho ông thấy rõ mọi toan tính của Nhật : bản dự kiến B là yêu cầu cuối cùng của chính phủ Nhật và ngày 30 tháng 11 là thời hạn chót , chấm dứt mọi sự thương thuyết . Tojo có còn hoạch định những nhượng bộ xa hơn nữa không thì Hull thật sự chẳng biết được , nhưng ông không tin rằng Tojo lại làm điều đó . Suốt từ giữa mùa hè năm ấy Hull đã “vững tin rằng Nhật sẽ tiếp tục đường lối xăm lăng bằng vũ lực” .

  Vì nguyên nhân đó mà Tưởng đã phản đối dữ dội và Churchill thì miễn cưởng tán thành . Sự bất mãn này cộng thêm những mối nghi ngờ có sẳn trong ông về thiện chí của Nhật và thời gian mấy tháng dài mệt lứ chạy lo cho việc đàm phán quá phiền hà , nó đã khiến cho Hull thêm chán ngán và coi bản tạm ước như một cái “của nợ gây rắc rối cuộc đời” , lắm lúc bực mình ông muốn mang nó “xếp xó” cho xong . Thay vào đó ông sẽ đề nghị với Nhật một kế hoạch mới “một chương trình hợp tác trong hòa bình và lợi ích lẫn nhau , đường lối phát triển chung cho hai quốc gia” . Người phụ tá của Hull chép ngay đề nghị này xuống . (Sau khi chiến tranh kết thúc , Tojo than với Kenryo Sato rằng nếu trước kia ông nhận được bản tạm ước của Roosevelt  thì diễn biến của lịch sử sẽ sang một dòng khác . “Tôi chưa cho ông biết , lúc ấy tôi đã dự trù sẳn một kế hoạch với những thỏa hiệp mới . Bởi vì lúc nào tôi cũng muốn đi đúng theo chủ trương ôn hòa , đó mới là mơ ước muôn đời của Đức Thiên Hoàng” . Đoạn Tojo thở dài thườn thượt “Nếu như chúng ta đã nhận được bản tạm ước ngay lúc đó thì hay biết mấy !”).

  Hôm sau , ngày 26 tháng 11 , Henry Morgenthau , Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ đến Tòa Bạch Ốc ngay lúc Tổng Thống Roosevelt vừa ngồi vào bàn điểm tâm . Chuông điện thoại lại reo vang khi ông còn dỡ bữa . Người đầu dây bên kia là Ngoại Trưởng Hull , ông báo cho Tổng Thống rõ rằng Trung Hoa cực lực phản đối lại bản tạm ước của ông . Roosevelt đáp gọn trước khi gát điện thoại trở lại bàn ăn : “Tôi sẽ điều đình với họ” . Thay vì tiếp tục dùng điểm tâm , Roosevelt lại thừ người đăm chiêu , thỉnh thoảng lại nhíu mày suy nghĩ . Henry bụng bảo dạ “Ta đến thật chẳng đúng lúc vì Tổng Thống xưa nay không quen gặp ai khi đang dùng điểm tâm” .

  Sau khi điện thoại cho Tổng Thống , Hull lại liên lạc ngay với Stimson , bộ trưởng bộ quốc phòng , để cho ông ta biết ý định của mình là “đã quyết định không trao đề nghị tạm ước của Tổng Thống Roosevelt cho Nhật Bản . Đồng thời cũng cho họ biết là mình cũng chẳng có một đề xuất nào khác hơn”.

  Stimson chưa tin hẳn lời Hull nên điện thoại đến Roosevelt để xác định sự thật và hỏi Tổng Thống có nhận được bản tin của ông đã gửi từ đêm hôm qua , báo cáo Nhật thình lình cho chuyển quân từ Thượng Hải đến Đông Dương . Roosevelt nghe xong nỗi trận lôi đình quát tháo ầm ỉ . Rằng ông chưa nghe biết gì cả “Thế là cục diện lại hoàn toàn thay đổi . Đó là bằng chứng xác thực chứng minh ý đồ lừa gạt của Nhật khi cuộc thương thuyết đang tiến hành

  Một lúc sau Hull lại đến . Ông đề nghị vì Trung Hoa chống đối không ủng hộ bản tạm ước nên bắt buộc phải dùng đến sách lược mới gọi là “thỏa thuận cho nền hòa bình chung” .

  Roosevelt chấp thuận đề nghị của Hull nhưng trong lòng vẫn còn hậm hực nhóm lãnh đạo cháu con Thái Dương Thần Nữ . Chiều cùng ngày , Nomura và Kurusu được mời đến Bộ Ngoại Giao . Hull trao cho họ hai tập hồ sơ . Đau khổ trong nỗi tuyệt vọng họ lại ước mong rằng trong giây phút cuối cùng này một chút lương tri con người sẽ thức tỉnh được những đầu óc hiếu chiến của Đông Kinh . Nomura và Kurusu nôn nóng dán mắt vào tập hồ sơ và bắt đầu đọc . Trang nhất phần mở đầu , trình bày rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ “nghiêm túc” yêu cầu hoạch định chương trình hòa bình chung trên toàn cõi Thái Bình Dương nhưng nghĩ rằng bản dự kiến B “gần như không có chút đóng góp nào vào mục đích cơ bản là bảo đảm một nền hòa bình cho đúng nghĩa của nó ….” . Trang thứ nhì có đánh dấu “Bảo mật” , giải pháp của Hull mang ra để thay thế bản dự kiến B của Togo . Kurusu đọc chưa xong mười điểm đã thấy mất hết tinh thần . Theo mười điểm trong giải pháp của Hull đưa ra , bắt buộc Nhật Bản phải rút toàn bộ Hải Lục Không quân , thậm chí nghành an ninh cảnh sát cũng không được phép đồn trú tại các khu vực : trên toàn lãnh thổ Trung Hoa và vùng Đông Dương . Ngưng mọi viện trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho bất cứ chính quyền hoặc chế độ nào của Trung Hoa ngoại trừ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch . Và , thực tế trước mắt phải hủy bỏ hiệp ước liên minh ngay .

  Đề nghị này so ra thì quá khắc khe , nó đòi hỏi phải nhượng bộ nhiều hơn đề nghị mà Hull đã vẽ ra ngày 21 tháng 06 , khi chưa có sự tham khảo của Tướng Marshall và Đô Đốc Stark , người đứng ra đòi hỏi Hoa Thịnh Đốn kéo dài thời gian để tổ chức tuyến phòng thủ chạy dọc bờ biển Thái Bình Dương trên địa phận Phi Luật Tân . Đề nghị này quyết định giết chết hiệp ước liên minh mặc dù Kurusu đã đính chính hiệp ước này chẳng có một tầm quan trọng nào đáng kể . Mặt khác , nó đưa vào một đề xuất mới được gọi là “hiệp ước bất tương xâm” và những quốc gia liên minh gồm có : Anh , Mỹ , Trung Quốc , Nhật Bản , Liên Xô , Hòa Lan và Thái Lan . Kurusu dư biết hiệp ước này rất ư là rắc rối và rắc rối là nguyên nhân gây ra chậm trễ . Trong khi Nomura ngồi chết lặng thì Kurusu cố lấy bình tỉnh để hỏi Hull “Đây có phải là câu trả lời cho bản dự kiến B của chúng tôi ?” . Hull gật đầu đáp phải . Rồi ông vạch ra những lợi thế về kinh tế nếu Nhật đồng ý hợp tác : sẽ bãi bỏ lệnh đóng băng tài khoản Nhật Bản , hưởng mọi quyền lợi giao dịch dựa trên căn bản hỗ tương của các quốc gia trong khối liên minh , ổn định giá cả đồng Yen , v.v và v.v.

  Kurusu có linh tính rằng Đông Kinh sẽ đánh giá lời đề nghị này như một sự lăng nhục quá đáng và dĩ nhiên là họ lên tiếng phản đối . Chính phủ của ông đâu có quá vô lý để chấp nhận một cuộc triệt thoái quân đội vội vàng và vô điều kiện như họ mong muốn chứ . Và Hoa Kỳ chỉ có chờ mong như vậy thôi , khi họ thấy Nhật Bản “ngả mũ chào Thống Chế Tưởng Giới Thạch và tỏ ra ăn năn hối lỗi với toàn dân Trung Hoa” thì lúc ấy họ mới vừa lòng .

  Hull yêu cầu Kurusu và Nomura hãy nán lại cùng ngồi xuống thân mật thảo luận vấn đề vì tốt hơn hết là nên đi vào chi tiết trước khi gửi về Đông Kinh .

  Hull bảo “Đến một chừng mức nào đó mà chúng tôi có thể cố gắng vì nếu đi quá xa công chúng sẽ phản đối mạnh” . Kurusu cảm thấy có một cái gì đó thật buồn cười trong câu nói của Hull . Thì ra những thất bại liên tục này một phần lớn là do sự định đoạt của khối quần chúng .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế