Đổ bộ vịnh Leyte

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Lúc bấy giờ tại vùng biển Phi luật tân đang bị cơn bão nhiệt đới hoành hành . Cho đến chiều ngày 17 tháng 10 thì sóng gió có mòi dịu lại . Tuy nhiên phong ba vẫn còn rơi rớt chưa dứt hẳn , mặt đại dương vẫn còn khuấy động bởi những đồi sóng cuồng nộ hung hăng , một hải đội của Hoa kỳ xuất hiện với hai tuần dương hạm nhẹ , bốn khu trục hạm và tám khu trục vận chuyển , cùng di chuyển phía sau ba chiếc khu trục giải mìn từ từ tiến vào vịnh Leyte . Khi còn cách hòn đảo Suluan , một tiểu đảo nằm ngay cửa vịnh , chiếc tuần dương hạm mang tên Denver tiến lên phía trước đội hình , bao nhiêu hải pháo đều rót vào một mục tiêu là hòn đảo nhỏ nằm cheo leo ngoài cửa vịnh . Hai mươi lăm phút sau , tám chiếc khu trục vận chuyển tiến vào bãi cát , tiểu đoàn 6 lục quân cơ động tức thì đổ bộ lên chiếm cứ hòn đảo dưới cơn mưa tầm tả và gió lốc hãi hùng . (lục quân cơ động chính là tiền thân của binh chủng biệt động quân – Trong quân lực Việt nam cộng hòa , biệt động quân còn được tôn vinh là binh chủng mũ nâu) .

   Tức thì tiểu đoàn 6 biệt động bung ra lục soát toàn bộ khu vực hải đảo . Họ bao vây ngọn tháp hải đăng và bắt giữ đội quân trú phòng gồm 32 binh sĩ Nhật . Một binh sĩ đã dùng vô tuyến liên lạc gọi báo cáo về bộ chỉ huy trước khi bị sa vào tay biệt động quân . Anh ta cũng không quên hết sức phóng đại trong bản báo cáo cuối cùng của mình rằng hòn đảo này đang bị một lực lượng hùng hậu bao vây gồm hai thiết giáp hạm , hai mẫu hạm và nhiều khu trục hạm . Chiếu theo bản báo cáo quá phóng đại này , phía Nhật bản vội cho báo động khẩn cấp trên toàn cõi Phi luật tân cũng như về bộ chỉ huy hạm đội liên hợp . Đô đốc Toyoda hiện đang có mặt ở Đài loan . Ông vội ra lệnh cho đô đốc Takeo Kurita mang toàn bộ hạm đội xung kích thứ nhất từ Tân gia ba về Phi luật tân ngay lập tức . Đồng thời cũng lệnh cho hạm đội lưu động của Ozawa phải rời khỏi biển Nội hải xuôi nam ngay . (hạm đội lưu động sau khi bị thiệt hại nặng nề ở vùng biển nam Phi luật tân và Mariana phải rút cả về bổn quốc để tu sửa và chỉnh đốn lại) . Nhiều tiềm thủy đỉnh cũng được lệnh tức tốc quay mũi về vùng biển đảo Leyte để hợp sức ngăn giặc . Sau khi ban bố lệnh lạc đâu đó xong xuôi , đô đốc Toyoda quay trở về tổng hành dinh hạm đội liên hợp tại Nhật bản . Ở đây , ông cùng những sĩ quan tham mưu cùng ngồi lại nghị sự , một lần nữa vẽ ra kế hoạch cho một trận thư hùng mà họ mệnh danh là “một trận chiến quyết định cuối cùng cho cuộc chiến” mà đã mấy năm rồi , từ người đô đốc tiền nhiệm là Yamamoto cho đến giờ vẫn chưa thực hiện được .

  Nhưng lệnh trên thì lệnh , ở đâu náo động xôn xao thì cứ xôn xao náo động còn ở tại căn cứ của quân phòng thủ thì chẳng có gì để quan tâm cả . Viên chỉ huy phía phòng thủ đại bản doanh đóng ở đảo Cebu là tướng Sosaku Suzuki vẫn còn hậm hực với những báo cáo cẩu thả sai sự thật ở mũi nam đảo Mindanao vào tháng trước khiến cho ông điều động sư đoàn 16 hết di chuyển xuôi về nam lại quay về bắc , tốn kém và tốn công sức biết bao nhưng chẳng có gì xảy ra cả . Ông căn cứ theo những tin tức chiến sự vừa qua ở Đài loan rồi tự hỏi , làm thế nào mà kẻ thù lại phục hồi nhanh chóng đến như thế . Họ mới bị hải quân phe ta đánh cho một trận thất điên bát đảo còn hơn Trân châu cảng . Có thể chạy còn không kịp kìa chớ lẽ nào lại quay về Leyte mà tấn công quân ta . Hừm , chuyện này coi bộ khó tin lắm đa ! Riêng về thượng cấp của Suzuki ở thủ đô Manila thì cũng tỏ ra nghi ngờ không ít . Phi cơ tuần thám của họ cũng chẳng nhìn thấy gì đang diễn ra ở vùng biển Leyte , vì nơi ấy mưa bão đang hoành hành và bầu trời dĩ nhiên là đang bị mây mù che phủ .

  Chỉ có đơn vị trú phòng ở Leyte thì tướng Makino tỏ ra lo ngại có thể địch sẽ đổ bộ thật sự . Ông vội vàng họp ban tham mưu để lo việc tổ chức phòng thủ và báo động về trung ương . Trớ trêu thay , những sĩ quan tham mưu lại tỏ ra khinh khỉnh , họ đều cho rằng chẳng có gì để quan tâm . Những hạm đội của địch xuất hiện ở phía bên ngoài vịnh Leyte chẳng qua là những chiếc hạm còn sống sót ở trận Đài loan , chúng bị sóng gió bão bùng mấy hôm rồi nên trôi giạt về tận nơi đây và hiện đang lềnh bềnh dở sống dở chết . Chẳng có chi mà phải báo động , chỉ gây hoang mang cho binh sĩ mà thôi .

  Ngày 18 tháng 10 , sau khi an toàn chiếm đóng hòn đảo nhỏ mang tên Suluan , biệt động quân Hoa kỳ tràn sang một hòn đảo kế cận mang tên Homonhon , và họ chẳng phải phí một phát súng nào vì chẳng có lấy một tên quân trú phòng hiện diện ở đây cả . Trớ trêu ở chỗ ngay lúc ấy , vị sĩ quan tham mưu của tướng Makino đang trên phi cơ thám thính bay xung quanh khu vực vịnh Leyte nhưng vì thời tiết quá xấu nên chẳng thám thính được gì cả . Hai tiếng đồng hồ sau khi cuộc đổ bộ hoàn tất , biệt động quân Hoa kỳ coi như đã làm chủ hai hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi vịnh Leyte , họ dựng tháp hải đăng để bật đèn tín hiệu cho đoàn công voa chính tiến vào .

  Mười lăm dặm cách đó về phía nam , một tiểu đoàn biệt động khác tiến vào đảo Dinagat , một hòn đảo tương đối lớn hơn hai hòn đảo trước nằm ở vị trí phía nam ngoài cửa vịnh . Và ở đây cũng trong tình trạng bỏ trống . Thế là một ngọn hải đăng dùng làm tín hiệu thứ hai ở mũi phía nam được thấp lên . Đoàn công voa an toàn tiến vào vịnh theo khoảng trống giữa hai ngọn hải đăng trên hai hòn đảo .

  Đến trưa thì cửa vịnh dùng để đổ bộ đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Hoa kỳ . Chiếc thiết giáp hạm hùng vĩ còn sống sót sau trận không tập Trân châu cảng là Pennsylvania , hợp cùng hai tuần dương hạm và bảy khu trục hạm bắt đầu khai hỏa dữ dội vào khu vực vịnh Leyte . Phía dưới cầu vòng lửa và những tiếng nổ kinh hồn ấy , nhiều tàu đổ bộ từ từ tiến vào . Họ di chuyển chầm chậm trong một đội hình chuẩn bị chiến đấu . Quân trú phòng của Nhật hiện đang rút sâu vào những hầm hố chiến đấu được thiết lập sau rừng dừa dọc theo bãi cát . Họ bắt đầu khai hỏa dữ dội vào đoàn tàu đổ bộ , một chiếc bị trúng đạn chìm ngay tại chỗ nhưng nhiều chiếc khác vẫn tiến tới ủi thẳng vào bờ . Không bao lâu nhóm đầu tiên đã tiêu diệt những ổ kháng cự sau rừng dừa và bung rộng ra chung quanh lập đầu cầu cho cuộc đổ bộ chính tiếp theo .

  Nhắc lại tại bộ phận chỉ huy của tướng Makino , mọi liên lạc bằng vô tuyến điện coi như bị cắt đứt hoàn toàn vì bị ảnh hưởng của cơn bão đang hoành hành . Và dĩ nhiên ông ta chẳng hay biết gì cả . Ông chỉ căn cứ theo những báo cáo của viên sĩ quan thuộc quyền , người vừa trở về trên một chuyến không thám vịnh Leyte , theo báo cáo thì tình trạng an ninh ở đó chẳng có gì đáng quan tâm . Makino vội trình lên thượng cấp của mình là tướng Suzuki , rằng hạm đội của Hoa kỳ mà quân ta đã phát giác ra hôm qua có thể là họ đi tìm vớt những người kém may mắn mất tích vì cơn bão .

  Ở tại Đông kinh , tại tổng hành dinh của hạm đội liên hợp thì họ không tin là diễn tiến của cuộc chiến không hẳn chỉ đơn giản có như thế . Đô đốc Toyoda cho thực hiện ngay kế hoạch có tên gọi SHO-1 . Đây là lần đầu tiên , lúc tham dự một buổi họp mặt quan trọng giữa hai phe hải và lục , ban tham mưu hạm đội liên hợp tiết lộ bí mật cho cánh lục quân biết về những chi tiết của kế hoạch mang tên SHO-1 , một kế hoạch đánh dốc toàn lực cho một trận cuối cùng do phe hải quân soạn thảo . Theo kế hoạch thì hải quân sẽ tung tất cả hạm đội sẳn có của mình để quyết tiêu diệt cho bằng được lực lượng đổ bộ của Hoa kỳ ở vịnh Leyte . Sau khi nghe những sĩ quan hải quân trình bày chi tiết của kế hoạch , tướng Kenryo Sato tỏ ra buồn chán hết sức , đánh giặc theo cái kiểu chơi xả láng “được thì làm vua , thua mất sạch” đây đúng là sự liều lĩnh của những người bước vào tuyệt lộ . Giả thử như phe hải quân bại trận thì đương nhiên một mình lục quân không thể đơn độc chiến đấu . Hạm đội liên hợp là sức mạnh chung của cả quốc gia chứ đâu riêng gì của mỗi một mình hải quân .

  Khi buổi họp sắp kết thúc , lúc các sĩ quan cao cấp bàn luận  trao đổi ý kiến với nhau , Sato vạch rõ sự lợi hại của kế hoạch cho mọi người nghe rồi bằng một giọng trầm buồn , như tỏ nổi lòng thống thiết của mình đến các vị sĩ quan phía hải quân , ông kết luận “Quí vị , xin quí vị hãy suy xét cho cẩn thận . Sự mạo hiểm này có thể dẫn đến tình trạng bị hủy diệt hoàn toàn . Đúng hơn đó chính là tự chúng ta hủy diệt chúng ta” . Phó đô đốc Nakazawa lên tiếng ngõ lời cám ơn sự thẳng thắn của Sato và ông cũng trình bày với vị tướng lục quân rằng tình hình của cuộc chiến , mối bất lợi càng lúc càng nghiêng về phía Nhật . Vòng đai phòng thủ cứ ngày càng thắt chặt , nếu không hành động ngay thì địch quân sẽ thẳng tiến đến Đông kinh , và khi ấy chuyện gì sẽ xảy đến . Vì Thiên Hoàng thiêng liêng , vì quê hương đất nước , hạm đội liên hợp quyết phải hành động ngay trước khi quá muộn . Phi luật tân là một cơ hội cuối cùng . Ông nói bằng một giọng nặng nề đầy cảm động “Xin để cho hạm đội liên hợp có được một cơ hội vẫy vùng lần cuối . Đây là lời thỉnh cầu tha thiết nhất của phía hải quân chúng tôi”.

  Sato nghĩ vạn bất đắc dĩ vì chiến cuộc đã xoay chiều cho nên họ mới đi đến một quyết định liều lĩnh như vậy . Ông không còn lý do nào để lên tiếng chống đối , chỉ im lặng đưa mắt nhìn phó đô đốc Nakazawa  tỏ vẻ cảm thông . Chiều cùng ngày , chiến dịch SHO-1 chính thức được Thiên Hoàng Hirohito phê chuẩn .

                          ……………………………….

  Trên vùng biển phía nam Phi luật tân , một lực lượng hạm đội khổng lồ trãi rộng đen đặc cả một vùng đại dương gần ngàn dặm vuông . Bốn trăm hai mươi dương vận hạm và 157 chiến hạm đang trên đường tiến vào vịnh Leyte . Đoàn chiến hạm đi tiên phong gồm nhiều thiết giáp hạm , tuần dương hạm và khu trục hạm . Với ý định dùng những hỏa lực khủng khiếp của vô số hải pháo trên những chiến hạm tiên phong , Leyte sẽ biến thành bình địa trước khi đoàn dương vận hạm chuyển quân tiến đến . Bình minh ngày 19 tháng 10 , đoàn chiến hạm an toàn tiến vào vịnh Leyte , nơi giữa hai hòn đảo mà tuần trước hai tiểu đoàn biệt động quân đã chiếm giữ để lập một đầu cầu an toàn . Pháo bắt đầu khai hỏa liên tục không lúc nào ngơi nghỉ trong suốt cả ngày hôm đó , người ta chỉ còn thấy toàn cảnh Leyte chìm hẳn trong khói lửa mịt mù và sự hủy diệt của nó thì không cần phải kể đến .

  Cùng với một ngày ở Leyte , những căn cứ không quân khác của Nhật đóng rải rác ở quanh vùng Visayan cũng bị nhiều phi đội từ hàng không mẫu hạm Hoa kỳ bay vào oanh tạc dữ dội . Và kết quả thật tệ hại , nó chẳng khác gì một Đài loan thứ hai . Không lực của Nhật ở vùng nam Phi luật tân coi như bị phi công Hoa kỳ xóa sổ gần hết .

  Sau khi hứng trọn cơn mưa pháo khủng khiếp cả ngày , hòn đảo Leyte còn đang gồng mình với những cơn đau nhức nhối vì vết thương bom đạn thì từ ngoài khơi , một đoàn công voa khổng lồ xuất hiện . Một đội khu trục hạm đi cánh tiền phong thẳng tiến vào vịnh Leyte . Đợt hải pháo thứ hai bắt đầu , lần này chỉ để pháo dọn bãi cho quân đổ bộ nên mục tiêu chỉ nhắm vào chung quanh bãi biển .

  Bềnh bồng ngoài khơi cách vịnh Leyte không xa , trên những dương vận hạm , những binh sĩ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ quy mô đang dành hết thì giờ còn lại để nghỉ ngơi . Trong vòng 11 tiếng đồng hồ nữa thì cuộc đổ bộ bắt đầu , người muốn ngủ thì nằm lại trong hầm tàu , kẻ không ngủ được thì lên boong hóng mát . Đoàn công voa vẫn di chuyển chầm chậm , họ xuyên qua khoảng giữa của hai hòn đảo Dinagat và Homonhon mà tiến vào vịnh Leyte .   

  Bình minh ngày 20 tháng 10 , đó là một ngày mà tướng Mac Arthur quyết định làm ngày A (A-Day) (cũng như D-day mà công chúng đã biết sau này là ngày 06 tháng 06 năm 1944) . Vầng dương đỏ thẳm như còn e lệ thẹn thùa ẩn hiện phía sau đoàn công voa khổng lồ , báo hiệu một ngày đẹp trời sẽ đến . Không bao lâu sau , ánh hồng tươi rực rở ấy lại trở thành một khối lửa khổng lồ , tỏa ánh nóng gay gắt như muốn thiêu đốt tất cả vạn vật . Lại có thêm ba chiếc thiết giáp hạm khổng lồ xuất hiện , chúng lại thi nhau nã pháo thêm một đợt nữa vào hai điểm đổ quân chính là bãi biển Tím và bãi biển Vàng . Trong lúc toàn khu vực vịnh Leyte còn ngập chìm trong khói lửa mịt mù thì từ trên tầng mây , một phi cơ thám thính của Nhật xuất hiện . Thế là một rừng đạn phòng không từ vô số chiến hạm đang có mặt ở vịnh Leyte đua nhau đan vào không gian đuổi theo chiếc phi cơ thám thính , khiến cho nó phát hoãng đổi hướng bay đi mất dạng . Trong khi khu vực trung tâm bãi biển Leyte đang gồng mình hứng pháo thì thêm ba chiếc thiết giáp hạm khác tiến xa về phía bắc , nơi gần thủ phủ của Leyte là Tacloban . Pháo từ ba chiếc thiết giáp hạm ấy bắt đầu dội vào cày nát khu vực hai bãi biển Trắng và Đỏ ở đây .

  Chiều hôm ấy đoàn công voa đã đến được điểm đổ bộ , họ đang thả neo chỉ cách bờ biển chừng bảy dặm . Vừa lúc 6 chiếc thiết giáp hạm dứt pháo quay trở lại biển thì nhiều tuần dương hạm và khu trục hạm khác tiến vào bên trong vịnh . Lần này thì họ sử dụng hải pháo càng khủng khiếp hơn ngày hôm qua . Toàn thể chiều dài từ bắc tới nam của bãi biển Leyte chìm ngập trong khỏi lửa mịt mù .

  Dứt cơn mưa pháo , lệnh đổ bộ bắt đầu . Những chiếc thuyền nhỏ dùng chuyển quân từ dương vận hạm vào bờ giăng kín cả một vùng biển mênh mông . Từ bờ biển phía bắc , sư đoàn 1 kỵ binh Hoa kỳ tiến vào bãi biển Trắng . Toán binh sĩ đầu tiên đặt chân lên bãi cát lập tức tản ra nhanh chóng , họ là những tay thiện xạ của đơn vị . Với những khẩu súng trường như carbine và garand họ lần lượt bắn hạ nhiều binh sĩ liều chết của Nhật còn cố bám vào những ngọn dừa cao chót vót để rình bắn tỉa . Riêng toán binh sĩ đặc biệt chuyên phá hoại thì âm thầm tiến sâu vào bên trong xa bờ cát , họ sử dụng mìn , chất nổ và súng phun lửa triệt tiêu tất cả hầm hố công sự còn sót lại sau cơn mưa pháo hai ngày qua . Phần còn lại của sư đoàn đều dàn đội hình càn quét sâu vào nội địa , xuyên qua những địa hình phức tạp bám chặc lấy con lộ chính dạy dọc theo bờ biển . Cánh trái của sư đoàn 1 là sư đoàn 24 bộ binh , họ cũng an toàn đặt chân lên bãi cát . Hai binh sĩ trong họ , một anh lính Hoa kỳ và một Phi luật tân , đầu tiên thượng hai lá quốc kỳ của Phi và Mỹ ngay trên bãi biển Đỏ . Nhưng so với sư đoàn kỵ binh thì sư đoàn 24 bộ binh này gặp nhiều trở ngại hơn khi phải đối đầu với những binh sĩ Nhật còn sống sót . Họ bám lại những hầm hố hang hóc và chiến đấu theo cái kiểu tự sát  khiến cho bước tiến của quân Hoa kỳ phải chậm lại đi nhiều . Đến vài tiếng đồng hồ sau họ mới đến được ven con lộ sâu trong nội địa . Chạy dọc theo bãi biển xa về phía nam , nơi bờ biển mang tên Cam và Xanh . May mắn cho phía Hoa kỳ , khẩu đội pháo của Nhật đặt ngay trên ngọn đồi Catmon , nơi mà họ có thể khống chế cả một vùng lại bị hải pháo phá nát nên sư đoàn 96 bộ binh đều an toàn tiến lên bãi cát . Những chiếc áo màu ô liu vừa bám được vào bãi biển , họ nhanh chóng dàn thành đội hình tiến thẳng vào đất liền . Họ tiến rất nhanh vì không chạm địch , nhưng khoảng hơn một dặm thì bị khựng lại hoàn toàn . Đội quân trú phòng ở đây quá đông nên họ chống cự quyết liệt .

  Xa hơn bãi Cam và Xanh về hướng tận nam là bãi Tím và bãi Vàng , sư đoàn 7 bộ binh , một sư đoàn vừa lập nên hai chiến công oanh liệt ở đảo Attu và Kwajalein , ở bãi biển Tím và Vàng họ đã chạm phải một bức tường phòng thủ cứng ngắt từ khi vừa đặt chân lên bãi cát . Nhưng đến xế chiều cùng ngày , viên sĩ quan chỉ huy đội quân phòng thủ của Nhật bị những binh sĩ tiền sát gan dạ đột nhập tận sào huyệt bắt sống , thế là tình hình hai bãi vùng cận nam của Leyte coi như tạm ổn .

  Từ trên cầu chỉ huy của chiếc tuần dương hạm khổng lồ mang tên Nasville , vị tướng tổng tư lệnh lục quân Mac Arthur nóng lòng quan sát cuộc đổ bộ . Đến hai giờ chiều , ông xuất hiện trên boong tàu với bộ quân phục kaki gọn gàng , mắt đeo kính đen và chiếc mũ lưỡi trai có đính 4 ngôi sao . Arthur cùng vài vị sĩ quan tham mưu cùng nhiều phóng viên nhà báo xuống một chiếc thuyền đổ bộ để chuyển sang chiếc dương vận hạm John land . Ở đó cũng đang có mặt của tướng Carlos Romulo và vị tân tổng thống Phi luật tân là Sergio Osmena . Osmena vừa lên thay quyền tổng thống cho Quenzon sau khi ông bị bệnh chết cách đây chưa đầy ba tháng . Đã gần hai năm không gặp lại vị tướng mà ông hết lòng kính mến , Osmena nôn nóng dùng thang dây xuống tận chiếc thuyền đổ bộ để đón MacArthur . Gặp lại nhau giữa một vùng biển khói lửa mù trời , MacArthur kêu lên “Carlos , chúng ta đang trở về quê hương của chúng ta đây !” . Hai viên tướng một Hoa kỳ một Phi luật tân cảm động ôm nhau mừng mừng tủi tủi , họ như hai đứa trẻ thân thiết lâu ngày không gặp , bất kể sự có mặt của nhiều phóng viên báo chí , hai ông tướng cứ ríu rít nói năng kể lể đủ thứ chuyện trên trời dưới đất  .

    Chiếc thuyền lớn dành chở ban chỉ huy được lệnh hạ thủy để chuyển nhóm MacArthur lên bờ . Họ đổ ngay lên bờ biển phía bắc , tức bãi biển Đỏ , một nơi chỉ cách thủ phủ của đảo Leyte là Tacloban không bao xa . Khi chiếc thuyền đã tiến đến một vùng nước cạn không tiến thêm được nữa , chiếc cầu vừa thả xuống thì MacArthur nhanh nhẹn bước xuống nước đầu tiên . Mực nước chỉ ngập cao hơn đầu gối . Theo sau ông là tổng thống Osmena , tướng George Kenney và nhiều vị sĩ quan tham mưu khác . Đám phóng viên thì đồ nghề lỉnh khỉnh nên chậm chạp dò từng bước tận phía sau , chen lẫn trong nhóm nhà báo này còn có vị tướng nhỏ con Romulo , ông vừa xỏ chân vào đôi giầy trận mới toanh nên khó khăn nhấc bước , vì thế Romulo không tài nào đuổi kịp theo ông tướng nhanh nhẹn MacArthur .

  Xung quanh bãi cát , nơi những vị chỉ huy tối cao đang di chuyển , dấu tích tàn phá của một cuộc chạm súng vẫn còn đó . Bốn cái xác xà lan đổ quân nằm chỏng gọng , một chiếc vẫn còn cháy âm ỉ khói tỏa nghi ngút và văng vẳng bên tai , thỉnh thoảng vẫn còn nghe âm thanh từ xa vọng lại của từng tràng súng máy hoặc súng cá nhân . Vị tướng tổng tư lệnh thẳng lưng tiến bước , với cái ống pip trên môi đang nghi ngút khói , chiếc gậy chỉ huy trên tay và vũ trang duy nhất của ông tướng , khẩu goulo , một truyền vật của thân phụ đang nằm im trong túi quần . Ông tiến về phía rừng dừa để tìm gặp tư lệnh sư đoàn 24 , trung tướng Frederick Irving . Từ xa tít đàng sau , Romulo còn nghe tiếng nói sang sảng của MacArthur “Đây chính là niềm mơ ước của tôi” . Những binh sĩ đang có nhiệm vụ canh gát chung quanh nghe tiếng nói thảy đều ngạc nhiên quay lại nhìn . Và có một ai đó lên tiếng “Đại bàng tới tụi mày ơi” , lại có tiếng nhao nhao rằng đại bàng là ai thế . Tiếng nói vừa rồi lại cất lên nhưng giọng lại thấp hẳn “Là ông tướng tổng tư lệnh Mac Arhur chớ còn ai nữa”.

  Sau khi nghe Frederick báo cáo sơ lược tình hình mặt trận , Arthur quay trở lại nhóm người vừa lên bờ với mình . Ông thân mật để bàn tay mình lên vai của tổng thống Osmena và hỏi “Tổng thống , cảm nghĩ của tổng thống ra sao khi trở lại quê hương của mình ?” Đoạn ông ngồi xuống một thân cây bị trúng pháo ngã nằm tênh hênh trên mặt đất , ông tra thêm thuốc vào ống pip , bật hột quẹt đốt . Arthur rít một hơi dài ra chiều thoải mái rồi lim dim nói với Osmena “Sau khi quân đội chúng ta làm chủ thành phố Tacloban , tôi sẽ giao lại cho các ông tổ chức chính chính quyền tại địa phương ngay . Mọi việc đang diễn tiến rất thuận lợi . Theo chiều hướng này , tôi nghĩ việc tiến chiếm Tacloban chỉ trong nay mai thôi” . Osmena cảm động sung sướng , ông nhìn Arthur với ánh mắt biết ơn , miệng nói “Tôi đã sẳn sàng . Bất cứ lúc nào ông muốn thì cho tôi biết” . 

  Vài người sĩ quan thuộc nhóm thông tin tin tiến tới Mac Arthur . Họ bắt đầu thu âm lời phát biểu đầu tiên của vị tướng tổng tư lệnh để phát sóng trên đài Tiếng nói tự do gửi đến toàn dân Phi luật tân . Dưới cơn mưa rả rít , tiếng nói trầm hùng của Mac Arhur không giấu được sự nghẹn ngào sung sướng . Những sĩ quan hiện diện chung quanh cũng nhìn thấy hai bàn tay của ông tướng tư lệnh run run vì quá cảm động . Ông nói “Đồng bào Phi luật tân thân yêu . Tôi đã trở lại với đồng bào đây . Thượng đế toàn năng đã phò trì cho quân đội của chúng tôi và bây giờ bước chân của chúng tôi đang đứng ngay trên lãnh thổ của các bạn . Bên cạnh tôi , tổng thống của các bạn , Sergio Osmena , người kế nhiệm nhà ái quốc vĩ đại Manuel Quenzon cùng nhiều thành viên trong nội các mới của ông” .

  Lồng trong lời phát biểu hùng hồn của Mac Arhur , người ta còn nghe những tiếng xe cơ giới gầm rú trên bãi cát , tiếng phi cơ cuồng nộ như xé toạt không gian hòa lẫn tiếng đại pháo thỉnh thoảng nổ vang ở một nơi không xa lắm từ trong đất liền . Giọng của Mac Arthur trở nên to hơn át hẳn những âm thanh rùng rợn của chiến tranh đang diễn ra chung quanh ông . Vị tướng tổng tư lệnh kêu gọi toàn dân Phi luật tân đoàn kết sát cánh cùng ông chiến đấu chống lại quân xâm lược . Khí thế chiến đấu vẫn còn đó , âm vang của nó vẫn còn vang vọng từ bán đảo Bataan , từ cứ điểm cuối cùng trên đảo Corregidor . Ông lại nói “Trận chiến khốc liệt rồi đây sẽ lan tràn khắp trên lãnh thổ của các bạn , dù muốn hoặc không , các bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng hoặc lôi cuốn vào vòng lửa đạn . Vì quốc gia dân tộc và vì mạng sống của chính mình và thế hệ mai sau , các bạn nên tham gia chiến đấu . Chiến đấu giành lại độc lập cho quê hương là bổn phận chung của chúng ta” . Ông tướng lại nhường lời lại cho Osmena . Cũng như MacArthur , vị tân tổng thống lên tiếng hiệu triệu toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi của Arthur , vị tướng tư lệnh đại diện đồng minh Hoa kỳ . Tướng Romulo người đại diện quân đội Phi luật tân cũng góp lời cỗ vũ tinh thần chiến đấu của binh sĩ .

  Sau đó , dù trời còn mưa giăng lất phất nhưng Mac Arthur mặc kệ , ông cập nách cây gậy chỉ huy , miệng ngậm ống vố khệnh khạng thả bước đi vào khu rừng phía bên trong bãi cát để thăm hỏi các binh sĩ thuộc sư đoàn 24 . Một anh lính đưa tay trỏ về phía ngọn đồi con , trên ấy có những tàn cây rậm rạp mà e dè bảo với Arthur rằng địch quân còn đang ẩn núp tại bụi rậm ấy để bắn sẻ . Ông tướng hình như không nghe rõ anh lính kia nói gì , ông nhón gót ngồi xuống kế bên anh lính ấy và đưa mắt về phía anh vừa trỏ như để quan sát .

  Cách địa điểm của ông tổng tư lệnh đặt chân đến chỉ có vài dặm về phía bắc , sư đoàn 1 kỵ binh đã tiến đến ngoại vi thủ phủ Tacloban . Ở đó họ dừng lại nghỉ qua đêm .

    Toán lính tiền sát bắt đầu bắt tay vào việc bố phòng , họ đào hầm và chọn địa điểm để bố trí súng cối và đại liên trong trường hợp bị địch quân xông ra tấn công lúc đêm xuống . Cũng ở tại nơi đây , những chiến sĩ sư đoàn 1 đã chứng kiến nhiều cảnh tượng hết sức cảm động , Người dân Phi , đa số là người già và trẻ thơ họ tự động lén tìm đến doanh trại của binh sĩ Hoa kỳ để chào đón . Hình ảnh một người đàn bà da nhăn tóc bạc , bước ngập ngừng từng bước đến giăng vòng tay ôm lấy một quân nhân Hoa kỳ mà khóc nức nở . Bà cụ khóc vì sung sướng , khóc vì được chính mắt chứng kiến những chiến sĩ khác màu da , từ phương trời xa xôi nào đó đến để giải phóng cho quê hương của bà thoát ra khỏi ách thống trị của những kẻ mang cùng một màu da .

   Một cụ bà khác thì khóc mùi như một đứa bé , khi ngưng khóc thì bà lại đấm ngực dậm chân để xem thử đây có phải là một giấc mơ hay không . Anh phóng viên nhà báo quân đội cũng ngạc nhiên đến đờ người , anh quên cả nhiệm vụ thiêng liêng của mình là đưa máy ảnh lên ghi lại những bức tranh đầy cảm động , một bức tranh thể hiện tình cảm quân dân thắm thiết nơi tuyến đầu khói lửa .

  Đến lúc này thì quân đội Hoa kỳ đã làm chủ được một vùng bờ biển dài , nơi cái rúng của đảo quốc Phi luật tân . Họ đã đổ vào đó một khối lượng quân sự lẫn quân cụ tiếp liệu khổng lồ , con số lên đến hơn một trăm ngàn tấn . Tuy nhiên , để giành được kết quả đầu tiên quá sức tiên liệu , đã có đến 49 binh sĩ Hoa kỳ phải vĩnh viển nằm lại chiến trường , một con số tử vong quá nhỏ nếu không nói là sự thành công ngoài sự tưởng tượng của Mac Arthur . Tổng thống Roosevelt hân hoan gửi ngay một bức điện chúc mừng đến Arthur . Trong đó ông hết lời khen ngợi kế hoạch tiến công và sự chiến đấu dũng cảm của quân đội Hoa kỳ .

    Nhìn lại diễn biến từ đầu của cuộc đổ quân chắc chúng ta không ngạc nhiên lắm khi biết tổn thất của Hoa kỳ rất thấp , thấp đến nỗi khó mà tin cho một mặt trận quá lớn , một mặt trận chạy dọc theo chiều dài từ bắc chí nam nơi phía đông của hòn đảo Leyte . Nếu so với những trận đổ bộ đẫm máu nơi đảo Saipan hoặc những hòn đảo khác ngoài khơi Thái bình dương thì ở đây , một tiểu đảo nằm ở vị trí trung tâm quần đảo Phi luật tân với địa thế tương đối bằng phẳng , ít núi đá và hang động , không có một lợi thế khả dĩ cho quân trú phòng bám lấy để chống trả . Ba ngày trước khi cuộc đổ quân bắt đầu , hải pháo từ những chiến hạm đã biến nơi đây gần như bình địa , công sự hầm hố của họ lần lượt xụp đổ , vì thế hầu hết họ lớp chết lớp rút lui sâu vào nội địa để lập phòng tuyến ngăn giặc . Trong cơn tháo chạy giữa bom pháo rền trời , đơn vị và cấp chỉ huy đều thất lạc với nhau . Lắm đơn vị còn sống sót nhưng mất cả chỉ huy , có lắm vị sĩ quan chỉ huy còn sống nhưng ngược lại chẳng còn lính để chỉ huy . Tuy nhiên , vẫn có nhiều đơn vị may mắn còn sống sót đầy đủ , họ bắt liên lạc được với tổng hành dinh của sư đoàn . Ngay đêm ấy , đại tá Kanao Kondo thuộc trung đoàn 22 pháo binh lên tiếng buộc tội viên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 cho quân tháo lui khi chưa có lệnh . Dù vị tiểu đoàn trưởng nêu lý do là hầu hết tiểu đoàn của ông đều bị chết hoặc bị thương , vũ khí cũng không còn nguyên vẹn thì làm sao mà chiến đấu , Kondo vẫn khăng khăng bất chấp , ông nói “Nếu thế thì tại sao ông không biết tự sát để làm gương cho binh sĩ ?” . Đoạn ông quay sang ra lệnh cho những binh sĩ còn sống sót của tiểu đoàn 1 , dù bị thương nặng nhẹ , dù súng đạn không còn cũng phải trở lại chiến trường tiếp tục chiến đấu cho đến chết .

  Tướng Makino thì mù tịt chẳng biết tí gì về diễn biến của mặt trận . Ngay khi quân đội Hoa kỳ bắt đầu chuẩn bị đổ bộ vào đảo thì bộ chỉ huy sư đoàn của ông cũng vội vàng rút lui , họ rời bỏ căn cứ ở thành phố Tacloban để chuyển sâu vào nội địa . Rồi đến lúc quân Hoa kỳ tràn vào bờ biển , đánh tiến đến ngoại vi thành phố Tacloban và chiếm con lộ cao tốc số 2 , một con lộ chính chạy xuyên suốt vòng quanh hải đảo . Tất cả diễn biến trên ông chẳng được nghe thuộc cấp báo cáo , vì vậy người sĩ quan chỉ huy chịu trách nhiệm trong khu vực vừa bị kẻ thù tiến chiếm cứ mãi chần chừ vì không biết nên phải báo cáo tình hình như thế nào lên thẫm quyền của mình .

  Tại đại bản doanh của tướng Yamashita đóng ở Fort Mckinley , vị tướng tư lệnh chiến trường Phi luật tân đang ngồi trầm tư bên bàn làm việc . Ông đang lượng định tình hình ở đảo Leyte qua một vài nguồn tin khá mơ hồ được gửi về từ những đơn vị còn sống sót tại mặt trận . Lúc 10 giờ , viên sĩ quan tham mưu mới của Yamashita là trung tướng Akira Muto xuất hiện trước cửa bản doanh . Tướng Muto , người vừa trở về từ Sumatra , nơi mà ông đã bị đày ải trong một thời gian dài bởi thủ tướng Tojo . Vị trung tướng tân tham mưu trưởng chẳng có hành lý gì cả , ông mặc trên mình một bộ quân phục nhàu nát bẩn thỉu . Cũng nhờ ông đã nhanh chân nhảy xuống một cái hố mới thoát chết trong trận oanh tạc kinh hồn của Hoa kỳ vào những căn cứ không quân Nhật ở miền nam Phi luật tân vào mấy hôm trước đó .

  Sau khi thay đổi bộ quân phục mới , Muto vào trình diện Yamashita ngay . Tại đây ông còn gặp đại tá Sugita , người này trước đây từng làm thông dịch viên cho Yamashita khi ông vừa chiếm được Tân gia ba . Đại tá Sugita vừa mới đến từ Đông kinh , ông mang theo một bản tin không mấy gì hứng khởi cho hai người : Tổng hành dinh Thiên Hoàng hạ lệnh cho lộ quân 14 của Yamashita lập tức theo kế hoạch tung toàn bộ lực lượng vào mặt trận Leyte hầu biến nó thành một chiến trường quyết định cho cuộc chiến .

  Ngày 21 tháng 10 , bốn sư đoàn của Mac Arthur như những mũi dùi thép bung ra từ từ thọc sâu vào trung tâm của hòn đảo . Thỉnh thoảng họ phải dừng lại khá lâu khi chạm phải một ổ kháng cự quyết liệt của địch . Rồi sân bay quân sự Dulag lọt vào tay quân đội Hoa kỳ và không bao lâu sau đó thủ phủ Tacloban cũng được giải phóng . Dân chúng Phi luật tân hân hoan túa ra đầy đường . Sáng ngày 22 tháng 10 , dù ánh thái dương treo chênh chếch trên nền trời trong xanh đang hừng hực cháy đỏ nhưng phía dưới , trong một thành phố vừa im tiếng súng , lá cờ hình mặt trời của Nhật bản đã âm thầm biến mất tự bao giờ . Thay vào đó , người ta chỉ còn nhìn thấy một rừng cờ hoa rực rở . Chen lẫn giữa những qua quốc kỳ Phi luật tân và Mỹ , rừng người từ mọi ngã tuôn tràn ra những đại lộ . Họ tay thì nâng cao những biểu ngữ chào mừng quân đội đồng minh Hoa kỳ và miệng thì hô to “Hoa kỳ muôn năm” và “Đã đão Nhật bản xâm lượt” . Người già , trẻ nít , thanh niên thiếu nữ , kẻ sang người hèn ai ai cũng tràn đầy những nét hả hê vui thích . Có một người tuổi độ tứ tuần , có lẽ anh là một cựu chiến binh Phi từng chiến đấu chung với binh lính Hoa kỳ ở mặt trận Batann . Anh đang đứng nói chuyện huyên thuyên với một vài binh sĩ đứng gát bên góc đường , anh nói bằng một giọng tức tối pha lẫn nghẹn ngào “Tụi chúng tôi bắt buộc phải tuân lệnh của họ chứ không phải vì tụi tôi tự nguyện đâu . Đó chỉ vì muốn giữ yên cái đầu để cho nó dính liền với cái cần cổ thôi mấy ông ơi” .

                              ……………………………….

  Cách đó chừng 340 dặm về phía bắc , thủ đô Manila . Tướng Yamashita cố gắng thuyết phục thống tướng Terauchi , tư lệnh chiến trường nam Á , nên chống lại Đông kinh về cái lệnh quái ác là lấy đảo Leyte làm mục tiêu chính cho trận chiến quyết định . Ông đặt ra câu hỏi là làm thế nào để viện quân có thể xuyên qua được hàng rào hỏa lực của không lực và tiềm thủy đỉnh của Hoa kỳ để vào được Leyte ? Và giả như chúng ta có đủ sức để vượt qua những chướng ngại này , khi đặt chân lên được đảo Leyte thì cũng đã muộn mất . Hòn đảo nhỏ Leyte kia đã thất thủ từ lâu vì phía Hoa kỳ dĩ nhiên là họ đâu có ngồi yên mà chờ quân của chúng ta đến tiếp cứu . Hơn nữa , có phải chăng Leyte là mục tiêu chính của Mac Arthur , hoặc va chỉ dụng kế nghi binh để đánh lạc hướng quân ta để rồi mang toàn bộ lực lượng tấn công vào Luzon . Là một viên tướng từng trãi qua trăm trận , mưu mẹo trong việc bày binh bố trận thì Yamashita có thừa nhưng tình hình trước mắt ông không thể nào tiên liệu được ý định của địch .

   Nhưng rồi Đông kinh và vị tổng tư lệnh chiến trường vùng nam Á là thống tướng Tarauchi lại không thèm đếm xỉa gì tới tiếng nói Yamashita . Với thống tướng Terauchi , một vị tướng bất tài nhưng nhờ có chân trong nhóm tướng lãnh mang nặng đầu óc quân phiệt lại là đàn em thân tín với Tojo nên cuộc đời binh nghiệp của ông ta cứ như diều gặp gió . Đã từ lâu ,  Terauchi đã tạo riêng cho mình một chỗ đứng rất vững trong hàng ngũ chỉ huy tối cao nên cho dù sau cơn biến động chính trị ở Đông kinh , thủ tướng Tojo về vườn nhưng cương vị của Tarauchi chẳng những không bị ảnh hưởng mà còn tăng lên vùn vụt . Khi chiến sự bắt đầu xảy ra , ông là tổng tư lệnh quân đội vùng nam Á đại bản doanh đóng ở Sài gòn (hồi ấy đại bản doanh của họ đóng ở nhà Chú Hỏa , ngay đầu đường Armand Rousseau – nay là Hùng Vương) . Vốn là một con người nham hiểm độc ác , thích an nhàn hưởng lạc . Chiến thắng ở Mã lai , Tân gia ba và Phi luật tân đều do công sức của các sĩ quan dưới quyền như Trung tướng Yamashita , Trung tướng Homma v.v. . Còn ông thì ai chết sống mặc ai , ông vẫn cứ tà tà ăn hút ở Sài gòn . Nhưng sau khi bình định xong vùng nam Á  , ông đã ra tay tàn độc , cho thủ hạ của mình là đại tá Tsuji , tức Đông phương giáo chủ giết chết không biết bao nhiêu người dân bản xứ mà ông cho là có tội với quốc gia dân tộc . Và cũng vì lòng nhỏ nhen ích kỷ , ngay cả thuộc cấp của mình là tướng Homma , người thuộc nhóm ôn hòa , đối lập với ông đã bị ông thẳng tay trừng trị khiến cho vị tướng hiền hòa nhất trong nhóm tướng lãnh Đông kinh , vừa bình định xong Phi luật tân lại phải ôm gói qui hồi cố quốc , chấm dứt cuộc đời binh nghiệp vẻ vang để về nhà đuổi gà cho vợ .

  Trở lại tình hình của hiện tại , thì sức tiến như vũ bão của Hoa kỳ cứ như cái gọng kềm càng ngày càng thu hẹp dần . Vòng đai phòng thủ của Nhật cứ phải co cụm lại mãi , cuối cùng chỉ còn lại Phi luật tân , một dãi đảo nằm chơi vơi bền thềm lục địa châu Á . Phần đông những vị tướng chỉ huy có tài ở mặt trận , nếu không bị tử trận thì cũng tự sát sau khi thất trận . Phần còn lại , vì thói thường tướng giỏi tôi hiền có thể nói đều là những nhân vật không sợ quyền thế , chẳng chịu xu thời nên lần lượt hoặc về vườn hoặc bị thuyên chuyển nắm những chức vụ không ra hồn , ví dụ hai trường hợp điển hình là trung tướng Homma và trung tướng Imamura (chắc quí vị hẳn còn nhớ vị tướng bị thủy lôi của hải quân bạn đánh nhằm và phải ôm bó tre lội bán mạng vào bờ ở tại biển Java Nam dương và ông cũng là người bảo vệ cũng như giúp đỡ quốc gia này rất nhiều . Về sau ông mang quân vào đảo Guadalcanal và bị thất trận ở đó rồi bị Đông kinh bỏ quên luôn) . Phần còn lại như Kawaguchi , ông tướng râu kẽm nướng quân ở đảo Guadalcanal thì bị bay chức trở lại Mindanao Phi luật tân nằm than thân trách phận . Tướng Hyakutake , tư lệnh lộ quân 12 bị thất bại ở Guadalcanal và người ta đã cho ông nghỉ phép dài hạn ở một hòn đảo xa xôi ngoài Thái bình dương và sau đó chẳng còn biết ông sống chết thế nào . Cũng như phía hải quân , đô đốc Nagumo tự sát ở đảo Saipan sau khi thất thủ . Nhiều vị đô đốc hoặc phó đô đốc khác cũng lần lượt ra đi , mỗi lần một mẫu hạm hoặc tuần dương hạm lâm nạn thì họ đều tình nguyện ở lại chết theo tàu . Và càng ngày , quân đội Nhật bản càng mất đi không biết bao nhiêu là tướng lãnh và đô đốc có khả năng . Cũng như phi công của họ , những phi công dạn dày kinh nghiệm chiến đấu đã lần lược chết trận để sau hai năm chiến tranh , không quân của Nhật chỉ còn lại toàn là những phi đoàn ô hợp , phi công thì thiếu kinh nghiệm chiến đấu , chỉ huy thì bất tài vô dụng . Và vô dụng nhất chắc có lẽ phải kể đến nhân vật số một của một chiến trường đang hồi khốc liệt , đó là thống tướng Tarauchi . Ông là người tổng chỉ huy toàn chiến trường và vì cái tính tự cao tự đại đã quen nên cứ cho rằng sự suy tính của mình lúc nào cũng đúng cả . Nghĩ rằng dù hạm đội địch có đông đảo đến đâu nếu hải không quân của Nhật tung hết lực lượng ra thì sẽ tiêu diệt họ không cò một móng .

  Chúng ta cũng không quá ngạc nhiên khi thấy tại sao Terauchi lại đánh giá quá thấp sức mạnh của Hoa kỳ và đề cao khả năng chiến đấu của quân đội Thiên Hoàng như vậy , lẻ đơn giản vì ông là vị chỉ huy chưa bao giờ xuất hiện ở mặt trận . Ngồi tại tổng hành dinh mà đọc báo cáo , và hầu hết báo cáo gửi về từ chiến trường thì 99 phần trăm đều báo cáo chiến thắng mặc dù tổn thất ngày càng cao và chu vi phòng thủ càng lúc càng phải co cụm lại . Điển hình là cuộc oanh kích đảo Đài loan . Phi trường biến thành bãi đất hoang , phi cơ rớt như rạ , phi công mới ra trường cất cánh chầu trời hết ráo mà vẫn báo cáo là chiến thắng , mà chiến thắng oanh liệt nữa mới oai . Đó là một chứng bệnh chung cho toàn thể quân đội Thiên Hoàng và cấp chỉ huy của họ thì cũng chẳng khá gì hơn , họ đều mang chung một chứng bệnh , chứng bệnh hoang tưởng của những người cầm quân và nắm vận mệnh quốc gia . Bao giờ họ cũng vẫn cho mình là hay là giỏi hơn cả . Cái chết tức tưởi của vị đô đốc huyền thoại Yamamoto cũng chỉ vì tin theo những báo cáo phóng đại đầy tưởng tượng của phi công nên ông tỏ ra quá lạc quan khinh địch . Và bây giờ để coi thống tướng Terauchi thống xuất binh tướng như thế nào ở một chiến trường mênh mông mà đối thủ là Mac Arthur , một ông tướng năng động đầy mưu mô , chưa kể đến những vị sĩ quan ưu tú của Hoa kỳ như trung tướng Walter Krueger tổng tư lệnh chiến trường Leyte , thiếu tướng Franklin C.Sibert tư lệnh quân đoàn 10 , thiếu tướng John R.Hodge tư lệnh quân đoàn 14 , cùng một đoàn quân viễn chinh hơn 10 sư đoàn thiện chiến . Bên cạnh đó còn có lộ quân thứ 6 chuyên lo tiếp liệu , xây dựng tu bổ sân bay đường sá cộng thêm mấy ngàn tay súng tình nguyện quân người Phi do trung ta Kangleon chỉ huy . Chưa kể đến phía ngoài khơi cửa vịnh Leyte cũng đang có mặt của đệ thất hạm đội dưới quyền chỉ huy của đô đốc Kinkaid , đệ tam hạm đội do đô đốc Halsey chỉ huy và lực lượng đặc nhiệm 38 của phó đô đốc Mitscher . Tất cả là một lực lượng hải quân khổng lồ nằm đen đặc cả một vùng biển từ bắc xuống tận miền nam Phi luật tân , với vô số phi cơ và hải pháo sẳn sàng can thiệp bất cứ lúc nào . Nói chung , đó là một lực lượng phối hợp hải và lục quân khổng lồ lần đầu tiên được Hoa kỳ cho tung ta trong cuộc chiến Thái bình dương . Như thế thì số mệnh của đảo Leyte lúc này đã được định đoạt , vấn đề chỉ là thời gian sớm hay muộn và còn tùy vào sự điều quân của những vị tướng chỉ huy phía phòng thủ tại chiến trường .

   Thống tướng Terauchi , người đang nắm trong tay quyền chỉ huy tối cao lực lượng Nam Á châu chẳng biết đã suy nghĩ thế nào mà ra lệnh cho lộ quân 14 của Yamashita bằng mọi giá phải tiêu diệt cho bằng sạch những đơn vị địch vừa đặt chân lên đảo Leyte . Bất đắc dĩ Yamamshita mới miễng cưỡng chuyển cái lệnh quái ác này xuống cho tướng Suzuki , lúc ấy ông ta đang có mặt ở căn cứ của mình là đảo Cebu cùng lời cam kết là sẽ có thêm nhiều bộ binh tăng viện , hải quân cũng sẽ có mặt ở vùng biển Leyte để yễm trợ  .

  Tình hình tại mặt trận mỗi lúc một xấu đi . Binh sĩ Hoa kỳ đã vượt qua khỏi con lộ cao tốc số 2 , một con lộ chính chạy vòng quanh hòn đảo và càng tiến sâu vào trung tâm . Tướng Makino bàng hoàng khi nhận được lệnh dốc hết toàn lực ra để kềm chân địch . Hiện tại thì trong tay ông chỉ có mỗi một sư đoàn 16 , biết làm gì hơn nên Makino đành chia sư đoàn của mình ra làm hai để án ngử hai mặt bắc nam . Ông hy vọng phòng tuyến yếu ớt của mình sẽ không bị tràn ngập trước khi viện quân tới .  

  Tại thủ phủ Tacloban, quân đội Hoa kỳ lúc này coi như đã làm chủ hoàn toàn trong nội thành . An ninh đã được bảo đảm . Công chúng được phép tham dự một buổi mít tinh chào mừng chiến thắng . Đặc biệt trong buổi lễ này còn có sự hiện diện của nhiều vị chỉ huy trưởng phía đồng minh .

  Khi mặt trời vừa chếch bóng , giữa cái nóng nhiệt đới như thiêu đốt , người dân Phi nôn nao đổ ra đường phố đông như ngày hội . Đoàn quân nhạc người bản xứ trống kèn xập xình diễn hành qua các đại lộ rồi đúng 3 giờ chiều họ quay trở lại tập trung trước một ngôi nhà đồ sộ gọi là tòa thị sảnh , nơi được chọn để đón tiếp quan khách ngoại quốc trong dịp lễ mừng ngày chiến thắng .

  Thống tướng Mac Arthur xuất hiện với bộ quân phục thẳng nếp , ông tướng có bộ vó như minh tinh màn bạc cũng với cái ống vố nghi ngút khói nói cười luôn miệng . Sánh vai sóng bước với ông người ta nhận ra đó là vị tân tổng thống Phi luật tân Osmena . Phía sau hai nhân vật hàng đầu này còn có tướng Romulo , tổng tư lệnh quân đội Phi và nhiều tướng lãnh khác trong ban tham mưu của Arthur .

  Mặc dù xung quanh đây , tiếng súng đạn vẫn còn vang vọng . Âm thanh chết chóc của chiến tranh vẫn còn đó nhưng trong lòng người dân Phi như không còn hãi sợ nữa , vị cứu tinh của họ đã đến . Phải , ông đã trở lại để giải thoát cho những người dân khốn cùng nơi cái xứ sở nghèo nàn lạc hậu này . Họ mừng vui tung hoa trương cờ reo hò ầm ỉ hai bên vệ đường , Mac Arthur cảm động đưa tay vẫy chào không ngớt .

  Trong bài diễn văn ứng khẩu ông mở đầu bằng câu “Đồng bào thân mến . Tôi đã hứa rằng tôi sẽ trở lại và bây giờ tôi đã trở lại” . Ôi , hai tiếng đồng bào của ông sao mà ấm áp đến thế , người dân Phi sung sướng như điên reo hò tở mở . Cánh cửa hòa bình đang hé mở để đón một viễn ảnh tươi đẹp đến với quê hương của họ .

  Trước khi ra về , Arthur bắt tay từ giã tướng Romulo và ông đến bên tổng thống Osmena , nắm lấy tay ông thật lâu và nói nhỏ , có lẽ đây là lời dặn dò “Đến đây thì bọn nhà binh chúng tôi coi như đã hoàn tất nhiệm vụ . Phần còn lại thì xin giao cho  chính phủ của quí quốc đảm trách

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế