Hải quân Nhật và trận chiến quyết định

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trở lại với hạm đội liên hợp của Nhật bản , sau khi đại bại ở trận chiến mà binh lính Hoa kỳ gọi chế diễu là trận bắn chim kinh hồn ở vùng biển Marianas , số chiến hạm còn sống sót của họ được gom về lại và chia ra thành hai hải đoàn chính : Hạm đội lưu động và lực lượng xung kích thứ nhất . Bây giờ hai hải đoàn chính này nhận lệnh lao vào trận chiến mới nên từ vùng biển phía tây bắc cấp tốc quay trở lại Phi luật tân . Phó đô đốc Jisaburo Ozawa , chỉ huy trưởng hạm đội lưu động tức hải đoàn thứ nhất bây giờ đang có trong tay một lực lượng hạm đội và phi cơ quá khiêm nhường . Ông đã bị thiệt mất một số lượng quá lớn phi cơ ở trận chiến Marianas , số còn sống sót thì đã chứng minh rõ ràng là họ không làm nên trò trống gì cả như chúng ta đã thấy ở trận Hoa kỳ oanh tạc đảo Đài loan . Phi công Nhật dù ra sức đánh đuổi ba ngày liên tục nhưng hạm đội Hoa kỳ không hề hấn gì , ngược lại phi trường ở Đài loan thì thành bình địa . Nhưng dù sao thì nó cũng vẫn là một lực lượng đáng gờm , với đại mẫu hạm Zuikaku , cùng các mẫu hạm hạng trung như Zuiho , Chitose và Chiyoda , hai thiết giáp hạm Ise và Hyuga được tu sửa lại để trở thành mẫu hạm nhỏ . Một lực lượng tập trung gồm nhiều mẫu hạm như thế nhưng vỏn vẹn chỉ có 116 phi cơ mà thôi .

  Lực lượng xung kích thứ nhất tức hải đoàn thứ hai của hạm đội liên hợp , đến từ căn cứ ở Tân gia ba . Chỉ huy trưởng hạm đoàn này là phó đô đốc Takeo Kurita . Trước khi nắm chức vụ này , Kurita từng là hạm trưởng của 5 khu trục hạm , rồi chỉ huy nhiều bộ phận quan trọng của hải quân như thủy lôi , tuần dương hạm . Ông là người đã hộ tống đoàn công voa đổ bộ lên đảo Midway và từng tham dự những trận đánh cũng như oanh tạc phi trường Henderson ở trận chiến đảo Guadalcanal . Tuy rằng lực lượng xung kích thứ nhất vẫn có nhiều hàng không mẫu hạm nhưng về hỏa lực của hải pháo thì lực lượng này quả thật đáng sợ . Với sự có mặt của bảy chiếc thiết giáp hạm mà trong số đã có hai chiếc mà thế giới nếu nghe đến tên thảy đều kinh tâm vở mật là đại thiết giáp hạm Musashi và Yamato . Thêm vào đó còn có 11 tuần dương hạm nặng 2 tuần dương hạm nhẹ cùng 19 khu trục hạm . Tóm lại lực lượng xung kích thứ nhất của phó đô đốc Kurita về hỏa lực hải pháo thì không có một hạm đội nào sánh bằng , kể cả hạm đội của Hoa kỳ ở vùng biển Thái bình dương cũng thế .

  Ngày 20 tháng 10 , đoàn xung kích đến vùng biển Bruinei thì Hoa kỳ đã bắt đầu mở cuộc đổ bộ tiến chiếm Leyte . Sáng sớm hôm sau , một mệnh lệnh đến từ hạm đội liên hợp ra lệnh cho Kurita đến chạng vạng ngày 25 tháng 10 lực lượng của ông bất cứ giá nào cũng có mặt ở vùng biển Leyte . Nhiệm vụ của lực lượng xung kích thứ nhất là tiến thẳng vào vịnh Leyte , tiêu diệt toàn bộ tàu thuyền đổ bộ của địch .

   Hạm đội liên hợp yêu cầu lực lượng hạm đội của Kurita phải chia ra làm tiểu hạm đội để tiến vào mục tiêu bằng hai hướng . Từ biển Brunei tức vùng phía nam , một cánh di chuyển chênh chếch lên phía bắc , tức theo hải lộ song song với hòn đảo Palawan rồi rẽ sang phía đông , len lỏi theo những eo biển trong vùng trung đảo của Phi luật tân để trổ sang hướng đông của đảo quốc . Khi qua khỏi hòn đảo cận đông mang tên Samar thì đi ngược về nam để tiến vào vịnh Leyte . Mũi thứ nhì nương theo phía nam của đảo Palawan rồi tiến vào vịnh Leyte qua eo biển Sugigao nơi phía bắc của hòn đảo Mindanao . Tóm lại , hai tiểu hạm đội sẽ một từ phía bắc xuống , hai từ nam lên và điểm gặp là vịnh Leyte , như hai cái gọng kềm xiết lại đồng tấn công hải quân Hoa kỳ bằng hai hướng .

  Mũi thứ nhất có lộ trình xa hơn vì nó phải đi ngược lên phía bắc một đoạn khá xa để đến eo biển vùng trung Phi . Hành quân theo một hải lộ ngoằn ngoèo bất an ninh ấy dĩ nhiên Kurita cũng biết là thập phần nguy hiểm vì chung quanh vùng biển này nơi nào mà chẳng có tiềm thủy đỉnh của địch . Thậm chí mẫu hạm và phi cơ của họ cũng có thể xuất hiện thình lình bất cứ lúc nào . Nhìn rõ nguy cơ trước mặt nhưng ngặt vì đó là quân lệnh nên Kurita và ban tham mưu của ông chẳng dám lên tiếng phản đối , nhưng khi thi hành sứ mệnh thì ai cũng tỏ ra hết sức chán nản . Họ nghĩ , nếu mang quân đương đầu lại mẫu hạm của địch thì dù có phải bỏ xác giữa đại dương cũng rất lấy làm vinh dự , đàng này lại liều lĩnh mang những chiếc thiết giáp hạm vĩ đại này ra để đánh vào đoàn dương vận hạm , và quan trọng nhất là tin tức đích xác của mặt trận vẫn chưa nắm rõ : địch quân hiện tại chẳng biết họ đã hoàn tất công việc đổ bộ chưa ? Nếu tất cả đã trễ muộn thì hóa ra chúng ta dốc sức mang cả một lực lượng hùng hậu để đánh vào những dương vận hạm trống không thôi ư ?

  Phó đô đốc Kurita thống lãnh một phần lớn hạm đội theo hải lộ hướng bắc , ông cho di chuyển xa hơn về vùng biển phía bắc xuyên qua eo biển San Bernardino hầu tránh con mắt tuần phòng của phi cơ địch càng xa càng tốt . Phần còn lại của hạm đội , trong đó có hai thiết giáp hạm cũ và bốn tuần dương hạm dưới quyền điều động của phó đô đốc Teiji Nishimura thì tiến theo hải lộ ngắn hơn nơi phía nam . Theo kế hoạch thì hai hải đội sẽ gặp nhau tại vịnh Leyte vào lúc hoàng hôn ngày 25 .

  Trong chuyến ra quân lần này Kurita sẳn sàng chấp nhận sự thiệt hại mà ông tiên đoán có thể lên đến một nửa hạm đội của mình . Trong khi nhiều sĩ quan dưới quyền lại công khai chống đối , họ cho rằng ông quá bi quan nên quên mất hết sự dè dặt kín đáo thường ngày , đã đánh giá quá thấp khả năng chiến đấu của mình và tệ hại hơn nữa là làm nãn lòng các sĩ quan và thủy thủ hiện có mặt trên chiếc soái hạm , tức tuần dương hạm nặng mang tên Atago . Kurita vẫn bình thản bảo với họ rằng tình hình chung của cuộc chiến đã trở nên hết sức nguy kịch . Chúng ta , những quân nhân trực diện với quân thù ngoài mặt trận thì nên dùng thực tế mà xét đoán ,  biết mở con mắt ra cho to để để cam đảm mà nhìn nhận . Biết sức người mà liệu sức của ta mới là kẻ cầm quân đối trận . Ông tuyên bố với mọi người rằng “Này các anh em , liệu chúng ta không thấy tủi hổ khi quốc gia của mình bị diệt vong trong khi hạm đội này vẫn còn nguyên vẹn ? Tôi tin rằng Tổng hành dinh Thiên Hoàng đã cho chúng ta một vinh dự và các anh em cũng nhớ rằng trên đời này chẳng có cái gì để gọi là phép mầu cả . Có ai dám cam đoan rằng ở đây , hạm đội của chúng ta không thể biến mặt trận Leyte thành một trận chiến quyết định cho toàn cục ?” .

  Lời tuyên bố của phó đô đốc Kurita có vẻ khá êm dịu nhưng nhưng ngược lại . nó là một lời khích động mãnh liệt khiến cho các sĩ quan thuộc cấp cảm thấy hùng tâm phấn khích vung tay thành quả nắm và miệng hô “Banzail” vang dội .

  Tám giờ sáng ngày 22 tháng 10 , phần chính của hải đội xung kích thứ nhất rời biển Brunei rẻ sóng tiến về phía bắc . Phần còn lại của hải đội thì rẻ sang hướng đông nhắm eo biển Surigao Phi luật tân tiến phát .

  Chúng ta hãy tháp tùng theo phần chính của hải đội dưới sự chỉ huy của phó đô đốc Kurita để xem họ đi vào mặt trận như thế nào . Kurita cho đoàn hạm đội của mình nương theo bóng đêm đen mà âm thầm tiến lên phía bắc , họ di chuyển theo hình chữ chi với vận tốc 18 hải lý một giờ chỉ cách bờ biển phía tây của hòn đảo Palawan có 25 dặm . Đây là một vùng biển rộng chưa được thám hiểm nên không có trong ghi tên trong danh sách những vùng biển đá ngầm . Tóm lại , một vùng biển đầy hiểm nguy chết chóc bởi thiên nhiên , nhưng vì tránh hiểm họa của con người là phi cơ thám thính của Hoa kỳ nên phó đô đốc Kurita mới dám mạo hiểm một phen .

     Không ngờ ở một vùng biển nguy hiểm với nhiều đá ngầm ấy lại có mặt của hai chiếc tiềm thủy đỉnh tuần phòng của Hoa kỳ , Darter và Dace , chúng đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước . Họ phát giác ra hải đội của Kurita trước lúc nửa đêm . Sau khi gọi về căn cứ để kiểm chứng , Bladen Clagett chỉ huy chiếc tiềm thủy đỉnh Dace biết chắc đó là hải đội của Nhật nên ra lệnh cho chiếc tiềm thủy đỉnh Darter tháp tùng cùng ông , rượt theo tấn công . Lúc 4 giờ 50 sáng thì hai tiềm thủy đỉnh của Hoa kỳ đã đuổi kịp hải đội của Kurita , họ tăng vận tốc phóng lên đón đầu hải đội Nhật và đồng loạt phóng ra sáu trái thủy lôi vào đội hình của họ . Chiếc soái hạm tức tuần dương hạm Atago đang đi đầu nên lảnh trọn 4 trái thủy lôi . Sau bốn tiếng nổ long trời , toàn thân hình đồ sộ của chiếc tuần dương hạm nặng run lên bần bật rồi như ngọn núi khổng lồ trong cơn địa chấn , nó từ từ chìm vào dòng nước đen ngòm . Chiếc khu trục hạm đang di chuyển gần hiện trường kịp thời tiến tới cứu lấy vị phó đô đốc chỉ huy cùng ban tham mưu của ông . Giữa lúc đội hình của hải đội Nhật đang hỗn loạn , nhiều trái thủy lôi nữa được hai chiếc tiềm thủy đỉnh phóng ra đánh trọng thương một tuần dương hạm mang tên Takao , rồi sau đó chiếc tuần dương hạm Maya xấu số cũng đồng chung số phận với soái hạm Atago , nằm lại vĩnh viển dưới lòng đại dương đầy đá ngầm nơi vùng biển Phi luật tân . Như vậy , hải đội của Kurita dù chưa đi đến một nửa đoạn đường đến mục tiêu thì đã thiệt mất hết hai chiếc tuần dương hạm nặng , riêng chiếc Takao thì tuy không bị chìm nhưng đã hư hại nặng bắt buộc phải quay trở lại Borneo . Một bất lợi khác quan trọng hơn , nó góp phần vào sự thành bại trong mặt trận sắp tới là hành tung của Kurita đã bị bại lộ , Hoa kỳ đã phát giác ra hướng đi của hải đội Nhật . Dù biết sẽ gặp nhiều bất trắc kế tiếp nhưng Kurita chẳng có chọn lựa nào khác hơn , đành nhắm mắt mà tiếp tục cuộc hành trình .

  Bình minh ngày 24 tháng 10 , Kurika có mặt trên một soái hạm mới . Đó là chiếc đại thiết giáp hạm Yamato . Lúc này hải đội của ông chia ra thành hai đội hình , họ di chuyển cách nhau một khoảng cách bảy dặm . Chiếc soái hạm Yamato cùng chiếc thiết giáp hạm anh em là Musashi nằm ở vị trí trung ương trong đội hình phía trước . Thiết giáp hạm Kongo chiếm vị trí trung ương nơi đội hình phía sau .

  Từ trên cái tháp đồ sộ nổi bật của chiếc thiết giáp hạm Yamato , căn phòng nhỏ cao ngất ấy được Kurita chọn làm tổng hành dinh của ông . Tầng phía dưới là phòng hành quân , các sĩ quan tham mưu của Kurita đang có mặt đầy đủ để họp bàn kế hoạch và đón đọc những báo cáo gửi về từ hải đội cánh nam . Bấy giờ lực lượng xung kích cánh bắc đã nằm ở vị trí phía nam của hòn đảo mang tên Midoro và bắt đầu xuyên ngang biển Sibuyan để tiến vào vịnh San Berbardio . Đây là một vùng nguy hiểm vô cùng vì toàn hải đội phải di chuyển giữa ban ngày trong một khu vực gần đất liền . Tiềm thủy đỉnh vốn là một mối quan ngại lớn Kurita chưa biết phải đề phòng bằng cách nào , và hiện tại ở đây toàn hải đội phơi mình giữa thiên thanh bạch nhật , cơ hội bị phi cơ không thám của địch phát giác cũng rất cao . Nhưng khốn nổi đã không còn con đường nào khác hơn để chọn lựa vì muốn tiến sang biển Phi luật tân (tức vùng biển phía đông của quốc gia này) phải xuyên qua eo biển San Bernardino , chỉ duy nhất một mình nó là cửa ngỏ để ra vào mà thôi . Kurita thật sự thì cũng chẳng tin vào những báo cáo đầy tưởng tượng rằng phi công Nhật đã giáng một đòn chí tử khiến cho hạm đội Hoa kỳ bị thiệt hại nặng nề sau chuyến oanh tạc đảo Đài loan , cũng như ông vẫn chưa biết không lực của Nhật ở Phi luật tân đã bị hủy diệt hoàn toàn bởi những cuộc hải kích và không kích kéo dài hàng mấy ngày từ hạm đội của Halsey , vì thế trong lòng ông vẫn còn một tí hy vọng là phi cơ của Nhật từ trong đất liền có thể kịp thời can thiệp cho mình trong trường hợp nguy ngập .

  Chỉ sau 8 giờ sáng , hải đội của Kurita bị phát giác lần nữa . Lần này chính là phi cơ dọ thám của Hoa kỳ . Trong khi ấy thì Kurita cũng trông thấy phi cơ không thám của địch xuất hiện , ông liền gọi ngay về Manila xin gửi không yễm lập tức . Buồn thay , tại căn cứ lớn ở thủ đô , sau nhiều ngày bị bom pháo , các chiến đấu cơ Zero tom góp lại thì chỉ được một số ít còn tương đối tốt có thể cất cánh . Nhưng trong tình hình tứ bề thọ địch này họ không thể chia bớt số phi cơ ít ỏi kia để bay ra biển bảo vệ cho Kurita được . Và nếu có chia được đi nữa thì với một lộ trình quá xa dĩ nhiên các phi công thiếu kinh nghiệm của họ cũng không thể nào thực hiện nổi .

  Phần còn lại của những phi cơ còn sống sót trên các căn cứ rãi rác ở Phi luật tân tổng cộng cũng có khảng 180 chiếc nhưng họ đều dùng vào những phi vụ tấn công đệ tạm hạm đội của Halsey . Hạm đội này đang có mặt trên khắp vùng biển Phi luật tân từ vùng biển đảo Luzon trải dài đến vịnh Leyte . Những chiếc chiến đấu cơ thuộc thế hệ mới tên gọi Hellcat của phó đô đốc Mitscher thuộc lực lượng đặc nhiệm 38 đã bắn hạ hầu hết những phi đội của Nhật . Để đổi lại Mitscher bị thiệt mất một mẫu hạm loại nhỏ mang tên Princeton .

  Khi biết đích xác hướng đi của hải đội Nhật trên vùng biển Sibuyan , đô đốc Halsey đích thân đứng ra chỉ huy cuộc tấn công . Lúc 8 giờ 37 phút sáng , ông ra lệnh cho Mitscher phóng phi cơ tấn công hải đội của Kurita . Chỉ trong vòng hai tiếng sau thì hai phi đội dẫn đầu gồm 12 chiến đấu cơ và 12 oanh tạc cơ cùng phi cơ phóng thủy lôi đã tìm ra hải đội Nhật .

  Trên chiếc thiết giáp hạm Musashi , hạ sĩ nhất Hosoya đang ngồi thu mình trên cái tháp canh cao ngất ngưỡng để làm nhiệm vụ giám sát anh nhân viên tín hiệu , nhưng khi những chiếc phi cơ của Hoa kỳ xuất hiện thì hai người hốt hoãng quên khuấy nhiệm vụ của mình , cứ nín thở hồi hộp , giương to mắt ra mà theo dõi trận chiến vừa bắt đầu khai màn . Họ nhìn thấy phi cơ Hoa kỳ đang cố xuyên qua màn phòng không dày đặc của những khẩu phòng không từ các chiến hạm của hải đội . Ta nên nhớ , cứ mỗi một chiếc thiết giáp hạm đều có trang bị ít nhất cũng khoảng 120 khẩu phòng không 25 ly và mỗi tuần dương hạm là 90 khẩu . Tất cả những khẩu súng đều đồng loạt khạc đạn , tiếng nổ vang rền và đạn đạo xuyên chéo vào nhau khiến cho bầu không gian như có một tấm lưới lửa khổng lồ bung ra để bảo vệ lấy những chiến hạm phía dưới . Hạ sĩ nhất Hosoya lúc ban đầu thì run sợ nhưng sau một chốc anh như lấy lại bình tỉnh và càng lấy làm đắc ý khi thấy hỏa lực của quân ta quả thật là kinh khủng khiến cho phi cơ địch không thể nào tiến sát vào được mục tiêu . Nhưng niềm vui của Hosoya vừa mới thoáng qua thì anh chợt bàng hoàng thảng thốt , miệng há hốc không thốt nên lời khi chính mắt anh trông thấy một phi đội địch bay ở một độ cao chỉ hơn mặt sóng của đại dương . Và chúng đang lù lù tiến lại mục tiêu là chiếc đại thiết giáp hạm Yamato . Chỉ thấy những chiếc phi cơ to dềnh dàng kia từ từ cất mũi lên rồi cùng lướt sang bên trái , sáu quả bom như sáu trái cầu lửa phát nổ cùng một lúc khói lửa mù trời nước văng tung tóe che khuất cả một đại thiết giáp hạm . Chiếc Yamato vĩ đại chìm sâu trong màng khói lửa mù mịt trong khi một báo cáo của ai đó rằng Yamato đã bị bom địch đánh chìm . Hạ sĩ nhất Hosoya không thể nào tin nổi , cũng như chiếc thiết giáp hạm song sinh với nó là chiếc Mussashi mà anh đang ngồi vắt vẽo trên đài quan sát , chúng là những chiếc hạm khổng lồ và là những chiếc hạm thuộc vào hạng không thể chìm được . Anh cố giương mắt ra mà chờ cho lớp khói và bụi nước dày đặc tan dần , hình ảnh đồ sộ của chiếc Yamato cũng dần dần hiện ra trong tầm mắt của Hosoya . Bất thình lình một cột nước bắn lên cao tận trời ngay trước mặt của Hosoya , khi cột nước bắn rơi trở xuống , nó đánh ập vào vách tháp cuốn trôi theo những thủy thủ đang đứng phía dưới pháo tháp thứ nhì khiến họ rơi tòm xuống biển . Đó là do một trái thủy lôi vừa đánh trúng vào mạn chiếc thiết giáp hạm Musashi . Lại thêm một quả bom khác vừa đánh trúng sàn tàu khiến cho ngọn tháp canh của Hosoya bị đong đưa khiến cho anh có cảm giác như đang đứng giữa cơn trốt xoáy . Tuy bị mang hai vết thương nặng nề nhưng Musashi thật không hổ danh là một chiến hạm không thể nào phá hủy được . Thật thì nó và Yamato , hai anh em song sinh rất được hải quân Nhật nói riêng và người Nhật nói chung , rất tự hào về hai đại thiết giáp hạm lừng danh này . Và họ cũng mệnh danh cho hai chiếc là “tòa lâu đài nổi” , chính vị đô đốc nhiều huyền thoại Yamamoto đã dùng chiếc Yamato này để làm soái hạm khi ông còn sinh tiền .

  Trưa hôm ấy , một phi đội thứ hai của Hoa kỳ xuất hiện , hai mươi bốn chiếc phi cơ phóng thủy lôi chỉ nhắm hai đại thiết giáp hạm mà tấn công . Chiếc Musashi nhận thêm 3 trái thủy lôi nữa nhưng nó vẫn thẳng đường mà tiến . Những đám cháy đều được thủy thủ ra sức chế ngự được cả .

  Trên chiếc Yamato , đến lúc này thì nó vẫn chưa bị một quả bom hoặc thủy lôi nào đánh trúng đích cả , sáu quả bom đánh trượt mục tiêu vừa rồi chỉ phát nổ bên ngoài lớp vỏ dày không gây một mảy may thiệt hại nào . Kurita vội gửi thêm một thỉnh cầu không yễm khẩn cấp từ thẫm quyền là đô đốc Ozawa cũng như Manila .

  Mười lăm phút sau lại thêm 29 phi cơ Hoa kỳ xuất hiện , họ đến từ hai mẫu hạm Lexington (chiếc mẫu hạm mới) và Essex . Chỉ trong thoáng chốc họ đã bu quanh ngay trên vòm trời của chiếc thiết giáp hạm Musashi .

  Trên chiếc Musashi , từ trong cầu chỉ huy thứ nhì , Koshino dùng ống dẫn âm gọi thuyền trưởng là phó đô đốc Toshihira Inoguchi để xin ông cho phép sử dụng loại đại pháo 390 ly bắn đầu đạn đặc biệt mang tên Sanshiki-dan , đó là một loại đầu đạn đặc biệt có tầm sát hại thật khủng khiếp . Nhưng hạm trưởng lại phản đối vì ông viện lẽ trong trường hợp tối cần mới sử dụng loại đầu đạn đặc biệt , vì loại này rất dễ làm hư nòng súng . Ông còn căn dặn dứt khoát là phải để dành những khẩu đại pháo dùng cho mặt trận chính là đảo Leyte .

   Hai mươi chín phi cơ vừa bu quanh vừa ra sức tấn công chiếc thiết giáp hạm Musashi ráo riết . Nên nhớ rằng với uy lực kinh khiếp của những giàn cao xạ trên chiếc đại thiết giáp hạm lừng danh này thì vùng trời ngay trên đầu của nó đâu phải là nơi để phi công Hoa kỳ hý lộng , nhưng các phi cơ oanh tạc vẫn mặc kệ , cứ liều lỉnh thay nhau chúi mũi ném bom không ngừng . Những chiếc chiến đấu cơ cũng chẳng chịu thua  , họ cho phi cơ bay thấp là đà trên mặt biển để tránh đạn phòng không , những khẩu đại liên cứ nhắm thẳng vào những tháp súng của chiếc Musashi mà nhả đạn không ngừng .

   Một trái bom vừa đánh trúng ngay pháo tháp phía trước . Chỉ thấy một ánh lửa chớp lên rồi một tiếng nổ kinh hồn , toàn phần trước của chiếc đại thiết giáp hạm như chìm trong biển khói . Khẩu đội cao xạ gần đó vội nhanh chân lo chạy đi chửa cháy . Trong một thoáng hoãng loạn đó , bất chợt ba chiếc oanh tạc cơ từ tầng cao cấm đầu lao vút xuống . Chỉ thấy ba cái bóng mờ lao lên vun vút , phía sau nó là ba ánh lửa vừa chớp lóe lên ngay phần giữa và mé bên sườn của chiếc Musashi . Bấy giờ lửa đã bắt cháy dữ dội . Thủy thủ kinh hoàng kẻ lo chống trả với hỏa thần người thì vẫn còn bám vào những ổ phòng không mà tâm trí rối bời , tinh thần chao động . Lại thêm một trái thủy lôi vừa đánh trúng vào thân tàu .

  Đến lúc này thì chiếc đại thiết giáp hạm lừng danh từng được các thủy thủ ca tụng là tòa lâu đài nổi đã chịu khuất phục thật sự . Nó khó nhọc di chuyển thật chậm chạp nên không thể nào đuổi kịp theo chiếc Yamato đang ở phía trước cách đó khoảng vài dặm . Tuy nhiên Kato , vị sĩ quan chuyên trách về sự an toàn của chiến hạm thì cảm thấy chưa cần thiết để trình lên hạm trưởng . Nhưng sự chậm trễ của nó cũng gây ảnh hưởng đến cho toàn hải đội của lực lượng xung kích thứ nhất . Nằm trong hoàn cảnh này , chỉ huy trưởng hải đội là Kurita chẳng biết phải làm gì hơn là ra lệnh cho hải đội của mình giảm tốc độ xuống thật chậm để chiếc thiết giáp hạm thương tích cùng mình Musashi theo kịp . Đồng thời ông cũng đánh điện cầu cứu với thẫm quyền ở Manila xin họ can thiệp gấp .

  Biển lặng , gió yên chưa đầy một tiếng thì bão tố phong ba lại một lần nữa nổi lên . Một phi đoàn gồm 65 phi cơ đủ loại cất cánh từ hai mẫu hạm Enterprice và Franklin vừa xuất hiện nơi xa xa phía chân trời . Trông vào tình trạng tồi tệ của chiếc thiết giáp hạm Musashi , một lần nữa vị sĩ quan chuyên trách về đại pháo là Koshino đưa ra yêu cầu với hạm trưởng Inoguchi là bắt buộc phải sử dụng loại đại pháo với đầu đạn sanshiki-dan để chống trả lại phi cơ địch . Nhưng một lần nữa Inoguchi phản bác , ông viện cớ là chiến hạm đang bị nghiêng về một bên , rất nguy hiểm nếu cho sử dụng đại pháo . Chợt viên sĩ quan chuyên trách vấn đề an toàn cho chiến hạm cũng lên tiếng ủng hộ đề nghị của Koshino , hạm trưởng Inoguchi đành phải im lặng .

  Thế là 9 khẩu đại pháo 390 ly từ trên ba pháo tháp của chiếc thiết giáp hạm cùng cất cao nòng nhắm ngay đội hình của phi cơ địch mà khai hỏa . Đây là lần đầu tiên các thủy thủ được chứng kiến cả 9 khẩu đại pháo cùng khạc đạn một lúc . Những tràng tiếng nổ như trời long đất lỡ khiến những người có nhiệm vụ đang có mặt trong ba tầng của pháo tháp thảy đều đinh tai nhức óc , thân bám cứng vào vách tàu , buồng ngực nghẹn tức như muốn vỡ tung ra . Còn những căn phòng phía dưới chiến hạm , thủy thủ có cảm giác như hàng chục trái thủy lôi vừa đánh trúng vào mạn tàu , nó rung lên bần bật và chẳng bao giờ chấm dứt . Từ trên cầu chỉ huy , Koshino mắt mở trừng trừng nhìn vào phi đoàn của địch đang lướt đến . Pháo đã nổ , đầu đạn đặc biệt đã thoát ra khỏi nòng nhưng tại sao chả có chiếc phi cơ nào rơi nhỉ ! Ông hốt hoãng lo cho cái ý kiến lấy đại pháo bắn máy bay của mình chắc khó mà thành công . Nhìn một lũ chim sắt cứ bình an mà tiến tới , bất giác lòng ông sĩ quan chuyên môn về pháo cũng hãi hùng kinh khiếp lo thầm trong bụng .

  Chín khẩu pháo vừa khai hỏa thì đã có ba khẩu bị trục trặc , một bị kẹt đạn không thoát ra khỏi nòng , còn hai khẩu kia thì nòng không thể vươn cao lên 45 độ . Chỉ còn lại có sáu khẩu nhưng phi cơ phóng thủy lôi và oanh tạc cơ đã vần vũ ngay trên đỉnh đầu rồi .

  Nhắc lại Hosoya , viên hạ sĩ quan tín hiệu ngồi ẩn mình trên cái tháp cao chót vót của chiếc Musashi . Anh rụng rời nhìn đàn phi cơ như những chú chuồn chuồn khổng lồ đang đảo quanh trên đầu , chúng bay thấp đến nổi anh có thể nhìn thấy lá cờ Hoa kỳ thật rõ ràng , tiếng động cơ gầm thét xé gió , tiếng đại bác và phòng không ùng oàng tạo thành một âm thanh hỗn độn đinh tai nhức óc . Bất giác Hosoya nhìn xuống nơi phía dưới sàn chiến hạm , một cảnh tượng hết sức kinh hoàng đang hiện ra trước mắt của anh . Nhiều cột lửa bốc lên cao ngất tận trời . Ba trái thủy lôi vừa đánh trúng vào mạn sườn rồi thêm một trái bom đánh sập cầu chỉ huy . Đó là một trái bom đắc giá , chính nó đã giết hầu hết những vị sĩ quan chỉ huy chiếc thiết giáp hạm Mussashi . Lại một bất hạnh tiếp theo , đàng kia bảy trái thủy lôi như những con kình ngư đang rẽ nước tiến đến . Sau một loạt tiếng nổ tưởng chừng như trời nghiêng đất ngã , chiếc thiết giáp hạm lừng danh của Nhật bản nghiêng hẳn về một bên . Tuy nhiên nó vẫn không hổ danh là một tòa lâu đài nổi . Đã hứng trọn cả thảy sáu trái bom và mười hai trái thủy lôi . Trong số đó , một trái bom gây thiệt hại nhân mạng nhiều nhất là trái đã đánh sập cầu chỉ huy giết hầu hết sĩ quan chỉ huy chỉ trừ viên hạm trưởng còn sống sót . Với một vết thương trầm trọng như thế nhưng nó vẫn còn tri trì được , phòng máy vẫn hoạt động và vận tốc cho phép chỉ ở 15 knot .

  Nhưng số phận hẩm hiu của Musashi vẫn chưa chịu dừng lại ở đó . Lúc 3 giờ 20 chiều , lại thêm nhiều phi đội cất cánh từ mẫu hạm Intrepid , Cabot và Essex lao đến tấn công tiếp . Sau nửa tiếng đồng hồ giao tranh lửa khói ngất trời . Phi cơ Hoa kỳ đến vội vả và ra đi cũng vội vả , để lại một vùng biển yên lặng nhưng trong ánh mắt của những thủy thủ Nhật bản thì đầy vẻ kinh hoàng . Chiếc thiết giáp hạm uy nghi Mussashi vốn đã mang thương tích đầy mình bây giờ thì không còn giữ được dáng vẻ đường bệ của nó nữa . Nó nghiêng đến độ không thể nào nghiêng được nữa và chỉ di chuyển với một vận tốc chỉ hơn con rùa . Nhìn thấy tình trạng quá đổi bi thương của chiếc thiết giáp hạm , chỉ huy trưởng hạm đội xung kích ra lệnh cho hai chiếc khu trục hạm hộ tống nó ra khỏi đội hình của mình . Nghĩa là chạy trốn những cuộc tấn công kế tiếp của phi công Hoa kỳ . 

  Phần còn lại của hạm đội xung kích vẫn thẳng hướng mà tiến . Từ khi rời cảng Borneo , dù chưa đến được mục tiêu nhưng hạm đội đã thiếu vắng đi tất cả 6 chiếc hạm : một chiếc thiết giáp hạm vừa tách rời đội hình cùng hai chiếc khu trục hạm theo hộ tống nó , một chiếc tuần dương hạm nặng bị trúng bom hư hại nên bắt buộc phải quay trở lại căn cứ để sửa chửa , hai chiếc tuần dương hạm thì bị tiềm thủy đỉnh đánh chìm lúc mới xuất quân . Tuy nhiên phần còn lại của hạm đội bắt buộc phải đến điểm hẹn . Kurita tuy nôn nóng nhưng ông cũng nhìn ra trước mặt hiện tại vẫn còn nhiều hiểm nguy rình rập . Trên đoạn đường tiến vào eo biển San Bernardino còn xa mà trời thì vẫn còn sáng tỏ , cơ hội bị phi cơ địch tấn công rất lớn . Nhở đến lúc hạm đội của ông vừa chui lọt vào eo biển thì phi cơ của họ thình lình xuất hiện tấn công , ấy mới là mối lo chính vì cả hạm đội của ông sẽ trở thành đàn cá lọt vào lưới chỉ chờ kẻ thù đến tóm bắt từng con . 

  Nghĩ như thế cho nên Kurita quyết định cho hạm đội của mình chuyển hướng . Ông cho đánh đi một bức điện về hạm đội liên hợp để giải thích với thượng cấp về sự chậm trễ của mình và xin phi cơ từ các căn cứ trên đất liền bay ra hộ tống .

  Hạm đội xung kích di chuyển về hướng tây khoảng một giờ nhưng không gặp một phi cơ địch nào xuất hiện . Lúc này ,  Kurita mới quyết định quay trở lại để chui vào eo biển San Bernardino dù cho đến lúc này hạm đội liên hợp vẫn chưa trả lời và cũng chẳng có bất cứ một phi đội nào lao ra hộ tống . 

  Lúc 5 giờ 15 chiều , hạm đội xung kích thứ nhất tiến dần vào eo biển với một đội hình chặc chẻ và đầy cẩn trọng . Ho di chuyển chầm chậm xuyên qua vùng biển giữa hai hòn đảo Masbate và Burias . Ngay trong lúc trái tim tưởng chừng như ngừng đập vì quá căng thẳng , chỉ huy trưởng phó đô đốc Kurita lại nhận được một tin xấu từ chiếc thiết giáp hạm Musashi xấu số vừa tách rời đội hình lúc ban chiều , bây giờ tình trạng của nó đã quá tồi tệ : máy ngưng hoạt động , mất điện và sắp chìm đến nơi . Một tiếng đồng hồ sau , tin đưa đến chiếc thiết giáp hạm tự hào của hải quân Nhật đã tìm được vùng biển để nằm lại mà yên nghỉ nghìn thu . Nó đã vĩnh viễn ra đi , nó đã âm thầm mang theo những chiến công hiển hách của một đời ngang dọc mà chôn vùi trong lòng nước bạc dưới vạn dặm đại dương .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế