Bắt đầu từ một thất bại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đại tá Tsuji , tức Đông phương giáo chủ người đã lên tiếng tự nhận mọi tội lỗi , chỉ một lời tự thú “tội đáng muôn thác” của ông về hậu quả của kế hoạch tiến chiếm phi trường Henderson là người ta có thể xí xóa hết mọi trách nhiệm và bây giờ ông đang trên đường trở về Đông kinh với một quyết tâm là phải cứu lấy Guadalcanal cho bằng được .

  Tại bộ tổng tham mưu , sau khi báo cáo tường tận tất cả chi tiết ở Guadalcanal , Tsuji cố thuyết phục để xin cho được Trung tá Kumao Imoto thuộc ban tham mưu hành quân cùng ông trở lại chiến trường và thành lập một ban tham mưu mới . Tuy là một Đại tá trong quân đội nhưng tiếng nói của Đông phương giáo chủ rất nặng ký cho nên yêu cầu của ông được bộ tổng tham mưu dễ dàng chấp thuận .

  Đầu tháng 12 Trung tá Imoto rời Đông kinh để đến Guadalcanal . Ông ra đi vì quân lệnh khó cưỡng nhưng trong thâm sâu , Imoto không đồng ý với thượng cấp của mình vì theo lối suy diễn riêng của  ông thì nên cho quân đội rút bỏ đảo Guadalcanal .

  Trên đường , Imoto ghé lại đảo Truk để trình diện với hạm đội liên hợp . Nơi đây ông gặp tham mưu trưởng của Yamamoto là Đô đốc Ugaki . Ugaki vốn là một ông thầy cũ khi Imoto còn ngồi ở nhà trường cao đẳng quân sự . Vì tình nghĩa thầy trò với nhau nên Ugaki không giấu diếm bất cứ điều gì . Vỗ vai người học trò cũ thân yêu , ông dặn dò “Hoàn cảnh ở đó quá hiểm nghèo , với muôn ngàn khó khăn mà chúng ta không biết phải giải quyết ra sao cho đúng . Bây giờ mình chẳng cần biết ai là người bày ra sáng kiến để giải quyết những cái khó khăn đang chất chồng ở đó . Chỉ riêng mình ở đây thôi , mọi việc đều phải tự mình quyết định lấy chớ người ta thì chỉ có cái miệng nói , còn làm thì họ chẳng làm được gì cả” . Câu nói tuy khá mơ hồ nhưng Imoto cũng hiểu rõ được thâm ý của vị Đô đốc Hải quân , ông đã thấy cái viễn ảnh tối đen  quá bi quan nơi cái hòn đảo mà Hoa kỳ đã làm chủ hoàn toàn bầu trời và vùng biển , một nơi mà kẻ thù đang ở thế thượng phong và mọi cố gắng của phía Nhật bản đều vô ích . Nói như thế chỉ vì không muốn nói huỵch tẹc ra rằng có mỗi một cách chọn lựa tốt nhất trong lúc này là rút quân ra khỏi Guadalcanal .

  Imoto gật đầu nhìn Ugaki bằng đôi mắt biết ơn rồi nói “Thưa thầy , tôi hiểu ý của thầy rồi” . Sau đó ông bay đến Rabaul . Tại tổng hành dinh của Tướng Imamura , Imoto lại nghe người ta to nhỏ với nhau nhiều lời bình phẩm có thái độ chống đối lại chính sách của bộ tổng tham mưu ở Đông kinh . Trong một cuộc họp bàn về việc tổ chức tiến chiếm Guadalcanal , một sĩ quan tham mưu của Imamura chẳng biết kiên dè , ông mạnh dạn thốt lên rằng “Mọi người ở Đông kinh điều điên loạn cả rồi !” Và ông ta đặt ra câu hỏi trong buổi họp “Quí vị cứ thành thật mà suy nghĩ , xem chúng ta có được một cơ hội nhỏ nào để thành công khi mở một cuộc tấn công nữa hay không ?” . Imoto im lặng chú ý lắng nghe , dĩ nhiên trong cương vị của một sĩ quan mới từ Đông kinh đến ông bắt buộc phải ủng hộ một cuộc chiến vô ích do Đông kinh soạn thảo . Ông chỉ nghe nhưng chẳng nêu lên ý kiến gì cả . Cuộc họp bàn hôm ấy đã cho ông thấy tất cả những sĩ quan tham mưu tại mặt trận đều tỏ ra e dè , cái khó khăn nhất của họ là làm thế nào để chuyển quân và lương thực tiếp liệu đến được đảo an toàn .

  Tại trung ương , cấp lãnh đạo của quân đội Thiên Hoàng ở Đông kinh , nơi mà bộ chiến tranh và bộ tổng tham mưu đang ngày đêm hội thảo , phát họa vẽ vời mọi kế hoạch cho quân đội . Họ cũng đang bàn luận sôi nổi về việc rút bỏ Guadalcanal . Tướng Kenryo Sato , cố vấn của Thủ tướng Tojo kiêm Tổng nha quân vụ thuộc bộ chiến tranh là người đầu tiên nêu lên ý kiến này . Sự tranh cãi giữa bộ tổng tham mưu và bộ chiến tranh về việc vận chuyển 620 tấn hàng tiếp liệu đã xảy ra kịch liệt trong hàng tháng trời nhưng kết quả vẫn không đi đến đâu . Sato nhìn thấy tình trạng càng lúc càng tồi tệ nên ông khuyên thủ tướng Tojo từ bỏ quyết định tái chiếm Guadalcanal .

  Tojo hỏi lại rằng “Ý của ông là triệt quân ra khỏi đảo ư ?

  Sato gật đầu đáp “Chúng ta không còn chọn lựa nào khác thưa Thủ tướng . Ngay cả rút quân trong lúc này cũng đã quá trễ rồi . Và nếu như cứ tiếp tục như thế này , cuối cùng chúng ta cũng không thể nào thẳng được cuộc chiến . Ở đó , ở một nơi mà địch quân đã làm chủ hoàn toàn cả bầu trời và mặt biển thì mọi sự cố gắng của ta coi như không cần thiết , ngược lại tiềm lực quân sự của quốc gia cũng bị hủy hoại một cách vô ích” .

  Tojo tỏ vẻ gật gù , ông đồng ý với quan điểm của vị cố vấn lổi lạc của mình nhưng khốn nỗi mệnh lệnh của Thiên Hoàng là phải tái chiếm Guadalcanal , nó đang đè nặng trên hai vai . Hơn nữa , ông cũng lưỡng lự không muốn can thiệp vào thế giới quyền lực của phe nhà binh , một thế giới mà ông tin rằng chính mình , kẻ đại diện nhà nước chính phủ cũng phải bất lực trước sự ngang ngạnh quá trớn của họ . Tojo trầm ngâm nghĩ ngợi một chốc rồi mới lên tiếng “Dù cho chúng ta quyết định tiếp tục tiến chiếm mục tiêu nhưng chúng ta vẫn không thể nào đáp ứng nhu cầu của bộ tổng tham mưu được . Họ đòi hỏi phải cung cấp một số lượng tàu thuyền quá nhiều để vận chuyển số binh sĩ , vũ khí và lương thực lên đến hàng mấy trăm tấn . Giả dụ như chúng ta đồng ý theo nhu cầu của họ thì số lượng thép sản xuất hơn bốn triệu tấn sẽ bị cắt giảm hơn phân nửa , chúng ta tất nhiên sẽ bị đình chỉ mọi hoạt động quân sự trong một thời gian dài vì mức thiệt hại này” . Nói xong Tojo ngồi thừ người ra , vẻ mặt ông trở nên căng thẳng như đang quyết định một điều gì rất quan trọng . Bất giác quay sang Sato ông lên tiếng hỏi nếu cắt giảm con số tàu thuyền vận chuyển thì liệu bộ tổng tham mưu họ có chịu quyết định rút quân hay không . Sato trả lời rằng không chóng thì chầy hoàn cảnh sẽ bắt buộc họ phải chấp nhận thôi . Và ông đưa ra ý kiến cho Tojo là đừng bàn việc rút quân vội mà chỉ giao cho họ một số lượng tàu thuyền vận chuyển tượng trưng thôi . Thủ tướng Tojo gật đầu đồng ý ngay .

  Trong một cuộc họp Nội các chính phủ , Thủ tướng Tojo quyết định thông qua một kế hoạch chỉ chấp thuận cung cấp cho quân đội một số lượng tàu thuyền tổng cộng là 290 ngàn tấn với một hứa hẹn là sẽ giải quyết thêm nếu có thể . Quyết định này dẫn đến những cuộc tranh cãi dữ dội giữa bộ chiến tranh và bộ tổng tham mưu . Sato rỉ tai cho Tojo biết là sự suy luận của ông có vẻ đúng , rằng bộ tổng tham mưu họ đang nổi điên lên , dẫn đến sự quyết định đình hoãn vô hạn định chiến dịch tái chiếm Guadalcanal .

  Tuy nhiên bộ tổng tham mưu cũng chẳng chịu ngồi yên chịu thua Tojo . Sau đó họ gây áp lực mạnh bắt buộc thủ tướng phải thõa mản yêu cầu . Tojo lại mở một phiên họp đặc biệt trong nội các của mình vào chiều ngày 05 tháng 12 . Trong buổi họp này nội các của ông đồng ý giải quyết cho bộ tổng tham mưu thêm 95 ngàn tấn nữa . Với thêm một chấp thuận gần như con số không này khiến cho người phụ tá của Sato lên tiếng cảnh cáo với ông rằng phải đích thân Sato đi giải thích rõ cho bộ tổng tham mưu biết . Nhưng lúc ấy đã hơn 10 giờ đêm nên Sato bảo rằng sáng sớm mai ông sẽ thân hành đến bộ tổng tham mưu mà giải thích với họ cũng được . Nhưng khi ấy thì tiếng điện thoại lại reo vang và đầu dây bên kia không ai khác hơn là Trung tướng Moritake Tanabe , ông bộ phó bộ tổng tham mưu . Tanabe mời Sato hãy đến ngay văn phòng làm việc tại tư gia của ông ta để giải thích tường tận về quyết định của nội các chính phủ . Và Sato dĩ nhiên là vội vã đi ngay . Khi đến bên cửa của tư gia Tanabe , Sato còn nghe nhiều tiếng nói thật to , thanh âm dường như là đang giận dữ vọng ra . Sato biết ngay đó là giọng nói ồm ồm của Trung Tướng Tanaka , chỉ huy trưởng trung tâm hành quân thuộc bộ tổng tham mưu . Tanaka là một vị Tướng nỗi tiếng vì tánh khí hung hãn và bốc đồng nhất của quân đội . Khi bước vào bên trong nhà Sato nhìn thấy có đến bảy hoặc tám người đang ngồi đó , họ đều là những nhân vật tai to mặt bự của bộ tổng tham mưu .

  “Thằng khốn kiếp !” Một tiếng nạt lớn vang lên từ phía trong khiến cho Sato giật mình khi mới vừa đặt chân vào nhà . Nhưng sau đó Sato biết ra đó là tiếng quát của Tanaka . Ông ta đang trợn đôi mắt nổ hung quang nhìn Sato với khuôn mặt đằng đằng sát khí . Chỉ nhìn thoáng qua Sato đã biết ông ta đang say rượu . Nhận thấy tình hình bất ổn nên Sato quay lưng định bước ra cửa bỏ về . Nhưng khi ông vừa quay lui đến bên cánh cửa thì Tướng Tanaka rút kiếm ra định xông tới , vài người chung quanh đưa tay ngăn cản nhưng ông ta xô mọi người ra và tiến nhanh tới phóng ra một cú đấm trời giáng vào mặt Sato . Lúc này mọi người trong phòng đồng loạt nhào tới ôm cứng lấy Tanaka để giải thoát cho Sato . Sato ôm mặt lầm lủi bước về . Nhục lắm nhưng đành phải nhịn , có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời ông bị người ta đánh vào mặt mà lại chịu nhục lặng lẻ bỏ đi .

  Sato đi rồi nhưng trong lòng Tanaka vẫn còn hậm hực chưa nguôi , ông ta quyết đi gặp Thủ tướng Tojo để nói thẳng vấn đề . Bây giờ đã hơn nửa đêm , nhưng Tanaka cứ nằng nặc đòi xông ngay tới dinh thự của Tojo . Mọi người hết sức khuyên can , bảo ông chuyện đâu còn có đó hãy đợi sáng ngày mai hãy tính .

  Sáng hôm sau , những hừng hực của đêm rồi vẫn còn cháy đỏ trong lòng Tanaka , và lần này ông trút cơn thịnh nộ của mình xuống đầu Tướng Teiichi Suzuki , một sĩ quan trong ban kế hoạch của nội các chính phủ . Sự nóng nãy và những hành động quá nông nổi của Tanaka càng khiến cho Thủ tướng Tojo có quyết tâm cứng rắn thêm , ông bảo với Sato thông báo với bộ tổng tham mưu rằng đó là những chấp thuận đã quyết định , chỉ có thể như thế thôi . Nếu như họ không bằng lòng thì nội các cũng không làm gì hơn được . Lối giải quyết này đã tỏ rõ cho bộ tổng tham mưu thấy được ý định của Tojo đối với chiến trường Guadalcanal rồi . Họ vội mở ngay một phiên họp đặc biệt và quyết định , dù không được mời nhưng cùng nhau kéo đến tư dinh của Thủ tướng để mặt đối mặt với ông ta mà bàn thẳng vấn đề . 

  Ngay tại tiền sảnh của ngôi vi-la song lập , dinh thự của Tojo , ông tổng tham mưu trưởng quân đội Sugiyama kéo Đại tá Tanemura sang một góc vắng rồi rỉ tai ông “Nếu như có chuyện rầy rà cãi vả nữa thì ông kéo ổng ra ngoài nghen” . Tiếng ổng mà Sugiyama ám chỉ đây là ông Tướng có tính nóng như Trương Phi Kanaka . Ông ta được nhân viên phủ thủ tướng đưa vào một gian phòng thiết trí theo kiễu Nhật bản (vì văn phòng của Thủ tướng Nhật được thiết kế đặc biệt có hai nơi làm việc , một bên dùng tiếp khách nước ngoài nên được bày trí theo lối Âu Tây , phía dùng để ở và tiếp khách trong nước thì đơn thuần chỉ nền ván , vách bằng giấy và cửa kéo theo kiễu Nhật) . Nơi đây đã có sẳn Sato và hai người khác đang ngồi sẳn dưới sàn nhà . Sato và Tanaka bốn mắt rực lửa nhìn nhau không nói lời nào , họ hầm hầm nhìn nhau im lặng như chỉ chực ăn tươi nuốt sống nhau khi có dịp . Không khí trong gian phòng trở nên căng thẳng cực độ , cuối cùng thì Thủ tướng Tojo cũng xuất hiện . Với dáng vẻ trầm tỉnh trong bộ kimono truyền thống , ông tiến đến ngồi xuống trên tấm tatami (tatami là tấm thảm nhỏ trải dưới sàn để ngồi của người Nhật) . Tướng Tanaka bắt đầu lên tiếng yêu cầu Tojo cứu xét lại . Giọng của ông nhỏ nhẹ gần như là một lời thiết tha năn nỉ nhưng Tojo vẫn cứng rắn , ông từ chối không chịu giải quyết thêm bất cứ đòi hỏi nào nữa . Nửa tiếng đồng hồ sau , giọng nói của Tanaka trở nên to hơn và dĩ nhiên là họ đi đến cãi vả ồn ào . Tanaka bây giờ như đã mất hết tự chủ , ông trở về với cái tính khí ngang ngược hung tợn cố hữu của mình . Ông hét lớn vào mặt Tojo ngay trước mắt mọi người “Nếu cứ tiếp tục như thế thì chúng ta sẽ là những người bại trận . Ông sẽ làm gì với cuộc chiến này hử đồ thằng ngốc chết tiệt !” .

  Tojo quắc mắt “Hãy im mồm ngay ! Ở đây chúng ta không có những thứ ngôn ngữ như thế” .

  Không khí trong căn phòng trở nên nặng nề và ngột ngạt vô cùng . Vừa lúc ấy thì Đại tá Tanemura từ ngoài tiền sảnh bước vào , ông nắm lấy tay của Tướng Tanaka vừa kéo ra ngoài vừa nói nhỏ “Xin lỗi .Tôi chỉ tuân thủ theo lệnh của chỉ huy trưởng” .

  Hậu quả sự mất bình tỉnh của đêm ấy ,Tướng Tanaka bị kết tội lăng nhục thượng cấp và bị sa thải khỏi chức vụ ngay sau đó . Nhưng đây là những trường hợp khá phổ biến ở Nhật bản , cũng nhờ vào hành động lỗ mãng của Tanaka mà phía quân đội tạm thời được thỏa mãn đôi chút . Chiều hôm ấy Thủ tướng Tojo tỏ ra nhượng bộ và tăng thêm được một phần nào số lượng tàu thuyền theo sự đòi hỏi của bộ tổng tham mưu quân đội .

                                 ……………………………………………

   Khoảng 600 dặm cách phi trường Henderson về phía Tây , nơi mũi cận Đông của một hòn đảo lớn đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới , đảo New Guinea (lớn thứ nhất thế giới là đảo Greenland thuộc Đại tây dương) . Trước kia là một tiền trạm tạm của quân Nhật khi dự định đồn quân tấn công Úc đại lợi nhưng bây giờ nó đã thay ngôi đổi chủ . Đồng minh Úc và Mỹ chọn nơi đây xây dựng căn cứ với mục đích tiến chiếm đảo New Britain và hải cảng Rabaul , nơi mà  từ lâu Nhật bản đã thành lập một căn cứ hùng mạnh nhất ở Nam Thái bình dương .

  Ba mươi ngàn binh sĩ vừa Úc vừa Mỹ nằm dưới sự chỉ huy của Trung Tướng Robert Eichelberger đã vừa đánh vừa di chuyển từ Port Moresby , một hải cảng phía Nam đến làng Buna , một mục tiêu nằm về phía Bắc của mũi đất . Đó là một mũi đất cận Đông của New Guinea , nó như môt ngón tay chỉ thẳng sang đảo Guadalcanal .

  Mac Arthur ra một cái lệnh chắc nịch cho Tướng Eichelberger “Bob , tôi muốn Trung Tướng chiếm cho được Buna . Nếu không thì ông và cả ban tham mưu của ông đừng mong trở về đây nữa” .

  Và đó là một chiến thắng mà họ phải trả với một cái giá quá đắt của nhiều sinh mạng binh sĩ . Họ bị bắt buộc phải vượt qua cho được dãy núi Owen Stanley để đến mục tiêu trong một hoàn cảnh hết sức nguy hiểm , vừa chiến đấu vừa trèo đèo luội suối , tình trạng cùng cực hiểm nghèo cũng giống như những binh sĩ đang chiến đấu tại hòn đảo địa ngục Guadalcanal .

  Dẫu rằng Buna đã lọt vào tay quân Đồng minh nhưng nhiều thử thách vẫn còn chờ đợi họ . Sự kiên cường quyết liệt cố bám lấy chiến tuyến của quân Nhật khiến cho quân Đồng minh lúng túng hết sức , mỗi thước đất mà họ chiếm được từ trong tay quân Nhật phải trả bằng một cái giá rất đắt .

  Lúc này tại Tổng hành dinh Thiên Hoàng , người ta vẫn chú mục vào một mặt trận duy nhất là đảo Guadalcanal , nơi mà mọi diễn biến càng lúc càng xấu đi dù rằng tình huống của nó đã quá thê thảm từ bao tháng dài . Nạn nhân chính dĩ nhiên là những binh sĩ ốm đói Nhật bản đang gồng mình gánh chịu . Những thùng tiếp liệu do khu trục hạm lén thả xuống bờ biển dù chỉ để cầm hơi nhưng cũng không thể nào thực hiện được nữa . Bây giờ người ta mới trưng dụng luôn cả tiềm thủy đỉnh , phi cơ thả dù và bất cứ phương tiện nào có thể gọi là khả dĩ , nhưng đói vẫn hoàn đói và người lính ở đó họ không còn sức chiến đấu , dĩ nhiên là tinh thần họ cũng chẳng còn nữa  .

  Hải quân thì cũng đã rút chân ra khỏi vùng biển nghiệt ngã ấy từ ngày hai chiếc thiết giáp hạm bị xóa sổ . Hoa kỳ đã khoanh sẳn khu vực và tỏ rõ cho Yamamoto biết đây là một vùng biển mà hạm đội Nhật không thể bén mảng tới và dù có đến thì họ cũng chẳng có xác để quay về . Tuy nhiên ở Đông kinh thì phía Lục quân , đứng giữa công chúng thì họ vẫn ba hoa tuyên bố như đinh đóng cột là quân đội Thiên Hoàng đã và đang làm chủ chiến trường , nhưng bên trong nội bộ thì lại âm thầm bàn bạc với nhau làm cách nào để rút quân trên đảo Guadalcanal mà không khỏi bị mất mặt . Trớ trêu ở chỗ là đối với vị Thiên Hoàng khả kính của họ thì họ lại long trọng tuyên hứa là bằng mọi nỗ lực quyết phải tái chiếm Guadalcanal cho bằng được . 

  Ngày 23 tháng 12 , một báo cáo khẩn được đánh đi từ Tướng Hyakutake bằng vô tuyến điện . Bản cáo cáo ông cho biết là tình trạng đã quá sức chịu đựng . Ông xin được dùng tàn lực đánh một trận cuối cùng , thà chết vì bom đạn của kẻ thù mà còn anh hùng hơn là nằm co bị đói khát mà chết , nó nhục nhã lắm mà cũng ươn hèn lắm .

  Hải và Lục quân vội mở ngay một phiên họp khẩn trong nội điện nhằm tìm cách giải quyết những khó khăn ở đó . Đó là một ngày mây mù tuyết phủ , gió lạnh căm căm , ngày 25 tháng 12 , ngày Noel năm 1942 .

  Trong buổi họp này họ không nhắc đến việc phải dùng đến phương tiện nào để cuộc triệt thoái không quá nguy hiểm . Họ chỉ ngồi lại với nhau bàn bạc tìm cách nâng cao hùng khí chiến đấu của cánh quân ốm đói cầm súng không nổi . Đại diện Hải quân hiện diện ở buổi họp gồm có Ito , cố vấn của Nagumo , Đô đốc Fukudome tham mưu trưởng Hải quân và hạm trưởng Tomioka . Đại diện phía Lục quân gồm có tổng tham mưu trưởng Sugiyama và Đại tá Tsuji . Tsuji , người vừa trở về từ chiến trường và dĩ nhiên ông sẽ đại diện để nói lên tiếng nói của cả cánh quân còn kẹt tại đảo Guadalcanal .

  Phía Hải quân , Đô đốc Fukudome muốn đưa ra ý kiến triệt thoái nhưng ông còn ngập ngừng chưa dám lên tiếng . Riêng Đông phương giáo chủ vốn là kẻ hợm đời không biết kiêng nễ một ai hễ bực là chữi thẳng không ngại . Nghe họ bàn bạc những điều chướng tai ông không chịu nổi , tánh khí quật cường khiến cho ông đứng phắt dậy to tiếng phản đối . Chính ông mới là người am hiểu hoàn cảnh chiến đấu ở Guadalcanal hơn ai hết trong phòng họp , tiếng nói của ông là tiếng nói chung cho cả một đoàn quân khốn khổ đang chống chọi với tử thần nơi chiến địa . Ông quắc mắc nhìn khắp mọi người rồi nói “Quí vị ở đây đều luận việc rất hay , mỗ xẻ tình hình rất chính xác nhưng lại không thực tế chút nào . Tốt nhất là quí vị nên từ chức hết đi ! Tôi là người từng vào sinh ra tử nơi đó . Những vị chỉ huy hải quân và lục quân ở mặt trận mà tôi đã gặp qua hết thảy đều bảo với tôi rằng “Những kẻ tai to mặt bự ở trong cái khách sạn Đông kinh và khách sạn Đại hòa (tức chiếc thiết giáp hạm Yamato , chiếc soái hạm của Yamamoto , chỉ huy trưởng hạm đội liên hợp- lời nói này Tsuji ám chỉ bộ chỉ huy Lục quân và Hải quân) nên đến tận nơi để chứng kiến cái cảnh tồi tệ mà chúng ta đang đối diện thì may ra họ mới chịu hiểu cho” .

  Lời nói quá thẳng thắn của Tsuji như ngấm ngầm muốn nói với mọi người rằng triệt thoái là phương thức duy nhất để cứu vãn tình hình tồi tệ . Đó là một ý kiến đúng đắn nhất Đô đốc Tomioka rất tán thành nhưng trong câu nói quá đụng chạm , có khác nào gáo nước lạnh tạt vào mặt những nhà lãnh đạo tại Đông Kinh . Tomioka không khỏi không phát cáu , ông nạt “Đại tá nói như vậy là có ngụ ý gì ? Những vị chỉ huy  nào đã than phiền với Đại tá như thế thì họ chỉ là một bọn vá áo túi cơm tham sống sợ chết cả” . Tsuji chẳng những không tỏ vẻ e dè chút nào , ngược lại ông lớn tiếng hỏi “Xin hỏi Ngài , vậy Ngài có bao giờ vai mang ba lô tay ôm súng ra tuyến đầu đối diện với quân giặc chưa ? Và Ngài có biết những gì đang xảy ra nơi đó trong lúc này hay không ?” Hạm trưởng Tomioka vốn tánh khí cũng chẳng vừa , ông xốc tới xừng xộ định ra oai với Tusji nhưng ngay lúc đó Đô đốc Fukudome khoát tay can gián và nói “Tôi thành thật xin lỗi . Tsuji , những gì Đại tá nói đều là sự thật” .

  Tuy những cuộc tranh cãi dữ dội vẫn diễn ra liên tục nhưng Tư lệnh Hải quân Nagano vẫn quyết định đưa quân tăng viện . Họ cố ý làm rầm rộ một vấn đề mà ai ai cũng quá rõ bằng cách cho chuyển ngay một phần tư quân số của lộ quân 18 và một số tiếp liệu . Phía lục quân bây giờ lại đau đầu tự hỏi phải làm cách nào để chiến thắng khi binh sĩ chẳng có đủ đạn dược và thực phẩm . Họ tìm đến phe Hải quân và nêu lên câu hỏi “Mấy ông đổ quân lên đảo mà chẳng có đạn dược và lương thực rồi bỏ họ ở đó giống như bỏ con giữa biển rồi rút thuyền thì họ làm sao mà chiến đấu đây ?” . Và cuối cùng thì Hải quân cũng chẳng biết nên phải giải quyết ra sao . Bàn cãi vẫn hoàn bàn cãi và binh sĩ ở đảo Guadalcanal vẫn phải nhịn đói mà chết đều đều .

  Cho đến hôm 29 tháng 12 , Đại tá Joichiro Sanada từ căn cứ Rabaul trở về , sau khi đi gặp nhiều sĩ quan chỉ huy cả hai phía Hải và Lục quân để phỏng vấn . Bản báo cáo của ông được sự ủng hộ của đại đa số sĩ quan kể cả Imoto và Imamura sĩ quan phòng kế hoạch hành quân là “Cần phải rút toàn bộ lực lượng quân sự đang có mặt ở đảo Guadalcanal càng sớm càng tốt . Muốn tái chiếm lại hòn đảo này cần phải có một phép mầu nào đó mới có thể” .

  Thế là cuộc bàn cãi sôi nổi giữa hai phe Hải và Lục quân được lắng dịu . Tham mưu trưởng Lục quân Sugiyama cảm thấy như trút được gánh nặng và Nagumo cũng thế , ông chấp thuận giải quyết theo ý kiến của đại đa số sĩ quan tại mặt trận , lộ quân 17 của Tướng Hyakutake sẽ được các khu trục hạm đến bốc về , nếu có thể chậm lắm cũng là cuối tháng giêng phải hoàn tất .

  Hai vị tham mưu trưởng Hải Lục quân mang vấn đề trình tấu lên Thiên Hoàng trong buổi thiết triều trong một ngày cuối cùng của một năm . Họ chính thức đề nghị rút bỏ hai chiến trường là Guadalcanal và Buna ở New Guinea . Thiên Hoàng đờ người giây lâu rồi mới gạn hỏi nguyên do vì sao lại rút bỏ trong khi quân đội của ta là một đội quân bách chiến bách thắng . Nagumo và Sugiyama bất đắc dĩ mới trình tấu cho ông biết sự lợi hại của Hải và Không quân Hoa Kỳ . Hirohito đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác , ông không ngờ những gì đang xảy ra ngoài kia đều vượt cả sức tưởng tượng của mình . Sau bao nhiêu chiến thắng oanh liệt dồn dập gửi về : Tân gia ba , Phi Luật tân , Nam dương và gần nhất là trận Midway , khiến cho vị Thiên Hoàng suốt ngày giam mình trong bốn bức tường Hoàng cung kín đáo , chỉ được nghe những báo cáo đầy tưởng tượng của nhóm tướng lãnh ở Đông kinh khiến cho ông càng vững tâm , tưởng rằng chỉ cần đưa tay ra là gồm thâu cả Á châu vào vòng quyền lực của mình . Bây giờ ông lại hụt hẫng khi biết ra rằng thực lực của quân đội Hoa Kỳ không hề yếu kém , ngược lại họ còn hùng hậu hơn nhiều so với quân đội Đại Nhật của ông . Hirohito nhìn Đô đốc Nagumo với ánh mắt ngờ vực như chưa tin hẳn những gì họ đã trình tấu . Ông lại hỏi “Tại sao người Mỹ họ chỉ mất có đôi ba ngày mà đã hoàn tất xây dựng một phi trường quân sự trong khi chúng ta phải mất cả tháng mới xong ? Chẳng lẽ họ có khả năng cải tiến như thế ư ?” Nagumo ấp úng mãi mới nói thành lời “Muôn tâu , quả đúng là như vậy” . Ông lại giấu diếm không muốn cho Thiên Hoàng biết rõ là người Mỹ , khi muốn xây dựng một công trình đồ sộ nào đó thì họ chỉ sử dụng toàn là máy móc cơ giới , trong khi phía quân đội Nhật bản chỉ đơn thuần là đôi cánh tray trần trụi với dụng cụ thô sơ và lòng kiên trì vô bờ bến .

   Sau hai tiếng đồng hồ với biết bao nhiêu nghi vấn mà Thiên Hoàng đặt ra nhằm để thăm dò những sự thật mà ông biết đám Tướng lãnh kề cận mình đã cố tình giấu diếm bấy lâu . Trước mặt vị Thiên Hoàng hay thắc mắc từng chút một , Nagumo và Sugiyama hết sức lo lắng cố tìm cách trả lời quanh co chỉ mong làm sao cho vừa ý Ngài và được việc của mình , nghĩa là chuẩn tấu cho việc rút bỏ Guadalcanal . Cuối cùng rồi thì Hirohito cũng lên tiếng , ông phán “Được rồi ! Như những gì hai người vừa trình bày , ta hoàn toàn tin tưởng vào sự quyết định khôn khéo Hải và Lục quân các người”  Ông chấp thuận phê chuẩn cho việc triệt thoái ở hai mặt trận Guadalcanal và Buna .

                              ……………………………………….

  Cũng cùng một đêm cuối cùng của một năm ấy , tại soái hạm Đại hòa , Đô đốc Ugaki ngồi viết vào trang nhật ký cuối cùng của năm 1942 . Những dòng nhật ký của ông có đoạn như sau “Khi cuộc chiến mới mở màng nó kéo theo một chuỗi chiến thắng oanh liệt . Nhưng từ sau thất bại ở Midway . Cánh tay của kẻ thù từ Hạ uy di cứ vươn dài ra và những hòn đảo chiến lược của chúng ta như Fiji , Samoa , New Caledonia lần lượt rơi vào tay họ . Cộng thêm hai thất bại gần đây nhất là ở Port Moresby và đảo Guadalcanal . Tất cả như một cơn ác mộng hãi hùng chợt đến chợt đi , nó gieo cho tôi một nỗi xúc động đến bàng hoàng . Nhìn lại những diễn biến của cuộc chiến , nó đã xảy ra không phải như sự mong muốn của chúng ta . Đó là một điều tủi nhục mà tôi không thể nào nguôi ngoai được . Cần phải đề cao về những cái chết hào hùng một số lớn sĩ quan và binh sĩ đã vùng vẫy trong tuyệt vọng . Tôi trân trọng tri ân và thành thật chia buồn cùng những gia đình của các chiến sĩ vô danh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh một cách hào hùng ngoài mặt trận” .

  Mặc dù bị bại trận nhưng Nhật Bản đã để lại cho những người chiến thắng ở hai chiến trường Guadalcanal và New Guinea một ấn tượng không thể nào phai nhạt được . Trung Tướng George C.Kenney , chỉ huy trưởng không quân đồng minh vùng Tây Nam Thái bình dương báo cáo về Tướng Arnord , tư lệnh không quân Hoa Kỳ , rằng tại Hoa thịnh đốn , bao gồm cả bộ chiến tranh , tất cả đều không có một nhận thức rõ ràng nào về những trở ngại ở vùng Tây Nam Thái bình dương .

  “…Họ vẫn đánh giá quá thấp về quân đội Nhật Bản . Ở đây sẽ không có một ai nêu lên câu hỏi là chúng ta có thể đánh bại họ hay không . Nhưng thời gian và nỗ lực cùng xương máu chiến sĩ , ngân sách quốc gia tất cả đã và đang đổ vào cuộc chiến , nó đòi hỏi cần phải có một sự cân xứng nào đó bằng một khái niệm rõ rệt . Hãy nhìn về chiến trường Buna . Binh sĩ Nhật vẫn cứ bám víu vào một vị trí vô vọng mà họ đã chiến đấu ròng rã đến hai tháng trời . Họ nằm dưới đủ loại hỏa lực của chúng ta tập trung vào và họ lại chẳng có bất cứ một phi cơ hoặc chiến hạm nào yễm trợ cả , vậy mà họ vẫn chiến đấu một cách đáng sợ …..”

  Chiều ngày 13 tháng 01 năm 1943 . Mười khu trục hạm mang theo một ngàn binh sĩ cùng hàng tiếp liệu rời bến Shortland . Trên một trong mười khu trục hạm đó có sự hiện diện của Đại tá Imoto . Ông tình nguyện phụ giúp những sĩ quan tham mưu của Imumura cùng vài sĩ quan Hải quân vẽ kế hoạch triệt thoái vội vàng cho cánh quân đang còn kẹt tại đảo Guadalcanal . Chiến dịch mang tên KE . Sự phân bố công tác hiện thời của ông là chuyển bản mật lệnh đến Tướng Hyakutake , cắt đặt cho ông ta những công việc cần phải làm ngay tại đảo .

  Khi vừa đặt chân lên tới đảo , ngay tại mũi Esperance ông đã nhìn thấy nhiều xác chết của binh sĩ Nhật nằm rải rác ngay tại bờ biển . Và con đường mòn từ bờ biển dẫn đến tổng hành dinh của lộ quân 17 cũng là một con đường trãi đầy xác chết . Cũ có và mới cũng có , mùi hôi thối từ những tử thi bốc lên nồng nặc cả một khu vực khiến cho Imoto dù kinh hoàng nhưng cũng phải bùi ngùi đau xót cho một cảnh tượng hết sức đau lòng . Đến nửa khuya thì ông đến được khu vực bản doanh dã chiến của Tướng Hyakutake , đó là một vị trí cách mũi Tassafaronga không bao xa . Imoto phải mò mẫm dưới trời giông mưa tầm tả , và cuối cùng thì cũng tìm được Đại tá Haruo Konuma cùng vài ba sĩ quan tham mưu khác trong một căn liều dột nát . Họ tất cả đang ngủ trong mùng và chiếc giường tạm được lót bằng những tàu dừa . Bên ngoài chiếc mùng rách nát , Thiếu tá Mitsuo Suginoo đang dùng ngọn đèn sáp để đốt trụi từng cọng râu tua tủa dưới cằm , đó là một cách cạo râu rất phổ biến của những sĩ quan và binh lính tại đảo . Suginoo và Imoto vốn từng phục vụ chung trong một thời khá dài cùng một trung đoàn nên họ đều coi nhau như bè bạn thân thiết . Tuy đang nằm trong tình trạng cùng cực nhưng Suginoo tỏ ra hân hoan hết sức , ông tươi cười bắt tay người bạn cố tri . Sau những câu thăm hỏi xả giao thông thường , Suginoo đưa mắt trầm buồn nhìn ngọn đèn lung linh rồi cất giọng , nửa chua chát nửa pha trò “Tôi đang chuẩn bị cho cái chết ngày mai ông ạ” . Imoto gật gù “Ông quả là một con người khí khái , thật đáng để cho tôi kính phục” .

  Không bao lâu sau đó Konuma đưa Imoto đến một căn liều khác gần đó để gặp Trung Tướng Shuichi Miyazaki , người vừa lên thay Futami trong chức vụ tham mưu trưởng lộ quân 17 . Ở đây , Imoto mới rỉ tai Tướng Miyazaki rằng “Tôi mang khẩu lệnh đến cho Tướng Imamura là toàn bộ lộ quân 17 chuẩn bị triệt thoái khỏi Guadalcanal” . Kunuma , người đã từng ra lệnh cho binh sĩ tử chiến ngay trong hố cá nhân của mình , vừa nghe qua kinh ngạc hỏi ngay “Làm sao chúng ta bỏ cho được nơi đây , một nơi mà chúng ta đã đổ xuống quá nhiều xương máu” . Miyazaki cũng cảm thấy quá sĩ nhục , tự ái ông bị tổn thương trầm trọng khi thình lình lại nghe một cái lệnh triệt thoái nhục nhã . Ông lắc đầu và nói “Ở trong một hoàn cảnh như vầy mà người ta ra một cái lệnh khó tưởng tượng đến nổi dù nằm mơ cũng không thể nào thấy được . Chúng tôi không có ý cưỡng lại quân lệnh nhưng thật sự thì chúng tôi không thể tuân hành được . Chúng tôi phải chiến đấu để được chết một cách vinh dự . Để cho mọi người thấy rằng quân đội Thiên Hoàng không phải là những kẻ tham sinh húy tử” . Imoto uốn cong ba tất lưỡi cố gắng thuyết phục nhưng vẫn không làm sao xiêu lòng hai vị sĩ quan quá cố chấp này . Ông e ngại việc triệt thoái nếu không có sự hỗ trợ của họ sẽ trở thành khả thi mất . Những binh sĩ trấn giữ ngay tuyến đầu đang bị kẻ thù ngày đêm quấy rối , nếu toán tiền quân này được các sĩ quan hợp sức tìm cách chuyển họ đến bến bốc thì cuộc triệt thoái sẽ thành công ngay . Imoto vừa lên tiếng đề cập đến vấn đề này thì một trong hai sĩ quan cố chấp ấy lại gạt phăng đi “Đó là một việc không thể nào làm được . Các ông hãy để mặc xác chúng tôi ở đây đi” .

  Imoto đem những khó khăn này thuật lại cho Tướng Imamura nghe , ông liền đến tận căn liều và bảo thẳng với những vị sĩ quan tham mưu quá cố chấp “Các anh không nhận ra đây là mệnh lệnh đến từ Tổng tư lệnh tối cao quân đội và dĩ nhiên là họ được lệnh từ Thiên Hoàng . Các anh là quân nhân nên các anh không có quyền kháng lệnh” .

  Lúc tờ mờ sáng Imoto được đưa tới liều của Tướng Hyakutake . Căn liều của vị chỉ huy trưởng lộ quân 17 nằm gọn trong bọng một cây cỗ thụ . Ông ta đang quấn chiếc mền ngồi im lặng trong liều khi Imoto bước vào . Imoto bắt đầu giải thích lý do sự hiện diện của mình cho Hyakutake nghe . Nghe xong ông mở mắt liếc nhìn Imoto một hồi lâu rồi nhắm mắt tiếp . Cuối cùng thì ông cũng thốt lên được một câu nhưng giọng lại quá yếu ớt “Đây quả là một mệnh lệnh quá đổi khó khăn . Tôi cần phải suy nghĩ kỹ lại chớ không thể nào quyết định ngay được”.

  Sáng sớm hôm ấy , khi cảnh vật còn chìm lắng trong màng sương đêm chưa tan hẳn , tiếng ngáy ngủ của buổi bình minh còn mê mệt chưa trở mình tỉnh giấc thì chợt bầu không gian tỉnh mịch như xé toạt ra vì những tiếng đại bác đinh tai đang thi nhau dội xuống khắp khu rừng yên tỉnh , nơi bản doanh của bộ chỉ huy mặt trận của quân đội Nhật bản . Hoa kỳ đang bắt đầu cho những cuộc pháo kích mà họ gọi là cho quân địch ăn điểm tâm . Đến trưa hôm đó thì Imoto được triệu tới căn liều của Tướng Hyakutake . Vừa trông thấy Imoto bước vào , Hyakutake vào đề ngay , giọng của ông nghiêm nghị lạ thường “Tôi xin chấp hành mệnh lệnh . Nhưng đây là một việc hết sức khó khăn mà tôi không tin nó sẽ thành công . Dù sao thì tôi cũng xin hứa là cố gắng hết khả năng của mình” .

  Konuma biết rằng những binh sĩ ngoài tiền tuyến sẽ rất bất mãn khi nhận lệnh triệt thoái , họ sẽ không bao giờ chấp nhận rút lui trong khi không biết bao nhiêu đồng đội của họ đã gục ngã nhưng mục tiêu vẫn chưa giải quyết . Konuma tình nguyện ra phòng tuyến phía trước để khuyến dụ những binh sĩ ngoài mặt trận . Dàn sĩ quan của hai sư đoàn 2 và 38 đều đồng ý triệt thoái nhưng họ lại ngại mở miệng thông báo cho binh sĩ dù chỉ là khẩu lệnh đơn giản là di tản chiến thuật chớ không cho họ biết là rút bỏ vĩnh viễn hòn đảo oan nghiệt Guadalcanal này .

  Đêm 23 tháng giêng , binh sĩ tiền tuyến bắt đầu rút bỏ những chốt chận đầu tiên để lui về phòng tuyến phía sau , rồi từ đó họ lại lùi về hướng mũi Esperance . Nơi mà họ sẽ được tàu đến lần lượt bốc đi trong vòng một tuần lễ . Một điều không thể ngờ được là lực lượng hùng hậu của Hoa kỳ hiện tại đang có mặt trên đảo là 50 ngàn thủy quân lục chiến nhưng có lẽ họ chẳng hay biết gì nên cứ án binh bất động . Trong khi quân Nhật thì cứ từ từ , hễ phòng tuyến này rút thì quân phòng tuyến thứ nhì giàn quân ra che chở phòng khi địch quân tấn công bất ngờ . Và họ thay phiên che chở cho nhau rút dần dần ra đến tận bờ biển trong một hoàn cảnh hết sức thuận lợi . Vào những ngày cuối tháng giêng thì toàn bộ binh sĩ còn sống sót của sư đoàn 38 đã có mặt sẳn ở mũi Esperance . Vừa bước qua ngày 01 tháng 02 , lúc đêm xuống , 11 khu trục hạm đã trực sẳn gần bờ và phát đèn báo hiệu để quân trên đảo dùng xuồng nhỏ bơi ra .

  Trong lúc ấy thì quân đồn trú Hoa kỳ vẫn không hay biết gì cả . Họ chỉ phát giác một đội khu trục hạm tiến đến và đinh ninh rằng đây cũng là những chuyến đổ quân hoặc hàng tiếp tế vào đảo . Lúc 6 giờ sáng , khi đội khu trục hạm còn cách Guadalcanal một khoảng cách khá xa , họ cho phi cơ cất cánh từ phi trường Henderson tiến ra đánh phá . Nhưng phi đội 24 chiếc oanh tạc cơ đã bị 30 chiến đấu cơ Zero của Nhật bắn hạ , một chiếc khu trục hạm của Nhật bị Hoa kỳ đánh chìm trong trận không chiến này .

  Ngay tại mũi Esperance , những thuyền đổ bộ được mang xuống và từng toán binh sĩ bắt đầu được chuyển ra những khu trục hạm . Vài chiếc thủy phi cơ thám thính bay vòng trên bầu trời nhưng có lẽ phi công chẳng nhìn thấy gì trong bóng tối mênh mông nên họ bỏ đi . Từng phút từng phút trôi qua thật chậm chạp . Bỗng từ phía đảo Savo , 4 khu trục hạm đang canh phòng chớp đèn báo hiệu cho 14 khu trục hạm đang bốc binh sĩ . Nhận được đèn hiệu báo động , toàn thể khu trục hạm đều tắt máy nhưng không thả neo cứ để trôi bềnh bồng cách bờ biển vài trăm mét . Hai chiếc thủy phi cơ của Hoa kỳ vừa phát giác ra những khu trục hạm đang canh phòng ở mặt Bắc , họ đâm vào tấn công ngay nhưng với hỏa lực của 4 khu trục hạm thì chỉ trong vòng 5 phút , hai chiếc thủy phi cơ bị bắn rơi . Bây giờ mục tiêu đã bị bại lộ , họ lại sợ phi cơ từ sân bay Henderson thình lình bay ra tấn công . Chỉ trong nửa tiếng đồng hồ chạy đua với thời gian , mọi nổ lực của cánh triệt thoái đã được đền bù xứng đáng là đã có tất cả 5,424 binh sĩ lên được 14 khu trục hạm an toàn .

   Những thân hình tiều tụy hốc hác , những khuôn mặt ủ rũ và những ánh mắt lạc thần . Họ cùng ngồi im lặng ngoái nhìn về một dãy mờ mờ phía xa xa , hình ảnh của hòn đảo oan nghiệt , một chốn địa ngục giữa đại dương đã lấy đi không biết bao nhiêu sinh mạng của đồng đội họ . Còn đau đớn và nhục nhã nào hơn khi những cái chết hào hùng ấy lại trở thành vô nghĩa . Vô nghĩa hơn là đã trãi qua mấy tháng dài vào sinh ra tử , bụng đói tay run mà ý chí vẫn tràn trề nhưng kết quả lại tệ hại đến thế này ư . Là một cuộc triệt thoái , mà triệt thoái trong âm thầm . Nó  đồng nghĩa với sự trốn chạy và thua cuộc đầy nhục nhã mà thôi .

  Mười bốn chiếc khu trục hạm chở đầy binh sĩ nương theo bóng đêm quay trở về phía Bắc . Trong khi phía Hoa kỳ vẫn tin là Nhật đang cho đổ quân tăng viện . Trung Tướng Alexander Patch , người vừa nắm quyền chỉ huy thay thế Tướng Vandegrift hồi đầu tháng 12 , e rằng những cánh quân tăng viện của Nhật đến sau này họ được trang bị vũ khí hiện đại phù hợp với chiến trường rừng núi ở đây , nên 3 sư đoàn của ông vẫn được lệnh nằm yên trong tình trạng án binh không tiến sâu vào phòng tuyến hiện tại vốn đã căng ra quá mỏng của Hyakutake .

  Chiều ngày 04 tháng 02 , thêm đợt thứ nhì gồm 19 khu trục hạm đến bốc binh sĩ ở đảo . Và cũng bị phi cơ Hoa Kỳ đánh phá lúc sắp đến Guadalcanal nhưng nhờ lực lượng hộ tống quá hùng hậu của Hải quân Nhật , kết quả chỉ gây hư hại không đáng kể cho một khu trục hạm . Lần này họ mang đi được 4,977 quân nhân . Đô đốc Koyanagi , người chỉ huy hạm đội hộ tống đã yễm trợ rất hữu hiệu nên hai lần đến và đi đều thành công cả , nhưng ông lại e ngại cho chuyến thứ 3 tức là chuyến cuối cùng sẽ là một chuyến rất khó khăn vì người Mỹ có lẽ họ đã đánh hơi được cũng không chừng . Lúc 9 giờ 30 sáng ngày 07 tháng 02 , 18 khu trục hạm rời đảo Shortland . Để bảo đảm cho chuyến chót , Koyanagi lệnh cho cả thảy 10 chiếc khu trục hạm khác bám theo hộ tống chặc chẽ . Một lần nữa , trên đường đi cũng bị phi cơ từ Henderson tiến ra bắn phá , hai khu trục hạm bị hư hại nặng trong lần chạm địch này .

  Những binh sĩ cuối cùng còn lại cùng với Tướng Hyakutake và những sĩ quan trong ban tham mưu của ông , họ cùng ngồi đợi ở một bờ biển . Trong nhóm này có đến hàng trăm binh sĩ , có người đang bị sốt rét rừng hành hạ , có kẻ đang bị thương , tất cả đã được đồng đội tìm kiếm và dìu dắt họ tập trung ngay tại bờ biển . Tadashi Suzuki , một trong số it binh sĩ còn sống sót từ chi đội biệt lập của Ichiki , tức là những binh sĩ đầu tiên bước chân lên đảo . Anh đã quá yếu đến nổi không thể leo lên cây thang dây để bước vào chiếc khu trục hạm nên phải nhờ đến hai thủy thủ kéo anh lên hộ . Nằm trên sàn chiếc khu trục hạm to đùng , Suzuki cảm thấy sinh mệnh mình được an toàn phần nào như đang ở trên mảnh đất thân yêu của quê hương mình vậy . Tuy nhiên anh vẫn không thể quên được những hình ảnh cuối cùng của nhiều đồng đội vì quá kiệt sức nên bị bỏ lại đầy dẫy đó đây dọc theo bờ biển . Những binh sĩ kém may mắn này vì quá tuyệt vọng hay vì uất hận cấp chỉ huy của mình đã bỏ họ nằm lại , thay vì to tiếng chữi rủa hoặc rên rỉ kêu ca , họ chỉ lặng lẻ gom hết tàn lực mở chốt lựu đạn . Với họ , chỉ một hy vọng cuối cùng là sau tiếng nổ ấy , thân xác của họ sẽ về với cát bụi và vĩnh viễn ở lại với chiến trường . Thà như thế còn oanh liệt hơn là làm một tên lính hèn hạ chỉ lo trốn chạy .

  Cơm vắt trộn với đậu được mang ra phân phát cho những binh sĩ ốm đói lâu ngày . Suzuki không còn biết nhận thức được mùi vị của thức ăn nữa , anh chỉ đưa vội vô miệng rồi nuốt chững nó đi . Anh đờ người ra suy nghĩ “Mai này ta phải khuyên con cháu của mình nếu có tham gia quân đội thì nên đăng tên đi Hải quân . Với họ thì dù sao cũng được ăn uống đầy đủ cho tới chết” .

  Chuyến thứ 3 tức là chuyến bốc quân cuối cùng . Họ hoàn toàn bình yên về đến bến Shortland với 2,639 binh sĩ lẫn sĩ quan cùng Tướng Hyakutake , chỉ huy trưởng lộ quân 16 .

  Kết quả cuộc triệt thoái diễn ra như ý , họ đã bốc khỏi hòn đảo địa ngục Guadalcanal hơn 13 ngàn binh sĩ trong số đã đổ vào đó 25 ngàn . Con số gần 12 ngàn quân này đa số đều bỏ mình từ nhiều ngày trước vì bom đạn và bệnh tật cũng như đói khát . Tuy nhiên cũng còn nhiều ngàn trong họ vẫn còn sống và thất lạc đâu đó trong những khu rừng già hoặc bị trọng thương hoặc đói đang nằm chờ chết nên không được bốc đi , số này coi như bị bỏ lại vĩnh viễn trên đảo và tất nhiên là sớm muộn gì họ cũng phải chết . Trong khi ấy phía Hoa kỳ , chỉ có 1,592 binh sĩ bỏ mình . Thêm vào đó nhiều ngàn tấn tiếp liệu của Nhật và vô số chiến hạm bị đánh chìm , một điều mà chúng ta nên nhớ rằng những thiệt hại nặng nề này Nhật không thể nào bù đấp vào được .

  Tại thủ đô Manila Phi luật tân , trong một bệnh viện thủ đô , một gã thanh niên ốm tong teo đang lần từng bước chầm chậm đi về phía một gian phòng nhỏ ngay cuối dãy . Nhìn dáng đi lắc lư chập chạp đầy khó nhọc , thoáng trông người ta cứ tưởng là một bộ xương cách trí đang di động . Anh bước lại bên chiếc võng , nơi ấy vị Tướng hết thời Kawaguchi đang nằm thiu thiu ngủ . Ông còn đang trong thời kỳ hồi phục sau một thời gian dài bị kiệt sức trầm trọng vì thiếu dinh dưỡng và căn bệnh sốt rét rừng ở đảo Gudalcanal hành hạ . Lúc mới nhìn vào người thanh niên ốm nhom lạ hoắc đang đứng ngay trước mặt mình , Kawaguchi không nhận ra được người ấy là ai cho đến khi anh ta lên tiếng tự giới thiệu . Đó chính là anh nhà báo Nishino , người đã tháp tùng cùng với Tướng Kawaguchi đến đảo Guadalcanal trong những ngày đầu của cuộc chiến . Tha hương ngộ cố nhân , họ mừng mừng tủi tủi xiết chặt tay nhau và cùng nhìn sững vào nhau thật lâu . Sau đó Kawaguchi mới tỉ tê tâm sự với Nishino rằng trên đường trở lại Rabaul từ đảo Guadalcanal , mọi người đều tỏ ra khinh ghét ông ta , họ đều cho ông là một vị bại tướng , một kẻ bất tài và là một tên chết nhát . Sự nghiệp nhà binh của ông coi như tan tành . Và ông trợn mắt nghiến răng nói lớn “Mẹ kiếp ! Sở dĩ tôi dở sống dở chết như ngày hôm nay , tất cả cũng do một tay của gã hung thần ác sát Đông phương giáo chủ Đại tá Tsiji mà thôi” .

  Nishino tỏ ra buồn bả như cảm thông nỗi khổ của Kawaguchi , anh nói “Tôi là người hiểu Trung Tướng hơn ai hết” . Đoạn anh nắm lấy tay ông rồi hạ giọng nói “Sự thật bao giờ cũng là sự thật . Rồi có một ngày những bí mật thật sự của Guadalcanal được phơi bày thì người ta sẽ nghĩ rằng hành động của Trung Tướng là đúng” .

  Trong giọng nói chất chứa đầy ngậm ngùi cay đắng , ông Tướng đổ tội cho Đại tá Tsuji , người phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng vì đã vẽ ra một kế hoạch tấn công cẩu thả dẫn đến những thất bại về sau và kết quả thê thảm là một cuộc rút bỏ Guadalcanal đầy tủi nhục . Ông nói “Chúng ta chỉ thua một trận chiến nhưng Nhật bản thua cả một cuộc chiến” . Dòng nước mắt tủi hận của vị bại tướng lăn dài trên đôi má nhăn nheo . Anh nhà báo Nishino cảm động nắm chặc tay Kawaguchi , và bằng một giọng trầm buồn anh cố trấn an ông “Trung tướng hãy nghĩ đến sức khỏe của mình là trên hết . Tôi hy vọng Trung tướng chóng bình phục” . Đến đây thì Nishino móc túi lôi ra một chiếc hộp đựng thức ăn , trong ấy có cơm trộn , sushi và vài món tráng miệng . Kawaguchi bốc một vốc cơm lớn đưa vào miệng , vừa nhai ông vừa nói “Umai” tức là “ngon tuyệt” .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#thế