The place beyond the pines

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mây ít khi che khuất được ánh mặt trời.

...mênh mông dẫn đường cho bạt ngàn.

...bất tận khơi lên bao la.

...đôi khi quá chói lòa khiến mi mắt trốn đi sụp lại.

...cũng đôi khi đủ thiêu đốt chông chênh thời gian.

Nhưng,

đôi khi,

mây lại che đi thứ ánh sáng ấy trong vùng không gian nào đó,

trong âm u,

trong lúc mây mang xối xả nước gầy ... mưa...

... là những lúc trời xa lắm ánh nhìn chợt sâu hun hút.

... những lúc lòng người chợt chùng lại cuộn tròn thấm hơi rơi.

Xôn xao.

Ào ạt.

Rùng mình.

Cô đơn.

The place beyond the pines là một cơn mưa như thế.

Vắng

teo,

lặng

im,

sầu.

Hoang mang

có lẽ.

Nhạt nhòa

đôi khi.

Bên kia rừng thông không phải là một phim hay. Nó thiếu đi quá nhiều thứ để rung động người xem bằng sự cô tịch. Nó cũng chẳng phải là một cơn mưa lãng mạn khoan thước khua nhẹ vào lòng người.

Nhưng nó là một ... cơn mưa.

Một cơn xối xả.

Một cơn bất chợt,

rơi vào không trung,

quạnh quẽ đi qua quá khứ.

hong khô một chút tương lai.

Bắt đầu phim trãi dài cuộc đời của người cha thứ nhất. Một chàng diễn viên xiếc xe máy điển trai lang bạt cùng hội chợ phù hoa.

Nơi thị trấn Schedenery năm nào đó, anh để lại một đứa con rơi cùng một cô hầu bàn.

Một năm sau, anh quay lại và đón nhận vị trí làm cha của mình.

Nhưng, anh đón nhận thế nào một tương lai cần chắc chắn bằng cuộc đời phiêu dạt của mình?

Anh đón nhận như thế nào một vị trí mà tầm tay của anh không thể dàn xếp?

Liệu có phải là ... trôi?

Cuộc đời

là bất ngờ.

không đón nhận.

Nhưng cứ đến,

phải tiếp nhận,

bằng cách này,

cách khác.

Bằng đánh đổi,

bằng ... cuộc đời.

Người cha thứ nhất, Luke Glanton đã tiếp nhận cuộc đời thay đổi từ sự long đong nằng bằng sự long đong khác.

Những con người của hiện tại rất khó sống ở cuộc sống được chia ở thì tương lai.

Đó là quy luật.

Khi tận hưởng hiện tại mà không tiết kiệm cho tương lai.

Thế nên,

mới cay đắng.

Thế nên,

phải nghiệt ngã.

Những yêu thương vừa mới nhen nhúm bắt đầu

thiêu đốt đi sự cân bằng của quá khứ gầy nên.

Luke Glanton đã dừng lại kiếp lang bạt trên ngưỡng cửa của yêu thương mới chớm.

Để gầy lại một cái gì đó của ngày sau.

Thứ Luke để lại không phải tiền.

Mà chính là quá khứ.

Dù cho hoang liêu.

Thì cũng là một thứ hoàn thiện.

Một quá khứ như cơn mưa ... tàn phế,

nhưng của sự thật,

của chân tình,

của tình thương.

Thế nên, dù có tàn phế thì vẫn hơn...

một hoàn chỉnh của sự dối trá.

một hoàn chỉnh được che đậy.

một guồng máy đã đi trái với sự thật.

Không đưa được một tấn thảm kịch của sự dối trá bằng tấn thảm kịch của sự thật.

Avery Cross chính là người đã góp phần hoàn thành tấn bi kịch của sự thật.

Nhưng tay cảnh sát ấy lại không dám đối diện với sự thật.

Thế nên anh ta bị cuốn vào dối trá guồng quay.

Để rồi sau mọi nỗ lực thì cũng giành lại được một nửa-sự thật.

Nhưng một nửa-sự thật không phải là sự thật.

Dùng sự dối trá để ngoi lên làm người hùng,

ngoi lên làm cục trưởng cục tư pháp thành phố New York

đã dẫn anh ta sâu vào một nửa-sự thật ấy.

Một nửa-sự thật khiến anh ta phải hối lỗi trước sự cảnh báo của thời gian,

trước tình thương,

và trước tương lai của quá khứ đã hẹn định mệnh đến.

Vấn đề lấn cấn của tôi đối với The place beyond the pines nằm ở đây. Trong cái cách khép tình tiết mang tính ... thể hiện kiểu Mỹ. Chúng khiến phim chuệnh choạng và thiếu đi chất "đanh thép" cần thiết để hoàn thiện một làn hơi noir chát chúa những phát súng mộng mị.

Vừa ghim chặt

mà vừa giải thoát.

Bỏ rơi lại một chút hối tiếc,

mặc kệ nước mắt,

mặc xác nụ cười,

mặc tất cả,

bởi trớ trêu của quá khứ đã in hằn những vết thương hoảng hốt tương lai.

Tất cả ở đoạn kết phía Bên kia rừng thông khiến cho phim tuột dốc khi dần về cuối,

những viễn cảnh tươi sáng nhạt nhòa,

mà mưa cũng chưa phải thâm tịch.

Phim như cơn mưa đó, rồi thôi đó

nên không thể hiện được sự mặc nhiên của những trái ngang.

Nó không phải là một cơn mưa bay, lắng đọng và man mác.

Chỉ là cơn mưa pha nửa con nắng.

Nên nó càng chẳng phải là một cơn vô chừng để khiến người xem ... đường xa ướt mưa.

Tâm lý đôi khi chỉ là cảm xúc, chứ không phải lý trí run rủi như phim. Cuộc đời có thể xảy ra những bi kịch-một nửa như phim.

Nhưng khi lên phim, khi tả lại một bi kịch thì có lẽ đạo diễn nên chỉ dừng lại ở bi kịch.

Bởi đơn giản bi kịch là gián đoạn, là chưng hửng giữa những tích tắc muộn màng phủ lên không gian mặc nhiên thầm lặng,

chứ không phải là một sự dở dang.

Thế mới là

đời,

là chất noir mà hơn nửa thời lượng đầu phim gánh trên vai.

Với cảm nhận của tôi, phim noir chưa tới, mà dang dở của thì chưa đặng.

Nên thật khó đánh giá phim là một phim hay.

trong cái tàn khốc những những phim noir thế hệ trước,

cái sòng phẳng như những phim noir châu Âu,

cái cách người ta đi tìm trọng tâm cho ý tưởng của mình, thay vì lừng khừng tạo nên tâm lý tội phạm ngang trái lửng khửng.

Đó là điều đáng tiếc của phim, khiến cho tôi không thể viết về một đoạn kết tả lại sự mong mỏi, hy vọng gởi gắm lên vai Jason trên chiếc xe để rong ruổi đào tẩu hiện tại mà tìm lại quá khứ mơ hồ song hành cùng tương lai mờ mịt.

Cũng như tả lại một hiện thực gian dối gởi lại đôi mắt AJ về giới chính trị điêu ngoa.

Tôi không thể hoàn thành một đoạn kết khập khiễng với đoạn đầu bởi vì ý tưởng thì có thể giải thích, nhưng cảm xúc thì không thể tuyến tính như cách mà đạo diễn cố gắng gầy dựng vào lòng khán giả, cái ý tưởng cắp đôi mà đối với tôi là quá rời rạc, vụng về và mang tính thể hiện quá cao.

Câu cuối là một lời khen dành cho Ryan Gosling, một nam chính có charisma với những vai diễn vừa ngây thơ mà vừa bạo liệt một cách ... không khoan nhượng. Một cách thể hiện đủ sức gây ấn tượng đối với khán giả, cho dù đó là cách gây ấn tượng đo ni đóng giày.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#review