The Classic - Khi quá khứ miên man vĩ khúc tình yêu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thông tin phim:

Tên tiếng Hàn: 클래식Tên tiếng Anh: The ClassicNăm sản xuất: 2003Đạo diễn: Kwak Jae-yong (곽재용)Biên kịch: Kwak Jae-yong (곽재용)Thể loại: tình cảm lãng mạnDiễn viên chính:Son Ye-jin (손예진 vai Ju-hee, Ji-hae), Jo Seung Woo (조승우 vai Jun-ha), Jo In-sung (조인성 vai Sang-min)*Chú ý: Chữ in nghiêng trong một số đoạn là thoại của nhân vật.Review

Như một bài thơ về tình yêu trong sáng và hạnh phúc trong nuối tiếc, The Classic đi vào lòng người xem nhẹ nhàng và đơn giản. Tình yêu hiện hình qua những cảnh phim miêu tả đầy chất lãng mạn với một thoáng lãng đãng trong tâm hồn. Để có và để nuối tiếc vì đã từng có với hạnh phúc từng tồn tại...

Và đã được ví như bài thơ, The Classic tất nhiên sẽ không đi vào phân tích kỹ càng tình yêu được chính nó nêu ra. Tình yêu được miêu tả bằng nỗi nhớ có bóng tối của nỗi nhớ và yêu thương dang dở đẹp lãng đãng trong tiềm thức.

Tình yêu đẹp là gì nhỉ?

Tôi tự hỏi tình yêu đẹp chứ không hỏi tình yêu, vì đối với tôi tình yêu trong The Classic được miêu tả trên hai thái cực của cái đẹp. Một mối tình khiến tôi xôn xao trong mơ màng khắc khoải nuối tiếc cùng nhân vật. Một mối tình còn lại khiến tôi cảm nhận nó thật xấu xí (xấu xí chứ không phải hợp lý hay không) với sự tham lam tầm thường của con người. Và theo hiệu ứng dây chuyền của cảm xúc, cảm xúc của tôi lưng chừng với The Classic trong hai thái cực đó.

The Classic ra rạp lâu lắm rồi, từ thời mà tôi dám nhận bản thân lãng mạn và thích cảm nhận một chút gì đó tiếc nuối của nghệ thuật. Tôi thích sự không rõ ràng thật sự của thơ với những khuất mắc qua nhưng hình ảnh ẩn dụ. Tôi thích sự vỏn vẹn chữ nghĩa của thơ để trân trọng từng từ đắt giá được tác giả sử dụng để in vào trí nhớ của người đọc. Tôi thích thơ vào lúc đó, và tôi cũng thích một mối tình nên thơ của The Classic như thế. Nhưng ngay cả lúc đó tôi đã không thích mối tình còn lại rồi, bây giờ ngồi nghĩ lại tôi thấy ghét mối tình còn lại đó, tôi ghét nó vì nó làm mối tình tôi thích bớt đẹp đi. Tôi ghét sự so sánh và lặp lại của cái đẹp mà các nhà phim cố tình vẹn toàn.

Nỗi nhớ miên man

Tình yêu đa dạng và phong phú, có tình yêu thực tế, có tình yêu mơ mộng. Và tình yêu là tình yêu...Vì thế xin đừng hỏi tình yêu là gì vì không có định nghĩa nào chính xác được. Nói thế để phủ định hoàn toàn ý nghĩ (nếu có) rằng tình yêu mơ mộng là không tồn tại. Tôi tin vào tình yêu mà mối tình này vun đắp dù nó có hơi kiên cưỡng ở đoạn cuối theo cách phóng tác của đạo diễn. Tôi tin vào tình yêu đẹp như những áng thơ dịu vần xoa vào lòng khán giả sự hoài niệm để chính họ đánh vần lại tình yêu của chính mình.

Cơn gió thổi tung hòm thư một thời đã xa tung bay trong căn phòng nhỏ. Qúa khứ ùa về trên những dòng chữ ghi một ngày mưa mùa hạ, nơi có ánh nhìn ngây ngô của tình đầu thoáng đến dịu dàng.

Ngày hạ, một cô công chúa trên chiếc xe bò thong dong dạo bước để chàng trai ngơ ngẩn nhìn và thẩn thờ khi cảm xúc ập đến trước những rung động. Và tình cờ gặp lại nhau trên cánh đồng có bọ hung với cảm giác mới mẻ.

Anh có biết chèo thuyền không?

Gật.

Anh có biết ngôi nhà bên sông không?

Gật.

Ngày mai anh có thể đưa tôi đến ngôi nhà đó không?

Gật.

Và : tụi bây ơi dạy tao chèo thuyền đi!!!

Chắc chưa thể gọi đây là tình yêu. Chắc chỉ là cảm xúc vụng dại thờ thẩn mà thôi. Đẹp trong những nụ cười của nam chính với niềm vui trãi dài trên cánh đồng. Cảm xúc đến trong lành như không gian mát lạnh của vùng thôn dã đó. Tình yêu ngân lên nốt nhạc.

Chuyện trước đó để từ từ nói đến vậy vì ngày mưa mùa hạ dường như là mảnh ký ức đẹp bất diệt khi cảm xúc và thời gian dừng lại nơi con sông chảy đều...

Thật sự đây là lần đầu tôi chèo thuyền...

Những nụ cười tan ra thì thào cùng tiếng sóng nơi dòng sông chênh vênh cùng con thuyền nhỏ. Thê giới dường như bé lại khi hai người ở bên nhau...

Ngôi nhà ma và những cảm xúc trẻ con điên điên khùng khùng lóe lên những thời khắc miên man trôi theo tình yêu vào cõi mộng nơi chỉ có hai người thật sự. Trêu cô gái có ma và rồi chạy thục mạng khi thấy bóng người, chàng trai dễ thương với một cô gái dễ thương cũng chạy thục mạng khi thấy bóng ma đó. Hét vì sợ, rồi hét vì thích, hét vì muốn hét để âm thanh vang lên ghi lại khoảng khắc...

Nhạc phim là một yếu tố được sử dụng rất tốt trong phim. Cảm giác man mác của vĩ khúc da diết nhưng trong lắm trong cơn mưa bất chợt ào ào xối cuốn trôi con thuyền không neo lại nơi bờ sông!

Phải làm sao khi mưa xối xả tuôn và người con gái trợt té? Phải làm thế nào đây khi cần cuốc bộ đến bến đò để trở về. Cõng nhỉ? Cõng cơn mưa trên lưng chàng trai cảm giác hơi ấm truyền đi qua da thịt.

Cõng cô tôi chẳng thấy mệt đâu!

Tôi có thể cõng em đi bất cứ nơi nào!

Tình yêu của một ngày mưa hạ trong lành thảnh thơi. Một túp lều hiện ra đâu đó nơi vườn dưa để cô gái vắt chân thong thả lấy áo ngoài của chàng trai lau mình cho đỡ lạnh. Tình yêu ơi, sao lãng mạn đến vậy? Tình yêu của những giọt nước tan qua da thịt truyền cho nhau những cảm xúc đầu tiên đẹp mãi...

Và cứ thế họ bước đi với niềm hân hoan có nhau trong khoảng khắc cuộc đời hòa vào thiên nhiên với ngàn giọt mưa vào đất trời nơi chỉ có tình yêu rung lên trong trái tim khẽ khàng rơi trong cảm xúc.

Với tôi, đây là một trong những cảnh cõng thi vị nhất của phim Hàn, một cảnh cõng đơn giản với một cảm xúc đơn giản hạnh phúc. Tình yêu tựu lại nơi tấm lưng rắn rỏi của chàng trai là một tấm bản lưu lại cảm xúc tình yêu, cảm xúc mang trên mình một thế giới ngập đầy hạnh phúc. Thời gian trôi dài trên những cảm xúc miên man có nhau trong tình yêu.

Đêm buông sắc đen nhuộm khung trời nơi cây cầu gỗ chất chứa những cảm xúc lộn xộn như những thanh gỗ đan với nhau tạo nên bức tranh nên thơ. Đom đóm lập lòe tô diểm khung trời hoa mộng với những dãy cỏ dại lay động trên mặt hồ long lanh. Chàng trai bắt đom đóm trao cho cô gái, trao đi ánh sáng dịu dàng như tình yêu. Sắc vàng nơi những cô cậu đom đóm quyện vào tình yêu mong mnah dịu vợi.

Tất cả trở thành kỷ niệm khi quay lại bờ sông đã bước đi, khi hai cô cậu trở lại với thực tại và chia tay nhau...

Đôi bờ của một dòng sông là hai thế giới khác nhau hoàn toàn, một mộng mơ và một là hiện thực. Nhưng điều tôi thích ở The Classic là không biến ngày hạ hôm ấy qua một lăng kính nào khác với một tình yêu sét đánh. Tình cảm giữa hai cô cậu học sinh được gầy dựng từ từ và từ từ khắc lại vào nhau bằng những tình cờ dung rủi.

Jun-ha (tên chàng trai) có một người bạn thân là Tae-soo. Jun-ha đã viết thư cho cô gái mà Tae-soo đính ước. Sau lần đó Jun-ha tình cờ nhận ra cô gái mà mình đáp trả thư hộ Tae-soo là Ju-hee, người con gái của ngày hạ ấy. Mối tình trái ngang âm thầm lớn lên qua từng cánh thư gởi hộ, sự vô tình lặng lẽ ấy vẽ lên những giây phút hạnh phúc có nhau, gần nhau bằng một cách nào đó trên từng con chữ trung gian.

Nhưng rồi con người cũng phải đối diện với nhau, đối mặt với nhau qua qua lần trình diễn piano của Ju-hee. Giáp mặt nhau và giả vờ không quen. Chia thành hai cặp song song sánh bước bên nhau. Tôi thích cảnh này với sự dễ thương cực kỳ của Jun-ha khi cậu lẳng lặng chờ Ju-hee với bó hoa trên tay chạy đi tìm người thương khi thấy cô bước vào nhạc viện chỉ để gặp một chút thôi. Đóa hoa và những con đom đóm được giữ lại như bầu trời ký ức ẩn nấu trong tâm trí thổi những làn gió dịu êm vỗ về tâm hồn.

Những vũ điệu Rum-ba ru thêm một lần nữa những cảm xúc lặng thầm trong tình yêu giấu diếm. Đan tay với nhau, ngã và nghiêng theo nhau với những nụ cười nhẹ nhàng lay động hạnh phúc. Đêm vàng nhẹ tỏa ánh sáng dịu êm khi hai cặp đôi tách riêng nhau đi chơi. Và Jun-ha làm gì để gặp Ju-hee? Ôi, tôi thích cảnh này, thích sự ngố tàu vì tình yêu học trò của Jun-ha dành cho Ju-hee: bỏ trốn trước cô bạn Ju-hee nói liên thanh luyện giọng để lẻn đến nhà Ju-hee.

Bật.

Tắt.

Ánh sáng tỏa vàng.

Ánh sáng tắt đi.

Chập choạng.

Lờ mờ.

Nụ cười hạnh phúc rạng rỡ của Jun-ha tỏa thứ ánh sáng kỳ diệu hơn cả sắc vàng trong trời đêm. Thứ ánh sáng sưởi ấm lòng Ju-hee và khán giả...Ju-hee quay lại cũng nhìn và một cái ôm nhẹ để hạnh phúc bay lên...

Từ đó hai người quen nhau sau lưng Tae-soo như thế. Và tình yêu lớn dần, lớn dần...

Nhưng bên cạnh tình yêu, cuộc sống vẫn tồn tại giá trị khác. Đây là cuộc sống một bên bờ sông mà thôi, những giờ phút bên bờ kia con sông chỉ tồn tại một lần mà thôi. Tae-soo biết được mối tình của bạn thân và Ju-hee. Lẳng lặng học cách chịu đựng và chấp nhận tình cảm của đối phương và bạn thân. Rất may mắn các nhà làm phim không hóa cho nhân vật này những tính xấu xa độc ác chia cách tình yêu kia. Tôi thích cách đạo diễn xử lý tình tiết về tình bạn này. Họ không thể đối diện một cách mạnh mẽ nhưng họ hiểu sự việc đơn giản là cảm xúc không thể ép buộc được. Họ chấp nhận nhẹ nhàng nhất và có phần cao thượng: Tae-soo bảo Jun-ha viết thư cho Ju-hee nên để tên mình trên thư để dễ dàng liên lạc hơn.

Nhưng việc gì đến cũng phải đến khi bức điện được đánh đi nhưng bức thư trở lại và cả hai đành lỗi hẹn với ký ức ngày mưa hạ. Tae-soo không làm chủ được định mệnh nên đành buông xuôi. Jun-ha đến thăm Ju-hee và trốn nhằm vào tủ áo sau khi nở nụ cười với cô. Những cảnh quay ngộ nghĩnh trong phim không mang đến cảm giác quá tay mà tô thêm hạnh phúc của đôi trẻ khi ở bên nhau với nụ cười của khán giả.

Sợi dây chuyền mà Ju-hee trao cho Jun-ha là quà tặng của ba Tae-soo cho cô qua câu nói của Tae-soo nghe thoáng trong đó niềm đau khắc khoải. Một nụ cười và cái nháy mắt tinh nghịch sau khi nói chuyện với Jun-ha về chiếc dây nịt bó buộc cuộc đời Tae-soo lại.

Mày muốn tao làm gì với nó? Tao sẽ giết nó, luộc nó hay tẩm thuốc độc nó?

Mày nên bóp cổ nó đi.

Cười!!!

Jun-ha phát hiện ra Tae-soo thắt cổ bằng chiếc dây nịt. Tae-soo được cứu và thay đổi nhưng Jun-ha quyết định nhập ngũ tham gia chiến đấu sau khi để lại sợi dây chuyền trong phòng bệnh lần cuối đó cùng với nụ cười như bao lần.

Để rồi khi Ju-hee phát hiện ra sợi dây chuyền và cố gắng trả nó cho Jun-ha thì chuyến tàu đã quay những vòng xe. Dây chuyền được trao nhưng khoảng cách không gian thực sự tồn tại.

Gặp lại nhau trong một lần hẹn. Jun-ha cố tỏ ra mình bình thường để Ju-hee an tâm lấy chồng.

Anh đã lập gia đình rồi.

Những lời nói dối có mục đích che đậy cho sự tổn thương và lòng yêu thương của chàng trai ngày mưa hạ năm ấy. Đã thôi không còn nụ cười tươi rói nữa, nụ cười rạng rỡ một thời. Tình yêu không dừng lại, nhưng con người luôn muốn dừng suy nghĩ để tìm bình yên. Tình yêu mang trong nó sắc màu hoài niệm khi trao đi yêu thương nhiều hơn nhận lại khi định mệnh trắc trở ngăn đôi sự kết duyên nợ cho hai con người yêu nhau, cho một người con trai yêu cô gái ngày hạ mưa hơn cả bản thân mình.

Cuối cùng nơi dòng sông cũ, bên đứa con gái của mình và Tae-soo, Ju-hee biết được rằng Jun-ha kết hôn sau cô và có một đứa con trai...

Nui tiếc...Nghn ngào...... khi đã không tht s hiu người mình yêu...Cm nhn/ Đánh giá

—–*-*—–Kch bn

Điều đáng buồn nhất là cách thể hiện kết phim. Một đoạn kết gần như làm hỏng những nét đẹp nguyên thủy mà ekip đã gầy dựng được trong câu chuyện. Có thể nói đoạn két buồn đó khá kiên cưỡng nhưng vẫn chấp nhận được vì mọi chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Quyết định tự tử của Tae-soo để giải thoát cho chính mình và bạn bè, người thương. Cậu ấy yếu đuối nên vấn đề đó có thể hiểu được. Quyết định ra đi của Jun-ha cũng có thể hiểu được khi đặt Jun-ha trong tình cảnh đó. Quyết định tìm kiếm sợi dây chuyền của Jun-ha cũng có thể hiểu được. Cuộc hẹn sau khi Jun-ha trở về cũng có thể hiểu được mục đích và coi như chúng ta mặc nhiên chấp nhận sự tan thương của chiến tranh để tình yêu có thể vượt lên một tầm cao theo ý của đạo diễn.

Nhưng cách khắc họa của phim thực sự quá nhàm trong các bộ phim diễm tình nhan nhản. Đặc tả lại hơn 5 phút chiến tranh và quá trình tìm lại sợi dây chuyền của Jun-ha khiến những thước phim đó vô duyên đến bất ngờ. Tại sao lại phải thể hiện điều đó, đề cao tình yêu của Jun-ha sao? Bật lên tầm quan trọng của chiếc dây chuyền qua đoạn đường dài quay trở ngược tìm lại nó trong chiến trường ác liệt bom nổ đạn bay ư? Cách thể hiện cực kỳ kiên cưỡng và cường điệu này thể hiện sự non tay của đạo diễn trong việc gây hồi hộp và lấy nước mắt khán giả. Khán giả chỉ cần biết Jun-ha đã cố gắng tìm sợi dây chuyền trong chiến trường thôi. Hoặc một giây khi cuối xuống lượm chiếc dây chuyền bị rơi mà trúng bom đạn thôi là đủ để nói lên tình yêu của Jun-ha dành cho Ju-hee rồi. Một lời kể hay một cảnh ngắn lướt trong 30 giây sẽ cực kỳ đắt và tạo được hiệu ứng khắc họa đậm nét hơn sự dàn trãi hơn 5 phút tang thương của chiến tranh.

Cảnh hẹn cuối cùng cũng được đạo diễn trình diễn đầy đủ sự non tay và màu mè. Sự va vấp, vấp ngã với một đôi mắt mù có thể hoàn toàn bỏ qua không miêu tả và chỉ cần một câu nói ''Anh đã lập gia đình'' mà thôi là đủ, không thừa không thiếu một lý do để Ju-hee đi lấy chồng. Ju-hee biết Jun-ha bị mù mà vẫn đi lấy chồng, biết vậy và chỉ để biết vậy không tìm hiểu gì thêm mà đi lấy chồng thì tôi tự hỏi sự quan tâm mà Ju-hee dành cho Jun-ha có xứng đáng với khoảng thời gian cô chờ đợi hay không? Nếu cô biết được Jun-ha cố tình che giấu đôi mắt mù vậy tại sao không nghi ngờ câu nói anh đã lập gia đình của Jun-ha??? Niềm hối tiếc muộn màng của Ju-hee bên bờ sông khi biết được sự thật là một niềm hối tiếc chưa tới vì đến không đúng thời điểm, vì niềm hối tiếc đó sẽ không có khi cô cố gắng hiểu người yêu suy nghĩ gì!

Đoạn kết bên dòng sông cũng vẫn mắc phải cung cách làm phim cường điệu của đạo diễn này. Sự thiếu tự tin để tiết chế lời thoại vô nghĩa và vô duyên của đạo diễn khiến những câu nói trở nên thừa thãi. Tôi cảm thấy đạo diễn sợ khán giả không hiểu được niềm hối tiếc của nhân vật nên lần lượt nói và nói, phơi bày tất cả trong khi sự im lặng bị bỏ quên nơi nào đó. Điện ảnh đôi lúc không cần phải nói ra, chỉ cần những khuôn hình đơn giản và âm nhạc nói thay nhân vật với ánh mắt hối tiếc mà Son ye-jin diễn tương đối đạt là đã thành công, một thành công rất lớn...

Đó là câu chuyện quá khứ, còn bây giờ nhận xét câu chuyện hiện tại.

Thật tình tôi không biết đạo diễn cố gắng tạo ra mối tình truyền nhân làm chi nữa để vẻ đẹp của mối tình xưa được nối tiếp không như mong đợi. Cảm xúc trong trẻo ban đầu về tình bạn, tình yêu qua chiếc áo làm ô che mưa để hai thanh niên nam nữ chạy miết về thư viện sau khi dừng lại ở hàng hiên một chút... Cảm giác ngóng trông nhẹ nhàng mà phim tạo ra theo hướng ngược lại với quá khứ là nữ hướng về nam thay vì nam hướng về nữ cũng đã tạo nên sức bật riêng.

Nhưng đùng, đạo diễn sắp xếp cho những truyền nhân của hai người yêu nối lại mối duyên lỡ làng khiến phim nhàm và ''cổ điển'' thật sự trong sự dung rủi hàng phần triệu của định mệnh cho hai con người xa lạ gặp nhau đúng theo ý đồ kịch bản.

Và trở ngược lại lúc quen nhau cũng là cách làm quen qua những cánh thư qua một trung gian. Tỷ lệ hy hữu này trong thiên duyên tiền đinh là điều tôi không thể thích được. Đặc biệt cho mối tình của đôi trẻ thời nay nối lại những kỷ niệm đẹp lay động lòng người là điều dở nhất trong phim này.

Cái đẹp không lặp lại hai lần. Chi tiết kết phim của đạo diễn khi đưa lên bàn cân đong đo đếm cái đẹp đã khiến giá trị của phim giảm hẳn. Tôi ước gì đạo diễn thôi không bỏ những tình tiết bù đắp cho sự hối tiếc của quá khứ bằng sự hạnh phúc thay thế của đôi trẻ. Chi tiết này quá gượng ép không bật lên được giá trị tình yêu.

Tình yêu tại sao lại phải lặp lại hai lần với cùng một cách thức.

Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông (Heraclitus)

Nếu như thời gian cần phải trôi đi để hối tiếc ở lại thì tại sao lại cố nhúng một tập hợp những tiểu tiết vào tình yêu định mệnh một lần nữa.

Đặc biệt, Jo In-sung diễn xuất rất chán trong phim. Đoạn đầu không đến nỗi và tôi khá có cảm tình nhưng đến đoạn cuối cách xử lý tâm lý nhân vật của Jo In-sung làm hỏng cả hình tượng mà những thước phim trước đã gầy dựng được. Ờ thì khi xúc động thì người ta khóc, khi nghẹn ngào người ta không kiềm chế được bản thân nên đưa tay bụm miệng khóc rồi nấc. Nhưng độ nam tính của nhân vật rơi tự do đánh uỳnh xuống mặt đất chỉ với cách xử lý tình tiết cường điệu nhưng vụng về của Jo In-sung.

Din xut

Jo Seung-woo

Đây là phim có Son Ye-jin đóng mà hiếm hoi tôi thích diễn xuất của nam chính hơn Son Ye-jin. Cả hai diễn viên này diễn tốt với cách xử lý tâm lý và thể hiện tâm lý nhân vật đơn giản nhưng trọn vẹn. Những cảnh hài Jo Seung-woo diễn tốt hơn Son Ye-jin. Ngược lại những cảnh bi Son Ye-jin vẫn khẳng định lối diễn xuất nhuần nhuyễn nhưng không cường điệu cả khi khóc hay lặng nhìn thời gian trôi. Cách xử lý diễn xuất của cả hai nhân vật cô đóng trong phim có được sự khác biệt tương đối tuy tính cách không thật sự khác biệt. Tương tác giữa hai diễn viên chính rất tốt đạt được hòa hợp tự nhiên tạo nên những thước phim hai nhân vật trong quá khứ có độ cuốn hút mạnh mẽ dù những tình tiết không có độ kịch tính ấn tượng nhiều.

Hình nh, âm nhc


Son Ye-jin

Hình ảnh trong phim được thực hiện tốt với những cảnh quay mang đậm chất thơ. Dịu dàng và dịu vợi trong cảm giác man mác mà con người không mấy khi có được trong lúc xem phim. Quay phim đơn giản nhưng hiệu quả khi khắc họa được tình yêu miêu tả trong phim với những cú lia đơn giản và góc quay cận tương đối tốt.

Có nhiều hình tượng nghệ thuật được liên tiếp lặp lại trong phim đem lại những thước phim với ý nghĩa cổ điển. Hình tượng mưa được sử dụng nhiều nhất tuy nhiên không quá buồn ướt át mà nhẹ nhàng với những cảnh quay cả hạnh phúc lẫn đau khổ trong tình yêu.

Điều đặc biệt trong phim như một điểm nhấn là âm nhạc. Ca khúc chủ đề hay bật được chất thi vị của bộ phim. Những nốt trầm da diết được vĩ khúc miên man riết nhẹ ngân vang. Có một chút ngầm ngùi cho tình yêu dở dang, có một chút thanh bình bên những kỷ niệm bình yên. Hằng sa số những con đom đóm cũng như những nốt nhạc bay ngập đầy không gian lãng mạn của The Classic va vào nhau tan thành tình yêu chung thủy bất diệt trong trái tim nhân vật.

Dàn dng

Như đã phân tích, dàn dựng trong phim không thực sự tốt với lối kể chuyện quá khứ và hiện tại đan xen và cách tạo kịch tính kiên cưỡng của đạo diễn. Lối kể chuyện này chỉ thật sự ấn tượng khi lấy quá khứ tô điểm cho hiện tại với cách cân thời gian khác. Ở đây câu chuyện quá khứ chiếm nhiều thời lượng hơn và ấn tượng hơn câu chuyện hiện đại nên cách sắp xếp để hiện tại bù đắp cho quá khứ gây ra sự mất cân đối trong câu chuyện. Qúa khứ đắt giá được miêu tả đã đủ độ đẹp trong nền câu chuyện nên không cần hiện tại bổ sung nữa. Người ta chỉ cần hiện thực vỗ về quá khứ khi quá khứ thiếu điều gì đó mà chỉ có hiện thực thực hiện được, chứ không cần thực tại cố tình lặp lại và thay đổi quá khứ.

The Classic là một xem khá. Tuy nhiên bộ phim không có gì mới cả, không có cả một chi tiết sáng tạo. Tuy nhiên cái mới chưa hẳn là duy nhất trong nghệ thuật. Cuộc đời luôn thay đổi nhưng đâu chắc rằng cuộc đời sẽ mới hơn. Tình yêu đã có tuổi từ khi lịch sử con người sinh ra nên cũng cũ kỹ và ngàn năm vẫn vậy, vẫn cũ kỹ như thế nên chẳng cần mới làm gì nếu tình yêu vẫn được miêu tả đẹp như nó vốn có. Tôi tiếc cho phim có một đoạn kết gượng ép, tuy nhiên không thể phủ nhận những thước phim lãng mạn cổ điển mà phim đã tạo nên với sự ngầm ngùi cho tình yêu của một thời đã đi vào dĩ vãng và ký ức thơ ca.

Rate 6/10

Bonus mấy tấm hình không có trong phim của nam diễn viên Jo Seung-woo, một nam diễn viên nhạc kịch có tiếng của Hàn Quốc tuy nhiên ít được khán giả Việt Nam biết đến do chỉ đóng phim điện ảnh, hiếm xuất hiện trong drama (drama duy nhất diễn viên này đóng là On Air 2001). Phim điện ảnh mới nhất của Jo Seung-woo là The Sword With No Name (Imdb: 6.8 với 168 vote)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#review