Mother (2009)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thông tinTên tiếng Hàn:마더 (Madeo)Tên tiếng Anh: MotherThể loại: hình sự, tâm lýNăm sản xuất:2009Đạo diễn: Bong Joon-ho (봉준호)Biên kịch : Bong Joon-ho (봉준호) vàDiễn viên: Kim hye-ja (김혜자) , Won-bin (원빈) , Jin-goo (진구)

Review



Tình mẹ là một khoảng trời không có giới hạn...

Tình mẹ là một đòn bẫy để người phụ nữ tựa vào nâng bước con đi...

Đâu là điểm thăng bằng khi chiếc đòn bẫy nâng một bên lên...

Đâu là sự thật...

Đâu là tình thương...

Mother, bộ phim đình đám của Hàn Quốc năm 2009 với hàng loạt giải thưởng và tiếng tăm. Nhưng Mother không phải là phim thiên về tình cảm mà là một phim hình sự điều tra dưới góc độ người thứ ba liên quan đến vụ án. Phim miêu tả một người Mẹ với quá trình chứng minh đứa con trai ngớ ngẩn vô tội khi dấu tay đứa con trai đã in lên cáo trạng.

Nếu xét trên phương diện tâm lý tình cảm hay tâm lý tội phạm có thể xem phim khá thành công trong việc khắc họa tình cảm mẹ con. Tuy nhiên phần hình sự xem khá nhưng còn khá nhiều lỗ hổng. Những lỗ hỗng không đáng có đã tạo nên một số thước phim thừa câu khách (sẽ đề cập sau).

Mother được đạo diễn bởi Bong Joon-ho, một đạo diễn nổi tiếng xứ Hàn về đề tài hình sự, kinh dị. Tôi chỉ mới xem Memories of Munder và Tokyo (Bong Joon-ho đồng đạo diễn) mà thôi, không có ý định xem The Host vì tôi không thích quái vật kinh dị. Nhưng với hai phim về điều tra tội phạm đã xem của Bong Joon-ho thì Mother sáng hơn Memories of Munder. Có lẽ đạo diễn muốn dừng lại ở mức độ vừa phải để dành thời gian tô điểm cho tình mẹ con và đạo diễn đã thành công.

Tình m

Tôi ấn tượng với cách đạo diễn miêu tả tình mẹ trong phim này. Tình mẹ được khắc họa đậm nét trong phim theo trường phái ấn tượng với những cảnh quay tốt. Điểm mấu chốt chính là ánh mắt luôn chăm chăm nhìn vào đứa con mãi mãi chẳng lớn được. Đứa con mang mầm mống nổi loạn với tuổi thơ chứa đựng nhiều nỗi đau.

Người mẹ sống với mục đích duy nhất hướng về đứa con trong suốt gần 30 năm như một thói quen, một thói quen với quán tính rất lớn:

Khi bà cắt chính tay mình bà vẫn nghĩ con bà chảy máu chứ không phải bà-có cái gì đó đơn phương.

Khi bà đút thuốc cho con trai trong khi anh ta đang tè, sự tuần hoàn của nước tại một thời điểm thể hiện sự đơn phương.

Bà lặng lẽ đưa từng chai nước cho các nhân viên cảnh sát khi đến đồn giải quyết vấn đề ẩu đả của con trong khi đứa con vẫn thờ ơ.

Bà lặng lẽ nói chuyện với đứa con trai khi biết phải đền chiếc kính xe cho con.

Bà chạy nhoài theo khi thấy đứa con trai bị bắt lên xe. Xe vô tình gặp tai nạn để bắt kịp và nhìn thấy đứa con trai bị còng tay, nhưng điều bà lo lắng lúc đó là đứa con có bị thương hay không!

Bà hỏi đứa con vì sao lại có nhận lỗi và hiểu dụng ý của câu trả lời: ''táo''

Bà mời luật sư tốt nhất bào chữa cho đứa con nhưng tự gợi mở trí nhớ cho đứa con.

Bà lẳng lẳng đi tìm thủ phạm theo sự ngộ nhận của bà là bạn thân của con trai.

Bà lẳng lặng cầm gậy đánh gold dính son mà bà nhầm là máu đi tố caó thủ phạm rồi thất bại

....

Trong quá trình chứng minh con trai bà vô tội bà níu lấy niềm tin con trai không có tội, bà tin đứa con trai không thể làm điều này. Tin rằng chắc chắn con trai không làm và muốn con trai nhớ lại đêm xảy ra án mạng. Niềm tin của người mẹ.

Niềm tin khiến bà đi trọn con đường tìm kiếm công lý cho đứa con trai thiểu năng của bà.

Niềm tin khiến bà tin tưởng rằng con trai bà không bao giờ giết người...

Ngay cả khi tìm được sự thật bà vẫn quyết định đi hết con đường giải cứu cho đứa con trai khỏi công lý. Bà quyết định đi tìm sự thật để rồi tự tay che giấu sự thật.

Lý do đơn giản để giải thích cho mọi hành động của người mẹ là tình thương đối với đứa con dại khờ cần được bù đắp cho tuổi thơ chịu nhiều nỗi đau. Tình thương man dại đã khiến bà không thể chấp nhận được sự thật nên che giấu đi sự thật-cái sự thật phản lại một niềm tin mà bà đã vịn vào để đi tiếp quá trình tìm công lý cho con trai. Tình yêu là một nhưng trào ra những cơn thịnh nộ hay yêu thương là tùy cách người ta điều khiển.

Tình mẹ trong phim có cái lớn lao nhưng cũng có cái bé nhỏ nếu xét trên mỗi bình diện khác nhau. Lớn lao quá so với một cá thể và bé nhỏ quá so với cả cộng đồng. Tình mẹ trong phim cao đẹp hay xấu xa cũng do xét trên mỗi bình diện khác nhau. Tình mẹ dành hết cho một người và chỉ dành sự tốt đẹp cho một người mà thôi nên đành khóc trước mặt người nhận lãnh vị trí đúng ra là con của mình.

Nỗi đau của việc nhận thức mình đã làm sai, sự hoang mang khi nhận thức được nhưng bất lực trước tình thương với ranh giới mong manh của thật-giả. Nỗi đau đã tan đi vì con mình bị kết tội, những giờ khắc kể từ thời khắc đó chỉ còn lại niềm day dứt hoang mang tột độ mà thôi.

Mở đầu phim bằng cảnh người Mẹ nhảy múa phản phất trên cánh đồng một mình đơn độc và kết phim cũng bằng cảnh nhảy múa nhưng người mẹ không nhảy một mình mà hòa vào điệu nhảy điên dại của những người phụ nữ khác sau khi định thần bằng cách điểm huyệt gây tác động đến trí nhớ với đôi tay run run.

Một người muốn nhớ điểm huyệt để nhớ và một người muốn quên điểm vào huyệt nhớ để mong quên. Nước mắt không rơi nhưng trái tim hoảng hốt vớt vát một tình thương nhấn chìm sự thật... (Hình ảnh đoạn đầu và đoạn kết sẽ được đề cập thêm trong phần nghệ thuật)

Hình s

Đây là một tác phẩm hình sự được thực hiện tương đối tốt với đầy những twist cuốn hút khán giả vào vòng quay tâm lý của các nhân vật. Nhiều yếu tố bất ngờ với cách giải quyết của nhân vật theo cấp lũy tiến.

Câu chuyện đi theo hướng giải quyết của người mẹ: từ một người không biết phải làm gì để chứng minh đứa con vô tội. Một người mẹ đơn độc đơn thân nuôi đứa con trai thiểu năng. Và rồi khán giả được thấy quá trình đi tìm kiếm sự thật của người phụ nữ này. Thấy được sự thất vọng rồi hy vọng khi bà phải thay công lý tìm kiếm sự thật.

Khi người ta muốn tin thì người ta sẽ tin. Dẫu chỉ là một dấu vết mong manh mà thôi thì người ta vẫn tin. Bà nghĩ bạn thân Jun-tae là hung thủ khi nghe con trai kể chiếc kính chiếu hậu do Jun-tae làm vỡ mà đổ lỗi cho nó, bà đi tìm bằng chứng và vào nhà Jun-tae. Đây là chi tiết câu khách của đạo diễn khi tình tiết không được chăm chút nên có lỗ hỗng, trong khi đó đạo diễn lại miêu tả một cảnh sex vô ích.

Bà mẹ không đến bằng chân không và tháo giày ra khi vào nhà Jun-tae, vậy mà Jun-tae khi về nhà lại không biết bà mẹ đang trốn trong chỗ để quần áo??? Căn phòng rất bé vậy mà không thấy đôi giày sao?, đôi giày đâu rồi với một tay chơi rành rẽ cách thức điều tra không thấy???

Tôi không quan tâm đến cảnh sex đó mà quan tâm đến sự thống nhất trong tính cách nhân vật. Cảnh này là một cảnh đáng tiếc trong phim vì tính cách nhân vật Jun-tae không thống nhất...

Các chi tiết nhỏ được đạo diễn chăm chút khá tốt để tạo nên ấn tượng đối với người xem, Xem phim thể loại này những chi tiết nhỏ, thậm chí rất nhỏ cũng cần được khán giả lưu tâm để giải thích sự việc. Đặc biệt là các chi tiết được lặp lại, nếu tần số lại càng cao nó sẽ mang lại ý nghĩa nhất định cho đến phút cuối. Tôi không đề cập đến chi tiết này vì đơn giản những chi tiết này chính là yếu tố để người xem suy luận đưa ra vấn đề, điều tôi thích thú nhất khi xem phim. Những chi tiết nhỏ được đạo diễn chêm vào khá đắt, những câu thoại vu vơ nhưng hàm chứa nguyên nhân của sự việc xảy ra.

Một điều tôi hơi thắc mắc nữa khi xem phim này là chiếc điện thoại bỏ vào nồi rượu rồi mà không hư sao? Hay do tôi không rành về kỹ thuật nên không biết chiếc điện thoại đó chống thấm nước???? Hay đây là chi tiết nhỏ bé nên đạo diễn bỏ qua, tôi nghĩ để vào đó thì ít nhất phải đi sấy mới hoạt động được.

Một điều tôi không thích trong phim là cách sắp xếp tình tiết theo quy trình thời gian trong phim. Một ngày bình thường diễn ra tương đối bình thường, đến cảnh quang trọng cắt mất những hành động quan trọng rồi cho thời gian tiếp diễn. Tôi không thích cách sắp xếp này vì đạo diễn ôm đồm vừa muốn miêu tả tình cảm lại vừa muốn tạo những twist hấp dẫn khán giả. Nếu đã để tình tiết phim trôi theo trí nhớ thì tôi nghĩ nên đẩy tất cả về trí nhớ trước đêm đó để thể hiện tình cảm mẹ con, còn hiện tại là nên tập trung vào quá trình tìm kiếm sự thật của người mẹ.

Tôi cứ cảm giác đạo diễn che giấu tình tiết theo cách thô quá, tức là cứ đến những cảnh tôi cho là quan trọng thì đạo diễn thực hiện lướt. Cảnh tái dựng hiện trường cũng được đạo diễn lướt qua không miêu tả kỹ càng trong khi đây là một cảnh quan trọng cần cung cấp cho khán giả để suy luận theo diễn biến tâm lý của đứa con trai. ^^

Cảnh thứ hai tôi chú ý là cây gậy đánh gold mà Jun-tae đánh cắp và quẳng vào hồ nước sau đó tờ mờ sáng anh ta đến lấy. Thời gian đã trả lời câu trả lời rõ ràng cây gold không phải là hung khí. Vậy tình tiết miêu tả quá trình Jun-tae lấy cây gold có mục đích gì? Đạo diễn hoàn toàn có thể bỏ cây gold dính son vào chỗ đặt quần áo của Jun-tae mà không cần giải thích gì mà?

Lại tình tiết vụ án nữa, hung thủ đưa nạn nhân lên lầu và vắt người nạn nhân lên thành lan can nhiều khả năng dính máu nạn nhân. Nếu là Do-joon thì bà mẹ giặt đồ cho con có thể biết chứ? Nếu Do-joon đủ thông minh để quẳng đồ đi thì bà mẹ vẫn có thể biết đứa con mất đồ và đặt nghi vấn chứ? Với một người mẹ chăm chút cho đứa con như trong phim thì điều này là hoàn toàn có thể!

Với cách thực hiên chú trọng vào tình cảm như phim này thì đoạn kết táo bạo của đạo diễn vẫn chưa thật sự thuyết phục tôi thật sự. Tôi chưa thấy được sự chăm chút cho tính logic trong từng cảnh quay của đạo diễn ngoài sự chăm chút cho mảng tình cảm trong tình tiết và nghệ thuật trong cảnh quay.

Sự lãng quên có chủ ý.

Như đã nói việc đạo diễn bỏ quên đôi giày đã phân tích ở trên thì sự bỏ quên chiếc hộp kim châm cứu tại đám cháy cũng lại là một chi tiết đột phá về mặt tâm lý tuy nhiên cũng vấp phải lo-gic thông thường. Khi bà mẹ bỏ chạy khỏi căn nhà đó tôi hỏi đạo diễn sẽ sử dụng chiếc hộp kim châm cứu như thế nào? Cuối cùng đạo diễn sử dụng tình tiết đó để phân tích tâm lý nhân vật. Chi tiết này không thật sự hợp lý vì hộp kim châm cứu là vật bất ly thân của bà mẹ, vậy bà mẹ cần phải nhớ ra rằng mình đã mất nó chứ, ở đây bà mẹ không nhớ theo đúng ý đồ kịch bản để khi đứa con trai đưa mà hoảng hốt? Một thợ châm cứu như bà hẳn phải biết kim châm cứu và hộp kim châm cứu không thể bị bị lửa đơn thuần thiêu tan chảy nên không thể nói bà mẹ tưởng như vậy. Lý do có thể là bà ta hoảng hốt rồi quên đi, nhưng bà ta vẫn còn bình tĩnh để cắt thuốc mà sao lại quên vật bất ly thân như thế?

Có thể thấy đạo diễn đã bỏ quên nhiều tiểu tiết đáng ra không nên bỏ quên để khắc họa tính nghệ thuật của phim để phim thật sự là một bức tranh tình mẹ thật đẹp và đầy nghệ thuật với tâm lý đa chiều đầy góc cạnh ở những tình tiết nhỏ hơn.

Ngoài ra điều làm tôi không thật sự hài lòng trong phim là sự tác động của các nhân tố bên ngoài đến vụ án. Mỗi thế lực khác nhau đều có mục đích khác nhau. Cảnh sát trong phim bất lực và kém khả năng một cách thành thật ư? Vị luật sư hám tiền đưa ra những lời khuyên đơn giản nhất là cho Do-joon vào viện tâm thần mà bất cứ luật sư nào cũng có thể đưa ra với các nhân vật liên quan nhằm mục đích gì là điều mà đạo diễn không trả lời xác đáng. Có thể vì tiền nhưng lý do đó không hẳn thuyết phục để luật sư mời người Mẹ đến quán karaoke. Cách xây dựng các tình tiết liên quan đến vụ án này như sự qua loa của cảnh sát, sự quan tâm đột xuất của các nhân vật tai to mặt lớn (trong đó có một người tóc bạc làm viện trưởng viện tâm thần) chẳng lẽ chỉ là các yếu tố nhằm cố ý đánh lạc hướng khán giả. Một cô gái với quá khứ như Ah-joong, chụp hình hơn 20 người đàn ông mà cô quan hệ để đổi gạo không hề phi mục đích! Vậy những tình tiết câu khán giả đó đạo diễn bỏ đi đâu khi tập trung miêu tả vụ án. Những tác động của xã hội đến vụ án này không phải là không có khả năng. Nếu phản biện lời kể của ông lão thu lượm ve chai thì hoàn toàn ông ta có thể là thủ phạm, hoặc một người khác đi sau Do-joon là thủ phạm và đổ tội cho Do-joon.

Tôi tin người ông già thu lượm ve chai nói thật vì đạo diễn bắt tôi tin qua hai tình tiết: người đàn ông lấy một tờ bạc chứ không lấy hai tờ bạc khi người mẹ trả 2 tờ cho một cây dù rách. Điều đó thể hiện tính chân thật, cùng đó là những lời nói của Do-joon về mục đích đưa cô gái lên vắt trên thành lan can mà đạo diễn đưa ra sau cùng. Điều này hoàn toàn cảm tính khi đạo diễn đưa ra những chi tiết sau đó để bổ sung cho lời kể của ông lão. Nhưng nếu ông lão đó là hung thủ thật sự thì sao?, hay một số người giả dạng Do-joon với cử chỉ ấn huyệt trên đầu thì sao? Ông lão xuất hiện ở hiện trường khi tái dựng hiện trường vì vậy ông ta có thể nhận ra Do-joon với thói quen của cậu, vì vậy lời kể của ông ta không hẳn đáng tin hoàn toàn. Và ông ta phải làm gì đó để Do-joon nhớ về người tóc bạc chứ? Không có cái gì là vô nguyên nhân cả. Ông ta đã làm gì khi xảy ra án mạng mà ông ta nhớ như in tiểu tiết như vậy. Lưu ý ở đây góc nhìn trong trí nhớ của ông lão có cự ly khá xa so với những khung cửa sổ chứ không sát gần nên tức là ông ta đứng xa nép vào và tường đối diện và nhìn từ khoảnh cách đó nên cử chỉ ấn huyệt không đủ để nhận dạng hung thủ. Đặc biệt sao lại nhớ hung thủ nắm hai chân nạn nhân kéo lên cầu thang như vậy vì muốn kéo lên cầu thang thì thế cắp nách là thế người ta hay chọn nhất vì dễ dàng nhất (hay để lý giải cho quần áo Do-joon không dính máu, Do-joon thông minh đến mức đó sao khi muốn cứu người mà kéo để đầu va chạm với nền cứng như thế thì nạn nhân còn nguy kịch hơn. Và để vắt một người chúi đầu như thế cũng không thể nắm hai chân rồi vắt được, phải nắm phần thân trên mới vắt được chứ). Vì vậy lời kể của ông lão không đáng tin cậy nếu phân tích.

Tại sao cô gái trốn vào góc khuất tối om đó, một ngôi nhà mà có người đàn ông cô đã từng ngủ chung với hắn thường đến tá túc qua đê. Điều gì khiến cô gái tự tin bước vào đó và ném đá ra bên ngoài? Nếu tôi trong hoàn cảnh đó tôi chẳng dại gì chui vào ngõ cụt tối om như vậy cả ngoại trừ tôi biết cái gì ở trong đó. Và cô gái đi lại vào giờ khuya như vậy là vì sao đạo diễn cũng không lý giải. Tất cả chỉ là tình cờ ư?

Nếu một người khác thấy Do-joon và biết thói quen của Do-joon thì sao? Tôi ấn tượng mãi mái tóc bạc trong trí nhớ của Do-joon vì Do-joon nói chuyện với mẹ khi nhớ lại khá đáng tin. Đạo diễn cung cấp nhân vật tóc bạc là viện trưởng viện tâm thần có ý giải quyết vấn đề của Do-joon để câu suy luận của khán giả thì sao? Ông ta có thể biết về Do-joon lắm chứ trong cái thị trấn nhỏ bé đó. Và người chịu tội cuối cùng là một thanh niên bị điên của Nhật Bản. Thế thằng điên này bằng một thằng điên khác có thể là cách giải quyết của những người tai to mặt lớn. Cô gái Ah-joong quan hệ với hơn 20 người và định in ảnh ra mà. Hành động in ảnh đó chỉ có thể có tác hại xấu với những người tai to mặt lớn chứ với ông già bán ve chai đơn thân thì đâu có ý nghĩa gì!

Những vấn đề thắc mắc đó không được đạo diễn giải thích rõ ràng vậy thêm các tình tiết kia không thật sự thuyết phục. Nếu muốn nhấn mạnh mặt tình cảm thì sự xuất hiện hai nhân vật kia vào vụ án khiến tôi cảm giác đạo diễn cố phỉnh khán giả vậy. Sao không nói thẳng ra ai là hung thủ với khán giả ngay từ đầu và tập trung vào miêu tả mảng tình cảm để thực hiện tốt hơn nữa. Cách tung hỏa mù của đạo diễn trong phim này khiến cái kết về mặt hình sự khá hụt hẫng. Lý do vì sao nguyên một bộ máy nhà nước lại quan liêu như thế? Lý do để cảnh sát vớ đại một hung thủ giải quyết mọi việc. Nếu cho tất cả là sự bàng quan và đạo diễn miêu tả lại điều đó thì sự bàng quan đó không thuyết phục.

Các lý giải của đạo diễn không vô lý nhưng chưa hoàn toàn thuyết phục để đi đến kết cục của phim. Trí nhớ của Do-joon, và trí nhớ của ông lão cho ta cùng một đáp án. Và đáp án đó là một khả năng có thể xảy ra. Thôi thì phải chấp nhận vì Mother không phải là phim chuyên về hình sự như lời hứa của Bong Joon-ho sẽ làm khác so với Memories of Munder, một tác phẩm hình sự không có đáp án đen tối năm 2003. Một khả năng khác là đạo diễn cố tình lập lờ như vậy và để cuộc đời trong phim lập lờ với những tầng sâu trong sự việc rơi vào im lặng. Phân tích ra để thỏa cảm giác chưa thật sự hài lòng về cảm giác gượng mà đoạn kết mang lại cho tôi và để thật sự mở lòng cảm nhận chữ tình trong phim mang lại

Ngh thut

Đạo diễn Bong Joon-ho chịu ảnh hưởng của nền nghệ thuật phương Tây nên những khuôn hình mang đậm nét nghệ thuật phương Tây. Đặc biệt là kỹ thuật phối màu mang đậm phong cách hội họa. Có nhiều cảnh quay mang đậm tính nghệ thuật nhưng tôi sẽ chỉ phân tích sự đối lập giữa hai cảnh quay đầu và cuối phim để đỡ dông dài và cảnh quay tôi cho là đắt giá nhất phim.

Tôi thích cảnh cuối phim nhất, cái kết mang lại đầy bất ngờ với sự điệp trùng trong suy nghĩ về mặt tình cảm. Cuộc đời lưng chừng với cảm xúc bàng hoàng chết lặng. Tình thương man dại thật sự điệp trùng trong những điệu múa điên dại của những người phụ nữ trên chiếc xe vẫn chạy. Nhiều sự ẩn dụ được thể hiện trong bức tranh cuối. Nhiều người chú ý cách người mẹ điểm huyệt nhớ để trấn tĩnh nhưng tôi lại ấn tượng nhất với lúc bà hòa mình vào đám đông với những điệu nhảy man dại trên chiếc xe. Cách bắt sáng của đạo diễn nhằm tô đậm phông vàng tối chập choạng chói mắt để bật những thân thể nhảy múa nhằm tạo nên một bức tranh phảng phất trường phái Lập thể (Cubism) khi hạn chế miêu tả đường cong làm phẳng đi tính ba chiều trong không gian khiến cuộc đời được miêu tả sâu thẳm hơn trong những góc nhìn khác nhau trên không gian hai chiều khi mọi vật được tô bằng trên một mặt phẳng. Mọi vật được chất chồng và lồng ghép vào nhau không rõ thực hư theo sự cố gắng của đạo diễn.

Một chiếc xe với những con người ư?

Ánh sáng chiếu những tia sáng với nhau ư?

Tất cả chỉ còn lại sự phức tạp trong tâm lý con người mà thôi. Sự phức tạp khi hòa nhập vào cộng đồng cũng như sự tách biệt của trong cộng đồng khi mỗi người có một dáng điệu nhảy khác nhau mà người mẹ là tâm điểm của những bức tranh khác đến lúc này cũng chỉ là một thành phần của bức tranh mà thôi. Sự mở rộng của đạo diễn khi để nhân vật người mẹ hòa vào điệu nhảy đó chính là sự mở rộng cho sự phức tạp của con người. Những người phụ nữ kia có lý do riêng khiến họ nhảy múa như thế, lý do đó không giống như người mẹ nhưng họ cũng lý do để hành động nhảy múa đó. Sự tách biệt và hòa nhập luôn tồn tại.

Trước khi đạo diễn thực hiện cảnh cuối, ông đã mở đầu bằng một cảnh quay mở đầu cũng bằng phong cách hội họa với những cánh đồng mênh mông gợn những cơn sóng và một người đàn bà mặc áo tím hoa cà nhày những vũ điệu nhẹ nhàng lả lướt thoáng một nét hoang mang dại cuồng. Cảnh đầu tiên được thực hiện theo phong cách hội họa cổ điển với những quang cảnh cổ điển mang nhiều tính ẩn dụ nhằm bật lên sự lạc loài của người phụ nữ ấy khi ở một mình với thiên nhiên. Cách biểu hiện đó ta có thể gặp trong những bức trang của Van Gogh với thiên nhiên và những con người bé nhỏ trong đó: họ cô đơn và chân phương trước thiên nhiên trong cảm giác lạc lõng cần một ai đó chêm vào khoảng trống mênh mông đó.

Nhưng đến cảnh cuối khi cùng nhân vật đó hòa mình vào đám đông và không cần một không gian chêm vào khoảng trống trong tâm hồn, khi mọi giá trị đã không còn ý nghĩa nữa và đều bị lu mờ thì sự hòa nhập đầy tính nghệ thuật đó đã đẩy tâm lý nhân vật đi vào khoảng không có chiều sâu hơn nữa trong sự vô thức của con người.

Công lý là một giá trị.

Tình mẹ cũng là một giá trị.

Không có điều nào quan trọng khi hai mẹ con giờ đây dường như đã hóa thành một gắn kết với nhau bởi sự thật đó. Sẽ không còn điểm dừng trên sự di chuyển bất khả kháng nữa, cuộc đời cứ đi và bước tiếp với sự day dứt cho những giá trị tiếp nhận được từ xã hội, những giá trị được chính con người tạo nên để kiềm chế lẫn phát huy bản năng.

Làm mẹ là một bản năng...

Phim tạo được hiệu ứng rất tốt trong cách quay phim và cân khung hình, phối nhạc mang đến cho khán giả những thước phim đẹp để chiêm nghiệm tình mẫu tử khao khát và cuồng dại theo bản năng. Không gian âm u mang trong nó tăm tối đã được đạo diễn phẩn ánh chân thật về một xã hội chứa nhiều nỗi đau. Tuy nhiên có vẻ đạo diễn thể hiện Hàn Quốc quá tối trong liên tiếp những tác phẩm của ông. Với Tokyo, Bong Joon-ho tạo nên một Tokyo khá nhẹ nhàng nhưng ông thể hiện Hàn Quốc quá thờ ơ, quá lạnh lùng khiến tôi không khỏi đặt câu hỏi.

Diễn xuất trong phim của nữ diễn viên Kim Hye-ja rất tốt tuy có một vài đoạn vẫn vướng phải lối diễn cường điệu của Hàn. Won Bin diễn nhân vật điên vẫn còn tỉnh quá nên chưa thật sự thuyết phục và gần như bị lấn át trước diễn xuất của Kim Hye-ja. Những nhân vật phụ diễn tương đối tròn vai nhưng không quá khi khẳng định một lần nữa bộ phim này dành cho Kim Hye-ja phô diễn tài năng diễn xuất của bà và bà thật sự đã tỏa sáng.

Dàn dựng về mặt hình sự đã nói ở phần trên, ở đây tôi chỉ nói đến cách phát triển tâm lý nhân vật với những cao trào trong phim mà thôi. Tôi cố định và chấp nhận những tình tiết đạo diễn đưa ra vô điều kiện để thấy chuyển biến trong tâm lý nhân vật người mẹ được đạo diễn khái thác khá sâu dù trình tự thời gian tôi không thích cho lắm.

Cao trào trong phim được thực hiện khá tốt với các lần lượt các yếu tố bất ngờ nối tiếp bất ngờ bổ sung cho nhau để đưa tâm lý nhân vật lên tầm cao mới. Các chi tiết hình sư như từ người đi tìm sự thật lại là người che lấp sự thật. Từ người vô tội muốn giải oan cho con trai lại là người phạm tội và che giấu tội phạm, cùng đó con trai lại là người che giấu cho mẹ. Vòng tròn tuần hoàn của tội-không tội cuốn xoáy con người không có điểm dừng. Có thể ngừng ở mặt nào đó khi có một người khác chịu tội thay cho Do-joon nhưng mãi mãi mặc cảm tội lỗi sẽ bao quanh tâm hồn hai mẹ con, đặc biệt là người mẹ. Tội lỗi sẽ không có điểm dừng khiến con người đau đáu lo sợ, sợ chính bản thân mình và chìm vào mặc cảm suốt đời. Đó là một sự trừng phạt cho lòng yêu thương, đó là một sự đánh đổi cực đoan mà người mẹ đã chọn sự tự do cho đứa con trai mà cuồng dại đập từng cú chiếc kiềm giáng xuống người ông già thu lượm ve chai. Các chi tiết được xuất hiện liên hồi và phối hợp với nhau trong những khung cảnh thiên nhiên lạnh lẽo và cô độc, u tối mang lại cảm giác vô định để khán giả cảm nhận. Cảm xúc chồng lên cảm xúc khi người mẹ phát hiện được manh mối hay một số dấu vết nhỏ nhoi. Cảm xúc lặng đi bàng hoàng trước những cú đập, cảm xúc sợ hãi xen lẫn vui mừng khi nghe tin con trai vô tội, cảm xúc day dứt tội lỗi khi gặp người điên chịu tội thay con mình. Cảm xúc hoang mang tột đỉnh khi biết đứa con dường như muốn che giấu tội lỗi của bà với những câu nói ngây ngô. Tình mẹ con sống cô lập trong thế giới để vịn vào nhau sống, vịn cả vào yêu thương lẫn sự phản trắc và những sai lầm điếng người để tồn tại trong một thế giới chưa bao giờ có công bằng...

Mother là một trong những phim Hàn Quốc hiếm hoi đáng xem trong năm 2009 với sự hấp dẫn tương đối mà nó mang lại cho khán giả cả trong phần hình sự và tình cảm. Mother hội đủ những yếu tố để nằm vào trong những phim tầm trung thỏa mãn đủ những yếu tố nhìn, nghe, suy nghĩ của khán giả chứ không như một số phim mang mác nghệ thuật khác của Hàn Quốc. Đạo diễn Bong Joon-ho xứng đáng là một đạo diễn tên tuổi của Hàn Quốc khi thực hiện những thước phim đáng xem và chứa đựng chất nghệ thuật trong đó. Nhưng như đã nói phim của Bong Joon-ho khá tối nên mặc dù đạo diễn cũng sử dụng những chiêu câu khách nhưng sẽ không thích hợp với một số khán giả. Phim lưng chừng giữa phim nghệ thuật thị trường và phim tác giả nên thật sự vẫn chưa đủ tầm để đoạt các giải thưởng quốc tế danh giá. Đó là điều đáng tiếc khi dung hòa hai mục đích làm phim nên tác phẩm không thật sự để đời lưu lại tất cả giá trị cùng thời gian.^^

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#review