tthcm4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

(Đây chính là việc lựa chọn con đường để giải phóng dân tộc)

Vậy dựa trên những cơ sở nào để Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản?

a. Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó

- Để giải phóng dân tộc ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường khác nhau (theo lập trường phong kiến, tư sản…) nhưng tất cả đều đi đến thất bại. Đất nước lúc này lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước. Từ thực tiễn lịch sử đặt ra, HCM nhận thấy phải tìm ra một con đường cứu nước khác chứ không thể theo con đường của các bậc tiền bối, khi được tiếp cận với lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin HCM đã đi đến nhận định cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm thanh, Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông cha. Người nhận thấy:

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

Con đường của Phan Chu Trinh cũng chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”.

Con đường của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn, nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến.

Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới. Từ thực tế lịch sử cho thấy nhận định của HCM là hoàn toàn đúng đắn chỉ có lựa chọn theo con đường cách mạng vô sản mới giành được độc lập thật sự cho dân tộc.

b. Phê phán đánh giá các cuộc cách mạng trên thế giới

-  Người nhận định cách mạng tư sản là không triệt để

Vì sao cách mạng tư sản là cuộc cách mạng không triệt để? Vì nó chưa giải quyết triệt để được mâu thuẫn giai cấp, chưa xoá bỏ được tình trạng người áp bức bóc lột người, thực chất nó chỉ phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp tư sản mà thôi.

Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dương, đến với nhân loại cần lao đang đấu tranh ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới. Nguyễn ái Quốc đã kết hợp tìm hiểu và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ.

Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ; đọc tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp. Người nhận thấy: “cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” (2; 247). Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.

- Cách mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng triệt để

Vì sao cách mạng tháng 10 là cuộc cách mạng triệt để? vì nó giải quyết được cả 2 mâu thuẫn đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.

Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc thuộc địa “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” (8; 562).

c. Luận cương của Lênin là cơ sở lý luận cho sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản.

- Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin từ đó người lựa chọn và khẳng định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản.

- Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (9; 314)…chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” (10; 128)

2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

(Vấn đề ai lãnh đạo cách mạng?)

a. Cách mạng trước hết phải có Đảng

- Vì sao cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng?

Vì Đảng là tổ chức có vai trò đề ra chủ trương đường lối, dẫn dắt cách mạng cũng như kim chỉ nam của la bàn, người cầm lái con thuyền. Nếu không có người dẫn dắt chỉ đạo thì cách mạng không thể đi đến thắng lợi.

- Đảng là gì? Đảng là đảng của ai? Đảng ở đây chính là Đảng của giai cấp công nhân, Đảng giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Nguyễn ái Quốc đã khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân.      

 Người nói: Muốn giải phóng dân tộc thành công trước hết phải có Đảng cách mệnh…Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Þ khẳng định tầm quan trọng của Đảng đối với cách mạng.

Vì sao lại phải là Đảng của giai cấp công nhân mà không phải là Đảng của giai cấp khác?

+ Hồ Chí Minh không phải là người đầu tiên đưa ra quan điểm cách mạng cần phải có Đảng lãnh đạo

            ® Phan Chu Trinh - đoàn thể

® Phan Bội Châu – Duy tân hội, Việt Nam quang phục hội

® Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long - Đảng lập hiến.

Nhưng tất cả các Đảng trên đều không khẳng định được vai trò lãnh đạo của mình, không dẫn dắt được cách mạng đi đến thắng lợi, cách mạng vẫn thất bại. Nguyên nhân do đâu?

+ Thiếu đường lối, lý luận đúng đắn

+ Thiếu tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh

+ Thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

Þ Chỉ có Đảng của giai cấp công nhân được trang bị lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh mới có thể đưa cách mạng nước ta đi đến thắng lợi.

b. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất cách mạng Việt Nam.

Vì sao?

- Các Đảng khác đều không thể hiện được vai trò của mình.

- Đầu năm 1930 Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng.

- Ngay từ khi mới ra đời, Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam. Đó là một Đảng và đồng thời là một ưu điểm của Đảng. Nhờ đó, ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng.

3. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc

a. Cách mạng là sự nghiệp đoàn kết toàn dân

Hồ Chí Minh cho rằng “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” (12; 261, 262).

Trong cách mạng tháng 8/1945 cũng như hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh lấy nhân dân làm sức mạng. Quan điểm “lấy dân làm gốc” xuyên suốt quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người.

“có dân là có tất cả”

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu

Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạng vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi.

Người khẳng định: “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi”. Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được”

b. Chiến lược tập hợp lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc

- Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm cả dân tộc

+ Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất, lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông…đi vào phe vô sản giai cấp. (3; 3)

- Trong lực lượng toàn dân tộc, Hồ Chí Minh hết sức nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Người khẳng định “công nông là gốc cách mệnh”.

+ Người phân tích các giai cấp công nhân và nông dân có số lượng đông nhất, nên có sức mạnh lớn nhất. Họ lại bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, nên “lòng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết…Công – Nông là tay chân không rời, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc (2; 266)

- Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò của công nhân, nông dân, Hồ Chí Minh không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp, các tầng lớp khác. Người coi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh của cách mạng.

+ Người chỉ rõ: “học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không khổ cực bằng công – nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi” (2; 266).

4. Cách mạng giải phóng dân tộc được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

a. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo

Trong khi yêu cầu Quốc tế cộng sản và các đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa, Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng.

Vận dụng công thức của Mác: Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân” (2; 128), Người đi đến luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa thế giới) chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” (2; 128).

Vậy Hồ Chí Minh đã dựa trên cơ sở nào?

- Người thấy được sức sống của CNTB tập trung chủ yếu ở các nước thuộc địa (Vai trò của thuộc địa đối với sự tồn tại của CNTB).

- Thấy được khả năng cách mạng to lớn của nhân dân các nước thuộc địa.

- Thấy được chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn cho công cuộc giảI phóng dân tộc.

Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Tháng 8/1945, khi thời cơ cách mạng xuất hiện, Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta” (3, 554)

Người nói: “kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình…Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” (6; 522).

b. Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc

Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Quan điểm này, vô hình trung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa.

Theo Hồ Chí Minh, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ chính – phụ.

Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa và sức mạnh dân tộc, Nguyễn ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn; một cống hiến rất quan trọng của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.

5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực

a. Tính tất yếu của con đường cách mạng bạo lực

- Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước, chưa đánh bại được lực lượng và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng thì chưa có thể thắng lợi hoàn toàn. Vì thế, con đường giành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng bạo lực. (Nghĩa là xuất phát từ âm mưu và mục đích xâm lược của CNTD, CNĐQ là bóc lột chúng đã sử dụng bạo lực để thực hiện âm mưu của mình, chính vì vậy nhân dân các nước thuộc địa phải dùng bạo lực cách mạng để giành lại độc lập cho dân tộc mình).

Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”. (2; 304).

- Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng.

Hồ Chí Minh nói: “Tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng là khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng” (12; 304).

b. Hình thái bạo lực cách mạng

- Theo Hồ Chí Minh, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc “lực lượng chính là ở dân”. Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân. Đây là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái của bạo lực cách mạng. Ngoài ra còn các hình tháI  khác Hồ Chí Minh chỉ ra:

- Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị.

“Thắng lợi quân sự đem lại thắng lợi chính trị, thắng lợi chính trị sẽ làm cho thắng lợi quân sự to lớn hơn”

- Từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa

- Đấu tranh ngoại giao cũng là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược, có tác dụng thêm bạn bớt thù, phân hoá và cô lập kẻ thù, phát huy yếu tố chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

- Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế của ta, phá hoại kinh tế của địch.ư

- Đấu tranh về mặt văn hoá, tư tưởng so với những mặt trận khác cũng không kém phần quan trọng.

- Trước những kẻ thù lớn mạnh, Hồ Chí Minh chủ trương sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu dài.

- Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.

c. Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà bình

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn tư tưởng hiếu chiến của các thế lực đế quốc xâm lược. Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà bình. Vì sao? 

- Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Người luôn tranh thủ khả năng giành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc.

- Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng. Chỉ khi không còn khả năng hoà hoãn mà thôi.

VD. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 12/1946.

- Trong khi tiến hành chiến tranh vẫn tìm mọi cách cứu vãn hòa bình.

VD. Trong khi tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã rất nhiều lần Hồ Chí Minh kêu gọi ngừng chiến tranh để tránh cho hai bên những thiệt hại không đáng có…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#tthcm