tthcm5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Wingdings; panose-1:5 0 0 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:2; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:0 268435456 0 0 -2147483648 0;} @font-face {font-family:"\.VnTime"; mso-font-alt:"Courier10 BT"; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:3 0 0 0 1 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} /* List Definitions */ @list l0 {mso-list-id:1935018439; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:-1628136496 -1582283086 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693;} @list l0:level1 {mso-level-start-at:0; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:-; mso-level-tab-stop:54.0pt; mso-level-number-position:left; margin-left:54.0pt; text-indent:-18.0pt; font-family:"\.VnTime"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ol {margin-bottom:0cm;} ul {margin-bottom:0cm;} -->

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định lịch sử xã hội loài người là một quá trình lịch sử – tự nhiên, trải qua các hình thái kinh tế – xã hội từ thấp đến cao, do đó chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chủ nghĩa xó hội là bước phát triển tất yếu sau khi giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.

Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do bình đẳng bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất…” (1; 461).

 “Không có lực lượng gì ngăn trở mặt trời mọc. Không có lực lượng gì ngăn trở được lịch sử loài người tiến lên. Cũng không có lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển”.

 “Từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (Cộng sản) – nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Những tuỳ hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau.

- Thực tiễn lịch sử cách mạng  Việt Nam đã cho thấy chúng ta đI theo nhiều con đường khác nhau nhưng không thành công. (PK, TS)

- Hồ Chí Minh khẳng định mục đích của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là để nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng con người một cách triệt để.

“Chủ nghĩa xã hội là gi? Chủ nghĩa xã hội là ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”

“Nếu nước được độc lập mà dân không được tự do, hạnh phúc thì nền độc lập ấy không có ý nghĩa gì”.

2. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Về Chính trị: Đó là một chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ; quyền lực thuộc về nhân dân; lợi ích của dân; Dân là chủ và dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân; Hệ thống chính trị bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao động.

       - Về kinh tế: Có nền kinh tế phát triển cao, công nông nhiệp hiện đại, gắn liện với sự phát triển của KHKT, có QHXS phù hợp nâng cao năng xuất lao động, cải thiện đời sống nhân dân.

- Về văn hoá đạo đức: là xã hội văn minh, nền van hoá mang tính dân tộc khoa học đại chúng, văn hoá có nội dung chủ nghĩa xã hội và mang hình thức dân tộc, văn hoá phải lấy hạnh phúc của đồng bào làm cơ sở, soi đường cho quốc dân đi

- Về xã hội: Là xã hội công bằng, hợp lý; không có chế độ áp bức, bất công, làm theo năng lực, phân phối theo lao động; các dân tộc bình đẳng, đk, tương trợ; giải phóng và phát huy tiềm năng con người

      - CNXH là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lên, do Đảng lãnh đạo. Đảng phải biết đem tài dân , sức dân, mà làm lợi cho dân.

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú như: động lực vật chất và động lực tinh thần, động lực bên trong và bên ngoài, dân tộc và thời đại…Nhưng xét đến cùng, các động lực muốn phát huy được tác dụng đều phải thông qua con người. Hồ Chí Minh khẳng định, động lực quan trọng nhất là con người.  Động lực con người được phát huy trên hai phương diện: cá nhân và cộng đồng.

- Phát huy động lực con người trên phương diện cá nhân.

 Sức mạnh của cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của cá nhân. Do đó muốn phát huy được sức mạnh của cộng đồng, phải tìm ra các biện pháp khơi dậy, phát huy động lực của mỗi cá nhân. Để phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân tạo động lực cho chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đề cập một hệ thống nội dung, biện pháp vật chất và tinh thần để tác động vào các cá nhân như sau:

+ Tác động vào nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân.

® Là nhà duy vật Mác – xít Hồ Chí Minh hiểu sắc rằng, hành động của con người luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ.

Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã huy động được sức mạnh lý tưởng (lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa anh hùng…) cũng như đem lại lợi ích vật chất (ruộng đất, cơm áo, nhu cầu vật chất hằng ngày) cho cả cộng đồng và mỗi cá nhân. Đi vào chủ nghĩa xã hội là đi vào một trận tuyến mới, do đó theo Người cũng phải biết kích thích những động lực mới, đó là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động.

Hồ Chí Minh phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân, nhưng hơn ai hết, Người rất quan tâm đến con người, khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng, coi trọng động lực cá nhân, tìm tòi cơ chế chính sách để kết hợp hài hoà lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, như khoán, thưởng, phạt trong kinh tế.

+ Tác động vào các động lực chính trị - tinh thần.

Trong cách mạng có những lĩnh vực đòi hỏi con người phải chịu hy sinh, thiệt thòi nếu chỉ có lợi ích kinh tế ở đây không giải quyết được. Cần có động lực chính trị – tinh thần.

Các động lực chính trị – tinh thần là:

® Phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động. Bao gồm quyền làm chủ sở hữu, làm chủ quá trình sản xuất phân phối. Theo Hồ Chí Minh thực hành dân chủ đó là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. Đồng thời với phát huy quyền làm chủ, người nhắc nhở phải quan tâm bồi dưỡng ý thức làm chủ, tâm lý làm chủ. (coi “hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ”, “yêu xe như con, quý xăng như máu”, “quý trâu như bạn”…

® Thực hiện công bằng xã hội

Thực hiện công bằng xã hội sẽ tạo ra động lực cho chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện công bằng xã hội không phải là cào bằng bình quân. Người căn dặn:

Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng

Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên

® Sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như: chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật.

Sức mạnh của con người được huy động vào sự nghiệp cách mạng bao gồm cả chính trị, văn hoá, đạo đức, pháp luật. Do đó, để tác động vào tính tích cực xã hội của con người thì phải tác động một cách toàn diện.

           ¨ Về chính trị: Muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng được lập trường chính trị vững vàng: “Cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội”.

           ¨ Về văn hoá: Phải phát triển dân trí, coi giáo dục và đào tạo là quyết sách hàng đầu, chỉ có giáo dục mới nâng cao được trình độ văn hoá của nhân dân -> làm chủ được xã hội.

           ¨ Về đạo đức, pháp luật: Sống trong xã hội, con người chịu sự ràng buộc của các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ pháp lý - đạo đức. Con người được giáo dục thì nhu cầu hướng tới giáo dục cao đẹp, chính nghĩa, nhân đạo ngày càng cao. Nhờ đó, cống hiến của họ cho CNXH càng tích cực, tự giác hơn.

- Phát huy động lực con người trên phương diện cộng đồng.

Phát huy động lực con người trên phương diện cộng đồng đó là phát huy sức mạnh đoàn kết của tất cả cộng đồng dân tộc. Cộng đồng bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân như: công dân, nông dân, trí thức, các tổ chức và đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo… Kết hợp được sức mạnh của cả cộng đồng sẽ tạo được nguồn động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Theo Hồ Chí Minh, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải ra sức phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, bởi xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc, không phải là sự nghiệp riêng của công nông mà là sự nghiệp chung của toàn dân tộc, có xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới tăng cường được sức mạnh dân tộc, mới giữ vững được độc lập dân tộc.

- Hồ Chí Minh còn chỉ ra những lực cản và biện phỏp khắc phục lực cản.

Trong quá trình xây dựng xây dựng chủ nghĩa xã hội bên cạnh những động lực để xây dựng thì còn có những phản động lực (lực cản), do đó, phải có những biện pháp để khắc phục những lực cản này. Hồ Chí Minh đã đưa ra những biện pháp như sau:

-     Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.

-     Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu.

-     Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật.

-     Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập cái mới…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#tthcm