tthcm3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC

Hồ Chí Minh không bàn về vấn đề dân tộc nói chung, mà người bàn đến vấn đề dân tộc thuộc địa.

Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; các nước đế quốc tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược các dân tộc nhỏ bé lạc hậu ® xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. (từ một quốc gia độc lập ® bị các nước đế quốc xâm lược ® hình thành nên vấn đề dân tộc thuộc địa).

 

1. Độc lập, tự do là quyền cơ bản bất khả xâm phạm của các dân tộc

Hồ Chí Minh khẳng định:

+ Mỗi dân tộc thuộc địa đều có quyền được hưởng độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc.

+ Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, dân tộc đó phải được tự quyết trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, đối nội, đối ngoại…

+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với hoà bình – một nền hoà bình thực sự chứ không phải thứ hoà bình giả hiệu.

+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc giá.

+ Độc lập dân tộc phải đi tới tự do hạnh phúc của nhân dân.

“Chúng ta tranh được độc lập tự do rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no mặc đủ.” (4,152)

“Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (4,56)

“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những gì tôi hiểu”.

Cách mạng tháng 8/1945 thành công Người trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Người đã khẳng định một chân lý vĩnh cửu: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

2. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước

- Chủ nghĩa dân tộc theo tư tưởng HCM hiểu sâu xa chính là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính, nó khác hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, sô vanh, nó chính là động lực lớn lao cho cuộc đấu tranh để giành độc lập dân tộc.

+ Thế nào là chân chính? đó là quyền độc lập tự do cho dân tộc mình, hạnh phúc cho dân tộc mình nhưng đồng thời cũng tôn trọng quyền độc lập, tự do của các dân tộc khác.

Không chân chính. VD Chủ nghĩa phát xít.

- Cơ sở nào để Hồ Chí Minh khẳng định chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước?

+ Thấy được truyền thống yêu nước của dân tộc, sức mạnh của dân tộc (GS. Trần Văn Giàu coi như viên linh đơn thần diệu)

+ Từ sự phân tích đặc điểm xã hội Việt Nam, thấy được sự phân hoá giai cấp, đấu tranh giai cấp không gay gắt như ở phương Tây, mà mâu thuẫn nổi bật lúc này là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (quyền lợi của cả dân tộc bị tước đoạt).

+ Người thấy được sự áp bức, bóc lột nặng nề của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân ta (có áp bức, có đấu tranh)

Þ Từ đó Người chủ trương khơi dậy, phát huy cao độ sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc tạo thành nguồn động lực lớn của đất nước nhằm giải phóng dân tộc.

3. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế

a. Kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và vấn đề

Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp là mối quan hệ biện chứng, gắn bó tác động qua lại lẫn nhau.

- Vấn đề dân tộc: giải phóng dân tộc

- Vấn đề giai cấp: giải phóng giai cấp

Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo quan điểm, lập trường một giai cấp nhất định, nhưng vấn đề giai cấp lại nằm trong vấn đề dân tộc. Tuy nhiên tuỳ điều kiện hoàn cảnh của từng nước mà có cách giải quyết khác nhau. (VD ở các nước tư bản thì nổi lên mâu thuẫn giai cấp nên vấn đề giải phóng giai cấp lại được đặt lên hàng đầu, do đó lý thuyết của Mác là nhằm mục đích giải phóng giai cấp chứ không phải giải phóng dân tộc. ở Việt Nam mâu thuẫn dân tộc nổi bật hơn nên đặt ra vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu mọi quyền lợi của giai cấp đều phải đặt dưới lợi ích của dân tộc)

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ:

+ Khi đất nước bị mất độc lập tự do Người đã đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, giải phóng dân tộc là cơ sở để giải phóng giai cấp.

+ Giải phóng dân tộc phải kết hợp với giải phóng giai cấp.

Vào 5/1941, người cùng với TW Đảng khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” (VKĐ, tr 113, 2000).

b. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Khác với những con đường cứu nước của các bậc tiền bối, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế kỷ XIX) hoặc chủ nghĩa tư bản (đầu thế kỷ XX) con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Năm 1930  Nguyễn ái Quốc xác định đường đi cho cách mạng Việt Nam là: làm tư sản dân quyền cách mệnh và thổ địa cách mệnh để đi tới xã hội cộng sản.

Năm 1960; người khẳng định rõ hơn: “chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” (10,121).

- Theo người độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì đi tới chủ nghĩa xã hội mới xoá bỏ tận gốc mọi áp bức, bóc lột, mới đem lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân.

Hồ Chí Minh khẳng định: Nếu độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Do đó giành được độc lập rồi, phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, sự phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc.

- Vậy theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc là nền tảng, là cơ sở để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đi lên chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo một nền độc lập hoàn toàn thật sự, một nền độc lập, bền vững.

c. Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác

Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mỡnh mà cũn đấu tranh cho tất cả cỏc dõn tộc bị ỏp bức. “Chỳng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dõn tộc ta vậy”. Chủ nghĩa dõn tộc thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sỏng.

Hồ Chớ Minh nờu cao tinh thần tự quyết của dõn tộc, song khụng quờn nghĩa vụ quốc tế cao cả của mỡnh trong việc giỳp đỡ các đảng cộng sản ở một số nước Đông Nam Á, ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật, ủng hộ Lào và Campuchia chống Pháp. “giúp bạn là tự giúp mỡnh”, bằng thắng lợi của cỏch mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cỏch mạng thế giới.

II Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

Những thắng lợi vang dội của cách mạng Việt Nam đã chứng minh tinh thần độc lập tự chủ, tính khoa học, tính cách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam, soi đường cho dân tộc Việt Nam đi đến hạnh phúc, ấm no, tiến bộ.

- Thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945

Mặc dù chiến lược giải phóng dân tộc được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã bị phủ nhận trong một thời gian dài, và bị thay bằng một chiến lược đấu tranh giai cấp của Luận cương chính trị tháng 10/1930, nhưng nó đã được khẳng định trở lại trong thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước 1939 – 1945, đặc biệt trong Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).

Theo lý luận giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Đảng đã chủ trương “thay đổi chiến lược”, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc lên hàng đầu, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, thành lập Mặt trận Việt Minh, đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, lãnh đạo toàn dân tộc đẩy mạnh chuẩn bị lực lượng chính trị và lực lượng vũ tranh; đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ, giành chính quyền bộ phận ở nhiều vùng nông thôn, tiến lên chớp đúng thời cơ, tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, giành chính quyền trong cả nước.

- Thắng lợi của 30 năm chiến tranh cách mạng 1945 – 1975

+ Kháng chiến chống Pháp: Trường kỳ kháng chiến, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, đi từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy…

+ Kháng chiến chống Mỹ: Vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, vừa thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, vừa đánh mỹ vừa xây dựng hậu phương miền Bắc…

Những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX chứng tỏ hùng hồn giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#tthcm