tthcm2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.     Thời kỳ hỡnh thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước trước năm 1911

- Đây là giai đoạn Người tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc, hấp thụ vốn văn hoá Quốc học, Hán học, bước đầu tiếp xúc với văn hoá phương Tây, chứng kiến cuộc sống khổ cực, điêu đứng của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, hình thành hoài bão cứu nước. Nhờ đó, Người đã tìm được hướng đi đúng, cách đi đúng để sớm tới thành công.

+ Hồ Chí Minh 19-5-1890 (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung sau chuyển sang Nguyễn Tất Thành) sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Từ nhỏ, Người đã chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng yêu nước thân dân, ý chí vượt khó của người cha, thừa hưởng lòng nhân ái, đức hy sinh của người mẹ. Những tư tưởng, tình cảm đó đã góp phần làm nên nhân cách của Hồ Chí Minh.

+ Nghệ – Tĩnh là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất (có nhiều anh hùng như: Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu…). Mảnh đất giàu truyền thống văn hoá đã tôi luyện cho Hồ Chí Minh một bản lĩnh, ý chí kiên cường.

+ Từ thuở thiếu thời Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng của đồng bào mình. Khi vào Huế, Anh lại tận mắt nhìn thấy tội ác của thực dân Pháp và thái độ đê hèn của bọn phong kiến nam triều. Thêm vào đó là những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối đương thời…Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân.

+ Bằng sự nhạy cảm Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra những hạn chế của người đi trước, người nhận ra rằng không thể cứu nước theo con đường của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám…(đưa hổ cửa trước, ruớc beo cửa sau, ỷ Pháp cầu tiến bộ, cầu xin Pháp rủ lòng thương). Nguyễn ái Quốc đã tự định ra cho mình một hướng đi mới đó là ra nước ngoài tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản, sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình.

2.      Thời kỳ tỡm kiếm và xỏc định con đường cứu nước, giải phóng dõn tộc (1911-1920)

- Đây là thời kỳ Nguyễn Tất Thành bôn ba khắp các châu lục để tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức.

- Những nhận thức mới của Hồ Chí Minh thời kỳ này là: Người đã phân biệt được đâu là bạn đâu là thù của cách mạng, Người phê phán các cuộc cách mạng tư sản là không triệt để, Người cho rằng muốn giải phóng dân tộc phải dựa vào sức mình là chính…

- Năm 1919 Người đã gửi đến hội nghị các nước Đế quốc họp ở véc xây bản yêu sách 8 điều của nhân dân An nam.

- Năm 1920, được tiếp xúc với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn ái Quốc đã tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người biểu quyết tán thành đứng về quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước thành người cộng sản.

3. Thời kỳ hỡnh thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921-1930)

Thời kỳ này Nguyễn ái Quốc có những hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn hết sức phong phú diễn ra ở quốc gia như:

- Pháp (1921-1923) Người hoạt động trong Ban nghiên cứu thuộc địa Đảng Cộng sản Pháp, tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria…

- Liên Xô (1923 – 1924) Dự đại hội Quốc tế nông dân, Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, học tại trường Đại học phương Đông…

- Trung Quốc (1924 – 1927) Tổ chức hội Việt Nam thanh niên cách mạng, mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước hoạt động,

- Thái Lan (1928 – 1929) Tiếp tục đào tạo cán bộ, đưa họ về nước, xây dựng tổ chức trong nước.

Thời kỳ này, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm quan trọng như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách Mệnh (1927), Chánh cương vắn tắt, chương trình và điều lệ vắn tắt của Đảng (1930)… những bài viết này đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng của Việt Nam. Có thể tóm tắt nội dung chính của những quan điểm đó như sau:

            - Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người”. Vì vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.

            - Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

            - Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cách mạng thuộc địa không lệ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà có tính chủ động và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc.

            - Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập, tự do cho các dân tộc thuộc địa.

            - Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng, phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nông.

            - Cách mạng muốn thành công trước hết phải có đảng cách mạng lãnh đạo. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt.

            - Phương pháp đấu tranh cách mạng là bằng bạo lực của quần chúng và có thể bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc.

4. Thời kỳ vượt qua thử thách, kiên trỡ con đường cách mạng, tiến tới giành thắng lợi đầu tiên cho cách mạng VN (1930-1945)

Vào đầu những năm 30, do những hạn chế về hiểu biết Việt Nam mặt khác lại bị chi phối nặng bởi quan điểm “tả khuynh” nên Quốc tế cộng sản đã phê phán, chỉ trích đường lối của Nguyễn ái Quốc ở Hội nghị thành lập Đảng đầu xuân 1930. Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, Hội nghị tháng 10/1930 của Đảng đã phải đi tới nghị quyết thủ tiêu Chánh cương, Sách lược của Đảng. Đây là thời kỳ thử thách gay gắt với Nguyễn ái Quốc. Nhưng người đã kiên định lập trường, vượt qua thử thách, kiên trì con đường cách mạng đã chọn cho dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Người là hoàn toàn đúng đắn. Từ năm 1941 – 1945 Nguyễn ái Quốc đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/1941) điều chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam, Người khẳng định trong lúc này nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên trên hết (trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được). Từ những tư tưởng, đường lối của Người đã đưa đến sự thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 ® khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Tháng 7/1935 Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã phê phán khuynh hướng “tả” trong phong trào cộng sản quốc tế, chủ trương mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất vì hoà bình, chống chủ nghĩa phát xít. Đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc, Đại hội VII bác bỏ luận điểm “tả khuynh” trước đây về chủ trương làm “cách mạng công nông”, thành lập “chính phủ Xô Viết”… Sự chuyển hướng đấu tranh của Quốc tế cộng sản đã chứng tỏ quan điểm của Nguyễn ái Quốc về cách mạng Việt Nam, về Mặt trận dân tộc thống nhất, về việc tập trung mũi nhọn vào chống chủ nghĩa đế quốc là hoàn toàn đúng đắn. Trên quan điểm đó, năm 1936, Đảng ta đã đề ra chính sách mới, phê phán những biểu hiện “tả” khuynh, cô độc, biệt phái trước đây.

Như vậy là sau quá trình thực hành cách mạng, cọ sát với thực tiễn, vấn đề phân hoá kẻ thù, tranh thủ bạn đồng minh… đã trở lại với Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn ái Quốc. Đó cũng là cơ sở để Đảng ta chuyển hướng đấu tranh trong thời kỳ 1936 – 1939, thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương (từ tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) và từ năm 1939 đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

5. Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phỏt triển, hoàn thiện (1945-1969)

Đây là thời kỳ mà Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Thời kỳ này tư tưởng của Người được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam: về đường lối chiến tranh nhân dân, về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến; về xây dựng Đảng; xây dựng Nhà nước kiểu mới

Trước khi qua đời Hồ Chí Minh đã để lại di chúc thiêng liêng. Di chúc đã tổng kết sâu sắc những bài học đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng vạch ra những định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc sau khi kháng chiến thắng lợi

Tư tưởng Hồ Chí Minh hỡnh thành trờn cơ sở khoa học và cách mạng, có quá trỡnh trưởng thành liên tục trong đấu tranh cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thức chưa phù hợp giữa trong nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, là nhọn cờ thắng lợi của dõn tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh vỡ độc lập, tự do, vỡ giải phúng dõn tộc và chủ nghĩa xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#tthcm