22) Iran x Saudi Arabia - Our Cold War

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

× Đơn của bác ilovephobo



× Warning: cốt xàm, nhảm, bonus viết thiếu đầu tư. Coi như đây là quà động viên tinh thần cho bác luôn, hy vọng bác sẽ nhận đứa con rơi bị lỗi này;-;

















-------------------------------------------



× Trung Đông - là một vùng có lịch sử lâu đời, và cũng là nơi rất nhiều nền văn minh bắt đầu từ vùng đất ấy. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nơi này không biết đã trải qua bao nhiêu cuộc viễn chinh và xâm lược, thanh toán hay sát nhập và sự ra đời, sự lụi tàn của các đế chế hùng mạnh. Cách mạng công nghiệp, bao nhiêu biến động xảy ra, và rồi đế quốc đã thống nhất và liên minh vùng Trung Đông đã sụp đổ, chỉ vì một bản hiệp ước sau một cuộc chiến tranh. Rồi chủ nghĩa thực dân, sự cần thiết của dầu mỏ và những phát hiện về nó ở Trung Đông đã khiến làn sóng mới từ Châu Âu ùa về, các đế quốc từ lục địa già thay nhau rút cạn sinh lực của mảnh đất cằn cỗi đã qua nghìn năm biến động. Nhân dân đói khổ, kiệt quệ và có một cuộc sống đau thương, bị guồng ép dưới cái gông thực dân đã trực tiếp đứng lên nổi dậy, ở những quốc gia theo nền quân chủ chuyên chế và bộ máy nhà nước đã quá mục ruỗng, họ sẽ lật đổ nó, "thay máu" và giành lại độc lập từ bàn tay những tên  thực dân. Dù có những quốc gia độc lập sớm, cũng có những quốc gia độc lập khá muộn, nhưng họ đều vui mừng vì cuối cùng mình cũng đã không còn bị trói buộc. Tự do đã đến, và những quốc gia này lại tiếp tục trải qua một thời kỳ nữa mà nó làm ảnh hưởng đến cả bộ máy chính quyền và các chính sách, mối ngoại giao họ theo đuổi trong tương lai, đó là cuộc chiến tranh lạnh thế kỷ của hai cường quốc Liên Xô và Mỹ. Bằng cách gây tầm ảnh hưởng lên Trung Đông, Saudi Arabia đã được Mỹ giúp đỡ và nhanh chóng phát triển thành một quốc gia giàu có và mạnh mẽ, vươn mình ngay giữa vùng đất khô cằn. Iran, cũng từng là một đồng minh của Mỹ, nhưng sau phi vụ đảo chính năm 1953 và nhiều tháng sau cuộc cách mạng hồi giáo năm 1979 do đại giáo chủ Ruhollah Khomeini lãnh đạo, tinh thần dân tộc và tôn giáo lên cao ở Iran, sự kiện đảo chính năm 1953 bị đào xới lên. Và tổng thống Jimmy Carter đã mắc một sai lầm chí tử.











× Tháng 10/1979, Mỹ cho phép cựu vương Iran, người đã bỏ chạy sau cuộc cách mạng Hồi giáo, tới nước này điều trị ung thư. Đây chẳng khác nào một hành động chọc giận người dân và chính quyền mới ở Iran ngay trước thềm kỷ niệm 15 năm ngày Đại giáo chủ Khomeini bị Mohammad Reza Shah đày ải. Ngày 4/11/1979, cảnh sát Iran gần như "mất tích", để mặc hàng trăm sinh viên ủng hộ ông Khomeini trèo hàng rào và chiếm tòa nhà đại sứ quán Mỹ chỉ trong vòng ba tiếng rưỡi, bắt giữ hơn 60 người bên trong làm con tin. Đại giáo chủ Khomeini từ chối mọi lời kêu gọi thả tự do cho con tin, ngay cả khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng. Tehran đưa ra yêu sách hoặc Washington phải dẫn độ cựu vương để chính quyền mới xét xử hoặc chẳng có con tin nào được thả. Hình ảnh các nhân viên sứ quán bị bịt mắt và dẫn đi đã gây ra làn sóng giận dữ ở Mỹ, đòi chính phủ nước này phải hành động quyết liệt. Thất bại trong việc thương thảo bằng đường ngoại giao, tổng thống Carter cho rằng đã tới lúc phải sử dụng đến vũ lực và yêu cầu Lầu Năm Góc lên kế hoạch giải cứu. Ngày 24/4/1980, chiến dịch mang tên "Móng vuốt đại bàng" được vạch ra và giao cho lực lượng biệt kích Delta tinh nhuệ. Mặc dù đã được tính toán kỹ càng, "Móng vuốt đại bàng" lại kết thúc trong thảm hại khiến 8 quân nhân Mỹ thiệt mạng mà chẳng giải thoát được con tin nào. Ba tháng sau, cựu hoàng Iran qua đời ở Ai Cập, nhưng cuộc khủng hoảng vẫn chưa có hồi kết. Mãi đến tháng 11/1980, sau thất bại cay đắng của ông Carter trước đối thủ Ronald Reagan của Đảng Cộng hòa, các tín hiệu kết thúc mới bắt đầu xuất hiện. Với sự hỗ trợ trung gian, Mỹ và Iran bắt đầu các cuộc đàm phán trao trả con tin. Ngày 20/1/1981, ít phút sau khi Ronald Reagan nhậm chức tổng thống, Mỹ tuyên bố trả lại hơn 8 tỉ USD của Iran bị đóng băng trong các ngân hàng Mỹ. Ngay ngày hôm sau, cựu tổng thống Carter lên đường sang Tây Đức để chào đón những con tin cuối cùng được Iran trao trả, kết thúc 444 ngày bị giam giữ. Thâm thù giữa Mỹ và Iran bắt đầu chất chứa từ đây và liên tục dày theo năm tháng, trong đó có sự kiện lấy cớ tàu chiến Mỹ bị hư hại do thủy lôi Iran rải trên biển, Washington mở chiến dịch trả đũa và chỉ trong một ngày tháng 4/1988 đã xóa sổ một nửa hạm đội hải quân Iran. Từ đó đến nay, Iran và Mỹ đã chính thức trở thành kẻ thù không đội trời chung, bằng mặt nhưng không bằng lòng và Tehran lẫn Washington DC liên tục chỉ trích những nhà lãnh đạo của nhau. Y như rằng, mỗi kỳ họp mà có sự góp mặt của hai ông thần này xác định sau đó sẽ chỉ là một màn đấm nhau nảy lửa, rất tiếc không thể phân định thắng thua bên nào. Và những lần ấy, kẻ thù chính của Iran bên Trung Đông - người duy nhất đang ở trong một cuộc "Chiến Tranh Lạnh" với y ngồi coi với một thái độ không thể nào hả hê hơn - đó là Saudi Arabia. Anh và y đều là mấy tên máu mặt trong Trung Đông cả rồi, ai cũng biết, và con bé Yemen là người hiểu rõ hơn ai hết. Chính Saudi Arabia cũng một phần nhúng tay vào nội chiến nước con bé năm 2015 ấy, hỗ trợ cho chính phủ nước con bé và vẫn đánh nhau với phiến quân Houthis cho tới nay. Iran cũng không phải dạng vừa, bản thân y cũng một phần tham chiến ở nội chiến Syria cho tới tận bây giờ. Hai người cố gắng gây tầm ảnh hưởng của mình tới Trung Đông, thậm chí một trong hai còn dính tới khủng bố, chiến tranh lạnh căng thẳng giữa hai quốc gia này khiến cả Trung Đông bạo loạn và luôn trong ở tình trạng tranh chấp suốt nhiều năm. Nhiều nhân quốc khác và nhiều quốc gia khác phải chịu khổ, bị kéo theo vào vòng xoáy, cuộc chiến quy mô lạnh toàn Trung Đông này không khỏi khiến người đời liên tưởng tới cuộc chiến tranh lạnh vĩ đại giữa quốc gia dẫn đầu chủ nghĩa tư bản là United States với quốc gia dẫn đầu chủ nghĩa xã hội là USSR ngày nào. Cũng vì thế, mối quan hệ giữa hai nhân quốc này khá phức tạp, nếu không muốn nói là muốn loạn cả lên.











× Trên danh nghĩa, hai quốc gia này thù hằn với nhau khá sâu sắc khi Iran có mối thâm thù với Mỹ, người đồng minh ở lục địa Bắc Mỹ của Saudi Arabia. Không chỉ vậy, họ còn thù ghét nhau vì một số lý do khác, nhưng chung quy lại, trên danh nghĩa, bề ngoài, người ta sẽ chỉ thấy một mối quan hệ căng thẳng và sẽ không bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Iran và Saudi Arabia. Nhưng với giữa hai nhân quốc đại diện cho hai quốc gia hồi giáo này thì khác.









× Họ là bạn tình.






× Iran thường xuyên qua lại khá nhiều với Saudi và số lần họ lăn giường cũng không phải ít. Tất nhiên là họ qua lại trong bí mật và không ai hay biết. Và trong những lần đó, họ vẫn ganh đua nhau, giành giật vị trí "nằm trên", làm cho công cuộc "giường chiếu" càng trở nên mặn nồng, nhưng số nhọ cho Saudi là sau mỗi lần đó anh toàn bị lật kèo, và sau đó anh phải chịu số nằm dưới. Giữ phong độ được thời gian đầu thôi, chứ ngay sau đó có xíu sơ hở là Iran đè xuống liền. Tuy ấm ức lắm nhưng Saudi có thèm ý kiến đâu, sĩ diện không cho phép anh làm thế. Và hai người tiếp tục cái mối quan hệ này, trong tình cảnh cả chính phủ của hai bên vẫn cứ ngầm đấu đá nhau và nếu một ngày họ bị phát hiện, rất có thể chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu. Lén lút quan hệ, đó là những gì họ thường làm, và Iran vẫn hằng mong mỏi sẽ có một mắt xích nào đấy giúp đỡ họ tháo gỡ được nút thắt mối quan hệ ngoại giao giữa hai bên, và vào năm 2023, đã có một thế lực đủ mạnh mẽ và có mối quan hệ thương thảo tốt giữa hai quốc gia giúp họ thỏa thuận và nối lại quan hệ ngoại giao. Đó là Trung Quốc Đại Lục, hay còn gọi là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, với lãnh đạo là Tập Cận Bình. Họ nối lại quan hệ, đồng thời cũng mở lại lãnh sự quán ở hai nước kể từ khi đóng cửa. Cả hai nước đều là những nhà xuất khẩu dầu khí lớn và đã xung đột về chính sách năng lượng. Ả Rập Xê Út, với trữ lượng dầu mỏ lớn và dân số ít hơn, quan tâm nhiều hơn đến việc có cái nhìn dài hạn về thị trường dầu mỏ toàn cầu và khuyến khích giảm giá. Ngược lại, Iran buộc phải tập trung vào giá cao trong thời gian ngắn do mức sống thấp do các lệnh trừng phạt gần đây sau cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ với Iraq của Saddam Hussein và dân số đông hơn của nước này. Và một thỏa thuận ngầm được đưa ra, để hòa giải xung đột về chính sách năng lượng, một phần dầu khí được trợ giá cho Iran nhằm hỗ trợ số dân đông hơn của đất nước này*. Ngày mà mối quan hệ của hai bên chính thức tốt lên, Iran đã kèo kéo Saudi tới núi Tochal cho bằng được. Điện thoại của anh ngày hôm đó toàn là tin nhắn của y, chật cả mục thông báo. Anh phì cười. Thôi thì chiều theo ý y đấy, ngay sau khi xong việc ngày hôm ấy, y xin sếp cho nghỉ rồi bắt chuyến bay tới Tehran, Iran. Tehran là thủ đô của Iran, đồng thời là thủ phủ của tỉnh Tehran. Với dân số khoảng 8.4 triệu người trong nội ô và 15 triệu người nếu tính toàn vùng đô thị Tehran, Tehran là thành phố đông dân nhất tại Iran nói riêng và khu vực Tây Á nói chung. Vùng đô thị của thành phố đứng thừ nhì ở khu vực Trung Đông sau Cairo của Ai Cập. Nó cũng đứng thứ 29 trong số các vùng đô thị lớn nhất thế giới. Tehran nằm ở phía nam của dãy núi Alborz với độ cao trung bình 1.191 mét so với mực nước biển. Trong lịch sử Iran, một phần lãnh thổ của Tehran ngày nay đã bị chiếm đóng bởi Rhages, một thành phố nổi bật của người Media. Nó đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Ả Rập thời trung cổ cũng như của Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ. Y từng kể cho anh như vậy đấy. Nhớ tới y, anh lại khúc khích cười rồi. Anh bắt taxi rồi đi tới địa chỉ, chỗ y nhắn cho anh tới để chuẩn bị trước khi họ lên núi Tochal vào ngày mai. Cả đêm hôm ấy, hai người họ đã ngủ một giấc thật say, họ ôm nhau rồi nhắm mắt ngủ thật yên lành.








× Cuộc chiến tranh lạnh kia, cuối cùng đã đi đến kết thúc rồi.















-------------------------------------------


~ Explaination ~

* Chi tiết trên là sau khi cừu đọc về mối quan hệ của hai nước Iran-Saudi Arabia trên wikipedia, cừu đã nảy ra cái này=)) Tuy ko chắc nó có phải là thứ liên kết mà bác nói hay ko, bác ilovephobo ạ, nhưng hy vọng là bác thích TvT""

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro