23) Gil x Lud - East, West, and a united Germany.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

× East.







× Sau khi Thế Chiến II kết thúc với sự chiến thắng áp đảo của phe Đồng Minh, các bên bắt đầu phân chia và dọn dẹp những tàn dư cuối cùng của chủ nghĩa phát xít, ai nấy đều bắt đầu lẹt đẹt phát triển đất nước và gầy dựng lại mọi thứ từ con số không sau cuộc chiến tranh phi nghĩa đã phải đánh đổi bằng rất nhiều thương mạng và máu, bao nhiêu nước mắt đã đổ xuống, người con rơi nước mắt vì mất cha mất mẹ, hoặc một đứa trẻ chạy loạn di tản với mẹ và rồi nó chẳng còn thấy người mẹ đâu nữa sau khi bị lạc do tìm thấy một con chó hoang bị bỏ rơi. Hoặc cũng có thể là những cậu bé, cô bé còn tuổi nhỏ đáng lý ra phải được ăn chơi, học hành và phát triển thì chỉ vì chiến tranh, bên hông phải dắt theo một khẩu súng ngắn, chúng phải trang phục quân đội chỉnh tề, phải bị nhồi nhét những tư tưởng cực hữu vào đầu óc non nớt, cha mẹ phải tiễn chúng với hai hàng nước mắt và ngày đêm mong ngóng nó trở về. Căn nhà lạnh lẽo, vắng tiếng con thơ, nỗi nhớ con dày vò ám ảnh đầu óc họ.....Chiến tranh, nghe từ ngữ ấy được thốt ra từ đầu lưỡi thật nhẹ nhàng, nhưng cũng thật nặng nề. Sức nặng nghìn cân của nó, không ai sinh ra trong thời kỳ chiến loạn là không thấm. Và những người lính trên tiền tuyến cũng vậy. Họ cũng phải trải qua những khoảnh khắc sinh tử, ngày đi nhập ngũ để đấu tranh phục vụ tổ quốc, rất nhiều người còn chưa kịp nói câu tạm biệt với đấng sinh thành. Lá thư cuối của họ, được viết bằng chút sức lực cuối cùng, bằng ngọn lửa sinh mệnh cuối cùng đang rực cháy trong họ rồi sẽ tắt ngúm lúc nào không hay. Có người mẹ nào mà không đau cơ chứ? Có người mẹ nào mà không muốn con mình ở lại, có người mẹ nào mà không mong muốn con mình phải bước ra chiến trường, không biết ngày về? Hay những cậu lính đã chiến đấu và chịu những vết thương quá nặng và đau đớn. Họ cảm thấy sống không bằng chết. Chính tay người đồng đội buộc phải bóp cò súng và nhìn họ ra đi, ngay trước mắt, và không thể cứu rỗi. Chiến tranh, nó tàn khốc thế đấy. Và giờ đây, khi đã kết thúc rồi, liệu có còn lại gì?












× Một sáng tỉnh dậy này, Gilbert Beilsmidt cảm thấy thật tồi tệ. Hắn thức dậy, hắn mở mắt, hắn nhìn bầu trời xanh ngát như mảnh hồn người nghệ sĩ bay bổng hôm nay và cảm thấy thật tệ. Nhìn vào cuốn lịch để bàn, hôm nay là 9/5/1949. Cảm thấy cái ngày này không tốt chút nào, gã ụp mặt xuống giường mà ngủ tiếp thì nghe thấy tiếng chuông thông báo từ điện thoại của Ilya Braginsky mà bực mình. Gã nhắn lại: "Bố mày đếch đi!" cộc lốc rồi lăn ra ngủ tới tận chiều. Khi dậy, hai hàng nước mắt của hắn đã khô, ướt mem, hắn dậy lau đi chúng rồi nhìn bản thân mình trong gương. Cả tối hôm ấy, hắn lại ngồi ôm gối khóc. Thật thảm hại. Cảm xúc hỗn loạn, hắn nhớ về những ngày ở sa trường, những ngày mà Friedrich Đại Đế còn sống, ông là người cha thứ hai của hắn, những ngày ấy thật yên bình....Những ngày.....không có chiến tranh, và hơn hết là được vui cười cùng Ludwig. Em trai hắn, tính cách nó hay ngại ngùng lắm, nhớ lắm khi nó bẽn lẽn cười với hắn khi hắn làm nó vui. Nhớ lắm những ngày tháng tăm tối chấm dứt, khi làm việc mệt mỏi, sẽ luôn có một bóng hình mang màu tóc vàng óng đặc trưng như màu lúa mì chín muồi ngoài đồng, đôi mắt xanh tựa màu trời cao, màu trời của yên bình, màu trời của những ngày nắng đẹp, khi mà mọi thứ quang đãng và không tối tăm, không bị che khuất bởi khói lửa khốc liệt nơi chiến loạn. Bóng hình ấy chạy lon ton khắp nhà, trên người đeo cái tạp dề tự may rồi làm hết mọi việc trong nhà như một nàng tiên ốc, luôn chăm sóc, nhắc nhở về thói quen không tốt của hắn. Hắn luôn thức khuya, nó luôn ép hắn đi ngủ sớm. Hắn bỏ ăn bỏ uống, nó luôn chuẩn bị đồ ăn thức uống nhét cả vào trong hành trang của hắn mỗi khi hắn ra ngoài. Nhìn người dân hạnh phúc, nó cũng vui lây, cười rộn ràng làm tim hắn rộn hoa tươi. Trông người dân buồn hiu, nó thiu thiu, hắn thấy mà thương. Thấy đất nước hòa bình, môi nó không cười, nhưng ánh mắt nó sáng. Đất nước loạn lạc, ánh mắt nó sâu hun hút, nó vẫn đơ ra, mặt không chút cảm xúc, nhưng tay thì đã nắm chặt vũ khí. Và khi buộc phải giết đồng đội nó vì anh ta cầu xin nó và vết thương đã quá sức chịu đựng của anh ta, nó nhắm nghiền mắt, bóp cò, rồi đôi đồng tử lại co thắt, nước mắt rơi lã chã. Hắn nhớ lại, lần cuối cùng hắn gửi thư cho nó, chắc là từ trận Stalingrad rồi. Hẳn là, nó phải thấy hận hắn lắm, vì bản thân hắn tồn tại. Những suy nghĩ ấy cứ đeo bám lấy Gilbert, rồi trong vô thức, hắn từ từ thả lỏng tay chân, rồi chìm vào giấc ngủ. Trong cơn mơ chập chờn giữa đêm, không ít lần hắn mớ gọi cái tên "Ludwig Beilsmidt" rồi lại vô thức nhòa lệ, và lại thôi. Thật không chịu nổi mà.










× Rồi thời gian thấm thoắt thoi đưa, cuối cùng cũng tới thời khắc quan trọng, và là thời khắc đớn đau nhất giữa hai anh em nhà Đức. Tháng 9/1949, Cộng hòa Liên Bang Đức được thành lập và Ludwig mệt mỏi đứng trên bục, nhìn lại bản thân mình, nhìn lại bầu trời hôm ấy, nhìn lại mảnh đất mẹ nơi người Đức sinh ra và lớn lên, và rồi nhìn lại anh trai nó. Trưa hôm ấy, nhìn lên bầu trời trong vắt của mùa thu chớm hiện, báo hiệu cho sự kết thúc của mùa hạ oi ả, lòng nó đượm buồn. Tối hôm ấy, nó nhận được một tin nhắn "chúc mừng" từ anh trai nó, nó lại không khỏi thở dài. Và một bức thư tay đi kèm, chính Alfred F. Jones, cái thằng cha cùng xẻ đôi đất nước nó chung với Ilya đem tới rồi nhẹ nhàng bỏ trước cửa nhà nó. Và tối hôm ấy, sau khi đọc bức thư dài ngoằng nhưng gây đau lòng của anh trai nó, nó dành cả đêm để khóc tu tu một mình sau khi kìm nén xúc cảm bao lâu nay, từ cái ngày mà quân Đồng Minh đổ bộ lên Đức Quốc Xã đã sắp thành đống tro bụi. Tối hôm ấy, nó cứ lâu lâu lại nức nở, gọi tên anh trai nó mớ mớ rồi lại ngủ khì, gục trên sofa, khi đang chạy deadline.





× West.






× Một ngày mới khác lại đến. Ánh nắng bình minh với một số người có thể đẹp, họ trân trọng từng phút từng giây khi nó từ từ nhô lên, hừng đông đón ngày mới thật tuyệt. Số còn lại, họ ghét cay ghét đắng. Và nó cũng vậy. Ánh sáng đầu ngày, dù thế nào cũng thật chói mắt. Hay vốn dĩ, lý do bình minh là dấu hiệu của việc một ngày mới lại bắt đầu? Và có lẽ điều này đúng với Ludwig. Nó mệt mỏi, oải người chẳng muốn dậy nhưng rồi khi nhậm được tin nhắn hối thúc của Arthur, nó lại chuẩn bị tinh thần để vục đầu vào công việc. Vốn dĩ nó không ghét khi bản thân phải làm việc, nó ghét mỗi khi nó mở mắt dậy, bên cạnh nó sẽ chẳng có ai và nó lại phải đối mặt với sự cô đơn tưởng chừng bất tận. Lòng nó đau như cắt khi lại nghĩ vu vơ, để tâm trí lạc trôi và rồi lại nghĩ tới hiện cảnh nhân dân bị chia cách dù cùng một đất nước, một dòng máu. Mệt mỏi, nhưng vẫn phải cố ôm hy vọng về một ngày nước Đức có thể tái thống nhất mà thôi. Đeo cặp kính cận rồi bước khỏi nhà khi hành trang đã đủ, nó lại bắt đầu một ngày nữa, một ngày nữa sống trong sự dày vò.




× Ting. Chuông tin nhắn vang lên ngay ở bàn làm việc. Là ảnh anh trai nó mặt méo xẹo đứng trên bục ngày thành lập Cộng hòa dân chủ Đức, ở bờ bên kia. Bên cạnh là Ilya Braginsky đang bất lực níu giữ cánh tay hắn trong vô vọng, mặt y hằm hằm như mất sổ gạo. Cũng phải thôi, họ lập quốc trong cùng một năm, chỉ cách nhau đúng một tháng. Nó cười cười, đột nhiên thấy hình ảnh của anh trai làm nó tươi tỉnh hơn đôi chút. Ngay ngày hôm ấy, nó bung cửa xông vào phòng Alfred làm thằng cha lên cơn đau tim rồi hét lên, suýt thì ngất xỉu. Nó xin Alfred cho qua bên kia thăm anh nó, và thằng cha buộc phải đồng ý không nó thồn chết. Và thế là nó đã thành công lái xe một mạch sang Brandenburg, và tới tối, khi đã tới nhà Gilbert, nó ngủ gục ngay trên bậc thềm. Gilbert thở dài, và hắn càng não nề hơn khi nhận được tin nhắn của Alfred: "Cậu ta đã làm tất cả chỉ để gặp anh, kể cả là hù dọa tôi đấy." Cuối cùng, hắn không còn cách nào khác đành vác nó về phòng riêng của hắn, trùm chăn cho nó ngủ, đóng cửa phòng rồi bản thân hắn thì ra sofa ngoài phòng khách ngủ. Tuy sofa lạnh như vậy, nhưng hôm nay, hắn cảm thấy giấc ngủ của mình ngon hẳn, bằng một cách nào đó. Ah, có lẽ là do Ludwig về nhà chăng?












× Hai anh em vẫn tiếp tục cuộc sống của mình, dù mỗi người một đường lối riêng, một hướng đi riêng. Có điều, họ vẫn luôn nhớ về nhau và Ludwig dần đi vào ổn định tinh thần hơn, Gilbert cũng thế, họ thường xuyên trao đổi tin nhắn cho nhau, kể cho nhau nghe về cuộc sống ngày thường của mình. Thấy Ludwig có vẻ ăn ngủ tốt và ổn định nhiều về mặt tinh thần, Gilbert vui lắm, hắn rực cháy cái tư tưởng tốt đẹp rồi sẽ một ngày nào đó, Đức sẽ tái thống nhất trong bình yên, và hắn có thể gặp lại em trai hắn lần nữa, rồi hắn có thể nhìn thấy trực tiếp gương mặt tươi cười của nó, mặt đối mặt, thu trọn ánh nắng của một Berlin thống nhất, thu trọn ban mai trong ánh mắt màu trời trong veo kia. Nhưng không, lại một ngày nữa, lại một ngày nọ, hy vọng của hắn đã bị đánh đổ không thương tiếc, như một cơn lốc quét đi hết tất thảy mọi thứ trên đường đi của nó, và rồi sau đó sẽ chẳng có thứ gì còn sót lại sau thảm họa. 13/8/1961, bức tường Berlin, cái bức tường mà chính phủ Đông Đức gọi là "bức tường thành chống phát xít" được dựng lên, nhưng đối với mọi người dân Đức, nó là một vết nhơ, nó là một "bức tường ô nhục" mà đáng lý ra, nó không nên được xây dựng, không nên tồn tại ở đó. Gilbert đứng trong phòng họp, ngay giữa gian phòng rộng và chiếc bàn lớn, nghe được tin này từ miệng chính quyền, tai hắn như ù đi, thông tin vừa rồi chừng như khó nghe lắm, hắn nuốt không nổi, cú sốc tinh thần này quá lớn, hắn đã không chịu được mà chạy khỏi đó, để rồi bản thân hắn phải nằm viện ngay sau đó vì bị xe tông. Hôm ấy, Ludwig cũng lên cơn sốt. Ilya chỉ có thể bất lực đứng nhìn, không thể làm gì khác. Nó giống như khi mình tận mắt chứng kiến người khác rơi vào miệng lửa nhưng bản thân không thể cứu vớt người ta ấy. Gã lắc đầu ngao ngán, đành rời khỏi phòng bệnh của hắn, trước đó gã có đặt một ít đồ ăn ở đó dưỡng thương cho hắn. Gã gọi điện hỏi tình hình Alfred bên ấy, rồi gửi lời hỏi thăm tới Ludwig, nhưng cũng chẳng dám thông báo tình hình của Gilbert. Gã bước đi, nhưng những bước chân lại chậm rãi, có chút gì đó gượng ép, ngập ngừng. Cũng phải thôi, gã vốn chỉ là một nhân quốc, đừng quên rằng gã không thể làm gì khác với những lãnh đạo chết tiệt ấy cả. Nghĩ tới ấy, lại sầu não thật.












× Trong những năm tiếp theo đất nước bị chia cắt bởi bức tường kia, đã chẳng biết bao nhiêu người dân bên Đông Đức vi phạm luật pháp của nước này mà vượt biên qua các nước lân cận để có thể tìm một cuộc sống mới bên Tây Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 86 đến 200 người. Khi cuộc Chiến tranh Lạnh leo thang dẫn đến nhiều việc như cấm vận kỹ thuật cao COCOM cho khối Đông Âu, chiến tranh ngoại giao liên tục và đe dọa về quân sự, phía Đông đã tăng cường đóng kín biên giới. Vì thế biên giới này không đơn thuần là biên giới giữa hai phần nước Đức mà đã trở thành biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Cộng đồng châu Âu, giữa khối quân sự NATO và khối Warszawa, tức là giữa khối Tư bản Chủ nghĩa và khối Xã hội Chủ nghĩa. Từ khi Đông Đức được thành lập, người Đông Đức chạy sang Tây Đức ngày càng nhiều. Bắt đầu từ năm 1952 biên giới giữa hai nước Đức được bảo vệ bằng hàng rào và có lực lượng canh phòng. Một khu vực cấm dọc theo biên giới có chiều ngang 5 km được thành lập, người dân chỉ được phép đi vào khi có giấy phép đặc biệt – thông thường là chỉ cho những người dân cư trong vùng. Về hướng biên giới là một giải đất bảo vệ rộng 500 m và tiếp theo ngay sau đó, trực tiếp cạnh biên giới, là một giải đất canh phòng có chiều ngang 10 m. Ngược lại, ranh giới của các khu vực chiếm đóng giữa Tây Berlin và Đông Berlin lại vẫn còn bỏ ngỏ, vì thế mà gần như không thể kiểm soát được và trở thành một lỗ hổng để người dân chạy qua Tây Berlin. Từ 1949 cho đến 1961 khoảng 2,6 triệu người đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin, trong số đó vẫn còn 47.433 người chạy trốn chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8 năm 1961. Ngoài ra Tây Berlin cũng là cửa ngỏ đi đến phương Tây cho nhiều người Ba Lan và Tiệp Khắc. Vì những người này thường là những người trẻ tuổi và được đào tạo tốt nên việc di dân này là mối đe dọa cho sức mạnh kinh tế của Đông Đức và cuối cùng là cho sự tồn tại của quốc gia này. Thêm vào đó khoảng 76.000 người dân Đông Berlin tuy hằng ngày làm việc ở Tây Berlin nhưng lại sinh sống và cư ngụ dưới những điều kiện rẻ tiền hơn ở Đông Berlin hay ở những vùng ngoại thành Berlin. Vào ngày 4 tháng 8 năm 1961, Hội đồng thành phố Berlin (Đông) ban quy định bắt buộc những người này phải đăng ký và phải trả tiền nhà cũng như những phí tổn phụ (điện, nước) bằng tiền Deutsche Mark của Tây Đức. Trước khi bức tường được xây dựng, lực lượng Công an Nhân dân của Đông Đức trong Đông Berlin cũng đã kiểm soát nghiêm ngặt các con đường và phương tiện giao thông đi qua phần phía tây của thành phố để ngăn chặn những người "chạy trốn cộng hòa" (trốn khỏi đất nước) và "buôn lậu". Ngoài ra, nhiều người ở Tây Berlin và người Đông Berlin nhưng làm việc tại Tây Berlin đã dùng tiền Mark Đông Đức được đổi với giá rẻ trên thị trường ngoại tệ chợ đen – tỷ giá hối đoái thời điểm đấy là 1:4 – để mua lương thực thực phẩm tương đối rẻ và các hàng hóa tiêu dùng cao cấp ít ỏi ở Đông Berlin. Qua đó hệ thống kinh tế theo chế độ kinh tế kế hoạch của Đông Đức lại càng suy yếu đi. Bức tường được xây dựng để phục vụ cho ý định của những người cầm quyền Đông Đức, đóng kín cửa biên giới để chấm dứt cái được gọi một cách bình dân là "bỏ phiếu bằng chân" – rời bỏ "quốc gia công nông xã hội chủ nghĩa". Thật châm biếm làm sao. Nhìn thấy điều này, Gilbert căm tức những người cầm quyền, càng căm tức cái lý tưởng họ đặt ra, cũng như cái cách mà bờ Đông nơi hắn, cuộc sống dần bị ăn mòn ngày qua ngày. Mệt mỏi với việc bản thân tồn tại, hắn tự hỏi, đáng lý hắn là nhân quốc đại diện cho quốc gia từ thời rất lâu rồi tên là Phổ, đáng lý ra hắn phải ra đi lâu rồi. Nhưng không, hắn vẫn ở đây, hắn tiếp tục tồn tại, hắn vẫn sống, và quy luật bất thành văn của một nhân quốc là nhân quốc ấy còn sống là vì có người nhớ đến họ. Không lẽ? A, phải rồi, trong số những người còn nhớ đến hắn, Gilbert Beilsmidt, ắt hẳn phải có thằng bé rồi. Hắn cười khẩy, ngửa mặt lên trời, tuyệt vọng cố ngăn không cho nước mắt mình rơi, lòng hắn đau đáu luôn mong mỏi về một ngày thống nhất Đông-Tây, không ai phải chạy trốn nữa, không ai phải mất mạng nữa.....












× A united Germany.


















× Dường như, ông trời đã nghe thấy lời cầu khẩn của người hạ phàm. Sau ngần ấy năm, Liên Xô qua nhiều năm chiến tranh lạnh với khối Tư bản chủ nghĩa, dẫn đầu là Mỹ đã bắt đầu suy yếu về kinh tế và vị thế trên chính trường quốc tế. Vì vậy, vào ngày 9/11/1989, bức tường ấy dần dần được tháo dỡ. Hai miền nước Đức chính thức không còn bị chia cắt bởi một bức tường cao nữa, và người dân cũng chẳng còn phải chạy trốn. Gilbert thực sự rất vui khi nghe tin này, và Ludwig cũng vậy. Tối hôm ấy, cả hai đã lái xe đến một quán bia ngon trong thị trấn và họ cùng nhau uống say đến suốt cả đêm, khi gục mặt xuống bàn vì say, hai anh em vẫn quàng lấy tay nhau mà ngủ, gương mặt họ vẫn tươi cười, dù cho biểu cảm có hơi ngốc một chút.












× 3/10/1990_ Ngày Đức thống nhất









× Ngày 3/10/1990, chưa đầy một năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Đông Đức và Tây Đức tái thống nhất, và ngày này đã trở thành “Ngày thống nhất” của nước Đức. Đông Đức đã bắt đầu nới lỏng sự kiểm soát quyền lực. Hàng chục ngàn người dân Đông Đức đã bắt đầu trốn chạy khỏi đất nước, và đến cuối năm 1989 Bức tường Berlin sụp đổ. Ngay sau đó, các cuộc đàm phán giữa giới chức hai miền Đông Đức và Tây Đức, với sự góp mặt của các đại diện đến từ Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô, đã bắt đầu tìm kiếm khả năng tái thống nhất. Hai tháng sau khi nước Đức chính thức tái thống nhất, một cuộc bầu cử đã được tổ chức và Helmut Kohl trở thành thủ tướng đầu tiên của nước Đức thống nhất. Gilbert đoán, câu chuyện đau thương này, nên được khép lại ở đây thôi. Hắn đóng quyển nhật ký mà bản thân viết về "nó", 45 năm dài đằng đẵng bị chia cắt, châm mồi lửa và rồi đem nó đi đốt. Đứng nhìn những trang sách lụi dần, lụi dần, Gilbert không khỏi thở phào nhẹ nhõm, hắn ngước nhìn lên trời hôm nay, thật trong xanh, thật đẹp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro