Anh ta có tốt với em không?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Sau chia tay, có lẽ những cặp tình nhân cũ thường cố gắng tránh mặt nhau. Họ cần có một khoảng thời gian để bình ổn lại tâm trạng, cân bằng cảm xúc. Trong khoảng thời gian này sẽ có rất nhiều câu hỏi loanh quanh trong đầu ví như: Người đó giờ đang làm gì, sống thế nào, đã có người mới chưa, sống có vui vẻ không?...

   Cái sân lúc tôi đến thì rất rộng, người ta đang giúp nhau xếp những chiếc ghế nhựa thành nhiều hàng ngay ngắn nên cái sân rộng đần trở nên chật hẹp. Nếu là ngày trước thì có lẽ tôi cũng sẽ giúp họ xếp ghế, bất kể mưa hay nắng nhưng bây giờ thì không. Tôi thấy chán nản với mọi thứ, dễ cáu gắt tới mức chỉ là một chiếc lá rụng xuống trúng vai tôi cũng khiến tôi bực mình. 15h dưới cái nắng chói chang của tháng 9 và dưới sự háo hức mong chờ của rất nhiều các bạn sinh viên cuối cùng thì vị giáo sư kia cũng xuất hiện. Nói thế nào nhỉ, ông ấy có sự chuyên nghiệp của một bác sĩ, sự thân thiện của một đàn anh,  sự uyên bác của một giáo sư và khả năng giao tiếp tuyệt vời. Ông ấy trả lời những thắc mắc của các cô cậu sinh viên rất lưu loát và dễ hiểu. Những trải nghiệm của ông ấy khiến tôi cũng muốn về phòng thu dọn đồ đạc và đi khắp nơi học hỏi về những cách chữa bệnh bằng thảo dược trên khắp cả nước. Tôi là thành viên duy nhất chưa từng bỏ qua bất kì lần đi tìm thảo dược nào dù là của trường hay của lớp, tôi thích đi khắp nơi để biết thêm về nhiều loại cây thuốc vậy nên sau khi nghe ông ấy kể về những chuyến đi của ông ấy tôi như được tiếp thêm động lực để có thể thực hiện thành công những chuyên đi của mình trong tương lai.

Buổi thuyết trình kết thúc khá muộn vì ai cũng xin ông ấy ở lại thêm vài phút, ông ấy cũng không tiện từ chối nên mọi người càng được thế kéo dài thời gian. Thấy thời gian không còn sớm nên nhà trường dứt khoát từ chối nhận câu hỏi để vị giáo sư kia đi ăn cơm. Tôi nghĩ sau chuyến đi này mỗi khi mà nhắc tới Việt Nam có lẽ là ông ta sẽ nói tới sự nhiệt tình thái quá của các bạn sinh viên Việt Nam đầu tiên. Ai đời lại để người ta nói chuyện liên tục suốt từ 15h chiều tới tận 21h tối mà chỉ cho người ta uống mỗi nước khoáng bao giờ, nếu là tôi thì tôi sẽ chừa tới già luôn!
   Hôm sau phòng khám lại bận như thường, cả ngày tôi loay hoay với các ông bà lão đến cả cơm cũng chỉ kịp ăn qua loa. Để tiết kiệm thời gian chờ đợi cũng như giảm ách tắc cho phòng khám các cụ còn nghĩ ra cả cách ăn trưa sớm hơn giờ bình thường để khi các bệnh nhân khác đi ăn thì họ đã có thể vui vẻ đi khám. Quả nhiên là càng khó khăn thì con người ta lại càng trở nên thông minh, càng khắc nghiệt thì con người ta lại càng nghĩ ra được nhiều ý tưởng. Các cụ bệnh thì cũng không nghiêm trọng lắm cũng không có nhiêu loại bệnh, chủ yếu là cao huyết áp, tiểu đường và các bệnh về xương khớp còn bệnh chính là cô đơn. khi họ tới đây thì họ sẽ được các bác sĩ vừa trẻ tuổi lại đẹp trai, xinh gái hỏi thăm ân cần. Chỉ cần một câu thần chú:" Cụ hoặc ông (bà) bị đau ở đâu ạ?". Thế là các cụ bắt đầu nói một tràn lan đại hải những chuyện không liên quan hoặc có liên quan nhưng quá dài dòng không cần thiết ví như: Có một cụ bị đau lưng nhưng vẫn đi lại bình thường được, chỉ khi trái gió trở trời mới đau nhiều hơn thôi nhưng trong một lần đi thăm mấy đứa cháu ngoại thì bệnh mới nặng hơn, tới nỗi cả ngày chỉ muốn nằm yên một chỗ. Thế mà cụ ấy bắt đầu kể từ ngày đi cho tới ngày về rồi con gái và con rể đã dẫn đi chơi những đâu, họ cho ăn những gì. Các cháu của cụ nghịch ngợm thế nào và ở đó con người họ sống ra sao...đâm ra mỗi ngày mỗi chúng tôi chỉ thể khám được cho một vài cụ. Đa phần họ rất cô đơn vì con cái ngày ngày đi làm, các cháu thì ngày ngày đi học họ lại già cả nên con cái chỉ muốn họ ở yên trong nhà mỗi ngày cho đỡ phiền phức. Họ không thể chia sẻ cùng ai nên khi có một ai đó vui vẻ nghe họ nói thì họ sẽ rất vui thế nên ngoại trừ một vài cụ bệnh nặng nên ngày nào cũng phải tới châm cứu, bấm huyệt ra thì các cụ khác coi phòng khám của chúng tôi giống như một cái công viên chung vậy. Họ tới đây không chỉ để chia sẻ với chúng tôi mà còn chia sẻ với các cụ khác, họ sẽ lắng nghe nhau và cảm thấy vui vẻ yêu đời hơn. Nhiều lúc họ khiến tôi lầm tưởng rằng mình cũng đã là một ông lão, già nua và nóng tính.
   Có một lần tôi nói với thằng bạn của tôi rằng tôi thấy mình cũng đã là một ông già, nó hỏi tôi:" Nếu mày đã là một ông già giống như bọn họ thì mày sẽ cảm thấy hối hận về điều gì trong thời trẻ, lúc mày còn chưa 30?". Tôi không vội trả lời ngay mà bắt đầu suy nghĩ về những điều mà nếu như bây giờ mình không làm thì sau này khi mình già mình sẽ hối tiếc. Tôi cũng hỏi những cụ là bệnh nhân của tôi về điều mà họ cảm thấy hối hận khi còn trẻ. Có rất nhiều câu trả lời, nào là những cơ hội lập nghiệp bị bỏ qua, những ước mơ dang dở, những mối tình không trọn vẹn...
   Tôi lang thang một mình trên phố, thành phố hoa lệ đã lên đèn. Dòng người vẫn hối hả ngược xuôi vì nhiều mục đích. Tôi lại nhớ cô bé, rất nhớ!
   Không biết sau này khi tôi đã là một ông lão thì cô bé thế nào. Có lẽ đã là vợ của một ai đó, họ sẽ có những đứa con, cô bé cũng sẽ già đi theo năm tháng và các con của cô bé cũng sẽ trưởng thành.
   Không biết cô bé khi đã là một bà lão có hối hận vì đã không thể làm vợ của tôi hay không nhưng tôi thì chắc chắn là rất hối hận, ngay từ lúc này cũng đã rất hối hận.

   Đã mấy tháng trôi qua, tôi cũng không còn liên lạc gì với cô bé nữa. Có lẽ cô bé và hắn đã ở bên nhau.

   Xa em anh rất đau khổ. Em thì sao? Em cũng như anh hay đã ở bên một ai khác rồi?  Anh ta có tốt với em không?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro