Lý tưởng bình dị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

.
.
.

Mùa xuân, tử đinh hương và hoa hành kiểng nở bung từng chùm như pháo bông tím. Karutha nằm trong cũi được bọc kín đáo bằng vải tre mềm, con bé mới nhắm mắt tầm vài phút. Trong phòng, điều hòa luôn duy trì nhiệt ấm 28°C. Kaveh kiên nhẫn túc trực cạnh con. Anh cảm thấy mừng vì con gái hoàn toàn khỏe mạnh và không hề di truyền bất cứ gen hỏng nào từ bố.

Phía bắc Anh, thị trấn Heworth thành phố York, quận nghi lễ Bắc Yorkshire, nổi tiếng với nhà thờ Chúa Ba Ngôi cổ điển và những căn biệt thự liền kề phong cách Victoria kiểu mẫu. Kaveh cùng gia đình nhỏ sống khép kín tại đấy. Cư dân xung quanh rất biết vị khách lạ này thuộc tầng lớp thượng lưu, giọng nói mang đặc âm hưởng Đại Luân Đôn và lối hành xử gia giáo, cưới phu nhân dường là người Scotland gốc Ba Tư. Họ gọi anh là giáo sư (bằng tất cả niềm tôn kính như đối với cha xứ) mặc dù anh không giảng dạy chính thức trong trường học nào cả, nhưng anh thường mở lớp vẽ cuối tuần, hoàn toàn không công và để cho vui. Đám trẻ cũng được dạy viết chữ bởi vợ anh, đôi khi, và được anh tặng sách bút. Chúng ngưỡng mộ anh vô cùng. Bất kể nơi đâu, những trí óc thơ ngây non nớt ấy đều xem anh là thiên thần giáng thế. Bởi trẻ con luôn dễ dàng đem những tội lỗi xấu xí nhất loài người biến thành ấn phẩm tuyệt vời.

"Bà xã, em có muốn về thăm Luân Đôn không?"

Một tối xuân nọ, trời lành lạnh dư âm tàn đông, sau khi cặp vợ chồng trẻ dùng xong bữa và đã hoàn tất việc dọn dẹp, Kaveh ngồi thảnh thơi trên đi-văng nhấm nháp ngụm vang theo dõi thời sự trong lúc vợ gọt táo, anh bỗng nảy ra một dự định. Vợ anh dừng đưa dao khó hiểu nhìn anh.

"Hai năm nay mình có nhắc gì tới Luân Đôn đâu, sao tự dưng thay đổi thế?"

Nàng thắc mắc, xong hạ thấp tay tỉ mẩn xắt thành tám miếng đẹp đẽ, trong lòng không khỏi dấy nỗi hồ nghi. Một tuần ở Luân Đôn rốt cuộc đã lỡ đọng tâm tình anh điều gì, mà mới về hôm trước, hôm sau lại muốn đi nữa.

Nhận thấy dáng vẻ nghi ngờ hiện rõ mồn một qua ánh mắt vợ, Kaveh chột dạ vội giải thích:

"Không hẳn. Chả là đã thời gian dài chưa thăm mộ mẹ, có chút áy náy. Tôi định về trước hôm 22 tháng 3 rồi tiện đón lễ Phục Sinh. Mà, tôi thiết nghĩ, Ka có họ hàng thân thích ở Luân Đôn. Hai tháng nay con bé cũng đủ cứng cáp. Nhẽ nào em không cho con nhận ông và chú nó?" (*)

(*) 22 Tháng 3 là ngày của mẹ, còn lễ Phục sinh là ngày 12/4 theo tuyến truyện. Trên thực tế, có vẻ ngoại trừ Giáng sinh và Giao thừa, các ngày lễ này của nước Anh thường không cố định. Lễ Phục sinh luôn là ngày Chủ nhật sau thời điểm trăng tròn đầu tiên xảy ra (sau mùng 1 mùa xuân). Ngày của mẹ sẽ rơi vào ngày Chủ nhật trước lễ Phục sinh ba tuần.

Vợ anh liền lắc đầu trấn an:

"Kìa, mình, ý em đâu phải thế. Em chỉ thấy lạ quá thôi chứ... mình sao thì em vậy." Nàng dừng một hồi suy nghĩ, hỏi tiếp. "Cơ mà hôm tới Luân Đôn, bộ mình không ghé thăm nhà nói cha với chú ấy ta có con hay sao?"

"Không?" Anh lắc nhẹ ly rượu nhìn sang phía vợ. "Tôi còn chưa biết liệu cha cảm thấy thế nào. Lần này về cốt chỉ báo tin rằng ông có cháu thôi."

Vợ anh thốt lên một tiếng "Ồ".

Hai người lại chìm giữa thanh âm tin tức tạp nham lần nữa.

Sáng hôm sau, Kaveh bế con ra ngoài tắm nắng. "Ngày mới tốt lành, giáo sư." Vài nhà đối diện đã tắt đèn đêm, vài người chạy bộ theo đoàn. Kaveh cũng gật đầu đon đả đáp, thuận tiện hỏi vài câu lệ. Nói là tắm nắng, thật ra cũng chỉ trú dưới hiên. Vợ anh vẫn chưa tỉnh giấc nồng. Đêm qua hai người ân ái cuồng nhiệt quá.

"Thiên đường nhỏ của bố, hạnh phúc của bố..." Nắng xuân rơi lộp độp trên bệ cửa gỗ, rung rinh đính bóng ngọn lá cây. Anh nựng con âu yếm đu đưa, hôn nhẹ vầng trán trắng tròn. Karutha trân trân mở mắt nhìn bố, miệng ngậm chặt núm vú giả ngoan ngoãn nằm yên. Anh xúc động quá, khoanh viền mắt rơm rớm lệ. Bao giờ anh cũng nhạy cảm vậy, vô duyên vô cớ bật khóc.

Hoặc anh đang cảm thấy hối hận.

Bởi lúc này đây, anh không nhớ nhung ai, dầu ngày hôm qua anh đã lừa dối vợ. Hai người gần gũi tới vậy, anh vẫn lừa nàng. Nào Kaveh thèm quan tâm bà mẹ số khổ chết mọc cỏ mồ nhiều năm về trước, và anh cũng chẳng trách nhiệm gì đâu việc đưa Karutha thăm thú họ hàng. Một điều duy nhất - Kaveh cay đắng - anh phải cắn răng chấp nhận rằng anh cần Alhaitham như kẻ đường hoàng chơi liều băng phiến. Căm ghét vô cùng, song không thể rũ bỏ.

"Kaal, con có chịu tha bố không, con?"

Anh vuốt má đứa trẻ. Karutha, vợ anh, bạn bè anh, tất cả đều là thiên đường của anh. Nhưng anh thì chọn thiêu cháy trong biển địa ngục nơi Alhaitham trị vì. Ở đó, hắn là bổn sơ tội lỗi khóa chân anh.

"Vĩnh viễn con không được biết bố phạm lỗi lầm khốc liệt nhường nào. Không ăn cướp ăn trộm, không đâm thuê chém mướn. Ấy là cành cây bệnh hoạn bén từ gốc rễ hình thái vĩ đại nhất loài người. Bố đang nói đến tình ái."

Anh thủ thỉ. Đứa trẻ hơn hai tháng tuổi hoàn toàn mù mịt thế giới bên ngoài kia nghiễm nhiên trở thành cha xứ lắng nghe lời thú tội của tên thanh niên đầu 20, không phải ai, nghiệt ngã thay, lại là chính bố nó.

Kaveh tự hỏi, hộp Pandora nào mới là Tội Tổ Tông của mình. Xuất phát từ ông bà, những con người lạc lối không tự chủ bản thân, giáng lời nguyền xuống thân sinh anh, đến anh và mai sau có thể bao gồm cả cô con gái Karutha ngây thơ này (*).

(*) Tội Tổ Tông là một niềm tin Công giáo, tội lỗi từ thuở ông cha truyền xuống con cháu họ, cơ bản ý nghĩa giống câu "Đời cha ăn mặn đời con khát nước" bên mình. Bắt nguồn từ việc Adam ăn trái cấm và sinh con đẻ cái với Eva, "ái dục" - vốn luôn là điều cấm kỵ nơi Địa Đàng mà loài người, vì để sản sinh thế hệ mới, đã luân phiên chìm đắm trong điều cấm kỵ ấy. Phân cảnh này Kaveh đang ví ông nội-ngoại của mình như Adam (trái cấm là tội ngoại tình). Loài người là cha mẹ anh, anh và Alhaitham (trái cấm là tội loạn luân).

Kaveh nuốt một tiếng thở dài, anh đặt đầu lên cơ thể con. Một tiếng cửa mở vang cạch sau lưng và quý phu nhân bước ra, phong thái rỡ ràng sảng khoái trao anh ánh nhìn trìu mến. Anh quay sang và gió xuân lại thổi. Nắng sượt mái hiên, đôi môi ấy không còn nở nụ cười thảnh thơi như những ngày trời đỏ nắng.

"Mình khóc à?" Nàng lướt nhẹ bẫng trên sân, tiến gần hơn chồng con nàng. Từ tốn đón lấy Karutha, nàng hỏi khi anh kịp giấu mặt tránh né. "Dính bụi thôi." Mũi anh sụt sịt. Nàng khúc khích: "Lời bào chữa phổ thông phết nhỉ?" Rồi vươn tay chạm gương mặt đường nét mềm mại của đối phương. "Em là vợ mình đó?" Kaveh lau khóe mắt ngượng nghịu, đoạn chôn mặt vào hõm cổ vợ.

Đến tận bây giờ mà anh vẫn khốn kiếp tưởng tượng người mình đang ôm là Alhaitham.

.
.
.

Cha rất vui, mặc dù cha không cười. Gương mặt cha nhàm chán như chính tâm hồn cha, kiêu hãnh chống gậy batoong đầu tròn bằng gỗ. Những người làm thuê đỡ đồ giúp chúng tôi, còn mình thì ôm con gái bước xuống. Bà vú già đã chết, từ nay sẽ không còn đứa trẻ nào may mắn được bà hân hoan đón chào nữa.

"Con định ở lại qua Phục Sinh à?" Cha hỏi, đuôi mắt cong cong sắc bén. Vợ tôi nép phía sau cầm ô che nắng, xem chừng còn e ngại cha nhiều. Tôi khảng khái gật đầu rồi chờ cha đi trước. "Con sống thế nào?" Cha trò chuyện tiếp, câu chữ nhấn nhá đều đều như chiếc máy cát-xét cũ. "Bọn con ổn." Tôi đáp, che con kín đáo trong vòng tay. "Karutha? À, Katha hả? Con bé giống mẹ y lột." Cha liếc khẽ kết tinh của tôi, xong liếc tiếp vợ tôi, không nặng không nhẹ bình phẩm, càng không buồn nựng nịu cháu gái. Tôi thiết nghĩ, dường như lên chức ông tuổi 36 đối với cha là quá sớm, trong khi ông bà tôi ngoài 40 mới có tôi là cháu đích tôn.

"Con mừng là Kaal không giống con." Tôi đáp, không biết mình vừa hớ miệng. Cha sững lại khi chạm tay lên nắm cửa phòng đã bỏ trống hai năm rưỡi, vẫn ngăn nắp gọn ghẽ như thuở tôi chưa chuyển đi. Thấy hành vi cha kỳ lạ có phần lúng túng, chợt nhận ra mình cũng lỡ lời, tôi vội chêm vào. "Tên ở nhà con bé đấy." Cha "À" điệu ngắn, đôi mày rậm lộ nét đăm chiêu.

Chúng tôi cùng xếp đồ đạc. Vòng nhang trầm đã cháy phân nửa. Vợ tôi bâng quơ nói. "Thực chất cha rất chu đáo đấy." Rồi cúi gằm gấp quần áo. Tôi khó hiểu. Và chợt nhớ ra những vòng trầm đuổi muỗi cha đặt mỗi phòng cùng đống chậu cây ngũ gia bì quanh nhà. Tôi bất giác mỉm cười. Cha dường thay đổi nhiều lắm.

Thấm thoắt đổ ráng chiều, trời se lạnh tiết xuân. Nhà bếp ấm áp lò khói lửa, bốc ngùn ngụt mùi củi ướt khét bụi mù. Chúng tôi dùng bữa như lúc xưa, quây quần cạnh nhau, song không khí gia đình đã có chút cải thiện, dần mất đi sự lãnh đạm nhạt nhẽo vốn luôn là tông chủ đạo duy nhất. Cha gần gũi hơn, mở lòng hơn, cha cười nhiều hơn những ngày tôi và Alhaitham vẫn còn mải miết phân bì địa vị con cả con thứ. Chốc lát, cửa phòng ăn kẽo kẹt mở, Alhaitham nho nhã bước vào. Đoạn cởi chiếc mũ fedora đặt ngang thượng vị, dửng dưng gật đầu chào chúng tôi.

"Chào cha, chào anh, chào... chị dâu." Đối diện với người chị dâu từng một thời là tiền bối khóa trên của mình, Alhaitham tránh không khỏi gượng gạo. "Chú về." Tôi lơ đễnh đáp, lắc lư ly sâm panh. Tôi thích giả say, dù bản thân chẳng say. Tôi thích giả say, vì chỉ khi đó tôi mới cho phép lý trí đủ bình tĩnh đối diện nguyên tội của mình.

Alhaitham đặt khăn ăn giữa đùi, ngồi ghế song song tôi và điềm nhiên cầm dĩa. Bắt đầu từ Goulash của Hungary, thịt bò đùi Hida hầm chín vừa trong sốt cà chua nêm hạt caraway, hành tỏi giã đều tay nấu nhừ cùng cà rốt và khoai tây vùng trũng Scotland. Mollete xứ Mexico, ớt jalapeño chính hãng cay tầm cỡ quyện đều pho mát chảy dọc lớp bánh sandwich dày, ăn kèm salad Caesar rưới sốt Worcestershire màu nâu sẫm. Em lơ biệt những món xếp gần chị dâu: gà sốt vang, Manti, Samosa (*). Em đều bỏ qua hết. Em chỉ ăn những món giữa tôi và em. Và giờ chân em đã giơ cao lên, đặt ngay hạ bộ tôi đương yên ắng.

(*) Manti: bánh bao Thổ Nhĩ Kỳ, thường nhân thịt cừu (hoặc bò). Samosa là bánh gối nướng Ấn Độ.

Đầu gối tôi giật đập bàn, đập một cái nhẹ. Mặt em nhởn nhơ duy trì nét bình thản, vô tâm vô địa chăm chú cắt nhỏ khoai tây. "Con xong rồi." Chưa hết nửa đĩa, em lau miệng rời bàn và đứng dậy, mắt đưa ẩn ý thoáng qua tôi. Tôi hạ đầu tiếp tục khẩu phần ăn, ăn rồi uống, uống thêm vài ba ly vang sủi nữa. Càng uống, lại càng tỉnh. Càng uống, lại càng khó say.

*

Mây che trăng.

Tôi chần chừ chưa dám bước vào khách sạn, nhàn rỗi dựa xe lướt điện thoại vẩn vơ. Cách nhà 30 cây trong phạm vi Sutton, Alhaitham đã bắt cab tới trước tôi mươi phút. Khách sạn ấy, vài sải tiến thẳng lên bậc thềm lát thảm đỏ, qua lăng kính tôi giờ đây không khác gì tòa phán xử thiên đường tối thượng. Và em là trái táo lủng lẳng treo đơn độc đầy thách thức.

Một tri thức tối kỵ mà tôi đã ngây thơ lật dở tiếp nhận, phát ra, tỏa ra, hình thành nên dải thòng lọng dài tròng cổ, buộc tôi sa vũng lầy nhơ nhuốc mà chính em là kẻ cầm đầu dây, cố gắng hết sức kéo. Tôi ước mình có thể sợ, dù chỉ một chút, để tâm thức tự giác ngộ và không bao giờ dám phạm lỗi liên tục. Song, giống như thú vật mặc kệ bản năng dẫn dắt, tôi là thiêu thân đâm đầu đốm lửa đèn hoa, tôi là bọ ngựa thân xác hiến dâng bạn tình. Hình dáng Alhaitham hiện lên. Qua cánh cửa địa ngục số 11 bên trong tòa phán xử thiên đường, hình dáng em hiện lên hóa đốm lửa đèn hoa của tôi. Lập tức, thiêu thân bay vào. Hóa bạn tình của tôi. Lập tức, bọ ngựa tan xác.

Chúng tôi giao hoan giữa lạc thú, cùng nhau, chúng tôi nhễu dầu trơn bôi khắp cơ thể. Liếm em từ bẹn đùi non chạy dọc bắp chân, liếm trọn từng kẽ khe rồi hôn ân cần những chiếc móng cắt tỉa sạch sẽ, tôi khao khát, tôi khát cầu, tôi muốn giết em trong chốc lát. Và nếu em có phép thuật hồi sinh hay đại loại thế, tôi sẽ giết em đủ chín lần. Đủ chín lần tôi làm tình với em, từ bé đến lớn. Đủ-chín-lần. Rồi khi đạt tròn mười, tôi sẽ chết.

"Đừng ràng buộc ai ngoài tôi cả, Kaveh..."

Em vươn tay nắm chặt ga giường, hông em ưỡn cứng. Xong em lại đặt tay mình đè tay tôi.

"Đừng trói chặt ai với anh, ngoài tôi, một mình tôi thôi."

Em thở gấp gáp. Phần ga giường chúng tôi vần vũ bạo lực đã sớm nhàu nhĩ và ướt đẫm. Máu thấm và khô. Còn chúng tôi thì phấn khích và phát điên. Chúng tôi thù hằn lẫn nhau, khinh bỉ, loại bỏ. Chúng tôi cấu xé da thịt, cắn nát cặp môi, nửa cơn hỗn loạn kéo giật tóc, cào xuống má, tai, cổ. Chỉ hận không thể bẻ cong xương gãy làm đôi. Đánh vào khoang bụng, đấm sống mũi, tôi nôn hộc huệ dây bẩn chăn gối khi mũi em đổ máu. Ngất lịm bởi khoái cảm, tầm mắt em mờ dần như gã nghiện rã thuốc. Lỗ hậu em nát bấy thịt tươi, tinh trùng tôi chảy tràn khoang kết tràng.

Alhaitham lại tiểu mất tự chủ phút chót.

Đêm khuya, chúng tôi thức dậy, tiếp tục sa ngã là hai tâm hồn lạc lối. Loại mồ côi, thằng con hoang, chúng tôi dày vò đối phương, rủa sả, đay nghiến, xong lại bấu víu không buông bỏ. Chúng tôi chơi trần hoàn toàn. Tôi không bao giờ chơi trần bất cứ ai ngoại trừ lần mong ước sinh Karutha, nhưng Alhaitham thì đã luôn, từ lúc bắt đầu. "Luôn từ lúc bắt đầu." Tôi lẩm bẩm. Alhaitham chống tay đằng trước bị tôi nắm tóc cưỡng chế quay sang, môi đối môi, mũi chạm mũi.

Chiếc đồng hồ chết đứng treo mé tường. Thời khắc như dừng quay vĩnh viễn. "A..." Em rên, loáng thoáng xin "Thêm nữa" hay tự tôi suy diễn... đều không quan trọng cả rồi. Bờ vai sải dài thoai thoải vững chãi đô gấp bội lần tôi, mà nằm dưới thân tôi, khiến dương vật tôi run rẩy cảm giác thống trị kẻ mạnh nhất sáu cõi (*). Tôi niết núm vú em, giằng xé, kéo dãn. Hông tôi đưa đẩy ba sâu một nông, em dạng hai chân ép chặt tôi điếng người. "Cầu cho sự sụp đổ của anh lầm than thống khổ, tôi sẽ chết và gặp anh chốn hỏa ngục bất tận." Em nguyền, thở mạnh, và nguyền. "Cầu cho anh đau đớn thê lương. Giường gỗ lót nệm trắng, tôi sẽ nằm sát cạnh anh nơi trăm hoa không mọc mà nở. Rượu chảy khắp cơ thể, tôi sẽ đổ mười lần trên người anh." Em chắp hai tay ngã dài, cánh mông bị vạch rộng hai bên ngạo nghễ duy trì tư thế ngẩng cao. Tôi ngả tới bịt kín miệng em. "Câm đi." Rồi the thé thét, giọng điệu điềm tĩnh khó ngờ. "Câm đi, chết đi." Tôi rủa. Sóng cuộn ào ào dạ dày chạy dọc sống lưng một trận tê dại, tôi nghiến răng rướn cao hơn, tim đập trận trống nháo nhào loạn xạ.

(*) Sáu cõi, hay lục đạo, ý chỉ vòng tuần hoàn luân hồi.

Ổn thôi.

Mọi chuyện sẽ ổn thôi.

Chúng tôi đáng nhẽ phải chết từ lúc sinh ra. Vì trả nợ đời nên mới kiên cưỡng sống tiếp.

Má Alhaitham chảy dài hai hàng lệ, quay mình cuộn tròn chăn. Tôi rót một ly rượu vang ánh đỏ, tẩn ngẩn ngắm bầu trời đêm huyền diệu. Trăng tan mây chiếu ánh sáng qua tấm kính, hiện rõ thân thể tôi gầy nhẳng lõa lồ. Chúng tôi im lặng rất lâu. Bất chợt, một tiếng chuông điện thoại bỗng réo kêu inh ỏi. Em bủn rủn ngồi dậy tắt. Tôi lật lịch, nhận thấy ngày đã sang 22. "Đi thôi." Và em đánh tiếng. "Đi đâu?" Tôi hỏi. "Thăm mộ mẹ chúng ta." Em trả lời, đưa mu tay lau mi hoen ướt.

"Không phải mẹ chúng ta." Tôi lại xẵng.

"Là mẹ chúng ta." Em cứng đầu.

Tôi khó hiểu chất vấn. "Tại sao?"

Em đáp. "Vì mẹ chúng ta là Faranak."

mẹ

em

cũng

Faranak.

Ly rượu cầm trong tay tức thời rơi vụn vỡ.

Cùng khoảnh khắc, tôi đồng thời nghe thế giới của bản thân tan tành.

.
.
.

Thật lâu trước đây, cha kể.

Khi mẹ chửa và hoài thai anh Kaveh.

Sự hiện diện của cha đã bào mòn ý chí chao nghiêng của mẹ.

Nhưng anh Kaveh xuất hiện và mẹ chợt hiểu: "Không cần chết quá sớm."

Bất kể đó là kết tinh của ai, hay sinh trưởng trong hoàn cảnh nào, đứa trẻ đều không đáng nhận kết cục thê thảm chỉ vì cuộc đời nghiệt ngã từ cha mẹ chúng. Cái tên Kaveh là bản án khoan hồng cuối cùng mẹ dành cho cha, đặng mà răn đe rằng suốt cuộc đời này, cha chỉ được phép có anh là con và là người thừa kế duy nhất cho hội đồng Kshahrewar danh giá.

Ấy mà...

Khác với Kaveh hình thành từ yêu thương và sinh ra bằng nỗi tủi hổ, Alhaitham lại là kết quả một trận cưỡng bức điên rồ dưới vỏ bọc ái tình đôi nghĩa vợ chồng. Lợi dụng kẽ hở luật hôn nhân không tính lạm dụng tình dục, vị chủ tịch đáng kính đã hoang đàng thiêu cháy quý mệnh phụ trên giàn lửa dục vọng vô độ cuồng dã. Tháng hai xoay ngược nhiều năm quá khứ, mang theo sương giá và gió tàn đông phủ trùm Sutton, Alhaitham chào đời trong nỗi uất hận khốc liệt, và được trao cho người mẹ nuôi xa tít mãi đâu tiểu quốc trung đông, vốn dĩ là cô em gái không cùng cha của ngài.

"Vậy tại sao mẹ chết?"

Kaveh ôm trán tái mét, loạng choạng đụng xệch bàn. Qua bờ vai, Alhaitham bỗng cảm thấy bấy giờ anh trông giống cha tới lạ, đều là những kẻ phạm tội luân lý trốn chui nhủi sau bộ hóa trang con chiên anh tài. Hắn đứng dậy, tinh trùng theo đà rò rỉ khỏi hậu môn dính tấm ga trắng, tĩnh lặng lăn từng giọt màu đục dọc ống đồng. "Có lẽ do nghĩ tôi chết non, hoặc cũng có lẽ do chứng trầm uất, nhưng không kể nguyên nhân là gì, kết cục vẫn luôn là tự sát." Hắn nói, khi mà đáy lòng cứ liên hồi gióng giả tự nhủ: "Chỉ lần nữa, một lần cuối, ta sẽ chấm dứt hết." Đoạn đặt ngón trỏ và giữa lên bàn trang điểm, cùng hình ảnh những bông hoa cắt rễ mải miết dồn dập nở bung trong trí óc kiêu ngạo của hắn.

**

Cha không thực sự nói nguyên nhân gửi hắn cho cô ruột nuôi, nhưng Alhaitham nghĩ rằng do ông quá hèn nhát để đối diện kết quả từ tội ác đáng ghê tởm của mình.

Lúc này, sau khi kể anh nghe, hắn cảm thấy tâm hồn rất u tịch. Hoang vắng, mà tột cùng thoải mái, hệt như ngày trời quang đãng thanh bình sau một trận gió gầm bão dông. Chỉ mới năm ngoái thôi, và nhiều năm trước đấy, hắn vẫn luôn phải sống vây hãm giữa những lời móc mỉa thù hằn, tình thương khuyết vắng của cha, thái độ khinh thường của anh. Vậy mà giờ đây trái tim hắn bỗng lạ lùng nhẹ bẫng. Alhaitham miết phẳng cổ áo với tâm thái sẵn sàng, đứng dậy. Hắn phải gặp mẹ thật nhanh, bắt xe đến Nunhead hướng đông nam, hắn muốn gặp mẹ Faranak vì hắn biết đời mình chẳng qua nổi tuổi 19.

"Đi thôi, anh trai."

Hắn khảng khái nói, khoác vội áo bông. Hai từ "anh trai" thốt ra như thể hắn đã quen miệng gọi hàng trăm lần. Cách nửa mét hắn nhìn anh, và hắn thấy yêu anh, và hắn thấy yêu anh yêu anh yêu anh hơn khi anh đáp trả ánh nhìn của hắn. Hắn đã thấy nhà mình, người anh trai ủy mị hống hách, nơi thân hình nhỏ thấp đã luôn che chắn hắn từ phía trên cao, dù căn nhà này suốt đời chỉ khắc lên thể xác hắn vết thương đau đớn. "Anh ước gì đi, anh." Hắn nói tiếp, tay đồng thời đưa ra. Trông hắn hệt bệnh nhân mắc chứng đa nhân cách, khi mà ở trên giường thì hắn nguyền rủa anh. Xuống giường, hắn lại biến thành con người khác, nhẫn nại chờ đợi anh.

Kaveh, hiện giờ, vẫn chưa vượt qua cú sốc, mất hồn đặt tay mình thon gọn lên bàn tay đối phương chai sần. Alhaitham là em trai anh, ruột thịt, tỷ lệ huyết thống trực hệ đạt đỉnh 100, cùng một mẹ sinh, cùng một dòng máu. Nhưng điều này thay đổi được gì? Anh và hắn, hai kẻ lạc loài, vẫn tính là có quan hệ cận huyết. Họ biết điều này hàng năm trời. Nhưng cớ sao anh lại sợ hãi thế? Không, không đâu. Anh không sợ hãi. Có một sự bình tĩnh khó tả nhen nhóm nở rộ thẳm sâu dưới bụng dạ anh, đè bẹp nỗi lo âu trong anh, đè bẹp bứt rứt. Hơi ấm Alhaitham gần ngay anh, đây, trấn an anh bằng sự rình rập của thú săn mồi. Anh biết mình lâm nguy, chỉ tiếc bản thân không đủ sức phản kháng cám dỗ. Mà chính anh cũng tự nguyện không phản kháng. Em trai anh, khỏe khoắn, 5 feet 11, vừa 19 tuổi. Em trai anh, Haravatat thứ 6, Alhaitham. Nếu họ thắc mắc: "Alhaitham là ai?" Anh phải đáp. "Một loại thuốc phiện. Đó là liều thuốc phiện." Alhaitham là liều thuốc phiện kéo đứt thần kinh anh.

"Katha..." Đột nhiên, anh mở miệng. Alhaitham hơi sững lại, ngón tay hắn cuộn tròn đốt tay anh.

"Katha, tên ở nhà là Kaal."

Anh bắt đầu, mái tóc vàng thu cúc rủ xuống trán và che lấp đôi mắt huyết bồ câu đó. Ngón tay hắn cuộn tròn đốt tay anh.

"Nếu như sinh con trai sẽ là Vehal..."
Anh ngẩng mặt khe khẽ, viền mắt ánh sắc hồng. Loáng cái, anh kéo hắn trở lại môi anh. Đôi "tình nhân" trao nhau nụ hôn phớt nhẹ.

"Anh không nhớ nổi nữa, có lẽ từ bé, anh đã luôn... thích chú..."

Alhaitham lạnh lẽo nắm tay đối phương. Gương mặt rắn rỏi đưa mắt xuống, năm ngón nắm chặt không kẽ hở.

"Thích chú như một cậu em trai, thích chơi đùa cùng chú. Nhưng tình yêu trẻ thơ đó ập đến quá nhanh và anh không biết phải xử lí ra sao..."

Cuối cùng, tất cả lại vô tình bộc phát thành những hành động lỗ mãng.

Anh ngập ngừng, giọng anh nghe nghẹn ứ. Kaveh quỳ đất khi đang tay trong tay với Alhaitham. Rõ ràng, anh muốn bấu víu hắn. Kể từ thời điểm em trai anh trở về, anh đã sơ ý cho phép bản thân cần hắn.

Hắn nghe Kaveh tao nhã thả một tiếng thở dài, chầm chậm đứng lên, rồi chầm chậm xoay người mặc quần lót. Dáng anh cao cao, gầy lộ xương, một bên sau lưng lờ mờ hình vết bớt dài nom hệt phần gốc của cánh thiên sứ bị bẻ gãy. "Bắt đầu từ lúc nào nhỉ?" Anh bỗng nói tiếp. "Anh tự hỏi là lúc nào đấy." Vị kiến trúc sư lảm nhảm. Là cái lúc anh chôn mặt vào hõm cổ vợ sau đêm bàn chuyện thăm mồ mẹ rồi ân ái, cái lúc bảo mẫu nhà anh khen bản phác thảo tuyệt đẹp của anh, cái lúc anh đeo nhẫn cầu hôn, cái lúc anh chưa gặp vợ. Anh tự hỏi, mọi chuyện bắt đầu từ lúc nào nhỉ?

Kaveh nhàn nhã thu dọn quần áo, tay thoăn thoắt cài cúc sơ mi. Song anh chưa xong, anh ngồi trên giường chờ Alhaitham tới và đeo cà vạt cho anh, như hồi hắn chỉnh khăn choàng cổ vào ban sáng anh xếp vali chuẩn bị rời Parkside đón năm mới. Anh đặt hai tay lên gối, ngay ngắn, lưng thẳng tắp ném mắt phía Alhaitham. Bước chân Alhaitham nhanh chóng di chuyển, hắn thơm má rồi làm đúng theo ý nguyện nhà kiến trúc.

"Đó là lúc nào?" Alhaitham thì thầm, giờ đến lượt hắn quỳ cạnh bên anh. Đem lời anh lảm nhảm vô nghĩa, hắn đón lấy và đặt trong tai mình. Bởi giờ đây hắn đã thân quen anh.

"Anh yêu tôi ư? Lúc nào?"

"Anh không yêu chú. Còn chú?"

"Tôi cũng không yêu anh."

Ranh giới giữa thật thà và dối trá, vô thần và ngoan đạo, chấp nhận và chối bỏ, chỉ một hành động khước từ của cha liền thành con hoang và chỉ một bước sảy tự sát của mẹ liền thành cô quả, Alhaitham và Kaveh. Họ chưa bao giờ giống nhau (mãi mãi, vĩnh viễn). Thế giới của họ tách biệt (luôn luôn, muôn đời). Nhưng chỉ cần một trong hai, đơn phương cũng được, mong cầu nửa kia; lập tức, con đường của họ sẽ lại giao thoa nhau để thổi bùng lên tia hy vọng lầm than và ánh hào quang thống khổ. Alhaitham, thoáng chốc, thình lình bật một điệu cười đứt đoạn, mò mẫm gỡ đống cúc áo sơ mi mới chỉn chu cài xong, lần nữa banh mở ra. "Quái gở." Hắn nhạo, mà chính hắn cũng không rõ mình đang nhạo báng cái gì. "Dừng tôi lại đi, anh trai." Hắn vừa ngự trị vừa đẩy anh ngã xuống mớ hỗn độn ban nãy, hãy còn ướt mềm tinh dịch lẫn nước tiểu dính nhớp nháp chăn ga. "Liệu anh em ruột thịt có làm vậy không?" Kaveh đặt tay hai bên hai eo hắn, làn da nóng hầm hập ngỏ ý sẵn sàng. "Có đấy. Chúng ta làm suốt mà." Hắn đáp, rồi vươn lưỡi liếm dọc bụng người kia.

Alhaitham cưỡi lên anh, lần đầu tiên, khi đầu hắn không ngừng mải miết nghĩ về những bông hoa mất rễ nở bung sắc trắng. Vì sắc trắng là gam duy nhất hắn phân biệt rõ ràng mà không gặp bất cứ rào cản bởi chứng loạn màu. Cả cơ thể to đùng nhấp nhô từng nhịp nơi hạ bộ Kaveh, hắn nắm chuôi cà vạt anh vẫn chưa tháo bỏ hòng kéo nhẹ. Alhaitham, đẩy thân dưới mình đằng trước, ngả thân trên đằng sau, rên rỉ dâm đãng. Hậu môn hắn đã sưng lỗ to, chảy tràn nước và nói thật thì háng hắn đã sớm tê nhức. Máu lại đổ, hắn biết đau, dĩ nhiên, nhưng hắn cũng biết nếu không đổ máu thì không tài nào xuất tinh được. Kaveh cũng thế. Cả hai tên bọn hắn dường phát rồ rồi. Alhaitham phương trưởng cùng Kaveh cũng biến hóa loại bệnh hoạn khát máu rồi.

.
.
.

"Gửi Faruzan, (To Faruzan)

Thật kỳ lạ khi hầu hết mọi người đều mở đầu một lá thư bằng thân mến (dear) + tên, anh không hiểu. Song chắc lá thư này không phải thư nữa, mà giống một bản tường trình tội trạng anh muốn thú nhận tới em.

Anh viết lá thư này gửi em, của năm sau, ba năm sau, năm năm sau, hoặc nhiều năm sau khi hai ta yếu già, Karutha lập gia đình và tốt nhất, em nên nhận nó sau khi anh chết.

Bởi anh cũng giống như cha, đều quá hèn nhát để đối diện tội ác bản thân bị bóc trần."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro