Ý nghĩa biểu tượng các học phái Sumeru [P1]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cre: Đoàn Khảo Cổ Teyvat [ Trang trên Facebook ]

Link dẫn đến trang: https://www.facebook.com/TeyvatArchaeologicalTeam

Bài đăng lại đã có sự cho phép của tác giả, vui lòng không mang đi đâu.

Bài đăng gốc được đăng vào 07/11/2022.

-------------------------------------------------

Hình ảnh biểu tượng của background nhân vật Sumeru (khu vực rừng rậm) là tổng hợp từ 6 học phái lớn của Giáo Viện. Nhưng trong khi 3 vùng đất trước lấy biểu tượng là các sản vật cũng như hình ảnh có sẵn trong game, các hình tượng bên BG Sumeru lại lấy cảm hứng rất nhiều từ Phật giáo và Ấn Độ giáo. Thế nên hôm nay tôi xin phép mời mọi người ngồi lại đây và cùng tôi nói chuyện về chủ đề này.

[ Cre ảnh: Đoàn Khảo Cổ Teyvat | Trang trên Facebook ]

Bài viết dựa theo quá trình tìm hiểu của người viết, có thể đúng hoặc sai thì vl. Khuyến nghị đọc cho vui.

Phần 1: Sư tử và Voi

Mở đầu là 2 học phái Kshahrewar và Rtawahist, sử dụng biểu tượng sư tử và voi. Trong Phật Giáo, Sư Tử và Voi là hình tượng thú cưỡi rất nổi tiếng của 2 vị Bồ Tát luôn được đi theo cặp, được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.

[ Cre ảnh: Đoàn Khảo Cổ Teyvat | Trang trên Facebook ]

*Về Phổ Hiền Bồ Tát:

Tên của Ngài dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la hoặc Tam mạn đà bạt đà. Phổ là biến khắp. Hiền là Đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa.

Phổ Hiền Bồ tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác.

Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà. Voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ. Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sinh từ kiếp này sang kiếp khác.

> Phổ Hiền Bồ tát thường xuất hiện cùng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, ngự hai bên của Phật Thích Ca gọi là Thích Ca Tam Tôn. Ngài đứng bên phải, còn Văn Thù đứng bên trái và có khi các Ngài được vây quanh bởi mười sáu vị hộ pháp bảo vệ cho kinh Bát Nhã.

Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.

Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ, còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông.

Phổ Hiền tượng trưng cho Tam Muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải.

Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ.

Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi, Trí viên mãn cho nên hai Ngài Phổ Hiền và Văn Thù thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca.

> Vừa hay Kshahrewar là học phái nghiên cứu công nghệ và xây dựng, cần đến TRÍ, tức là sự chính xác và được công nhận. Và Rtawahist là học phái nghiên cứu chiêm tinh; từ xa xưa con người ta vẫn quan niệm rằng CHÂN LÝ đến từ những vì sao, Kim Cổ Đông Tây đều quan niệm tư tưởng bầu trời là chân lý duy nhất nên rất thịnh hành việc tiên đoán tương lai từ tinh tượng. 

Vậy nên Michos xếp 2 hệ phái này bên trên đầu đều có lý do cả.

_Còn tiếp_

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro