Chương 26

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trời sáng, sương mù dưới ánh mặt trời đan dệt thành tấm rèm trong suốt trùm lên Tử Cấm thành.

Hôm qua vì đã muộn nên Hoằng Lịch cho phép Lang giai thị ngủ lại trong cung, cũng để hai mẹ con được thoải mái tâm sự. Sáng sớm lại phái Lý Ngọc đến tiễn Lang gia thị xuất cung, Như Ý bịn rịn chia tay với ngạch nương, hai mắt rưng rưng nhìn bóng dáng ngạch nương biến mất ở thùy hoa môn.

Dung Bội thấy nàng ủ dột chỉ khẽ khàng nhắc nhở:

- Nương nương, nên dùng bữa sáng, lát nữa người còn phải đến Như Ý quán vẽ tranh.

Như Ý chỉ thở dài, cố xốc lại tinh thần mà gật đầu.

Hoằng Lịch vừa hạ triều đã đến Như Ý quán chờ Như Ý, nhân lúc rảnh rỗi mới thưởng lãm một tập họa. Chữ đến trên tranh là "Tâm tả trì bình", vẽ từng vị giai nhân đã và vẫn đang trong hậu cung của hắn. Hoàng hậu Lang Hoa, Tuệ Hiền hoàng quý phi Hi Nguyệt, Thuần quý phi Lục Quân, Du quý phi Hải Lan, Thư tần Ý Hoan. Người trong tranh nghiêm chỉnh đoan chính, chỉ có Nhàn phi Như Ý cười tươi như hoa.

Hoằng Lịch nhìn chân dung Như Ý, gương mặt đầy ý cười, hắn vuốt ve chân dung của nàng, như muốn khắc sâu nụ cười vô tư này vào đáy lòng.

Hắn chợt nhớ về bức chân dung bị cắt nửa khi xưa mà lòng nhói đau. Lời nói của Lang Thế Ninh ở kiếp trước đến giờ lại luẩn quẩn.

- Lúc thần vẽ, nương nương vẫn đang cười. Khi đó thần hỏi nương nương, cứ cười như vậy, không mệt sao? Nương nương nói nhớ đến thâm tình cùng hoàng thượng từ trẻ đến nay, trong lòng tràn đầy vui mừng. Một đời của thần ở Đại Thanh đã vẽ nhiều tranh, chỉ có bức tranh này chứa chân tình. Hoàng thượng, bây giờ thần sắp chết, chỉ muốn hỏi người một câu, chân tình như vậy, thực sự không còn sao?

Ngày đó hắn đến Như Ý quán thăm Lang Thế Ninh đang hấp hối, câu trả lời hắn không còn nhớ rõ nữa. Có lẽ đến tận lúc ấy, hắn vẫn muốn chôn giấu hết những chuyện xưa kia trong lòng, không muốn để ai nhìn thấy.

Chân tình thắm thiết ấy thực sự không còn ư? Những suy tư phức tạp khi ấy hắn cũng không thể nói rõ ràng. Hoằng Lịch của những ngày tháng ấy hiểu được tự tôn của Như Ý, cũng biết cách mài mòn nó. Hắn khóa chặt nàng lẫn tình cảm ngày trẻ dại trong Dực Khôn cung, cuối đời chỉ còn bốn chữ lan nhân nhứ quả.

Ai, cũng thật đáng đời hắn!

Hắn mải mê suy nghĩ đến tận khi Như Ý đến cạnh thỉnh an mới sực tỉnh. Hắn vội đẩy những suy nghĩ kia đi xa, chỉ tập trung vào nụ cười ấm áp như xuân của nàng. Hai người ngồi sóng vai bên nhau, Như Ý ngượng ngùng lắc lắc hai bàn tay đang đan nhau của hai người.

- Hoàng thượng, thế này không hợp quy củ.

Hắn thì thầm bên tai nàng:

- Không hợp quy củ, nhưng hợp tâm ý chúng ta.

Lang Thế Ninh cũng phụ họa:

- Hoàng thượng và hoàng hậu nắm tay lên tranh càng đẹp hơn.

- Vậy khanh hãy vẽ ra. Để trẫm và hoàng hậu tay trong tay nhìn nhau không chán.

Chỉ mong kiếp này không đi đến mức nhìn nhau sinh ghét.

.

.

.

Mùa đông ở Tử Cấm thành, trong khi hậu cung sóng yên gió lặng thì tiền triều lại nổi bão táp phong ba. Chuyện lão thần Trương Đình Ngọc lại bị hoàng đế trách cứ khiến triều thần kinh hãi không thôi.

Hai vị a ca Vĩnh Hoàng và Vĩnh Chương được hoàng đế điều đến Hộ bộ, ai ngờ Đại a ca Vĩnh Hoàng mải ganh đua với Tam a ca Vĩnh Chương mà không hoàn thành công việc hoàng đế giao phó. Hoàng đế biết chuyện giận dữ không thôi, Trương Đình Ngọc hốt hoảng dâng tấu xin cáo lão hồi hương khiến vị cửu ngũ kia không khỏi nặng lời trách cứ.

- Khanh từng là sư phó của trẫm, cũng là sư phó của hoàng trưởng tử, bây giờ cả Vĩnh Hoàng lẫn Vĩnh Chương đều không nên thân, không biết vị sư phó này có trách nhiệm gì không?

Trương Định Ngọc bị nghiêm trách, hoàng đế lại lệnh Cửu Khanh xem xét lại tư cách được hưởng cúng tế trong Thái Miếu của Trương Đình Ngọc. Những năm này Trương Đình Ngọc lén lút liên lạc với Uông Do Đôn, nay lại bị hoàng đế công khai chỉ trích, Cửu Khanh đương nhiên hiểu được tâm ý hoàng đế nên nhất trí bãi miễn tư cách được thờ phụng trong Thái Miếu của Trương Đình Ngọc.

Hoàng đế coi đấy là căn cứ, sửa lại di chiếu của tiên đó, miễn đi đãi ngộ được vào Thái Miếu sau khi qua đời của Trương Đình Ngọc. Từ đó, thế lực của Trường Đình Ngọc ở tiền triều bị tan rã hơn nửa.

Người ta đồn rằng khi Trương Đình Ngọc về quê nhà, quan lại địa phương vì tránh hiếm nghi mà không ai dám đón, chỉ có một đứa cháu trai dẫn thân nhân đến đón về nhà cũ.

Phong ba tiền triều lắng xuống, đến chuyện quận châu Tây Tạng Nhĩ Mặc Na Mộc Trát làm phản cũng bị Nhạc Chung Kỳ dẫn binh quét sạch, không tạo nên sóng gió gì.

.

.

.

Ngày đó, Hoằng Lịch ngồi duyệt tấu chương bình định Tây Tạng của Nhạc Chung Kỳ, có Như Ý ở bên làm bạn, Ý Hoan ngồi dưới ánh đèn, cẩn thận chép lại tập ngự thi.

Như Ý cười tủm tỉm nhìn Ý Hoan chăm chú chép thơ.

- Thư tần không chỉ ngày nào cũng chép ngự thi của hoàng thượng, mà còn có thể đọc thuộc không sót bài nào, phần tâm ý này thật hiếm thấy.

Hoằng Lịch khép tấu chương, ngẩng đầu cười đáp.

- Đúng đấy, hôm nọ trẫm đến Trữ Tú cung, thấy trên bàn của Thư tần xếp rất nhiều ngự thi, đều do nàng ấy tự tay chép.

Hắn nhìn về phía Ý Hoan, trong mắt chứa mấy phần thương tiếc cùng cảm mến.

- Thư tần, ghi ghép lâu mỏi mắt, nàng nghỉ một lát đi, uống li trà tang cúc, minh mục thanh thần.

Ý Hoan dạ miếng tiếng mới chịu đứng dậy, bỗng cả người choáng váng chao đảo, may kịp thời đỡ lấy mặt bàn mới không ngã xuống.

Như Ý vội đỡ nàng ngồi xuống, lo lắng hỏi:

- Muội sao thế?

Trong lòng Hoằng Lịch đã có đáp án, bèn dặn dò Lý Ngọc:

- Truyền Giang Dữ Bân đến khám cho Thư tần.

Giang Dữ Bân chẳng mấy chốc đã đến chuẩn mạch cho Thư tần, xong việc thì tươi cười chúc mừng:

- Chúc mừng hoàng thượng, Thư tần nương nương là hỉ mạch, đã được hai tháng rồi.

Trong lòng Hoằng Lịch cảm xúc ngổn ngang, mặt vẫn nặn ra một nụ cười vui vẻ.

- Tốt, tốt lắm, đã như vậy thì long thai của Thư tần sẽ do khanh chăm sóc.

Như Ý ở bên cũng thật tâm chúc phúc.

- Chúc mừng hoàng thượng và Thư tần.

Ý Hoan ngẩn ngơ tại chỗ rất lâu, dường như vẫn chưa thể tin được. Nghe Như Ý chúc mừng mới vuốt bụng, miệng cười mà mắt rưng rưng.

- Chờ lâu như vậy...

Nói chưa hết câu cổ họng đã nghẹn ngào, chỉ biết lấy khăn tay lau đi nước mắt vui mừng.

Yến Uyển đứng trước cửa Dưỡng Tâm điện đã nghe thấy hết, nàng mới học nguyệt cầm muốn đến biểu diễn cho hoàng đế xem, vậy mà bây giờ chẳng còn hứng thú gì nữa. Nàng hậm hực bước xuống bậc thang, không cẩn thận trượt chân ngã xuống may mà có Lăng Vân Triệt đỡ được. Nàng vừa thẹn vừa giận, gằn giọng.

- Ngươi đừng hòng cười nhạo ta.

Lăng Vân Triệt không nhìn nàng, chỉ cúi đầu đáp lại:

- Vi thần chỉ muốn nhắc nhở Lệnh quý nhân cẩn thận dưới chân.

Yến Uyển không đáp lại, vịn tay Xuân Thiền vội vã hồi cung, Tiến Trung ẩn trong bóng tối phía sau nghe rõ đối thoại của hai người họ, chỉ cười âm trầm.

Yến Uyển bước trên trường nhai, vừa đi vừa tả oán với Xuân Thiền:

- Dựa vào đâu mà ta không được sủng, các nàng người được sủng người sinh con!

- Chủ tử đừng nghĩ nhiều, hoàng hậu nương nương đang thịnh sủng không phải cũng chưa có con cái đấy sao. Nô tì nghe nói Gia quý nhân trước đây có đến Thái Y viện xin thuốc thụ thai, hay chúng ta cũng lấy một thang dùng thử?

Mắt Yến Uyển sáng rỡ như vừa bắt được bảo bối:

- Được, vậy mai ngươi với Lan Thúy đi lấy đi.

- Chủ nhân cứ yên tâm.

.

.

.

Năm Càn Long thứ mười sáu, tiền triều yên tĩnh, phản loạn Tây Tạng bị dẹp yên, hoàng đế thấy tây bắc vô ưu thì càng phải trọng thị hải phòng ở phía nam. Hoàng đế vì muốn hiểu rõ tình hình bách tính, phụng mẫu du lãm, lần đầu nam tuần đến Giang Chiết.

Trước khi xuất hành, Như Ý đến thăm Ý Hoan đã mang thai được năm tháng, lại dặn dò trên dưới Trữ Tú cung phải cẩn thận chăm sóc mẹ con nàng. Hoằng Lịch lo Ngụy Yến Uyển ra tay hại người nên đặc biệt để Giang Dữ Bân lại trong cung, lại phái thêm Lăng Vân Triệt và một nhóm thị vệ đến canh giữ, tuyệt đối không để chừa kẽ hở nào.

Mười ba tháng giêng, hoàng đế phụng mệnh hoàng thái hậu rời kinh, từ Trực Đãi, Sơn Đông đến Giang Tô, Tĩnh Giang. Sau đấy lại theo kênh đào xuôi nam, đến Dương Châu, Trấn Giang, Đan Dương, Thường Châu đến Tô Châu. Tháng ba ngự giá đến Hàng Châu dương liễu xanh xanh, xuân sắc hữu tình hợp lòng người.

Ngoài việc hội họp các tướng tá duyệt binh, Hoằng Lịch còn phải triệu kiến các quan viên địa phương để xử lý công vụ, mãi đến ngày thứ ba mới rảnh rỗi dẫn Như Ý đi thưởng lãm xuân sắc Giang Nam.

Hai người cũng nhau đến thẳng đường cái nhộn nhịp nhất, món điều đầu cao không thể bỏ qua, hai người vừa đi vừa nghị luận, định thắng cao ngon tuyệt, đồ ăn vặt Hàng Châu không món nào Như Ý không thích. Nàng muốn ăn thông bao cối, nghe nói là gói Tần Cối vào rán.

Hoằng Lịch vô cùng thật lòng bộc bạch:

- Nếu rán hết gian thần tặc tử có thể an định thiên hạ, ta sẽ làm một nồi mỡ lợn, đổi lấy thiên hạ thái bình, trời yên biển lặng.

Hai mắt Như Ý tỏa sáng như sao:

- Thái bình thịnh thế hiện tại cũng là công lao người thức khuya dậy sớm đấy thôi.

- Chung quy cũng phải bỏ công sức, mới không bị coi là hôn quân lơ là.

Như Ý nháy mắt với hắn.

- Có người theo chúng ta đấy.

Hoằng Lịch vốn bực mình hai cái đuôi phía sau, hắn kéo tay Như Ý chạy biến khỏi tầm mắt của Lý Ngọc và Tiến Bảo, mặc kệ hai cậu thái giám ở phía sau vừa gọi vừa đuổi theo. Kéo nhau chạy đến một góc phố khác, cặp tân nhân mới dừng lại rồi nhìn nhau ôm bụng cười.

- Nếu Tiến Bảo và Lý Ngọc không tìm được chúng ta, e rằng sẽ kéo nhau đi báo quan mất.

- Không sao không sao, nếu vậy chúng ta mai danh ẩn tích, định cư luôn ở Hàng Châu cũng được. Hai chúng ta đều thích chỗ này, ta còn được nhàn nhã thoải mái.

Sống cuộc đời thường dân áo vải, vợ chồng ân ái, con cái hòa thuận. Nông nhàn có thể cùng thê tử ngắm cảnh ngâm thơ, tự do tự tại, không cần ngày đêm nặng đầu toan tính.

Hai người dạo phố hồi lâu, Hoằng Lịch nhìn thấy cửa hàng bán đồ chơi trẻ con, liền hào hứng kéo Như Ý vào chọn. Nàng ghé vào tai hắn thì thầm:

- Mua cái này làm gì?

- Chuẩn bị trước thôi, sớm muộn gì nàng cũng sinh cho ta mấy đứa mà.

Mặt Như Ý đỏ bừng, nhưng vì đang ở chỗ đông người nên chỉ có thể hậm hực dậm chân.

Trống bỏi, chong chóng, chuồn chuồn trúc, mỗi thứ mua ba cái, Như Ý nhìn Hoằng Lịch tay xách nách mang mà vừa ngạc nhiên vừa buồn cười.

- Sao mỗi thứ lại mua đến ba cái?

- Sẽ dùng đến hết sớm thôi.

Như Ý thấy bộ dạng khoe khoang của Hoằng Lịch tự nhiên cũng thực hào hứng.

Hai người chầm chậm kề vai đến bờ Tây Hồ, Hoằng Lịch đặt đồ vừa mua xuống đất, kéo Như Ý ngồi bên thành cầu.

Như Ý cầm trống bỏi, tựa lên vai Hoằng Lịch.

- Nơi này thật yên tĩnh.

- Đúng đấy, chỉ có hai chúng ta là tốt rồi, Như Ý này, ta không muốn cùng nàng ngắm mỹ cảnh Tây Hồ, mà còn muốn bên nhau ngắm hoa đào mùa xuân, lăng tiêu độ hè thu lẫn hoa mai ngày đông.

Như Ý mỉm cười:

- Trước sau vẹn toàn, cùng ngắm bốn mùa hoa nở.

Mười ngón tay của hai người đan chặt vào nhau.

- Ta hứa với nàng, nhất định luôn như vậy. Nàng cũng phải ở bên ta, như nàng từng nói, một đời một lần tâm ý động.

Giọng Như Ý nhẹ nhàng mà quyết tâm.

- Đúng, nhất định như vậy.

Hoằng Lịch ngẩng đầu ôm lấy nàng, đè xuống nước mắt đang dâng lên. Lời hứa hẹn này còn dịu dàng hơn đêm Tây Hồ, trong một khắc đó, hắn thấy nhân gian này chỉ còn hai người bọn họ. Không có đế hậu, cũng không có tính toán trong cung, chỉ có hai người bọn họ, giống như khi còn trẻ, vừa gặp đã thương, ý hợp tâm đầu, tình thâm nghĩa trọng.

Hai người lẳng lặng ngồi bên nhau, ngắm nhìn đêm trăng Tây Hồ, Như Ý nhớ khúc hí Tường Đầu Mã Thượng hai người đã nghe khi mới gặp, trong lòng tràn đầy ấm áp. Trong cung dối trên lừa dưới, đầy rẫy thị phi, nhưng chỉ cần hắn luôn bên cạnh che chở cho nàng là tốt rồi.

Họ đã ở đó rất lâu, mãi đến khi bị Tiến Bảo và Lý Ngọc tìm thấy mới chưa hết thỏa mãn mà về hành cung.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro