V - Nhật ký của South Vietnam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày X tháng Y năm XXYY

Tôi lại đánh nhau với (Việt) Cộng, vẫn là do hắn cà khịa tôi nên tôi mới lao vào đập hắn. Hơi trẩu, nhưng vui.

Đương lúc bọn tôi đang lúc đánh nhau gây cấn như phim Trung Quốc thì một cái hố đột nhiên xuất hiện ngay gần chân tên cộng sản đó làm hắn hụt chân, mất đà chới với. Hắn đứng ở mép hố nên chưa rơi hẳn, tôi thấy vậy liền gạt bỏ mọi sự hoang mang về cái hố kia mà chạy lại... nhây nhây quơ chân như muốn đạp cho hắn rơi luôn... Ai dè quá chân...

Cộng rơi thật, hắn trước lúc rơi còn chửi đổng một tiếng "Ditmemay!" rồi tóm lấy cái chân chưa kịp rút lại của tôi. Thế là hai đứa chết chung.

Bọn tôi rơi xuống hố đen độ vài giây thì thấy có cái lỗ khác đang phát sáng, tôi nghĩ đó chắc là lối ra. Ấy đúng là lối ra thật, hai đứa bọn tôi chui qua liền ngã ngay xuống một cái đầm sen. Cả người đẫm nước, quần áo lấm bùn; tôi và Cộng nhìn nhau độ mươi giây, xong hắn bật cười như hít lá, bảo tôi nhìn ngu vaidai. Mà hắn có khác qué gì đâu! Tức mình, tôi túm tóc hắn lẳng một phát xuống đầm, tay còn bốc nguyên nắm bùn úp lên đầu hắn. Kết quả là bọn tôi bất chấp cái nhìn chòng chọc của người dân xung quanh mà lao vào đập nhau.

"Hai người làm gì vậy?"

Có người hỏi, tôi ngước lên thì thấy một cô gái tóc nâu buộc thấp đang chèo xuồng đến chỗ bọn tôi. Tà áo dài màu lục nhẹ bay trong gió cùng mảnh lụa buộc tóc màu hồng cánh sen của cô làm tôi liên tưởng đến mấy bông sen bên cạnh. Đôi mắt màu hổ phách của cô gái kia làm tôi nhớ đến tiểu Việt (Việt Nam) - thằng em của tôi. Nó cũng có màu mắt như vậy. Có điều mái tóc của nó màu đỏ hoàng hôn và đôi mắt của tiểu Việt luôn lấp lánh niềm vui chứ không nghiêm túc như cô gái trước mặt.

Cô ấy hỏi sao mặt bọn tôi lại có quốc kỳ. Tôi và Cộng vội nhìn nhau. Đáng lẽ trong mắt người thường thì hai đứa bọn tôi phải có mái tóc đen cùng nước da vàng như bao người chứ. Sao cô gái này lại không?

Cộng bảo cô cho bọn tôi lên xuồng cái đã, rồi sẽ từ từ giải thích. Cô ấy đồng ý, bọn tôi rời khỏi dòng nước ao sảng khoái trong những tháng đầu của mùa hè. Cô gái kia chèo xuồng trong lúc Cộng giải thích về thế giới của bọn tôi và cái hố kỳ lạ kia, hai đứa cũng giới thiệu đôi chút, làm quen với nhau luôn. Cô ấy tên Trần Chung Liên, cổ cũng là một đại diện quốc gia giống bọn tôi. Nhưng khác với hai cựu quốc gia như tôi với Cộng, cô ấy đại diện cho cả cái nước Việt Nam này, sinh ra từ thuở sơ khai đất Việt và trường tồn đến tận bây giờ. Chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ để tôi hiểu rằng Liên đã phải chịu đựng những tủi hờn, đau thương nhiều hơn tôi và Cộng hàng ngàn lần. Một cô gái mạnh mẽ.

Liên đưa khăn cho bọn tôi lau mặt mũi với tay chân cho đỡ bẩn. Mặt cả hai lấm bùn nên chẳng nhìn rõ quốc kỳ ra sao. Khi tôi lau mặt xong, cô ấy nhìn tôi với ánh mắt thật khó hiểu. Là buồn bã, là đau thương, là chán ghét, hay là khinh bỉ? Là gì cũng được. Tôi quá quen với những ánh nhìn ấy nên đã quá chai lỳ với nó rồi. Chẳng còn cảm thấy gì nữa.

Liên cho chúng tôi dùng tạm nhà cổ. Nhà 2 tầng, làm bằng gỗ, đủ cho 3 người nhưng hơi to với 1 người. Phòng tắm có 2 bàn chải đánh răng, nhà có tới 3 đôi dép đi trong nhà nhưng chỉ có 1 đôi là hay dùng, 2 đôi còn lại hơi bụi, chắc ít khi động đến.

Nửa giờ sau, Liên nhận được tin nhắn họp mặt định kỳ ở Mỹ vào ngày mai. Thật kỳ lạ, Liên nói vậy, cô ấy nói kỳ họp mặt định kỳ là tháng sau, và địa điểm là ở London chứ không phải Washington. Hơn tất thảy, họ còn bảo nếu có thì mang cả người của thế giới countryhumans theo nữa. Chẳng lẽ ngoài tôi và Cộng ra vẫn còn những người khác lọt vào thế giới này?

Lúc ấy đã muộn, Liên kêu bọn tôi đi ngủ để mai còn đi họp. Nhà Liên có 3 phòng ngủ, tôi nhận căn phòng ngay cạnh cầu thang cho tiện đi lại. Phòng tôi và Cộng hơi bụi, phòng Liên thì tuyệt đối sạch sẽ và tối thiểu đơn giản, cả căn phòng của cô chỉ có vài món đồ nội thất nhỏ. Cũng phải, bản thân Liên chính là rất đơn giản cả ngoại hình lẫn tính nết. Cô ấy mặc đồ truyền thống, tóc tai buộc gọn chứ không làm xoăn hay để xõa, chẳng hề đeo trang sức hay bấm khuyên. Mà cần trang sức làm gì? Liên đẹp sẵn rồi kia mà.

Phòng Cộng chắc là phòng cho khách, chẳng có gì ngoài vài món đồ nội thất. Căn phòng tôi chọn có một chiếc tủ gương trang điểm trong góc phòng. Và giống với căn phòng, gương hơi bụi, mới dùng gần đây. Trong ngăn kéo có vòng cổ, vài đôi khuyên tai kim và hàng chục món trang sức xinh xắn khác. Giũ chăn ra, tôi thấy những nếp gấp lộ ra rất rõ, chăn còn có phần hơi cứng. Vỏ gối phẳng lỳ, không nhăn dù chỉ một chút.

Gia đình Liên là bận rộn hay không muốn gặp nhau?

.

.

Ngày Y tháng Y năm XXYY

Đúng như tôi nghĩ, nhiều country khác cũng bị lọt đến đây. Vừa bước qua cổng nhà trắng, ngập tràn trong tầm mắt tôi là quốc kỳ của hàng ngàn quốc gia đứng túm năm tụm ba vào với nhau. Thường thì tiểu Việt là đứa đi họp nên tôi chẳng mấy khi thấy nhiều country xúm lại đến thế, giờ thấy rồi thì phải công nhận, đúng như lời nó miêu tả: sặc sỡ như chim công.

Tôi thấy America, anh ta đang nói chuyện với một người lạ. Trước khi bị anh nhìn thấy, tôi liền quay đi và tránh xa anh ra. Dù đã hàng chục năm trôi qua, nhưng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn làm tôi thấy nhục nhã, đến mức chẳng dám nhìn America và đáng lẽ cũng sẽ tránh mặt Cộng và tiểu Việt nếu không bị thằng em giữ lại.

Tiểu Việt nói rằng chuyện dù sao cũng qua rồi, không ai bận tâm nữa nên tôi cứ ở lại đi. Cộng không dịu dàng như vậy, hắn không nói gì để ngăn tôi, mà cột tôi vào gốc cây có kiến, bảo sẽ phế 2 chân tôi và chọc vào ổ kiến lửa nếu tôi còn cố trốn. Tính Cộng nói được làm được, thế là tôi đành cay đắng ở lại. Dẫu vậy, không phủ nhận là tôi cảm thấy rất thoải mái và thân thuộc khi ở cạnh hai người ấy. Sự quan tâm của họ làm tôi nhớ đến gia đình đầu tiên của mình.

Dẹp chuyện quá khứ qua một bên để quay về hiện tại. Tôi thật sự choáng khi một tên người Mỹ rất vui vẻ thông báo rằng chính hắn đã mở cổng không gian từa lưa làm các country bị lạc đến đây, và bọn tôi phải sống chung với những người chung quốc gia với mình.

Vậy là tôi phải sống với Liên? Giá mà tôi có thể sống với một người không biết và không quan tâm đến những trang lịch sử của tôi thì tốt.

Hầy, mơ hơi cao rồi, trở về thực tế đi thôi.

.

.

Ngày Z tháng Y năm XXYY

Đã được 3 ngày kể từ khi tôi lạc đến thế giới này. Mang tiếng ở nhờ mà bọn tôi phá nhiều quá, đến mức Liên nổi cơn lôi đình luôn. Tôi và Cộng đành phải kiếm tiền để bồi thường cho cổ. Tội lỗi ghê.

Hôm nay tôi giúp một bà lão bán hàng rong dọn hàng nên được tặng một chiếc khăn rằn có họa tiết ô ly đen trắng thay cho lời cảm ơn. Vừa nhận được chiếc khăn, điều đầu tiên tôi làm là quấn nó lên đầu thay cho chiếc khăn mỏ quạ đen sì mà tôi dùng suốt 2 ngày qua. Chồng bà ấy là thợ kim hoàn, thế là tôi nhờ ông ấy làm cho tôi một chiếc vòng cổ hình bông sen, đổi lại sẽ làm tất cả những công việc mà ông giao cho. Thật may cho tôi, ông ấy đồng ý.

Dùng khăn mỏ quạ của dân miền Bắc và quấn khăn rằn như người miền Trung không phải kiểu của tôi, Cộng biết điều đó nên hắn có thắc mắc, tôi không trả lời nên hắn cứ chọc tôi liên tục, ép tôi phải nói ra.

Tôi đã phải nhịn xuống cả chục bước và câm như hến gần hết ngày mỗi khi Cộng đề cập đến cái khăn của tôi. Sao tôi dám nói mục đích của việc này là vì Liên? Tôi không muốn cô ấy khó chịu vì thấy quốc kỳ của tôi. Nhưng nói ra thì nghe như tôi đang ra vẻ thanh cao vậy. Thế nên tôi nhất quyết không nói.

Tôi đến làm việc cho ông lão kim hoàn ngay chiều nay. Ông bảo sẽ làm cho tôi một chiếc vòng cổ hình bông sen thật đẹp. Tiền nào của nấy, tôi tốt hơn đừng than vì ông sẽ vắt kiệt sức lao động của tôi. Nghĩa đen.

Quả là ông lão nói là làm, ông bắt tôi chạy khắp phố mua dụng cụ làm việc dưới cái nhiệt độ gần 40°C, về đến nhà thì ông đưa tiền kêu tôi mua than, nhà vừa hết, nhớ mua hẳn 2 túi. Tìm cái xưởng bán than vốn đã khó, vác chúng về nhà còn khó hơn. Nặng, cồng kềnh, và nóng.

Mua than xong, ông cho tôi rảnh tay vài giây rồi kêu tôi dọn dẹp nhà cửa, nhớ lau cả kính. Căn nhà của ông thuộc dạng nhà ngói đã cũ, tuy nhỏ nhưng vẫn tốt chán. Ông bà đều đã già, xương cốt cứng cả rồi nên chỉ có thể quét bên dưới chứ không thể vươn người quét trần hay lau cửa kính được, vậy nên chúng bẩn như cả chục năm chưa ai sờ vào vậy. Nhà chắc chỉ bằng cái phòng học thôi mà dọn cả buổi trưa mới xong. Khỏi ăn uống.

Lúc tôi quay sang thì ông vẫn đang cặm cụi làm việc. Ông không nhìn vẫn biết tôi đã dọn nhà xong, liền kêu tôi ngồi cạnh bếp lò canh mấy món trang sức. Tôi thấy như đang ở địa ngục vậy. Trời đã nóng mà nhà thì bí bách, còn phải ngồi cạnh lò than. Giết người!

Nếu là Cộng hay tiểu Việt thì chắc chắn sẽ bảo "Thế này vẫn còn dễ chịu chán" rồi thảnh thơi nhấm nháp trà nóng như mấy lão già nghỉ hưu. Tôi nghĩ mà đến lạy hai con người này mất thôi!

Đến tối, chân tay tôi rã rời như tập quân sự. Chắc sẽ khó ngủ lắm đây.

.

.

Ngày J tháng Y năm XXYY

Đúng như tôi nghĩ, hôm qua tôi rất khó ngủ, vì kiệt sức nên tôi ngủ rất sâu. Đến mức suýt dậy muộn giờ làm việc.

Tôi được ông lão khen vì hôm qua hoàn thành tốt các công việc ông giao. Công việc hôm nay vẫn thật cực nhọc nhưng đỡ hơn hôm qua một chút, nhờ vậy mà tôi có thời gian để ngắm kỹ những món trang sức ông làm.

Ông làm rất khéo và tận tâm. Những chiếc xe đạp tí hon được cẩn thận chạm khắc trông như thật, thậm chí nó còn đạp được dù đây chỉ là họa tiết trang sức. Hồ Gươm trên mặt vòng cổ được tỉ mỉ mài miết, màu sắc hài hòa phản chiếu trên mặt hồ trông thật quá. Những chiếc lắc tay, lắc chân được bọc trong túi zip để chúng không bị xước khi va vào nhau; khuyên tai thì đính lên bìa các tông để không bị rơi.

Ông làm cho vui, để tận hưởng tuổi già, lâu lâu mới đem bán vài món kiếm ăn để tránh làm phiền con cái đang công tác ở nước ngoài. Dù thi thoảng mới bán nhưng những món đồ trang sức của ông luôn đắt khách dù chúng có giá cao hơn những món khác. Đã đem công sức ra bán thì phải bán sao cho xứng, đừng bán rẻ nó. Ông bảo thế, và tôi thích điều đó ở ông.

Tôi dùng tên giả là Hòa - chữ cuối trong tên quốc gia của tôi. Còn ông, tôi chưa hỏi, nhưng ông nói ông luôn khắc tên mình vào những món trang sức mà ông ưng ý. Thật khó để tôi biết được đâu là món ông ưng nhất giữa những sản phẩm điêu nghệ ấy.

.

.

Ngày K tháng Y năm XXYY

Hôm nay trời mưa, một cơn mưa mùa hạ. Cộng sống ở miền Bắc nên không quen cái kiểu mưa rào kéo dài thế này, hắn ngồi trong góc phòng mà mệt mỏi lau súng AK, một lúc sau thì lăn ra ngủ luôn. Còn một đứa sống ở miền Nam, nắng mưa thay đổi liên tục như người yêu cũ thay bồ mới như tôi thì thấy cũng bình thường.

Tôi ngồi ngắm mưa trong lúc ngân nga một khúc nhạc cũ mà cha Chân Lạp từng hát cho tôi và Thổ Chân Lạp nghe. Cha hay hát với dàn nhạc ngũ âm, chỉ đơn giản vì ông thích thế, chứ cha có hát chay cũng chẳng hề làm tôi chán ghét. Tôi đến giờ vẫn nhớ cái cảm giác bình yên và ấm áp khi những câu chữ Khmer cổ du dương đưa tôi vào giấc mộng, đôi khi là sự mới lạ khi chúng được thay thế bằng tiếng Phạn.

Đã cả ngàn năm trôi qua, dù không còn ai hát cho tôi nghe nhưng tôi vẫn thuộc ca khúc ấy cho đến tận bây giờ. Nó là khúc hát ru đưa tôi vào giấc ngủ trong những ngày còn bé dại, là bản nhạc mà cha Chân Lạp xưa kia hay ngân nga khi được thảnh thơi bên hai đứa con thơ, là bài ca mà cha tôi đã vui vẻ cất lên trước khi cuộc đời ông kết thúc dưới tay Đại Việt, là tiếng hát cuối cùng của anh Thổ Chân Lạp trước khi chúng tôi âm dương ly biệt.

Lại nhớ về quá khứ rồi. Tôi đành ngắm những bông sen ngoài cửa sổ để nguôi ngoai nỗi buồn, cớ sao càng bỏ càng khắc sâu?

Sắc màu tươi sáng, sự yêu kiều nhưng cũng thật mạnh mẽ chính là điều tôi thích ở hoa sen. Nhụy hoa vàng óng sẽ đưa tiễn hương thơm khắp nơi khi mùa hạ đến, cánh hoa tưởng như mỏng manh mà thật mạnh mẽ, vươn mình khỏi bùn lầy để thấy ánh dương, nhận lấy từng giọt mưa nặng hạt mà vẫn không tàn. Và hoa sen cũng là loài hoa đầu tiên mà tôi tặng cho gia đình mình...

Tôi nhớ cha và anh hai.

Thật muốn biết họ bây giờ thế nào rồi.

.

.

Ngày M tháng Y năm XXYY

Tôi với Cộng lại phá nhà. Lần này, Liên chán chả buồn cáu nữa, cổ kêu chúng tôi dọn dẹp rồi thay cô làm nốt chỗ giấy tờ. Ngay lúc Liên giao việc là tôi đã thấy hơi nghi nghi. Bọn tôi phá nhà cổ, mà công việc chỉ có nhiêu đó thôi sao? Nhưng rất may, thực tế phũ phàng đã cho tôi ăn một cái tát thẳng mặt.

Đống giấy tờ của Liên ngổn ngang chất đầy một thư phòng. Tôi hỏi sao lắm thế thì cô bảo do gần đây phải lo đống rắc rối của bọn tôi nên bị sao nhãng, làm không kịp. Combo dịch Covid nên công việc nhân đôi, vậy nên mới nhiều thế này đây.

Tôi nghe xong mà muốn chạy sang Trung Quốc đập cho China một trận. Ngước lên nhìn đống giấy chất cao như số nghiệp của thằng hàng xóm người Hoatôi đã muốn khóc. Thi thoảng tôi và Cộng vẫn giúp tiểu Việt xử lý giấy tờ, nhưng vì có 3 người làm nên mất một buổi là xong. Giờ có 2 người, mỗi người giải quyết hơn 3000 tờ thì biết sống sao?!

.

.

Ngày N tháng Y năm XXYY

Đã tròn một tuần kể từ ngày tôi sống ở thế giới này, chiếc vòng cổ của tôi cũng vừa vặn hoàn thành. Tôi đã thấy chiếc vòng khi nó chưa làm xong, đến lúc xong rồi mới thấy nó đẹp ngoài tưởng tượng. Mặt vòng đàng hoàng là một bông sen hồng nở rộ, cánh sen rộng, có màu trắng khi về cuống và hồng đậm ở phần chóp cánh, nhụy sen là một viên thủy tinh vàng chỉ to bằng cái móng tay út, được đục vài lỗ nhỏ để nhìn thật hơn. Có chiếc lỗ nằm dọc cánh sen, tôi chỉ cần xỏ nốt một sơi dây vào lỗ là hoàn thành chiếc vòng cổ. Có lẽ tôi nên chọn dây bạc, như vậy nhìn sang hơn.

Cuối cùng cũng xong rồi, quà tặng Liên. Tôi đã muốn tặng cô ấy thứ gì đó lâu rồi, vì đã cho tôi ở nhờ và đối xử với tôi không chút phân biệt. Và hôm nay cũng sẽ là ngày tôi hỏi rõ cảm xúc mà cô dành cho tôi. Thú thực là lúc đầu tôi nghĩ là Liên ghét tôi, nhưng đôi khi cô hay ấp úng như muốn nói với tôi điều gì, song lại thôi. Điều này khiến tôi chợt nghĩ: Này, liệu cô ấy có thực sự ghét tôi không?

Ông lão hỏi có phải tôi định tặng chiếc vòng ấy cho ai không? Tôi bảo có, hơi ngạc nhiên vì ông nhận ra. Ông cười, nói ông đã nghĩ chắc tôi định mua trang sức cho bản thân và lầm tưởng rằng ông cũng chỉ làm những thứ đồ hàng chợ linh tinh khác nên mới dám mua. Vậy nên ông bóc lột tôi ngay ngày đầu để kiểm tra, kết quả trái với dự đoán: tôi không than thở, ngày hôm sau vẫn đến nhà ông đúng hẹn. Nếu chiếc vòng là dành cho tôi thì chắc chắn tôi sẽ không làm đến mức này, vậy chỉ có thể là quà cho ai đó thôi.

Lập luận chính xác như vậy, còn biết chối đi đâu?

Ông nói sự trân thành của tôi rất đáng quý, nên ông cũng đã dành rất nhiều công sức cho chiếc vòng ấy. Nó là một trong số ít sản phẩm mà ông ưng ý.

Quả thật ông rất ưng nó, đến mức khắc tên mình lên mặt vòng. Tôi đã không nén nổi bật cười khi thấy cái tên khắc sau bông sen.

Tên ông là Niên. Nguyễn Trung Niên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro