5. Bài học đầu tiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Nếu chị không biết chữ, thì để tôi dạy chị thử xem?", Huệ lên tiếng, "Được chứ?"

"Sao cũng được", Tôi gật đầu, "Mà một đứa trẻ như cậu có lo liệu nổi chuyện dạy học cho tôi không đấy?"

"Chị nghi ngờ khả năng của tôi sao?", Cậu nhíu mày hỏi

"Không, không có gì", Tôi vội xua tay, rồi cầm lấy cọ và giấy đặt hết cả vào tay cậu, "Gạt chuyện đó qua một bên đi. Giờ ta học cái gì trước?"

"Nhận dạng mặt chữ", Cậu trải phẳng tờ giấy lên sạp, nhúng cọ vào nghiên mực đen tuyền, "Nếu không chịu học ngay từ đầu, thì tôi e là chị sẽ khó mà trụ vững trong cái thời cuộc mục nát này. Chị hiểu chứ?"

"Hiểu", Tôi đáp gỏn lọn.

Cậu đưa tay thoăn thoắt viết những hàng chữ mực đen đều đều. Tôi chăm chú nhìn, cứ ngỡ như mấy con rồng bay lượn trước mắt tôi vậy. Tuy không hiểu được hết các chữ thời xưa, nhưng đối với tôi, cứ hễ thấy ai viết được như thế cũng gọi là đẹp rồi.

Còn phải nói, mới nhỏ tuổi mà đã viết đẹp thế này, thì tương lai quá xứng đáng làm vua, còn bàn cãi gì nữa chứ? Chỉ cần nhìn cái chiếu chỉ dịch thuật chữ Hán sang chữ Nôm của ngài cũng đủ biết.

Đôi mắt tôi thu được 2 dòng chữ khá dài, lại còn chằng chịt những kí tự khó nhớ :

天𡗶 地坦 举拮 存噲 子𡥵 孙𡥙 六𦒹

三𠀧 家茄 国渃 先𠓀 後𢖖 (1)

Viết xong hai dòng chữ ấy xong, cậu quay qua nhìn tôi với ánh mắt vừa chờ đợi cho tôi nhìn hết nhiêu đó chữ, vừa lóe lên tia hi vọng nhỏ nhoi mà cậu gửi gắm ở tôi.

Còn nhìn cái gì nữa? Tôi không trả lời hay có chút tiến triển nào đâu, đừng nhìn. 

"Cậu nhìn cái gì đấy?", Tôi nhíu mày hỏi

"Tưởng chị cho tôi hi vọng cuối cùng, nhưng lại không có", Cậu thở dài.

"Ơ hay! Cái tên ngốc nhà cậu", Tôi huých nhẹ vào tay cậu, "Không dạy thì lấy đâu ra chữ nghĩa mà biết?"

"Đùa chị thôi", Cậu cười xòa, chỉ vào tờ giấy, "Những dòng trên là bài đọc đầu tiên trong Tam thiên tự (2). Tôi nghĩ, chị lớn phổng thế này rồi, nên bỏ qua bước cơ bản nhất" 

"Sao lại bỏ bước cơ bản?", Tôi cảm thấy khó hiểu nên liền hỏi 

"Chị lớn hơn tôi tận ba tuổi, há lại học các bước cơ bản như đám nhỏ ở làng tôi?"

"Rồi rồi. Tùy cậu", Tôi ngán ngẩm gật đầu. Thứ tôi muốn học không phải là học chữ ngoằng ngoèo thời xưa, thứ tôi muốn học bây giờ là Lịch sử.

Phải, là Lịch sử!

Hoặc là Ngữ Văn nhưng với chữ Quốc ngữ

Chứ đừng cho tôi học cái chữ này trời ơi! Như bùa chú ấy

Cậu nhanh chóng viết lên tờ giấy thẳng thớm một chữ 天, rồi quay qua nhìn tôi :

"Đây là thiên, hoặc nếu chị hiểu đơn giản thì nó là trời"

Tôi ồ lên một tiếng, nhanh nhảu đáp :

"Là chữ thiên trong Tiệt nhiên định phận tại thiên thư sao?"

"Ít ra chị cũng biết một chút đấy nhỉ?", Cậu cười nhẹ, tiếp tục viết lên giấy chữ 風, "Đây là gió"

Chuyển qua cách nói đơn giản cho tôi hiểu rồi à? Cũng tốt. Đối với những người đầu óc đơn giản như tôi thì phải nói chuyện như vậy.

Rồi bỗng nhiên có một cơn gió thổi qua, làm tôi phải cật lực chỉn chu lại tóc tai. Đang học về chữ phong, xong giờ đành ra có gió nổi lên à? Mát thì có, nhưng tôi không thích đầu tóc mình bị rối đâu! 

"Cơn gió vừa rồi mát chứ?", Cậu đột ngột hỏi tôi

"Mát", Tôi trả lời, "Thì sao?"

"Huân phong (3)", Cậu thản nhiên nói

"Cơn gió vừa rồi là huân phong sao?",  Tôi ngạc nhiên hỏi

"Phải", Đôi mắt sáng lẫm liệt đó vẫn tiếp tục đăm chiêu nhìn xuống tờ giấy, viết tiếp một chữ 晝 (4), "Đây là ngày"

"Nguyên gốc chữ này là gì?"

"Trú"

"Trú?", Tôi hỏi lại, "Không phải trú ẩn qua đêm đấy chứ? Sao cái nghĩa nó lại là ngày được?"

"Không phải chữ trú chỉ duy nhất một nghĩa", Cậu ôn tồn giảng giải.

"Em nói cũng đúng", Chàng gật gù, "Chữ thiên ấy, không đơn thuần có một nghĩa là trời"

"Còn có thêm nghĩa khác là nghìn, đúng chứ?", Tôi liền đáp

"Chị Hạ nhanh chóng đoán như vậy, cũng đâu đến nổi tệ đâu, anh Ba nhỉ?", Lữ đứng phía sau quan sát, nghe tôi nói vậy bèn lên tiếng. Cậu cũng muốn góp đôi lời vào, nhưng vì thấy tôi nghiêm chỉnh học như thế này, nên không nỡ phá hoại bầu không khí ấy.

Cậu viết tiếp hai chữ  江 và 山 lên giấy, lần lượt trỏ vào chữ 江, nói :

"Đây, là giang", Rồi cậu trỏ tiếp vào chữ 山, "Còn đây là sơn. Nếu ghép hai từ này lại, thì ta được giang sơn"

"Non sông?"

"Phải"

Mỗi khi nhận được một cái gật đầu từ cậu, tôi an tâm thở phào, cố khắc ghi những chữ đó vào trong não. Bởi tôi biết, nếu một người hiện đại như tôi mà muốn học được chữ này, e là phải trải qua cả một quá trình chứ chẳng chơi. Đã vậy, những chữ này còn theo tôi đến khi tôi thoát được hoàn cảnh này nữa. Không biết chữ, đồng nghĩa với việc không biết làm gì ở cái thời này, không biết chữ mà chỉ biết nói thôi sao? 

Thoáng chốc, tờ giấy đã đầy kín những chữ nào là 雲(5), 雨(6), rồi đủ thứ chữ mà tôi mất kha khá thời gian để nhớ được chúng. Người xưa họ nhớ dễ dàng là vì họ sử dụng những chữ này thường xuyên. Còn tôi thấy khó khăn vì đã quen với việc dùng chữ Quốc ngữ, với đống chữ này nào là xiên, xéo, thẳng, móc,.... Chắc chỉ cần kiên trì thôi, vạn sự khởi đầu nan mà. 

"Nản ghê", Tôi ngán ngẩm cầm tờ giấy đọc đi đọc lại, "Ta học qua cái khác được không? Học thế này, tôi chết vì chán mất"

"Vạn trượng cao lầu bình địa khởi (7). Chị cũng từng thấy những lầu cao của các vua chúa rồi đúng chứ?", Cậu hỏi tôi

"Đúng vậy", Tôi gật đầu

"Thế nhưng nó vẫn đứng vững, trường tồn hết năm này sang năm khác, thậm chí đến hàng thiên niên kỉ sau, chúng vẫn còn đó. Chị học cũng vậy. Nếu không bắt đầu từ cái gốc, thì e là muốn xây được một tòa thành cao cũng không được", Cậu ôn tồn nói

Quào!

Cũng có lí. Lại dễ hiểu với tôi nữa!

Nếu một đứa trẻ hiện đại bằng tuổi cậu bây giờ, chúng nó khó mà suy nghĩ được sâu xa, từ cái gốc rễ của vấn đề lắm. Trừ những đứa thông minh ra thôi. Chúng đa phần chỉ toàn đi hỏi người lớn, hoặc tệ nhất là chúng cho qua. Cùng một độ tuổi, nhưng cái suy nghĩ lại khác biệt nhau hoàn toàn. 

Có chí làm vua rồi đấy!

Cậu đặt chiếc cọ vào tay tôi, lấy một tờ giấy mới đặt xuống sạp. Nhìn cái cách cậu làm thôi cũng thấy có điềm rồi.

"Giờ chị hãy viết những chữ ban nãy tôi vừa dạy chị đi"

Cái gì cơ?

Viết lại á!?

Ầy, sao lại thách thức trí não của một con não cá vàng như tôi?

"Nhưng......"

"Tôi tùy hứng đọc chữ nào, chị viết chữ nấy", Câu nói này của cậu khiến tôi như muốn bẻ gãy cây cọ ra làm đôi.

...

Muốn đấm ghê

Mà đấm cũng không được

Lỡ bây giờ đấm, tương lai bay mất đầu thì sao?

Nhịn thôi chứ sao giờ.

Cầu trời đọc chữ nào cho dễ dễ tí thôi, Tôi thầm nghĩ, trong lúc nắm chặt lấy cây cọ để đỡ phải run rẩy

"Chị sợ sao?", Cậu nhíu mày hỏi

"Không...không sợ", Tôi lắp bắp đáp, giọng có chút cáu gắt, "Đọc thì đọc lẹ đi, quan tâm tới mấy chi tiết nhỏ nhặt này làm gì"

"Hoặc do cô muốn thằng Ba nó đọc mấy chữ dễ cho cô viết chăng?", Chàng cười nhẹ khi nhìn thấy biểu cảm của tôi.

Đồ ngốc...

Nói đúng còn nói to!

Tôi cười trừ, cố dỏng tai lên nghe cho rõ, bắt ép cái não đần này phải suy nghĩ cho linh hoạt vào.

"Sơn", Cậu lấy làm bộ dạng nghiêm chỉnh như thầy giáo dạy học cho học trò.

Chết dở...

Chữ 'sơn' ấy, viết như nào?

Tôi len lén đưa mắt nhìn tờ giấy mẫu, nhưng thế quái nào cậu lại phát hiện.

"Đã bảo tôi đang tra hỏi chị, sao lại nhìn vào đây?", Cậu lấy đi mất tờ giấy đó, "Không cho chị nhìn nữa"

Hình như chữ 'sơn' ban nãy nó khá giống chữ 'E' nếu viết đảo ngược lại. Lọ mọ mãi tôi mới viết được chữ 山 hoàn chỉnh, tay thì lấm lem những mực đen, có vết còn trây lên cả mặt nữa.

"Xong rồi đó", Tôi hí hửng chìa giấy ra, "Cậu xem, thế này là đúng chưa?"

Cả ba cái đầu chụm lại, chăm chú nhìn vào tờ giấy chứa đựng nét chữ thô kệch của tôi. 

Nhìn mãi một lúc sau, cậu mới gật đầu :

"Vừa dạy chị thôi, mà đã viết được như này, thì quả thật đáng khen"

Thấy tôi cười tủm tỉm mãi, cậu lại hỏi :

"Hay do tôi dọc trúng chữ dễ với chị?"

"Không, không có", Tôi xua tay, "Tôi cười là vì được khen thôi. Đọc tiếp đi"

Cậu suy ngẫm một hồi, rồi quyết định đọc tiếp :

"Còn chữ thiên thì sao?"

Hừmmmm....

Chữ 'thiên' cơ á? 

Khá giống với chữ 'Đại' trong Đại Việt nhỉ?

Chắc là thêm dấu gạch ở trên vào.

Lần này không cần suy nghĩ gì nhiều, tôi lập tức viết vào chữ 天, đắc thắng nhìn cậu :

"Tiếp đi. Chữ nào khó cũng được"

"Chị chắc chưa?", Cậu nghi ngờ hỏi lại

"Chắc rồi", Tôi đáp mà không cần xét xem chữ nào sẽ là chữ khó đối mặt với tôi.

Thiệt là...

Lúc đó tôi ngu ghê

Đại đại ngốc

Miệng hại thân là đúng mà... 

--------------------------------------------------------

(1) : Thiên trời địa đất cử cất tồn còn tử con tôn cháu lục sáu tam ba gia nhà quốc nước tiên trước hậu sau

(2) Tam thiên tự : là một trong hai quyển sách dạy chữ Hán vỡ lòng của trẻ nhỏ thời xưa

(3) Huân phong : Cơn gió mát lành

(4) 晝 : Trú (Ngày)

(5) 雲 : Vân (Mây)

(6) 雨 : Vũ (Mưa) 

(7) Vạn trượng cao lầu bình địa khởi : Lầu cao vạn trượng đều được xây dựng nên từ mặt đất bằng phẳng












Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro