1.3. Vấn chẩn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Là thông qua hỏi người bệnh hoặc người nhà người bệnh về các triệu chứng hiện tại, quá trình bệnh, quá trình chữa bệnh, nghề nghiệp, hoàn cảnh để đánh giá tình trạng bệnh. (Phần này chỉ nêu những phần hỏi bệnh khác với Y học hiện đại).

1.3.1. Hàn nhiệt

Là hỏi về cảm giác chủ quan của người bệnh về sự nóng hay lạnh như có phát sốt, sợ lạnh, thời gian dài ngắn, sự liên quan đến các triệu chứng khác.

Phát sốt: Bệnh mới mắc có sốt và sợ lạnh là bệnh ngoại cảm. Sốt ít sợ lạnh nhiều là biểu hàn, sốt nhiều sợ lạnh ít là biểu nhiệt. Sốt cao, miệng khát, đại tiện táo, nước tiểu dơ, lưỡi đỏ là chứng lý thực nhiệt. Lúc sốt lúc rét là chứng bản biểu bản lý gặp trong bệnh sốt rét. Sốt bứt rứt trong mình là thấp nhiệt. Lòng bàn tay, bàn chân nóng, gò mà đỏ là huyết hư, âm hư sinh nội nhiệt. Sốt ngày càng tăng, có quy luật là triều nhiệt.

Sợ lạnh: Bệnh mới mắc mà sợ lạnh là do ngoại cảm phong hàn. Bệnh lâu ngày mà sợ lạnh kèm thêm tay chân lạnh là triệu chứng dương hư, sợ lạnh ở lưng là thận dương hư, sợ lạnh ở tay chân là tỳ dương hư.

1.3.2. Mồ hôi

Có và không có mồ hôi: Sợ lạnh, phát sốt, có mồ hôi là biểu hư, không có mồ hôi là biểu thực. Sốt cao mà có nhiều mồ hôi là lý nhiệt. Thời gian ra mồ hôi: Bình thường hoạt động càng nhiều mồ hôi càng tăng.

Sau khi ra mồ hôi thấy lạnh là khí hư. Tự ra mồ hôi (tự hạn) là dương hư. Ngủ ra mồ hôi, lúc tỉnh không ra mồ hôi (đạo hạn) là âm hư.

1.3.3. Đau đầu, mình, ngực, bụng

Vị trí: Đau đầu là chứng đầu thống. Đau ngực là chứng hung hiếp thống. Đau vùng thượng vị là vị quản thống. Đau vùng bụng dưới là can khí uất kết, hay gặp ở nữ (thông kinh). Đau lưng là chứng yêu thống.

Tính chất: Đau di chuyển là do phong. Đau mà toàn thân nặng nề, di chuyển khó khăn là do thấp. Đau kèm sợ lạnh, trời lạnh đau tăng là thuộc hàn. Đau kèm sốt sưng nóng đỏ là thuộc nhiệt. Đau căng trướng, đau liên miên là do khí trệ. Đau dữ dội tại một điểm nhất định là do ứ huyết.

Mức độ và thời gian: Đau mới mắc, ấn vào điểm đau phản ứng dữ dội (Cự án) thuộc chứng thực. Đau dài lâu, ấn vào phản ứng yếu ớt (thiện án) thuộc chứng hư.

1.3.4. Ăn uống và khẩu vị

Khát và uống nước: Khát, uống nước nhiều, thích nước lạnh là thực nhiệt. Khát mà không thích uống nước là chứng thấp trở, ẩm trở. Khát nước xen ỉa chảy, ói mửa là tân dịch tổn thưong. Không khát, không thích uống nước là chứng hàn.

Thèm ăn và ăn: Khi có bệnh mà còn ăn được là vị khí chưa hao, tiên lượng tốt. Bệnh mới mà không thèm ăn là thức ăn tích trệ, khí trệ ở tỳ vị hoặc ngoại cảm kiêm thấp. Bệnh cũ, ăn kém là tỳ vị hư nhược, thận dương hư.

Mùi vị ở miệng: Miệng đắng thuộc nhiệt. Miệng chua hôi thuộc trường vị tích nhiệt. Miệng nhạt thuộc chứng hư. Miệng ngọt thuộc thấp nhiệt ở tỳ. Miệng mặn thuộc thận hư.

1.3.5. Ngủ

Mất ngủ kèm hồi hộp, sợ hãi, ngủ hay mê thuộc tâm huyết hư. Trằn trọc, vật vã, khó ngủ thuộc âm hư hoả vượng. Mất ngủ kèm hồi hộp, vật vã, ói ra đàm thuộc đàm hoả quấy nhiễu tâm. Tiêu hóa không tốt cũng gây mất ngủ.

1.3.6. Đại tiện và tiểu tiện

- Đại tiện

Đại tiện táo: số lần đi ngoài giảm, khó đi, phân ít và khô cứng là do tân dịch bị thiếu hụt.

Đại tiện lỏng: Phân sền sệt, mùi thối nhiều là lý nhiệt, tích trệ. Phân loãng, hôi thối là tỳ vị hư hàn. Tiêu chảy lúc sáng sớm là tỳ thận dương hư.

- Tiểu tiện

Tiểu tiện ít, màu vàng, nóng là thực nhiệt. Tiểu ít sau ra mồ hôi, ói mửa, tiêu chảy là tân dịch tổn thương. Tiểu đi luôn luôn, mót đái, đái gắt là thấp nhiệt ở bàng quang.

Tiểu nhiều trong là hư hàn. Tiểu nhiều lần ở người già, tiểu không tự chủ, đái dầm là do thận khí hư.

1.3. 7. Kinh nguyệt

Là thông qua hỏi về chu kỳ kinh, lượng kinh, thời gian hành kinh, màu sắc, tính chất của kinh nguyệt ở người phụ nữ để đánh giá chức năng của huyết phần.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro