1.4. Thiết chẩn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Là thông qua sờ nắn bằng tay để phát hiện các triệu chứng của bệnh.

1.4.1. Xem mạch

Mục đích xem mạch là để biết tình trạng thịnh suy của các tạng phủ, vị trí nông sâu và tính chất hàn nhiệt của bệnh tật.

Nơi xem mạch: phổ biến nhất là tại động mạch quay ở cổ tay.

Cách xem mạch: Người bệnh nên nghỉ 15 phút trước khi xem mạch, tốt nhất là xem mạch vào buổi sáng lúc chưa ăn uống gì.

Mạch bình thường: không phù, không trầm, tần số 70 - 80 lần/ phút, hoà hoãn có lực và đi lại điều hoà.

Mạch bệnh: khi có bệnh mạch có thể thay đổi về vị trí nông sâu, tốc độ nhanh chậm, cường độ mạnh yếu, mạch đập có quy luật hay không.

Theo các tài liệu Y học cổ truyền, tất cả có 28 loại mạch bệnh. Tài liệu này chỉ giới thiệu sáu loại mạch bệnh cơ bản.

+ Nhóm mạch theo vị trí nông sâu

Mạch phù: sờ nhẹ tay thấy mạch ngay, đè xuống không giảm và thấy hơi rỗng. Chủ bệnh: bệnh ở biểu.

Mạch trầm: ấn mạnh tay mới thấy mạch đập. Chủ bệnh: bệnh ở lý.

+ Nhóm mạch theo tốc độ

Mạch trì: mạch đập dưới 60 lần/ phút. Chủ bệnh: chứng hàn.

Mạch sác: mạch đập nhanh trên 90 lần! phút. Chủ bệnh: chứng nhiệt.

+ Nhóm mạch theo cường độ

Mạch vô lực: ấn mạnh tay xuống thấy mạch không nẩy dưới tay hoặc nẩy rất yếu. Chủ bệnh: chứng hư.

Mạch hữu lực: ấn mạnh tay xuống thấy mạch nẩy dưới tay. Chủ bệnh: chứng thực.

1.4.2. Sờ nắn

- Sờ da thịt nóng lạnh: Nóng ngoài da, ấn sâu giảm là biểu nhiệt. Ngoài da nóng ấm, càng nhấn càng nóng là lý nhiệt. Nóng lòng bàn tay, lòng bàn chân, kèm cảm giác nóng ở trong lòng ngực gọi là ngũ tâm phiền nhiệt là do âm hư hoả vuợng.

Khô ướt: Da tươi nhuận là tân dịch chưa bị tổn thuơng. Da khô là tân dịch giảm, ứ huyết.

Phù: Ấn mạnh vết lõm còn là thuỷ thũng. Ấn mạnh vết lõm nổi đầy ngay là khí thũng.

- Sờ tay chân: Tay chân lạnh là dương hư hàn thịnh. Tay chân nóng là dương thịnh, nhiệt thịnh. Lòng bàn tay nóng là bệnh nội thương. Mu bàn tay nóng là bệnh ngoại cảm.

- Sờ bụng

Đau bụng thích ấn thích xoa (thiện án) thuộc hư. Đau bụng không thích xoa ấn (cự án) thuộc thực.

Bụng đầy gõ như cái trống, tiểu được thuộc khí trướng. Bụng đầy có nước ở trong, không tiểu được thuộc thuỷ cổ.

Trong bụng có khối sưng, ấn vào rắn cố định, không mất là bệnh tích, bệnh trướng thuộc huyết ứ. Trong bụng có khối sưng, ấn vào không thấy, có lúc lại mất thuộc khí trệ.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro