Xa cách

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Ngày hôm sau khi Diệp Anh về Hà Nội, Trang  cũng ung dung sắp xếp về quê, chị ở tỉnh ven Sài Gòn, chỉ cần ngồi
một chuyến xe bus liên tỉnh đã đến nhà.

Không giống như Diệp Anh, có cả một đoàn người ra tận sân bay đón đợi trước ba bốn tiếng đồng hồ, siêu xe đỗ sẵn, vừa ra cửa liền được ôm ấp, mừng rỡ rơi lệ, xoa tay Xoa chân, về đến nhà có bữa cơm ngon lành chuẩn bị sẵn, theo một thực đơn dày như sớ táo quân mà cô thiên kim tiểu thư thích nhất, hỏi hang đủ thứ chuyện..

Trang lặng lẽ xuống bến xe, bắt honda ôm thêm một đoạn dài, lanh quanh những cánh đồng bất tận, cách xa xa một mái lá đơn sơ hoa mai vàng rực trước sân, đến cây cầu nhỏ phải xuống xe cuốc bộ men theo con đường bêtông ven sông, cuối cùng rẽ vào đường đất mòn đầy cỏ dại, chị nhắm hướng ngôi nhà lá nhỏ cuối xóm gần mé sông, một vùng ngoại ô nghèo.

Khoảnh sân đất không rộng lắm nhưng
vô cùng sạch sẽ, kỹ lưỡng, trồng
hoa đủ loại, hàng rào tre đơn sơ treo lủng lẳng  mấy giò lan làm bằng gáo dừa. Bây giờ về, mấy gốc mai già trước nhà đã được lặt hết lá, lác đác vài nụ nở sớm.

Không gian lững thững trôi tựa như mấy
đám lục bình bồng bềnh ngoài lòng con sông nhỏ, một sự yên ắng bao trùm làng
quê, vốn dĩ, yên đến nỗi có thể nghe tiếng cá đớp mồi ngoài sông. Ở đây thanh tỉnh, trong lành, khác xa Sài Gòn phồn hoa náo nhiệt.

Trang đến trước sân, tiếng bước chân khẽ khàng, mấy loại cây cỏ được chặt nhỏ làm thuốc để thành từng cụm chưa kịp phơi, chị ngồi xuống ngay ngắn. Sau
bếp có tiếng lục đục, trên nốc lá có làn
khói toả, chị mỉm cười nhìn khung cảnh
thân quen, đúng ra đã mấy tháng chị chưa về. Bước nhanh vào trong, cất balo mới cất tiếng gọi:

- Ngoại ơi, con về rồi đây.

Một bà cụ lưng hơi còng đang lui cui thổi
nồi cơm trên bếp củi, khói bay ngộp trời
làm cay mắt bà nhoè nhẹt. Nghe tiếng
gọi lập tức ngước lên, nheo nheo đôi mắt
không còn tinh nhuệ nhìn chị. Nhận ra
đứa cháu gái, móm mém cười.

- Ơ, về rồi hả? Ngoại đang nấu cơm đợi
con, tuần trước nghe bây điện thoại cho cô Sáu nhà bên nói hôm nay về, ngoại trông quá!

Chị đi đến cạnh bà lấy một mớ củi khô
hơn nhốm bếp cho đỡ khói. Ngoại liền
đưa một tay vỗ vỗ cánh tay Trang, bàn tay nhăn nheo già nua còn lại nắm lấy bàn tay mềm mại trằng nõn của chị, đưa lên mũi hôn mạnh, hít lấy hương thơm đứa cháu yêu quý xa nhà lâu ngày, dĩ nhiên ngoại không còn đủ chiều cao để xoa đầu chị như hồi Trang còn nhỏ.

- Để con làm cho, ngoại ra trước nghỉ
đi.

- Thôi thôi, thay cái áo trắng ra để
dành, đứng đây một hồi bần đen sì sao
mặc nữa con?

Trang cười xoa lưng bà.

- Không sao, ngoại ra trước đi con biết
mà.

Bà gật đầu.

- Ừ vậy thôi, ngoại ra sau tưới rau.

Vườn rau tương đối rộng sau nhà là thu
nhập chính của hai bà cháu nương tựa
nhau bao nhiêu năm nay.

Trang xưa nay vẫn vậy, là một đứa cháu
ngoan ngoãn giỏi giang thuỳ mị, luôn đỡ
đần bà trong ngoài, chỉ có hai bà cháu.

Chị vào thay ra một chiếc áo màu rộng rãi cho thoải mái, bởi mái tóc bồng bềnh lên gọn gàng, lộ vùng gáy cao thanh mảnh trắng nõn, bắt tay vào thổi lửa.

Gian bếp nhỏ không hợp với chị một chút nào, xinh đẹp quyến rũ, thanh thuần bất phàm, tựa hồ nữ thần đang làm những công việc thế tục. Mái bếp thấp không vừa vặn chiều cao vượt trội nên phải lui cui chật vật. Nhưng tất cả những động tác thuần thục nhu nhã, vừa mắt một cách lạ thường.

À không, chị giống cô Tấm hơn, một cô
Tấm hiền hoà bước ra từ quả thị, giúp bà
cụ tốt bụng dọn dẹp nhà cửa.

- HÙUUUUU..

Trang không giật mình nhiều, chỉ dao động một chút, ngước mặt lên sau khi cho thêm một khúc củi to vào bếp giữ lửa.

Phía sau lưng là một anh chàng cao lớn
trắng trẻo, mặc chiếc sơ mi sáng màu
đơn giản, miệng cười tươi roi rói nhìn Trang, khuôn mặt với đường nét đậm điển trai không kém phần chất phát, trong đôi mắt cương nghị của người đàn ông toả ra sự vui mừng nồng nhiệt, bóng dáng anh cúi thấp vẫn không mất đi vẻ nho nhã, nam tính.

- Anh Tâm. - Chị cong một nếp môi cười.

- Em về khi nào? Không gọi anh ra đón?

- Hỏi vậy thôi, chứ anh ngồi trước nhà
trông ngóng "cô hàng xóm" từ sáng, mới đi ra sau giúp ba sửa lại máy bơm một loáng, khi đi lên đã nghe mấy đứa nhỏ bảo chị Trang vừa về ngang, liền ba chân bốn cẳng chạy qua bên này.

- Thôi, lại phiền anh, em vừa mới về.

- Em gặp bà chưa? Bà nhắc em mãi.

- Có. Bà ra sau vườn tưới rau, anh về
khi nào?

Trang gật đầu, gặp anh, biểu tình
vui vẽ thoáng vụt qua trong ánh mắt, rồi
chị lại điềm đạm tiếp tục công việc, như
đã quá quen với sự hiện diện của anh
chàng ở nơi đây.

Tâm đương nhiên cũng không xa lạ, anh
giúp Trang lấy bát đũa, rửa rau và gác lại mấy thanh sà trên mái nhà, vừa thong thả trả lời chị:

- Anh về gần một tuần rồi, mấy hôm
định qua trường em cùng về chung
nhưng ba anh bệnh, phải về trước.

Tâm giở lu nước thấy vơi hơn một nửa,
anh nhanh chóng ra sau hè xách hai ba xô để sẳn lát nửa Trang cần rửa đồ ăn sẽ không phải xách nước.

- À, vậy hả? Chú Sáu bệnh thế nào?

- Bệnh tim cũ ấy mà, bây giờ thì hết rồi.

- A, vậy sao? Lát em qua thăm chú. Anh
ăn cơm cùng em và bà luôn nha.

- Ừ!

Tâm cười tít mắt. Anh dựa lưng vào vách nhà, an ổn nhìn Trang loay hoay nấu ăn, một cảnh tượng mà mười mấy năm trời không thay đổi, chỉ khác Thùy Trang ngày càng xinh đẹp, mái bếp lá ngày càng liêu xiêu... Nhưng, anh vẫn cứ thích thú cảnh này như hồi năm sáu tuổi lon ton hai đứa bám lấy chân bà.

Anh là hàng xóm thân thiết lớn lên cùng
Trang từ bé, học kiến trúc ở Sài Gòn, trước đây vẫn hay qua trường chị, cùng ăn cơm hoặc mang trái cây ở nhà đến cho cả phòng, dù trường anh cách rất xa trường chị, ngòi xe buýt cả tiếng đồng ho. Năm nay đồ án ra trường dồn dập, cả năm chẳng ghé lại được lần nào.

Ngày lại ngày qua, xuân càng lúc càng đến gần, hôm nào Diệp Anh cũng đứng trên sân thượng trông về phía miền Nam xa xôi, trong đầu vẽ lên nụ cười của chị, bất giác môi mỉm cười theo.

Mỗi phút trôi qua, muốn gặp chị thêm
một chút, mỗi giờ trôi qua, thấy ngày dài
thêm một trượng, mỗi ngày trôi qua, như cách xa chị đã nhiều năm...

Diệp Anh không màn ăn uống, đến bữa cơm lùa qua loa một bát, suốt ngày nằm trong phòng, đến khi bố mẹ réo gọi lắm mới miễn cưỡng bước xuống, ngồi cùng gia đình ủ rủ đáp vài câu rồi lại lên phòng tiếp.

Những ngày cận tết mọi thứ rộn ràng,
hoa đào nở ngập mà lòng Diệp Anh héo úa, chuyện cấp thiết bây giờ là gặp chị, gặp chị, chỉ muốn thấy nụ cười của chị, nghe giọng nói của chị, ngửi hương thơm của chị. Mỗi lần nghĩ đến chị, lòng như thấp lên một ngọn lửa nhỏ, rồi dần dần bùng cháy, thiêu đốt ruột gan, sau đó lụi tàn trống rồng khiến cơ bụng hóp vào một cái, rùng mình, sau đó đầu óc ong ong nhứt nhói.

Có phải nhớ không? Nếu đó là cảm giác
nhớ người yêu trong truyền thuyết thì
có lẽ Diệp Anh nhớ chị đến đỉnh điểm chứ chẳng chơi. Đến nỗi mỗi đêm nằm trong chăn, nhớ đến hương tóc chị nước mắt cũng tự nhiên rơi ướt gối. Hoá ra, không phải người ta buồn mới khóc, mà nhớ cũng có thế khóc ngon lành như vậy.

Diệp Anh thương bố lắm, rảnh rỗi hay ngồi  tâm sự đủ thứ chuyện, đi học thế nào, cuộc sống sinh viên thế nào, thầy nào khó, cô nào dễ... Nhưng chuyện của chị Trang  tuyệt đối không kể.

Vẫn còn rất ấm ức việc chị Trang không cho số điện thoại, nghĩ mãi không hiểu nổi tại sao chị lại không cho số điện thoại?

Diệp Anh tìm mọi cách để liên hệ với chị
trong khoảng thời gian xa cách này, nếu
không, chắc nỗi nhớ tích tụ lâu ngày trong Diệp Anh sẽ bị nén dần, nén dần, đến một lúc nào đó thần kinh không còn tải nổi.

*BÙM. *

Đầu Diệp Anh nổ tung, bóc khói.
Cuối cùng cũng nghĩ ra thượng sách,
không biết bằng cách nào đó bạn Diệp Anh. Có thể xin được số điện thoại của một đàn chị, người rất có giá trị đế truy tìm tung tích chị Trang.. Ninh Dương Lan Ngọc, ahihi người yêu bé nhỏ của Đại Thần tại thượng.

Rốt cuộc sau một ngày dai dẵng, năn nỉ
ỉ oi, gạ gẫm, lừa tình... Diệp Anh cầm được trong tay địa chỉ của chị Trang, mừng rơi lệ.

Haizzz, nếu hoa hậu Đại Thần biết Diệp Anh  bí mật gọi điện cho người yêu của mình để dụ dỗ, hẳn là bạn Diệp Anh khó sống trong trường @.@ thôi bỏ đi, chắc bạn Lan Ngọc không ác đến nỗi nào đâu.

Nói chung Lan Ngọc không có số điện
thoại nhà của chị Trang, chắc nhà chị không có điện thoại thật. Mỗi lần rời kí túc xá, chính Lan Ngọc cũng không thế liên lạc được với Thùy Trang.

Xác thực được như vậy. Diệp Anh thấy an ủi trong lòng, chị Trang không có gạt mình, không phải cố ý không cho mình liên lạc về nhà chị. Nhưng mà... đã là năm bao nhiều rồi còn không có điện thoại liên lạc nhỉ???! Kì lạ.

Diệp Anh quyết định viết một bức tâm thư gởi chị, địa chỉ này xem bộ lan man,
chẳng biết có đúng hay không? Nhưng
mặc kệ, Diệp Anh vẫn gởi. Bạn bè gởi thiệp chúc tết hỏi thăm nhau chẳc không có vấn đề gì đâu nhi?! Cùng là con gái mà. Cái tên trên bìa thư From: Diệp Lâm Anh

Cũng tương đối là.. nữ tính. Nếu ba mẹ
chị thấy cũng bình thường thôi ha >.<
Nghĩ vậy, bạn Diệp Anh cười tươi rói mạnh tay dán tem gởi bưu diện.

Lần đầu tiên viết thư tay, lần đầu tiên đặt bút viết lên mấy dòng vu vơ... Vậy mà.. Bạn Diệp Anh đã xé hết một cuốn tập 200 trang, thùng rác đầy giấy vụn bị xé nát.

Viết đi viết lại, viết kiểu gì cũng thấy chữ
của mình... Quá xấu! Haizzz hồi xưa xếp
loại A vỡ sạch chữ đẹp chớ bộ, vả lại, bạn Diệp Lâm Anh luôn tự tin về mặt chữ viết mà bây giờ tự ti kinh khủng khiếp. Rồi thì mấy từ ngữ mình viết ra sến sẩm thế??? Phải viết làm sao cho bớt sến??? Mà nếu viết bớt sến thì không thể diễn tả hết lòng mình trên giấy, vậy chị có hiểu không?

Rốt cục, cảm xúc tuôn tràn vô bờ bến,
Diệp Anh viết cho chị một mạch đến ba tờ giấy đôi. Đại khái kể về thời tiết Hà Nội hôm nay thế nào? Hoa đào nở mấy cành? Nhà em có đun bánh chưng, Hà Nội năm nay lạnh hơn mọi năm, tháp rùa lung linh trong màn sương bla.. Bla.. Bla...
Cuối cùng mới là, em nhớ chị quá! Nhớ như thế nào?... Viết xong không dám đọc lại.

Vẫn còn cảm thấy chưa đủ cái gì đó,
Diệp Anh vác máy ảnh đi vòng vòng Hà Nội chụp, chụp đủ mọi thứ, mấy cái mang hương vị mùa xuân, rồi rửa ra...
Gởi kèm trong thư cho chị.

Diệp Anh ngồi suy nghĩ, hai ngày nữa là tết, không biết chị đã nhận được thư mình gởi chưa? Đang chống tay nghĩ miên man, mắt mơ màng hướng đến bộ đèn nháy trên cây đào to tướng đặt giữa sảnh nhà, chợt bác quản gia chạy vào gọi, có thư.

Chắc lại mấy đứa bạn du học ở nước ngoài gởi bưu thiếp chúc mừng năm mới.

Diệp Anh không cảm xúc, bình thản kí nhận thư, nhận xong trở vào nhà, tò mò nhìn xem, bỗng mắt sáng rỡ: From Nguyễn Phạm Thùy Trang.

Xuân đã về chưa? Đất trời nở đầy hoa.
Diệp Anh như một quả bóng xì hơi tự nhiên được nạp đầy không khí, căng lên, tràn sức sống. Ôm lá thư vào lòng cười tít, chạy thẳng lên phòng đóng cửa, chốt kỹ lại.

Tâm trạng hồi hộp, hồi hộp... Sống trên
đời bao nhiêu năm chưa bao giờ hồi hộp
như bây giờ, trái tim tựa như không dám
thở.

Từng chút, từng chút một Diệp Anh mở ra. Tay run run, mắt mờ mờ... Cứ tưởng chị sẽ viết nhiều nhiều. Nhiều như Diệp Anh mấy tờ giấy đôi đọc cho đã, định bụng sẽ đọc từng nét chữ của chị, nhưng... Diệp Anh vỡ mộng... Đời không như là mơ, và một khi chọn yêu chị Trang thì càng không nên mơ mộng nhiều.

Chỉ một tấm thiệp đơn giản tự làm bằng
tay, một dòng vỏn vẹn:

"Chúc mừng năm mới Diệp Lâm Anh
C.N.E"

CNE là cái gi? Cái quái gì? Diệp Anh chẳng hiểu, chắc có lẽ vì đang bận hụt hẫng vì thư quá ngắn, à nhưng thôi, dù sao có thư của chị là mừng lắm , chắc chị dựa vào địa chỉ ghi trên thư Diệp Anh gởi ngược lại. À, trong thiệp có kèm một cành mai vàng được ép cẩn thận.

Diệp Anh à! Đừng đòi hỏi quá nhiều
ở chị, haizzz, có là tốt rồi, rất tốt, rất tốt..
Bạn Diệp Anh còn bé quá, chẳng biết đã hiểu được tình ý chị?? Vật ít, tình nhiều... Lá thư kèm nhành mai vàng, gởi chút nắng  ấm phương Nam về cái rét run ngoài Bắc.

Có điều, chỉ cần nghĩ đến, bức thư này,
nhành mai này từng cầm trong tay chį,
do chị tự hái trước hiên nhà, dòng chữ
này do chị nắn nót viết ra, và những thứ
này phải vượt qua một chặn đường dài
2000km để đến được tay Diệp Anh... Cảm
thấy hạnh phúc dâng ngập lòng, không từ ngữ nào tả xiết, cảm xúc.. Là một cái gì đó rất hay bùng nổ.

Một khi yêu nhau, chút tình chút ý cũng
tạo nên cơn sóng thần dữ dội trong tim.
Một khi yêu nhau, chút xa nhau cũng làm người ta cồn cào, buốt nhói.

...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro