5.1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vào cái đêm đứa em trai song sinh long phượng Giang Sơ qua đời, tôi đang ngủ thì bị đánh thức bởi cảm giác rơi xuống vực thẳm.

Lồng ngực đau nhói, nước mắt vô cớ tuôn trào, không thể thở nổi.

Sau đó tôi nhận cuộc gọi của bố, bảo tôi lập tức về ngay trong đêm.

Lúc về đến nhà, thi thể của Giang Sơ được phủ bởi một tấm vải trắng, bên dưới là tấm chiếu tre.

Tôi chưa kịp buông đồ xuống, bố mẹ lập tức đưa áo liệm và chậu nước cho tôi, bảo tôi lau người rồi mặc áo cho Giang Sơ.

Tuy tôi và Giang Sơ là thai song sinh nhưng cũng không có đạo lý bảo một người chị như tôi lau người mặc quần áo cho nó!

Huống chi tôi còn không biết làm!

Bố tôi thế mà xốc tấm vải trắng lên không chút do dự, lộ ra thi thể trần truồng của Giang Sơ.

Tôi muốn kéo tấm vải trắng xuống, nhưng đập vào mắt là những dấu tay xanh đen dày đặc trên thi thể cứ như trước khi chết, có vô số bàn tay ôm chặt lấy nó.

Kỳ lạ hơn là trên người nó có rất nhiều đinh gỗ đào được buộc bởi dây tơ hồng.

Như thể nó không phải người mà là một con rối.

"Đã xảy ra chuyện gì? Sao nó lại chết?" Tôi quay đầu hỏi bố mẹ.

"Nó là người bảo vệ thôn, giúp thôn chắn tất cả tai kiếp." Mẹ tôi bật khóc, ôm chầm lấy tôi, "Bà Sáu chuyên tẩm liệm nói phải là người thân thiết nhất lau người mặc áo liệm cho nó, thắp đèn, sau đó cõng thi thể đi khắp thôn để gọi hồn về, nếu không kiếp sau nó vẫn là một đứa ngốc vì hồn phách không trọn vẹn. Giang Ảnh à, con và nó kiếp này là thai long phượng, kiếp trước là vợ chồng. Con là người thân thiết nhất của nó, con không thể để nó kiếp sau tiếp tục làm một tên ngốc được!"

Mẹ tôi run rẩy gục xuống đất.

Người xưa có câu kiếp trước của thai long phượng là vợ chồng, không thể nuôi cùng nhau, nếu không sẽ có một người chết yểu.

Trên chúng tôi có hai chị gái, bố mẹ đương nhiên giữ lại Giang Sơ, gửi tôi ở nhà họ hàng xa.

Nhưng cho đến bốn năm tuổi Giang Sơ vẫn không biết nói, tới các bệnh viện lớn kiểm tra cũng không phát hiện vấn đề, trừ việc nó bị thiểu năng trí tuệ.

Bà đồng trong thôn nói kiếp trước nó còn nỗi ân hận, kiếp này tự nguyện mất đi một trong ba hồn, hai trong bảy phách để bảo vệ thôn, kiếp này chịu khổ, kiếp sau hưởng phúc.

Cũng có người nói bố mẹ tôi không có số có con trai, cố gắng lắm chỉ xin được một thằng ngốc.

Mỗi khi nghe những lời này, mẹ tôi đều cầm dao ra đường mắng, lâu dần cả thôn không ai nói nữa.

Mà đứa con gái như tôi có lúc lại không được bố mẹ hỗ trợ chi phí sinh hoạt, gia đình nuôi nấng tôi thầm mắng sau lưng vô tình bị tôi nghe thấy.

Chính vì là song sinh long phượng, Giang Sơ không nhận ra ai, chỉ cần nhìn thấy tôi liền cảm thấy thân thiết, có món gì ngon, có trò gì vui đều để lại cho tôi.

Giang Sơ tuy ngốc nghếch nhưng đơn thuần, hơn nữa bố mẹ cứ nhấn mạnh nó là người bảo vệ thôn nên mọi người đối xử với nó cũng không tệ.

Nhà ai có chuyện vui, nó đều góp mặt, đồ ăn thức uống chưa từng thiếu.

Vào cái đêm Giang Sơ mất, gia đình nhà họ Mã trong thôn làm âm hôn cho con trai, bà đồng nói cô gái được chọn âm hôn không rõ lai lịch, khiến cả thôn gặp tai ương.

Nhà họ Mã lại mặc kệ, ca hát cả đêm, người trong thôn đều tới góp vui.

Mãi đến rạng sáng, khi mọi người rời đi mới phát hiện Giang Sơ trần truồng người đầy dấu tay màu xanh chết ở cửa thôn.

Bà Sáu nói nó đã chắn tai kiếp cho cả thôn, thế nên mới có câu này của mẹ.

Câu nói này đúng là vi diệu, nếu nhà họ Mã tổ chức âm hôn hại chết Giang Sơ thì nên tìm họ mới đúng chứ!

Bố mẹ tôi không ngừng khóc, nói bây giờ tai kiếp đã dừng, điều đầu tiên cần làm gọi đủ hồn của Giang Sơ về, chôn toàn bộ xuống mồ.

Nhìn gương mặt giống mình của Giang Sơ cộng thêm cảm giác kỳ lạ trong giấc mơ tối qua, tôi thà tin là có.

Ít nhất tôi mong kiếp sau nó có thể là một người khỏe mạnh.

Thấy tôi đồng ý, mẹ tôi lập tức chạy đi mời bà Sáu.

Tôi làm theo lời bà Sáu, cho giấm gạo vào nước nóng, lau người cho Giang Sơ trước.

Việc cũng thật lạ, khăn ấm di chuyển đến đâu, dấu tay trên người Giang Sơ biến mất theo đó.

Được bà Sáu giúp đỡ, sau khi xong việc lau người, nhân lúc thi thể chưa cứng đờ, tôi dùng vải trắng quấn quanh Giang Sơ rồi kéo lên, mặc từng bộ phận của áo liệm vào.

Dù là lau người hay mặc quần áo, bà Sáu đều không cho tôi đụng vào đinh gỗ đào và dây tơ hồng trên người nó.

Áo liệm cũng rất lạ, trông như giống hỉ phục, có điều nó có màu đỏ sẫm giống với minh hôn.

Vừa mặc đồ cho Giang Sơ xong, bố mẹ liền đưa cho tôi một bộ quần áo, bảo tôi mặc vào rồi cõng thi thể đi khắp thôn gọi hồn, sau đó đốt đèn.

Bộ đồ đó cùng bộ trên người Giang Sơ rõ ràng là áo khỏa long phượng.

Tôi bắt đầu cảm thấy không ổn, nhưng bà Sáu ở bên lại nói: "Cháu với thằng bé là thai long phượng, kiếp trước là vợ chồng, kiếp này không thể nên duyên, thằng bé không đi được. Cháu cứ coi như mặc đồ chị em tiễn nó đoạn đường cuối cùng đi."

Tới đây, mẹ tôi lại bật khóc.

Tôi nhìn khuôn mặt của Giang Sơ, trái tim thắt lại, chỉ đành nghe lời bà Sáu mặc bộ đồ giống hỉ phục kia.

Sau đó tôi ngồi xổm trước giường, bà Sáu và bố mẹ cùng kéo thi thể Giang Sơ đặt lên lưng tôi, rồi dùng vải trắng quấn tay tôi và Giang Sơ lại với nhau.

Lúc buộc, bà ta còn niệm: "Nữ cõng thi thể, tiếp nối tiền duyên, phúc lộc thọ đầy đủ. Đốt đèn âm, hương khói liên miên, mệnh trộm long tráo phượng mãi không dứt."

Lúc đầu bà ta đọc tôi còn không hiểu, nhưng cứ lặp đi lặp lại, nhất là câu cuối, tôi bỗng có cảm giác sai sai.

Cái gì là mệnh trộm long tráo phượng mãi không dứt?

Nhưng trước khi cõng thi thể, bà Sáu đã dặn tôi không được nói chuyện, tôi chỉ đành nghẹn lại không hỏi.

Quấn xác xong, bố mẹ tôi mang một chiếc ô lớn màu đỏ tới, nói xác chết không thể gặp ánh mặt trời, để bà Sáu theo sau cầm ô che.

Kết hôn dùng ô đỏ, đưa tang dùng ô đen.

Vừa cõng thi thể đi quanh thôn, vừa mặc hỉ phục như minh hôn, còn cầm ô đỏ, chẳng lẽ bố mẹ muốn tôi và Giang Sơ minh hôn sao?

Tôi muốn từ chối nhưng bà Sáu lại nói thi thể đã cõng trên lưng, không thể quay đầu.

Bà ta còn khuyên tôi: "Hai đứa là thai long phượng, kiếp trước là vợ chồng, kiếp này là người thân, dù có minh hôn cũng chẳng sao cả!"

Bọn họ rõ ràng đang từng bước dụ tôi vào bẫy!

Tôi chỉ đành cõng thi thể, mặc cho bà Sáu ở bên che ô, hít sâu một hơi, lấy sức đứng dậy.

Giang Sơ cao hơn tôi một cái đầu, lúc tôi cõng xác chết đứng dậy, thi thể không nặng lắm, gót chân của Giang Sơ đập vào chân tôi.

Bố mẹ tôi sợ va chạm, cũng che ô đỏ, cầm chiêng đi trước: "Người âm đi qua, người dương tránh đường."

Đây là bài tụng để đuổi ma, bọn họ làm cũng trang trọng thật đấy.

Mỗi khi tôi bước đi, bà Sáu cầm ô màu đỏ đi theo niệm: "Nữ cõng thi thể, một bước ân cừu, hai bước đoạn hồng trần, ba bước vào minh phúc, bốn bước..."

Khi nói đến "bốn bước", bà ta hạ giọng không cho tôi nghe rõ đoạn sau.

Chiếc ô màu đỏ tỏa ra một màu đỏ phản chiếu con đường trước mặt như một con đường đẫm máu.

Có lẽ do bố mẹ đi trước mở đường, khi chúng tôi đi quanh thôn, mọi nhà đều đóng cửa, ngay cả cửa sổ cũng không mở.

Nhưng chó mèo đều nằm bên vệ đường, nức nở hướng về phía chúng tôi.

Thời điểm đi ngang qua đồng lúa, có rắn ếch nằm im bất động bên bờ ruộng.

Thậm chí có vài con hoàng bì tử chui ra, thở dài nhìn tôi cõng xác chết.

"Đây là vạn vật ra đưa tiễn. Giang Sơ là người bảo vệ thôn làng, che chở một phương, chúng nó mới tới tiễn đưa. Cháu đừng sợ, cứ lo cõng thi thể là được." Bà Sáu giải thích.

Thôn của chúng tôi không lớn, thi thể Giang Sơ cũng không nặng, đi một vòng khá dễ, nhưng không biết vì sao bà Sáu không cho tôi cõng Giang Sơ tới cửa thôn.

Quay về nhà, tôi đặt Giang Sơ nằm xuống giường.

Bố mẹ vẫn không chịu cho tôi thay đồ, bắt tôi mặc đồ minh hôn, thắp đèn âm đặt ở đầu và cuối giường.

Thật ra chỉ là trường minh đăng (2), đặt ở đầu và chân xác chết để dẫn đường cho người âm nên mới gọi là đèn âm.

Cái chết của Giang Sơ vừa kỳ lạ vừa bi thảm, chết trẻ không có ai đưa tang, để tránh linh hồn biến chất, phải dựng linh đường bảy ngày bảy đêm.

Trong bảy ngày này, tôi phải canh giữ hai ngọn đèn âm, chạng vạng còn phải cõng thi thể đi gọi hồn.

Mỗi khi tôi có ý định không làm, bố mẹ đều sẽ kể chuyện Giang Sơ giấu kẹo, đợi tôi về ăn Tết để cho tôi, có lần kẹo bị chảy nước, Giang Sơ đã khóc rất lâu, dù có dỗ thế nào cũng không chịu dừng.

Nghĩ tới những ký ức đó, lòng tôi lại khó chịu, chỉ đành tiếp tục canh giữ hai ngọn đèn âm, nhân tiện đốt vàng mã cho Giang Sơ, hy vọng kiếp sau nó có thể đầu thai vào nhà tốt.

Trong bảy ngày này, đến tối bố mẹ đều nói có chuyện cần bàn bạc, để một mình tôi canh giữ linh đường.

Sáng sớm, khi tôi đốt vàng mã, bỗng có một cơn gió thổi tới làm hai ngọn đèn lung lay như có thể tắt bất cứ lúc nào.

Một mình tôi vừa trông chừng ngọn đèn đầu giường, vừa giữ ngọn đèn cuối giường, đang bận đến mức tối mày tối mặt thì chợt nghe thấy giọng nói yếu ớt của một người phụ nữ: "Đừng cõng thi thể đi quanh thôn, đừng giữ đèn âm nữa."

Tôi nhìn lại thì thấy một cô gái mặc hỉ phục minh hôn như tôi đang bị chỉ đỏ quấn quanh người đứng ngoài quan tài.

Cô ấy vừa thổi mạnh vào hai ngọn đèn, vừa nói: "Bọn họ muốn trộm long tráo phượng..."

Tôi đang định hỏi trộm long tráo phượng là gì thì cô ấy đột nhiên lộ vẻ sợ hãi, vội khom người đến bên thi thể, cố hết sức thổi vào hai ngọn đèn.

Tôi theo bản năng cản gió nhưng hai tay lại có cảm giác như bị thiêu đốt, tôi bừng tỉnh lại, bản thân đang không hề giữ hai ngọn đèn mà chỉ là đốt vàng mã.

Có thể do suy nghĩ đến hai ngọn đèn âm nên mới gặp ác mộng.

Nhưng cô gái kia thì sao?

Tôi mang theo sự nghi hoặc liếc nhìn hai ngọn đèn ở đầu giường và cuối giường, phát hiện chúng đã tắt từ khi nào.

Đèn âm tắt, vong hồn lạc lối, không thể tìm được đường xuống hoàng tuyền.

Tôi vội cầm bật lửa, định thắp đèn.

Chợt nghe tiếng cười khúc khích: "Người bảo vệ thôn cười mỉm, biết tai rõ nạn không người nghe. Người bảo vệ thôn tâm thiện, vì cứu dân mà chết thảm."

Tôi quay đầu thì thấy bà đồng bảo Giang Sơ là người bảo vệ thôn đang đầu bù tóc rối chân trần, tươi cười chạy tới.

Bình thường bà ta không hay nói chuyện, trong ba câu thì đã có hai câu là hát.

Chớp mắt bà ta đã đến trước mặt, lắc đầu đánh giá tôi: "Cô chính là phượng hoàng dẫn rồng kia sao?"

Câu nói này vô cùng kỳ lạ nhưng lại khiến tôi có một suy đoán "trộm long tráo phượng" kia ám chỉ cặp song sinh long phượng là tôi và Giang Sơ.

Tôi thử hỏi: "Trộm long tráo phượng là gì?"

Bà đồng đưa tay sờ bộ minh hôn tôi mặc trên người, lại liếc nhìn Giang Sơ, cười nói: "Dùng phượng dẫn rồng, không muốn u hồn rời bỏ. Người bảo vệ thôn chỉ bảo vệ một người, không muốn mất đi thiện tâm."

Bà ta cứ hát bâng quơ nhưng lại như ám chỉ gì đó, tôi vừa suy tư vừa đi thắp đèn.

Lại nghe bà ta hát: "Đốt đèn âm, hương khói liên miên, mệnh trộm long tráo phượng mãi không dứt. Bọn họ thế mà còn muốn trộm, người trong thôn này đều phải chết, chết hết..."

Giang Sơ chết thảm nghe nói là vì chắn tai kiếp cho thôn làng.

Tôi đang định hỏi thì bà đồng đã tự nói: "Cậu ta bảo vệ cả thôn là vì bảo vệ cô, nếu đã vậy, coi như tôi nợ cậu ta một ân tình."

"Vậy thì hãy cho tôi biết tại sao Giang Sơ lại chết đi." Tôi vội quay đầu nhìn bà ta.

Bỗng dưng lại có tiếng "rắc", trước mặt lóe lên một tia sáng.

Bà đồng thế mà lấy ra một con dao giấu trong bộ quần áo rộng thùng thình, trực tiếp đâm thẳng vào yết hầu.

Tôi sợ đến mức cả người cứng đờ, bà ta còn có sức rút dao ra, dập đầu: "Mệnh là tim, huyết không dầu, đổi lấy tự do cho long phượng!"

Khi bà ta nói, máu tươi chảy vào ngọn âm ở trước mặt tôi.


(1) Hoàng bì tử (黄皮子)

(2) Trường minh đăng (长明灯)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro