CHƯƠNG 30: MỢ HAI - KỊCH TRONG KỊCH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tiết trời sang xuân như đã ấm lên, làn gió mát rười rượi ùa đến giăng khắp vùng, làm cho vạn vật tiếp thêm sức sống. Khung cảnh bình dị hiện vào trong đôi mắt Nguyệt Tuyết. Với ý nghĩ lần này, cô sẽ trở về nhà họ Hạ.

Nguyệt Tuyết cũng chẳng khác gì cậu tư Tri Hoàng. Cô luôn đặt nhiều nghi vấn, thầm hồ nghi mọi sự kiện đã tái diễn trong nhà họ Hạ. Để rồi tự mình vẫm phải cái bẫy, tai bay họa gởi từ đâu giáng xuống. Thế mà may mắn cho cô, hay đó lại là một mưu đồ khác. Khi chị cả Cẩm Tú đã kịp thời cứu em dâu thoát khỏi cái bẫy của ông cha chồng. Sau này hối hận, khi lại có lòng tin với người chị cả quỷ kế đa đoan. Chị ta đã không thương tiếc, nhẫn tâm đẩy Nguyệt Tuyết vào thế đường cùng, lương tri ả ta, đã không màng mọi thủ đoạn, để nuôi dưỡng nhan sắc phù hoa của mình.

Khi đó, trong ngôi nhà tranh sơ hoang tàn mạt ấy. Cẩm Tú đưa mắt nhìn qua khe liếp cửa, Nguyệt Tuyết liền tiến đến, chị cả vọng giọng vào trong:

- Tuyết ơi! Chị tới đây cứu em nè!

- Chị cả, được không đấy, kẻo để cha biết thì nguy lắm đa!

Suy ngẫm một hồi, Cẩm Tú liền nói:

- Hay là bây giờ, em giả chết đi Tuyết, còn những chuyện khác để chị tính tiếp. Nhiệm vụ của em, là hãy ráng diễn cho tốt.

- Giả chết sao! Em cũng không chắc!

- Em đang bầu bì thế này rồi, phải chịu cảnh giam nhốt sao mà được chứ!

- Sao chị biết em đang có thai?

- Cái này là con Đào nó nói cho chị biết, bảo chị tới đây cứu em nè. Ngoài chị ra, thì còn ai dám liều lĩnh cứu em chứ đa, nghe lời chị đi, giả chết là cách duy nhất!

- Dạ! Nếu được, em sẽ cố gắng.

- Vậy thì được rồi, nếu muốn mọi thứ chỉn chu hơn, ổn thỏa hơn, thì mai chị sẽ ghé lại, đưa cho em những thứ cần chuẩn bị!

Ngày hôm sau, đúng như đã nói, Cẩm Tú sang ngôi nhà tranh mà tìm gặp Nguyệt Tuyết, cần đưa cho em ấy những gì phục vụ cho màn giả chết lần này. Đó là một chén máu, theo như Cẩm Tú cho hay, hôm qua có nhờ thằng Đậu cắt cổ lấy tiết con gà. Những gì nên làm cũng chẳng khó khăn, quan trọng là diễn kịch giỏi, đừng để cho ai biết được màn kịch lần này.

Đến khi màn đêm buông xuống, Nguyệt Tuyết lập tức làm theo những gì Cẩm Tú đã bảo. Cô sẽ đổ máu vào miệng, để cho nó loang lổ ra bên ngoài, như rằng cô đã nôn ra máu nhưng không cứu kịp. Ban đầu nó có hơi tanh tưởi, đã làm cho Nguyệt Tuyết phải nôn thốc nôn tháo. hơi gợn ở cổ họng. Tiếp đó, cô đổ máu lên vai áo, xong xuôi, Nguyệt Tuyết giấu chén máu vào trong một góc kẹt, mà ngã ra đất, bắt đầu cho màn kịch giả chết, nhằm đánh lạc hướng ông hội đồng Giáp.

Trong đêm, tiếng thét của thằng Đậu cất lên, nó hơ hải chạy vào phòng ông hội đồng, thở hồng hộc chẳng còn chút hơi:

- Ông ơi... có chuyện lớn rồi... có chuyện lớn rồi ông ơi!

Ông Giáp đanh mặt lại, hỏi dứt khoát:

- Có chuyện gì, nói mau?

- Dạ... dạ mợ hai, mợ hai chết rồi ông ạ!

Không thể tin những gì đang trực tiếp lắng nghe, ông Giáp đứng phắt dậy, trừng to đôi mắt nhìn thằng Đậu:

- Cái gì, sao lại chết chứ?

- Dạ, con không biết!

Vài giây nghĩ suy in rõ trên gương mặt ông Giáp, có vẻ ông đang nghĩ lung, sau cùng ông nói với thằng Đậu:

- Đi với tao ra đó!

Ông Giáp có vẻ khá điềm tĩnh vào lúc này, mà bước chân rời khỏi phòng, thằng Đậu liền theo sau lưng. Nhanh chóng, ông đã có mặt gần khu nơi giam lỏng Nguyệt Tuyết, ông bước tới, nhìn vào bằng đường cửa sổ, đã thấy Nguyệt Tuyết nằm sõng soài dưới đất, phía miệng máu loang ra. Ông Giáp liền mở khóa cửa, đi vào bên trong. Nguyệt Tuyết lúc này phải gắng sức nằm bất động, diễn sao cho trọn vẹn, kể cả cô cũng chẳng dám thở, vì sợ bị phát hiện. Thằng Đậu cũng cùng bên phe Cẩm Tú, khi nhìn thấy ông ở đây có phần hơi lâu, sợ kéo dài e là nguy. Nên nó đành nói với ông Giáp, nhằm lấy lòng tin ông, rằng Tuyết đã thật sự chết:

- Ông ơi! Hay là bây giờ tranh thủ trời tối, thì mình đem xác mợ hai chôn đi ông, kẻo ai mà phát hiện, thì nguy to lắm đa!

- Mày nói cũng chí phải, được rồi, mang mợ hai đi chôn đi! Chứ kiểu như này, không đủ lí do để mà chôn cùng tổ tiên nhà họ Hạ. Còn lí do gì, thì tao suy nghĩ sau, để còn nói với thằng hai.

Ông Giáp liền xoay người rời đi, sau đó thằng Đậu ngó xem ông đã thật sự đi chưa, khi chắc rằng ông hội đồng đã khuất dáng nơi này, nó liền ngồi xuống, khe khẽ gọi mợ hai:

- Mợ ơi, xong rồi, ông đi rồi ạ!

Bỗng phía lùm cây ngoài đó có tiếng động, như ai đó đã vừa lẫn trốn bên trong, nó hồ nghi ông Giáp chẳng phải dạng dễ lừa, gừng càng già càng cay. Mà bảo nhỏ với mợ hai Tuyết, màn kịch đó, đành phải diễn cho đến cuối cùng:

- Mợ ơi, khoan hẳn tỉnh ạ, có lẽ mình phải diễn tới cùng thôi mợ!

Sau khi đã lấp đất xong, phần xác Nguyệt Tuyết cũng đã hạ huyệt, nó lập tức rời đi, người vẫn luôn rình rập thằng Đậu từ nhà cho đến ra đây, người đó hóa ra là lão Dinh. Trong lúc vào lại nhà, ông Giáp bán tính bán nghi, vẫn có chút không thể nào tin, mà ông đã ra lệnh cho ông Dinh dõi theo thằng Đậu, khi biết chắc mợ hai Tuyết đã thật sự chết, ông ấy cũng rời đi ngay, mà chẳng ở lại đây dù một phút giây, kịp về bẩm lại cho ông Giáp. Khi đó, Cẩm Tú rón rén ra bên này, nơi mà Nguyệt Tuyết đã bị vùi thân vào trong những tấc đất khô cằn. Theo sau Cẩm Tú là một thằng hầu, nó sẽ là người cứu Nguyệt Tuyết, thoát khỏi đất đá đè thân.

Mợ cả ngó quanh quất mọi nơi, sau cùng đảm bảo đã an toàn liền ra lệnh:

- Cậu mau mau cứu mợ hai lên đi, đứng đó chi nữa!

Nó đáp:

- Dạ mợ cả, em làm ngay đây ạ!

Thằng hầu tay cầm một cái xẻng, nhẹ nhàng nâng lên cao qua đầu, sau đó hạ xuống mặt đất, vài nhát cứ thế lặp lại, sau cùng đã lôi Nguyệt Tuyệt rời khỏi được cái huyệt. Mợ cả đon đả đỡ em dâu ra khỏi, mà cùng Nguyệt Tuyết rời đi, với một màn kịch đủ hoàn hảo, đã thành công lừa được lão già cay nghiệt đó. Chỉ với một sơ hở nhỏ nhoi, e rằng bao kế hoạch cũng đổ sông đổ biển. Khi ấy thằng Đậu kịp thời phát hiện, bằng không Cẩm Tú cũng lãnh chung số phận.

Trong lúc cái thai của Nguyệt Tuyết ngày một phát triển to rõ hơn. Chị cả đã rất nhiệt tình vào trong những khắc đó. Cô dưỡng thai tại một nhà của người thân Cẩm Tú, là ông Lao và bà Trủ. Họ cũng sẽ là người săn sóc cho Nguyệt Tuyết, khi thai nhi vẫn đang trong thời kì tiến triển. Thế mà Nguyệt Tuyết khờ khệch, đã thật sự đặt tất cả niềm tin vào chị cả, để lại sau này mới ngỡ ra, rằng đó lại là một vở kịch, mà Cẩm Tú đã diễn cho cô coi, vào khoảng những canh tháng liền.

Hôm nay cũng như thường bữa, Cẩm Tú lại mang cho Nguyệt Tuyết là bao nhiêu nem công chả phượng, bồi bổ cho cô, cho em bé khỏe mạnh mà chào đời.

Cẩm Tú dùng hai tay, nắm lấy bàn tay Nguyệt Tuyết, như đang khuyên lơn em dâu:

- Tuyết à! Bao giờ em sinh con rồi, thì khi đó chị em mình cùng đứa bé hẳn về lại nhà! Chứ mang nặng như này, về đó chỉ lại khổ cho mẹ lẫn con, khi luật gia khe khắt. Đến khi có cháu rồi, hẳn cha sẽ bớt khắt khe hơn.

Nguyệt Tuyết khẽ gật gù, với sự bảo ban của chị cả dành cho mình:

- Dạ được, khi nào sanh con ra, thì em sẽ về! Chứ phiền bác Lao và cô Trủ hoài, em cũng cảm thấy có chút ái ngại.

- Không gì phải ngần ngại hết em à, hai bác ấy hiền lắm, cứ coi như là người một nhà đi! Khi chị kể về em cho hai bác ấy nghe, hai bác đã rất cảm thông cho em, còn nói mau dắt đến để hai bác lo cho em nữa đành! Vả lại cũng ngặt một cái, là hai bác đã ăn ở với nhau đến chừng tuổi này, tuổi mà đã quá nửa đời người, thế mà vẫn chưa có được đứa con.

- Nghe chị kể, mà em cũng thấy tội cho hai bác, đã khoảng tuổi này rồi mà chưa có được mụn con nào, chắc hẳn hai bác cũng luôn có nỗi buồn hằng khắc trong lòng!

- Bởi vậy, hai rất khao khát có con! Muốn dù ít hay nhiều cũng được tự tay chăm sóc người mang thai, cho biết cảm giác đó là thế nào, có cực nhọc như hai bác đã tưởng hay không!

Vào lúc hai chị em vẫn đang cùng trò chuyện, bác Trủ trên tay mang bát thuốc bổ vào trong phòng:

- Tuyết à! Con uống chút thuốc này đi!

Cẩm Tú đưa tay cầm hộ Nguyệt Tuyết:

- Dì Trủ đưa đây con cầm giùm em Tuyết cho!

Sau khi Cẩm Tú nhận lấy bát thuốc từ tay dì Trủ, tiếp đó xoay qua đưa nó cho Nguyệt Tuyết cầm:

- Em dùng đi Tuyết, thuốc này sẽ giúp cho em dễ sanh dễ nở hơn đấy!

Nguyệt Tuyết đáp, sau đó cầm lấy:

- Dạ! Nhưng sao ngày nào em cũng phải uống thế ạ? Em vẫn cảm thấy mình khỏe mà chị, đâu có vấn đề gì đâu?

- Em nghe lời chị uống cho cạn đi Tuyết, thì cũng như vừa rồi chị nói, nó sẽ giúp em khi đến ngày chuyển dạ, sẽ dễ sinh con hơn.

Nguyệt Tuyết đưa miệng bát cận môi, rồi đưa một phần bát chổng ngược lên, để phần thuốc bên trong đổ vào, Nguyệt Tuyết nấc một hơi cho cạn, sau đó lấy ra, cảm giác cứ đăng đắng ở cổ họng, rợn rợn ở phía bụng, dường như đứa bé trong bụng, đang tiến dần xuống theo từng ngày, khi mỗi lần húp cho ráo thuốc.

Vẻ mặt Cẩm Tú khi ấy, trông thấy Nguyệt Tuyết đã chịu uống phần thuốc bổ đó, gương mặt như rất mong chờ, mòn mỏi Nguyệt Tuyết sẽ nấc cho sạch, lẽ như thuận điều đúng ý với cô, phía sau bát thuốc đó, là một sự thật khó ngờ.

Một lúc sau, bác Lao cũng đã trở về nhà, sau bao ngày dãi dầu sương gió bên ngoài cánh đồng. Còn Cẩm Tú thì đã đi về cách đó một canh giờ trước. Đêm đến, khi mọi thứ đã chìm trong tĩnh lặng, tiếng chó tru tréo khắp xóm làng, làm cho Nguyệt Tuyết có phần rùng mình. Thế nhưng bỗng khi này, cô nghe thấy vài tiếng tranh cãi chào xáo của ông Lao và bà Trủ, xuất phát từ phòng của họ.

Tiếng cãi vả đó, cứ làm cho Nguyệt Tuyết càng lúc càng tò mò, giọng nói của ông Lao cất lên:

- Bà đó, tui chia nhiêu đó là đủ rồi, không chịu nữa thì mặc bà, tham lam quá vậy?

Giọng bà Trủ đáp lại:

- Ông lấy hết một nửa rồi, chia cho tui gì ít vậy, thế thì đâu có công bằng!

- Xong việc này coi ai hơn ai, thì người đó lấy hết!

- Đâu có được, ban đầu thống nhất thế nào, sao bây giờ lật lộng vậy?

- Ê ê, ăn nói cho đàng hoàng vào lại cái, tui không có lật lộng, có bà đó!

- Thôi mệt quá, nói chung chuyến này ông đã lấy nhiêu đó, thì chuyến sau tui lấy lại phần của ông, bù lại cho hôm nay của tui!

- Ế ế, bà ngon!

- Sao lại không chứ! Ông đã ăn xén bớt mất phần của tui, thì lần sau tui lấy lại. Còn không, thì bây giờ chia lại sao cho đều đi, không thì lần nhận tiền đợt sau, tui sẽ xén lại một phần của ông, bù lại hôm nay những gì ông lấy của tui.

Dường như hai người họ, cho đến tận bây giờ vẫn chưa phát hiện, rằng Nguyệt Tuyết đã nghe được toàn độ cuộc nói chuyện xì xầm của hai người. Cô có chút hiềm nghi về mối quan hệ giữa hai người này, không biết rằng, họ có phải là vợ chồng thật hay không? Qua cách nói chuyện giữa ông Lao và bà Trủ, làm cho Nguyệt Tuyết giờ đây, đã nảy sinh hoài nghi, về mối quan hệ của bọn họ, tựa như đang cùng nhau làm một nhiệm vụ, và tranh nhau tiền thưởng, mà kẻ đó là ai mới được?

Vào những lúc hai người cùng có mặt trong khi Nguyệt Tuyết đang ở đó, cô thấy rất rõ ông Lao bà Trủ tình vẫn mặn nồng, họ nói chuyện với nhau vô cùng coi trọng đối phương. Ấy vậy mà đêm này, họ đã cãi nhau về một số tiền, có vẻ đằng sau, lại là một sự thật đến khó lường, khiến Nguyệt Tuyết đâu nào thể ngờ.

Sau khi họ đã dừng tranh khẩu, Nguyệt Tuyết nghe thấy tiếng bước chân như đang muốn tiến về phía cửa để đi ra ngoài, Nguyệt Tuyết chóng vánh xoay người lại để trở về phòng kịp thời, tránh họ nghi ngờ Nguyệt Tuyết đã rình rập ngoài phòng của họ. Thế mà do đi quá nhanh, vì vậy chân Nguyệt Tuyết đã vô tình vấp phải vào nhau, làm cho cô mất cân bằng mà như gieo mình xuống biển. Bụng cô va trúng nền gạch, lập tức đã bị ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng. Nguyệt Tuyết cố đỡ người dậy, tay ôm bụng mà thét lên:

- Á á á!!!

Bà Trủ mở cửa bước ra, trông thấy Nguyệt Tuyết với dáng vẻ lúc này, bà hốt hoảng mà chạy tới gần Nguyệt Tuyết:

- Tuyết, Tuyết, con có bị làm sao không đấy?

Sau đó ông Lao cũng bước ra, gương mặt chẳng khác gì bà Trủ ban nãy, mà cũng lập tức chạy tới bên Nguyệt Tuyết, sau đó cả hai cùng dìu cô vào lại phòng. Hai người nhẹ nhàng đưa Nguyệt Tuyết lên trên giường, cô thả đầu xuống gối, bà Trủ thân tình kéo chăn phủ quanh người Nguyệt Tuyết.

Sau khi trời bừng sáng, Cẩm Tú tức tốc chạy qua. Trông thấy thầy Sáu, cô liền hỏi, vẻ mặt rất hoảng sợ:

- Thầy ơi, thế có sao không thầy? Cái thai có bị ảnh hưởng gì không?

Thầy Sáu nhẹ nhàng nói:

- Rất may, đứa trẻ vẫn chẳng sao cả, mà kể từ giờ sắp tới, cô nên chú trọng nhiều hơn!

- Dạ được ạ!

- Vậy rồi, tôi chào cô tôi về!

- Dạ chào thầy!

Thầy Sáu bước chân rời đi, Cẩm Tú liền tiến vào phòng Nguyệt Tuyết, với sự nhất tâm khấn nguyện cầu an đêm qua cho Nguyệt Tuyết và đứa con trong bụng cô, mọi thứ đã yên bình, vì vậy Cẩm Tú như đã trút đi bao nặng nhọc, mà thở phào khoan khoái, dẹp bao gánh nặng phải gồng gánh tối ngày hôm đó. Khi đêm qua cô đã trằn trọc chẳng nào ngon giấc, chỉ vừa hay hung tin có liên quan đến Nguyệt Tuyết, từ bà Trủ báo tới. Lúc đó tâm trạng rối rời, vẻ mặt thất đảm kinh hồn in rõ trên gương mặt phù hoa. Chân tay khi ấy cũng bủn nhủn không kém. Cả đêm đó cô phải thao thức, không đời nào chợp mắt khi lý trí chẳng ngừng chờ đợi sáng mai, mong chờ mọi thứ sớm trôi nhanh, để mà có thể trực tiếp muốn biết, rằng cái thai Nguyệt Tuyết vẫn không suy suyển, hai mẹ con vẫn bình an vô sự, có vậy Cẩm Tú mới yên lòng, để mà thực hiện một âm mưu vô ngần táo tợn.

Khi ánh thái dương đã chạm đất, Cẩm Tú đã nhanh chóng sang nhà, nơi mà Nguyệt Tuyết đang dưỡng thai, tại hang ổ của lũ hổ tàn ác. Khi trông thấy Nguyệt Tuyết đang ngồi tựa lưng vào thành giường, gương mặt đã hồng hào hơn khi tối qua tái ngắt. Cẩm Tú đã thật sự yên lòng, khi đứng từ bức màn cửa, nhìn tới phía Nguyệt Tuyết, đang tha thiết thoa cái thai. Cẩm Tú đi từng bước tới gần Nguyệt Tuyết, hạ người ngồi xuống giường, khi Tuyết trông thấy chị cả đã sang thăm mình. Nguyệt Tuyết niềm nở nói:

- Chị cả! Chị lại đến đây thăm em nữa à?

- Đêm qua chị có nghe bà Trủ nói, là em bị vấp ngã, thế em có làm sao không đa, tối đó chị đã không đời nào ngủ được, khi tâm trạng cứ lắng lo không ngớt?

- Dạ không sao chị ạ, nhờ phúc lớn, nên cả mẹ lẫn con vẫn thanh bình vô sự chị ạ!

- Vậy là tốt rồi, chứ làm chị lo quá đa! Em mà có mệnh hệ gì, thì chị biết ăn nói sao với chú hai đây?

- Chị nói em mới để ý, hiện giờ anh Văn, anh ấy sao rồi chị?

- Chú hai vì quá nhớ em, mà đã có một lần cãi nhau với cha! Mọi người có nói cho chú hai hiểu, mà chú ấy cứ một mực khăng khăng là cha đã giết chết tình yêu cả đời của chú ấy.

-còn tiếp-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro