CHƯƠNG 26: BIỆT LY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thế rồi, Tri Hoàng phải trở về với bao vất vả ngày hôm đó, đổi lại chẳng được bao nhiêu, khi chỉ là lời khuyên của người tu hành. Tuy nhiên, trong ngành giới cao như Hòa thượng, chỉ cần lướt nhìn qua, cũng đủ thấy được thâm tâm Tri Hoàng khi đó, vẫn chưa thật sự giác ngộ hay nhất tâm buông bỏ mối thù năm xưa, mà vẫn dai dẳng như ngày nào, có lẽ đó sẽ là thử thách gian truân trong đời Tri Hoàng.

Từ lúc vẫn còn luẩn quẩn quanh đất nhà, tính tình Tri Hoàng khác với các anh trai. Cậu rất trầm tính, với có chút hay nảy bực khi mọi việc chẳng vừa mắt, với một tính cách đặc biệt, khiến cho ông Giáp chẳng vừa lòng, đó là chẳng xem ai ra gì, đối với cậu, thích đi đâu, làm gì nhưng chẳng hề hỏi qua ý ông Giáp để kiểm duyệt.

Tri Hoàng từ nhỏ vốn có lòng nhân ái với vạn vật sống, chỉ một hành động nhỏ của cậu, nhưng cứu vãn cả một đời sinh linh. Khi ấy, vụ mùa lúa chỉ mới vừa qua, cậu chỉ chừng mười lăm tuổi, mà trong một lúc dạo chơi ngoài cánh đồng nương mạ, cậu đi cùng anh Thế, vậy rồi, Tri Hoàng vô tình nhìn thấy một chú chim sẻ bị mắc bẫy, toàn thân gần như kiến đậu kín mít. Cậu liền tháo bỏ chúng khỏi chú chim, phát hiện ra, thứ giúp chúng có thể lượn trên trời cao, giờ đây đã bị ăn mòn, vết thương ở cánh khá trầm trọng, cơ thể dường như sắp suy thoái. Tri Hoàng quyết định, cậu sẽ mang về, và tự trị liệu cho. Cậu chẳng quên chia sẻ chuyện này cho anh cả biết. Hai người tận tụy thay phiên nhau chăm sóc, cho đến ngày phải phóng sanh, trả về lại tự nhiên. Thế mà, có vẻ chú chim biết đó là ân nhân, đã cứu sống mình, trước lúc dang cánh bay đi, chú chim đậu trên vai Tri Hoàng, đưa mắt nhìn cậu rồi bay khuất, đó như là một lời cảm tạ, đến từ phía chú chim bé nhỏ, trước lúc về lại với mẹ thiên nhiên, sống một cuộc sống tự do, lượn vòng thỏa thích.

Từ những năm mười chín tuổi, cậu đã từng sang Pháp du học, nhưng nhanh chóng trở lại về nước, chỉ sau sáu tháng tự lực bên đó.

Tuy nhiên, vẫn còn một điều, đã làm Tri Hoàng không khỏi hiềm nghi, về căn phòng thờ tổ cao rộng kia, nơi mà ông Giáp cấm có tò mò. Từ khi nhìn thấy ông ấy, dấm dúi trên tay một vật thể lạ, được bao kín kẽ bởi một mảnh vải đỏ đi vào phòng thờ. Thế rồi, kể từ ngày đó, luật gia có thêm một điều, cấm những ai có hành vi vụng trộm quẩn quanh khu vực đó.

Từ đằng xa xa, Tri Hoàng chỉ cách nơi đó, khoảng những ba mươi bước, trước anh là một bụi cây, đã chắn mất Tri Hoàng, khuất khỏi tầm nhìn từ phía ông Giáp, khi ông ta lén lút như kẻ trộm, Tri Hoàng bâng khuâng, tự hỏi bản thân mình:

- Ông ta đang làm gì vậy chứ? Hành vi đó thật đáng để người khác nghi ngờ!

Nếu đó có là các anh trai của cậu, e rằng họ chẳng gan góc như Tri Hoàng giờ đây, cậu không chần chừ mà nhanh xăng xắc tiến đến nơi phòng thờ. Khẽ nhẽ đưa mắt nhìn vào khe cửa, bên trong chỉ là mảng tối tờ mờ, do ánh sáng từ ngoài hắt vào yếu ớt, nên anh chẳng thể nhận diện rõ ràng mọi vật. Cửa phòng bất giác tung ra, ông Giáp rời chân khỏi phòng thờ. Nhìn thấy thằng con trai út ngay trước mắt, như rằng đang có định ý lẻn vào trong, ông giả vờ ho lên vài tiếng, rồi nói với Tri Hoàng:

- Khù khù!!! Ừm... Không có gì ở đây cần con phụ giúp! Và cũng không có gì mà cần phải đoái tâm tới.

- Con không nghĩ là như lời cha nói đâu! Rằng có lẽ... cha đang giấu thứ gì trong này?

- Mày bớt tra khảo tao đi Hoàng! Tao không có nghĩa vụ phải giải thích cho mày, mày là con của tao, thì làm sao cho giống chút đi.

Nói xong, ông Giáp lập tức rời đi, Tri Hoàng đặt một cánh tay ra phía sau, đưa đôi mắt hững hờ, dõi theo bóng lưng cha đang rời đi.

- Không biết ông ta đang mờ mờ ám ám chuyện gì đây!

Lúc sau, cậu tư trở về lại phòng, anh hạ người ngồi xuống một chiếc ghế, rót ít trà vào tách, sau đó đưa lên cận môi, nhấm nháp vài ngụm rồi đặt xuống mặt bàn.

Hoài Thương ngồi trên giường, bận bịu với mớ quần áo của chồng, cô vừa sắp xếp chúng lại sao cho ngay ngắn, vừa cất tiếng hỏi chồng:

- Có chuyện gì, mà trông anh có vẻ suy tư vậy?

Tri Hoàng đáp, cặp mắt đăm chiêu:

- Anh vừa phát hiện, như cha đang giấu chúng ta thứ gì đó, mà anh có hỏi ông ấy, nhưng nhất quyết chẳng chịu nói ra. Anh đang thắc mắt, rằng thứ đó là cái gì.

- Anh bận tâm chi những chuyện đó, quan trọng bây giờ, là anh nên học hành đi, để còn có thể đi du học Pháp, tới đó rồi, cha mẹ sẽ nở mày nở mặt với mọi người, cả em, cũng vui lây, khi có một tấm chồng tài hoa.

Sau cuộc trò chuyện với vợ, ông Giáp cho gọi mọi người để họp mặt, ở nơi phòng khách. Khi tất cả có mặt đông đủ, cùng ngồi xuống ghế, ông Giáp cất lời:

- Kể từ giờ trở đi, gia quy nhà có thêm một chút, tuyệt đối phải tuân theo!

Bà hai Mộng Tuyền hỏi:

- Chuyện gì nữa thế ông?

Ông Giáp đáp:

- Rằng từ giờ sắp tới, phòng thờ tổ chỉ có tôi và ông Dinh được phép đến đó, còn tất cả mọi người thì không!

Nghe đến đây, Tri Hoàng có đôi chút trầm mặc, anh cả Gia Thế bèn hỏi:

- Sao vậy cha? Nơi đó là nơi thờ phụng Cửu Huyền Thất Tổ, là giọt máu của dòng tộc họ Hạ của bao đời nay, sao tụi con lại không được đến đó chứ! Như thế, thì con cảm thấy có đôi chút vô ơn thất lễ.

Ông Giáp đáp:

- Ta đã dặn sao thì nghe như vậy đi, hiểu rồi thì ai về phòng nấy, mà thằng cả, đi với cha ra tiệm.

Nhanh chóng, tất cả cũng giải tán.

Thế rồi, những ngày sau, anh phát hiện mẹ có đôi chút khác thường. Bà không còn giống với mọi khi, nói chuyện dễ trở nên gắt gỏng, tính khí có phần dữ tợn hơn.

Bẳng đi nhiều năm sau, dáng vẻ bà Tuyền có phần tiều tụy hơn. Cho đến khi chỉ còn da bọc xương, từ ngày đó, bà bị ông Giáp đẩy vào kiếp trầm luân, cuộc sống lao lí, mất đi sự tự do ngày nào. Bà ta cố gào thét, điều day dứt trong lòng Tri Hoàng, đó là chẳng thể cứu lấy bà, khi để mẹ phải tự tìm đến cái chết, mà giải thoát cho bản thân, khỏi trần đời của những kẻ máu tanh lòng lạnh. Lúc Tri Hoàng chứng kiến, là khi đó, thể xác bà Tuyền đã treo lửng lơ, qua bao ngày, sợi dây siết chặt cổ, những con giòi sinh sôi, bám nheo nhút trên làn da tái ngắt, vài con rơi vương vãi khắp sàn, bò quằn quại.

Từ khi bà Tuyền rời xa cõi trần, người đàn ông, đã lần đầu đổ nước mắt. Những khoảng thời gian cay đắng đó, Hoài Thương luôn cạnh bên chồng, thủ thỉ cùng anh, nhanh chóng trôi đi nỗi mất mát tình thâm.

Hoài Thương an ủi:

- Anh Hoàng à! Em biết, là anh đang phải rất là đau đớn. Thế nhưng, mọi chuyện cũng đã qua lâu rồi, anh nên bắt đầu một cuộc sống mới tốt hơn, đừng đeo bám những chuyện của kí vãng, rồi lại làm khổ tấm thân mình.

Tri Hoàng đáp:

- Anh cũng muốn lắm chứ, nhưng chẳng thể quên được! Rằng người đã sanh ra mình, thế mà, mình lại chẳng cứu được người đó, khi đang phải khốn khổ với cuộc sống.

Hoài Thương bặm môi, rõ là cô chẳng còn điều để mà khuyên nhủ Tri Hoàng, mong sao cho anh sớm tươi tắn trở lại nhưng chẳng thể, Hoài Thương liền rời khỏi phòng, để cho Tri Hoàng an nhiên một mình, chờ đến lúc nào đó, anh ấy sẽ nguôi ngoai trong lòng, mọi thứ sẽ nhẹ đi hơn giờ.

Từ khi biết em hai tự tử, bà Liên cũng hay ghé sang phòng Tri Hoàng, để còn thủ thỉ cùng anh, khích lệ sớm ngày gạt đi đau thương, mất mát.

Bà cả Liên, nắm vào hai lòng bàn tay Tri Hoàng, nói:

- Tư Hoàng à, má biết là hiện giờ con chẳng thể rời bỏ được cái chết đó của mẹ con. Nhưng mà, cái gì nó đã qua rồi, thì cho nó qua đi con, cứ giữ mãi trong lòng, e rằng con sanh tâm bệnh đó Hoàng à... con Thương nó có kể cho má hay, lập tức má qua với con liền nè.

Nghe lời má cả, cậu tư khẽ gật đầu thuận theo. Thế mà cái chết của mẹ cậu, đã để lại nhiều ẩn khuất, nhiều nghi vấn mà chưa tỏ. Từ trong thâm tâm Tri Hoàng suy đoán, có lẽ, cái chết của bà Tuyền, có liên quan đến một vật thần bí, mà ông Giáp đã từng mang nó về, giấu thứ đó trong phòng thờ, ngăn không cho ai đặt chân bước đến. Tri Hoàng vẫn còn nhớ, vào lúc sáng sớm tinh mơ, cậu có đi ngang phòng thờ, anh nhìn thấy mẹ từ trong bước ra ngoài. Chỉ vào giây phút đó, Tri Hoàng đã cảm thấy, mùi quỷ khí từ cơ thể bà toát ra. Một sợi dây tình mẫu tử, như đã báo cho anh biết, lời kêu cứu của mẹ cậu, cứ in sâu vào trong trí não. Mẹ anh có phần khác thường, từ những cử chỉ hằng ngày. Nhiều lúc cáu kỉnh không chút lí do, bà có phần hung dữ hơn bình thường. Khi mọi thứ chẳng vừa ý bà, lập tức mà nổi trận lôi đình với các phận gia đinh mạt hạng, thậm chí kể cả hội đồng Giáp, ông ấy cũng phải ngán ngẩm bà Tuyền.

Vào buổi mai táng bà Tuyền, một sự kiện khá đỗi lạ thường, mà chỉ riêng mình cậu để mắt đến. Trước lúc khiêng quan tài, một tách trà sành được bày ngay trên bàn thờ, sâu tít cận bài vị, không một ai đứng gần đó, thế mà, nó tự động rơi xuống mặt đất, ngay vị trí vừa nhấc quan tài, nhưng điều kì lạ ở đây, đó chính là, tách trà vẫn giữ vẹn nguyên dáng vẻ, không chút nứt nẻ khi đó là một tách sành, sẽ dễ vỡ nát nếu bị thả rơi, trà loang lổ khắp nền, thoắt chốc, bỗng bốc khói mà chóng vánh khô đi. Sau khi hạ huyệt, mọi thứ đã trở lại bình thường. Thế mà cứ hằng đêm, những con hầu luôn trông thấy bà Tuyền, trở về đây như muốn đòi mạng.

Vì vậy, muốn giải mã những uẩn khúc bao năm che đậy, thế là Tri Hoàng có hành động, mà chẳng một ai dám như anh. Cậu quyết định, sẽ một lần lẻn vào bên trong, xem có thứ gì đáng nghi.

Tiếng cửa gỗ kẽo kẹt vang lên khi có người đưa tay đẩy vào. Tri Hoàng bước chân vào trong, nhìn thoáng qua mọi vật dụng, sau đó từng bước nhẹ nhàng tiến tới căn phòng bên cạnh. Anh luồn tay qua bức màn cửa, vén nó lên cao rồi bước qua khỏi hẳn. Từ những năm trước kia, phòng này chỉ là nơi chứa đựng các vật cúng cho gia tiên, để tiện việc cần gì lấy ra mà cúng cỗ. Thế nhưng, tự khi nào đã mọc thêm một bàn thờ nhỏ phía đối diện, xung quanh cậu giờ đây chỉ là ánh mặt trời bên ngoài hắt vào khe, làm sáng bừng cả phòng thờ. Vào lúc này, Tri Hoàng vô tình va mắt phải một mảnh giấy đã mục nát, nó đang nép trong một khe kẹt nhỏ dưới đất, ló một phần ra bên ngoài. Có lẽ đây sẽ là nguồn thông tin duy nhất mà cậu đã khai thác được, Tri Hoàng đi đến liền nhặt nó lên, mở ra xem bên trong có gì. Thế mà, cậu phải rất sốc khi đó lại là giao ước với quỷ, do chính ông Giáp ký nộp, nhằm cho phép ác quỷ sống trong thể xác bà Tuyền.

Cầm mảnh giấy ấy trên tay mà không khỏi run lật bật do cơn cuồng nộ trong người bộc phát. Cậu cầm theo mà lập tức đi tìm gặp ông Giáp, để mà hỏi cho rõ ngọn ngành. Tri Hoàng đi tới phòng cha, lập tức xông thẳng vào trong, đặt mảnh giấy giao ước lên trên bàn, trong khi ông Giáp đang thư thả nhấp trà, anh nói lớn giọng:

- Có phải cái chết của mẹ tôi, có liên quan đến cái tờ giấy này không hở?

Ông Giáp vẫn điềm nhiên, nhẹ nhàng đặt tách trà xuống bàn, ngó lên nhìn cậu con trai út:

- Thì sao nào?

Với câu trả lời cụt ngủn của cha, đã làm cho Tri Hoàng thêm phần tức tối:

- Ông còn dám nói như thế được cơ à? Ông lấy thân xác của mẹ tôi ra, để cho con quỷ mà ông nuôi dưỡng nhập thể, khiến cuộc đời mẹ tôi phải khổ sở, khi mà lại có người chồng bạc tình bạc nghĩa giống như ông.

Ông Giáp phẫn nộ, liền bật dậy phản lại bằng một cú tát thấu trời:

- Mày im ngay, mày là con của tao, thì không có quyền nhạo báng tao như thế!

- Đúng, tôi là con của ông, cuộc đời này tôi hối hận nhất, khi lại là cháu, là con của nhà họ Hạ! Kể từ ngày hôm nay trở đi, coi như đoạn tình tại đây, tôi với ông không còn cha con gì hết!

Nói xong, Tri Hoàng lập tức rời đi, ông Giáp liền châm thêm vài lời:

- Mày có giỏi, thì cứ đi luôn đi, nhà họ Hạ này, không có thằng cháu bất kính như mày!

Ông liền hạ người ngồi xuống, lòng vẫn hừng hực cơn giận dữ của cuộc tranh khẩu vừa nảy.

Nhanh chóng, túi hành trang cũng đã chuẩn bị hoàn chỉnh, trước lúc giã từ tha hương, Tri Hoàng vẫn chẳng quên tạm biệt má cả và anh Gia Thế. Chuyến đi không rõ ngày trở về lần này, đã để lại dấu vết hằn tim người vợ, cô chẳng thể níu giữ lấy anh, khi lời đã nói ra, mãi chẳng thể thay đổi, đó vốn luôn là một bản tính của quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

Hoài Thương cất tiếng, giọng nói hòa chung vẻ lo âu, ngay phút biệt ly bịn rịn:

- Anh đi, rồi bao giờ mới về, chẳng nhẽ, anh tính bỏ mặc em ở lại đây mãi mãi sao?

Giọt lệ ly gián tràn trề từ khóe mắt đỏ hoe của mợ tư, Tri Hoàng khẽ nở một nụ cười, nhưng chứa đầy cả bể khổ, anh ân cần đưa tay gạt đi nước mắt lằn mi:

- Một ngày nào đó, nhất định một ngày nào đó, anh sẽ trở về!

- Thế ngày đó là bao lâu chứ, một năm, hay nhiều năm?

- Hiện giờ anh vẫn chưa biết! Nhưng nhất định, nhất định trong tương lai, anh sẽ trở về, và khi đó, anh đã có công việc ổn định nơi xứ người, thì anh sẽ rước em theo cùng. Do bây giờ ra đi với đôi bàn tay trắng, anh vẫn chưa biết mình sẽ đặt chân đến đâu, vùng đất nào, con người ở đó ra sao! Vì vậy, anh không thể dẫn em theo được, anh không muốn vợ mình phải khổ sở bất kì vì chồng.

Như đã bị thuyết phục, Hoài Thương liền đáp:

- Thôi thì, sao cũng được, anh đi tới đó rồi, hãy nhớ tự mình chăm sóc bản thân. Đừng bao giờ làm việc quá sức, kẻo mà lâm nguy ở đất khách quê người.

Có vẻ do chờ quá lâu, thế nên bác lái đò phía dưới sông cất tiếng, giục giã Tri Hoàng:

- Có đi hay không vậy, để tôi còn chở những người khác?

Tri Hoàng vọng giọng xuống nơi bác lái đò, cất tiếng:

- Bác chờ tôi một lát!

Sau đó xoay qua, căn dặn với Hoài Thương những lời nói cuối cùng:

- Em ở nhà một mình, tuyệt đối không được phép tin bất kì một ai, ngoại trừ chỉ riêng anh cả, anh ấy là người hiền từ. Em chỉ có thể tin tưởng mỗi mình anh ấy, nhất là bà chị cả Cẩm Tú, em lại càng nên thận trọng với chị ta, bởi vì chị ấy là người quỷ kế đa đoan, đừng để chị ta lợi dụng bản thân mình, mà tin cậy giao cho chị ấy lòng tin khờ dại. Những gì anh muốn nói cũng đã nói hết, bây giờ anh phải đi rồi.

Tri Hoàng bước chân xuống xuồng, bác lái đò liền cầm lấy tay chèo, dùng lực đẩy tách xa bờ, Hoài Thương lững đững phía trên ngó xuống, đôi mắt quyến luyến nhìn anh, Tri Hoàng đáp lại, là một nụ cười ngượng nghịu, chan chứa cả tình yêu dành cho Hoài Thương. Cho đến lúc, hình bóng chồng chẳng còn hiện hữu, nước mắt đã tuôn rơi, nhìn xa xăm, giữa khoảng lục bình trôi lững lờ.

Mặc dù người thương cũng chẳng còn ở lại, cô cố thét tên chồng trước sự có mặt của những dân tình quanh đường:

- Anh Hoàng, anh Hoàng!!!

-còn tiếp-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro