CHƯƠNG 2: LỜI GIÈM PHA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nghe theo, Lành liền nằm xuống, Hứa Văn thân tình kéo chăn phủ đi nửa người giúp Lành giữ ấm. Sau đó, Hứa Văn cũng hạ người nằm xuống, rồi chợp mắt chìm vào giấc ngủ.

Trong cơn mê man, Lành đã mơ thấy một nơi, thật sự quái lạ khi đó chính là một khu vực nhỏ của nhà hội đồng Giáp. Lành nhìn thấy, một cô gái, đang bị những người đàn ông ghì chặt lại, do đó chính là mệnh lệnh từ ông Giáp. Họ lôi cô đến một căn nhà tranh, sau đó giam lỏng cô ở tại nơi đây. Nhìn vào vẻ mặt lúc này của cô gái, có một chút bi lụy. Cho đến sáng sớm tinh mơ, ông hội mở cửa bước vào, khi thấy ông xuất hiện, cô gái lật đật chắp hai tay, rồi quỳ xuống van xin ông tha cho:

- Cha ơi, cha tha cho con. Tất cả đều chỉ là hiểu lầm, con và Lượm chẳng có gì hết, cha nghe con giải thích đi cha.

Ông hội cất giọng, toát ra một sự lạnh lẽo buốt hồn:

- Ta không muốn nghe bất kì lời giải thích nào từ cô nữa. Đã phạm vào luật nhà họ Hạ này rồi, ta chỉ tin những gì ta thấy. Đợi sau một tuần đi, cô sẽ phải chịu sự trừng phạt thật thích đáng với cái tội của mình. Đường đường chính chính là mợ hai của nhà họ Hạ, và là vợ của con trai ta, Hứa Văn, thế mà làm chuyện đó với một thằng ở đợ làm không công suốt đời để trả nợ, thật là nhục nhã.

Nói xong, ông hội liền xoay rời đi, bước ra bên ngoài. Ông lập tức khóa cửa nẻo, để, chắc chắn rằng ả ta không thừa cơ bỏ trốn. Thế là, thật tình cô gái đang phải cảnh lao lung ấy, lại có một thân phận oai quyền đến như vậy, mợ hai nhà họ Hạ, và cũng là cô vợ đầu tiên của cậu hai Hạ Hứa Văn.

Thoát khỏi giấc mơ chỉ thấy được một câu chuyện diễn ra lưng chừng, và đó cũng là lúc mặt trời vừa lên đỉnh đồi. Chiếu rọi những tia nắng vàng chóe xuống phàm gian. Chồng cô cũng đã dậy sớm và ra ngoài từ lúc nào. Lành bật người ngồi dậy, bước chân rời khỏi giường. Chỉ chừng ít phút sau, Lành với bộ dạng mới của ngày, cô dự trù đi xuống căn bếp, vừa bước chân khỏi ngạch cửa, Lành đã gặp ngay chị cả, Trương Cẩm Tú, vợ cậu cả Hạ Gia Thế. Cẩm Tú là một người có một vóc dáng mảnh mai, không kém phần nhã nhặn, chiều cao ngang ngửa với Lành, gương mặt phúc hậu, tuy Cẩm Tú đã ngoài ba mươi tuổi. Mà đến nay vẫn giữ được nét trẻ đẹp của mười tám. Đó là lần gặp gỡ đầu tiên giữa Lành và người chị cả sau này thiết thân:

- Lành, từ lúc em về đây làm dâu, chị chưa có cơ hội qua hoi han tâm sự ít chuyện.

Lành đáp:

- Bấy nay bộ chị bận gì lung lắm sao?

- Đúng rồi, chị còn phải phụ cha coi chừng quán nữa mà, nay có dịp nên chị ghé sang ngay đó đa. Sao rồi, mấy nay sống ở đây, em thấy có khó khăn gì không đa?

- Dạ cũng không đến nổi, nhưng em cảm ơn chị đã quan tâm... Đứng đây nói chuyện có hơi kì, ngại quá khi nãy giờ bắt bị đứng đây, mời chị vào.

Cẩm Tú theo chân Lành vào trong, cả hai ngồi xuống bên bàn trà, rồi tâm sự đôi lời với nhau.

- Ồ! À mà chị ơi, em thấy, hình như em ba không được thích em cho lắm.

- Em đừng có bận tâm gì nhiều về cách ăn nói thiếu ý thức, thiếu suy nghĩ của em Trang Đài, nó nói vậy thôi. Chứ không có ghét bỏ gì em đâu. Sinh ra là đã ngặm thìa vàng, sống trong nhung lụa từ đó đến giờ với tính tiểu thư. Ăn nói thì thô kệch, nhưng tính khí nó như thế nào, chị cũng hiểu nó một phần. Chắc là do chú ba tối ngày đi làm xa, về nhà được một hai hôm là đã lên đường đi tiếp, không quan tâm, lo lắng gì cho nó, nên chắc nó cũng tủi thân. Chị nhiều lúc thấy nó cô độc một mình, lẻ loi giữa nhà chồng, chị cũng thương xót lắm, mà hiếm có ai có thể gần bên em Trang Đài, chỉ ngoại trừ con Trúc, con bé đã theo sát bên em Trang Đài từ nhà ba đẻ qua bên đây với nhiệm vụ là chăm sóc em ba. Con Trúc, nó đã từng nói với chị, nó đã phục vụ cho em ba từ lúc nó 8 tuổi. Ít nhiều gì cũng thân như tình chị em.

- Là vậy sao đa? Nghĩ cũng thấy tội nghiệp em ba.

- Không chỉ riêng gì cậu ba đi xa mà làm việc, cậu tư cũng di cư đến làng khác mà sinh sống lập nghiệp, còn cô tư thì về quê nuôi mẹ già bệnh yếu, tính đến giờ, cô tư đi cũng gần 1 tháng nay rồi.

- Về làm dâu đến giờ, vậy mà... em vẫn còn chưa gặp mặt được mọi người.

- Rồi từ từ thì sẽ gặp hết thôi nè.

Bỗng khi này có tiếng ai đó gọi Lành, chính xác hơn đó là giọng của Duyên, tiếng gọi đan xen trong cuộc trò chuyện giữa Lành và chị cả Cẩm Tú:

- Mợ hai ơi... mợ hai!

Theo phản xạ tự nhiên, Lành xoay qua nhìn theo hướng phát ra âm thanh. Cô liền bảo với chị cả:

- Hình như là chị Duyên gọi em, bây giờ em phải đi. Lúc nào đó em rảnh rỗi, em với chị sẽ nói chuyện tiếp.

- Ừm, em đi đi, để con Duyên ở ngoải chờ tội nghiệp nó.

Lành và Cẩm Tú đứng lên khỏi ghế, rồi rời khỏi phòng. Cẩm Tú cũng trở về phòng của cô, Lành bước tới gần Duyên, cất giọng hỏi:

- Có chuyện gì thế chị Duyên?

- Bà căn dặn tôi dẫn mợ đi đây đi đó để làm quen xứ người ở đây, bây giờ mợ muốn đi đâu để tôi dẫn mợ đi?

- Vậy thì chị đi chung với em ra chợ, em cần mua một ít đồ. Có thứ gì đẹp em sẽ mua tặng chị, coi như là phần thưởng chị luôn giúp em trong cái gia đình này.

Duyên đưa tay lên ra dấu hiệu từ chối món quà:

- Không cần phải tốn tiền cho tôi như thế đâu mợ.

- Không sao đâu chị, cũng chỉ là một món đồ giá tiền không đắt, nhưng em muốn tặng chị. Thôi.... mình đi bây giờ đi.

Lành bước đi trước, Duyên đi theo phía sau. Không lâu, cả hai người họ cũng đã đến chợ, nơi người người đông đúc, tấp nập nườm nượp quanh khu đây. Lành bước đến gần sạp rau của một cụ bà đang ngồi bán buôn với sườn sau đã cong oằn. Cụ bà thấy Lành liền gật đầu cúi chào mợ hai, Lành duyên dáng ngồi xuống cầm lấy một bó cải lên trên tay:

- Bà ơi! Bó cải này bao nhiêu thế?

Cụ bà trả lời nhẹ nhàng:

- Dạ, 5 xu mợ.

Lành đưa tay vào túi áo rút ra 5 xu rồi niềm nở đưa nó cho cụ. Cụ bà bỏ bó cải vào trong một cái bọc, rồi đưa nó cho Lành, Duyên nói:

- Mợ đưa đây tui xách cho.

Lành giao nó cho Duyên, bỗng vào lúc này, từ phía xa, những lời xì xầm to nhỏ vang đến vị trí Lành, có lẽ họ đang nói gièm. Nhìn về hướng đó, Lành thấy có tất thảy năm cô đã ngoài bốn mươi, đang xào xáo nói chuyện, mà không ngừng nhìn với đôi mắt tỏ thái độ xem thường, tay chỉ về hướng Lành, cùng với dáng đứng chống nạnh, mặt vênh váo:

- Vừa mới được về đây làm dâu nhà họ Hạ, kẻ hầu đi theo... Bài đặt nghênh nghênh cái bản mặt lên nhìn mà thấy mắc ghét ha mấy bà.

- Không biết sao ông hội lại chọn cái con nhỏ quê mùa này về làm dâu được nữa, con gái nhà tui nó đẹp lộng là lộng lẫy thế mà còn không được chọn mà lại chọn cái con bần nữ đó. Hay... là có khi nào, cái con nhỏ đó nó cho ổng ăn bùa mê thuốc lú gì không, nên ổng chọn nó về làm vợ cho cậu hai Văn. Coi hiền hiền vậy thôi chứ ranh ma không ai bằng, tất cả toàn là vở kịch của nó dựng lên nhằm đóng giả ta đây hiền lành để che mắt bàn dân thiên hạ, che mắt nhà chồng. Chứ nội tâm, ai mà biết được, đúng không mấy bà.

- Ừ, bà nói tui thấy đúng đó, ta nói mấy cái ngữ như này, nhìn hiền vậy thôi chứ tâm địa đang dòm ngó gia sản nhà họ Hạ, không biết nó ôm của cải nhà họ Hạ chạy mất khi nào nữa đây.

- Ông hội đồng coi vậy mà vô phước ghê hén, rước phải thành phần không ra gì về làm con dâu, làm cháu của gia tiên nhà họ Hạ.

Duyên bực mình sau những lời nói xỉa của đám người đang tụm năm bảy, mà tiến đến mắng lũ người ấy:

- Mấy người nói đủ chưa, biết gì không mà nói?

Sau lời mắng mỏ của Duyên, tất cả đều vênh mặt lên, mắt nhìn lên cao, bày tỏ thái độ khinh thường, xem rẻ.

Lành cũng chạy đến khẽ khều tay Duyên, bảo:

- Thôi bỏ đi chị, dù gì mình giải thích như thế nào họ cũng chẳng hiểu đâu. Một khi họ đã ghét mình, thì có nói như nào họ cũng chẳng vậy.

Duyên nghe theo lời Lành, lập tức bỏ qua cho lũ người miệng mồm thâm độc đó, trước lúc rời đi, Duyên không quên tặng cho họ một cú lườm tỏ ý căm ghét và phẫn nộ vì dám nói xấu mợ hai ngay trước mắt. Có lẽ như từ khi hầu hạ cho mợ hai Lành đến giờ, cảm giác như có người nương tựa tại bể rộng nhà họ Hạ, dường như ngựa quen đường cũ, tính khí ngày trước dần đang quay trở lại, biến Duyên thành một con người như xưa.

Lành dắt Duyên đến một nơi, chuyên bán những phụ kiện cho phái nữ. Lành lấy xuống một chiếc kẹp tóc, được máng lửng lơ trên một sợi dây. Lành thử nó lên trên mái tóc của Duyên. Duyên dùng tay sờ lên để cảm nhận, rồi nở một nụ cười với món quà này của mợ. Lành hỏi:

- Chị có thích nó không nè? Để em mua tặng chị.

Duyên niềm nở đáp:

- Đẹp lắm, đẹp lắm, tôi cảm ơn mợ.

- Chị thích là được rồi.

Lành đưa tiền cho ông chủ, sau đó cùng Duyên rời khỏi khu chợ đầy thị phi này.

Về đến nhà, Lành mệt mỏi phải đi vào phòng để nghỉ ngơi. Đến tối, cậu hai Hứa Văn quay trở về nhà, người nồng nặc mùi rượu. Say xỉn mà đi loạng choạng không vững, nên đã ngã nhào xuống đất, nằm sõng soài trên nền cùng với tấm thân đầy men rượu. Lành phải vất vã một lúc, mới có thể đưa chồng trở vào phòng. Đến nơi, cô hạ người xuống, rồi đỡ chồng nằm lên giường. Do đã chìm trong cơn say men, lý trí vẫn chẳng còn vẹn nguyên, mà Hứa Văn đã vô tình gọi tên một người con gái, mà từ trước đến giờ Lành chưa từng nghe qua.

- Tuyết ơi! Anh yêu em.

Đỡ chồng nằm được nửa chừng, Lành nghe thấy, cô cứ như bị bất động trong phút chốc, mà thắc mắc bèn tự hỏi thầm bản thân:

"Tuyết, Tuyết là ai chứ? Đến giờ từ khi về làm dâu, mình vẫn chẳng biết ai tên Tuyết trong cái nhà này cả?"

Hứa Văn đến giờ phút này vẫn chưa dừng gọi tên người con gái xa lạ đó:

- Tuyết ơi anh yêu em! Em về với anh đi mà... đừng có bỏ anh.

Bỗng một luồng gió bay dọc ngang sóng lưng Lành. Rõ là đang trong một gian phòng kín, gió từ đâu mà lại có thể bay qua được nơi đây. mọi thứ bay tứ tung khắp gian phòng. Cảm giác ớn lạnh như Lành đang ngâm mình dưới dòng nước giữa trời đông lạnh giá, và một làn gió thổi phì phụt khiến cho cô dường như muốn tê cứng lại, đóng băng cả cơ thể lạnh buốt. Mọi thứ kì dị vừa diễn ra, sau khi Hứa Văn lại nhắc tên người con gái lạ lẫm ấy. Lành đẫn đờ một hồi, dần dần nó cũng đã thật sự tan biến khỏi cơ thể cô. Hứa Văn cũng dừng gọi tên, mà đã rơi vào giấc mộng từ lúc này.

Bước ra khỏi căn phòng, cô gặp mẹ chồng của mình, bà thấy Lành liền hỏi về sự tình hiện giờ của thằng hai:

- Lành, thằng Văn nó sao rồi con, nó ngủ chưa?

- Dạ rồi thưa mẹ.

Bà Liên chỉ tay về phía phòng khách, nói:

- Hai mẹ con mình đến đó ngồi nói chuyện.

- Dạ mẹ.

Bà cả Liên bước đến khéo léo kéo ghế ra ngồi, Lành cũng làm tương tự như mẹ chồng của cô, sau đó điềm đạm ngồi xuống, bà Liên với tay lên bàn lấy một tách trà. Tay còn lại bà cầm lấy một bình trà âm ấm, châm từ bình sang tách sao cho vừa đủ, rồi bà đưa nó cho Lành dùng, vốn gia giáo từ nhỏ, Lành lễ phép nhận lấy bằng hai tay:

- Con cảm ơn mẹ.

Chế xong tách cho cô con dâu, bà cả làm tương đương tách trà còn lại cho mình. Tiếp đó bà cả đưa cận môi, nhấm nháp từng ngụm trà thơm lừng mỹ vị. Được vài ngụm thanh mát, bà Liên đặt tách xuống mặt bàn:

- Sao con không uống đi chứ?

- Dạ, con uống ngay đây.

Lành đưa lên cận môi, nấc vài ngụm rồi nhẹ nhàng đặt tách trà xuống bàn.

Lúc này bà Liên hỏi Lành về tình hình của con trai bà:

- Lành à! Hôm nay thằng Văn nó bị gì vậy?

- Dạ, con cũng không biết tại sao hôm nay, lý do gì mà khiến anh ấy người đầy mùi rượu.

- Gì? Hôm nay nó uống rượu à?

- Con thiết nghĩ, anh ấy đang buồn về một chuyện nào đó đa.

- Chuyện gì mới được ta? Nhiều lúc mẹ cũng không hiểu tính khí nắng mưa thất thường của nó.

Lành chợt nhớ ra:

- À... Mẹ ơi, con vừa nhớ ra điều này. Khi nãy chồng con có nhắc tên một người con gái, hình như Tuyết đó mẹ, cô ấy là ai vậy?

Có lẽ như bà cả đã ngầm hiểu ra điều gì, mà mặt mày trông có vẻ vô cùng suy tư:

- Tuyết sao? Cô ta là vợ đầu tiên của thằng Văn. Dường như nó đã nhớ đến người vợ cũ, người đàn bà lăng loàn trắc nết đó đa!

- Chớ chi mẹ lại nói cô ấy như thế, chẳng nhẽ có chuyện gì sao mẹ?

- Con không biết đó thôi, cô ta đã từng dan díu với một thằng ở đợ tên là Lượm, để cho ông bắt được, ông xử chết cho.

- Vậy khi anh Văn biết chuyện thì sao mẹ?

- Nó lúc đó rất bực tức, nhưng đâu thể làm được gì, nó lúc đó xin cha tha mạng sống cho vợ. Tuy nhiên nhận được là một sự ngó lơ từ ông.

- Hình như con nghĩ rằng cho đến bây giờ, hình bóng người vợ cũ của anh Văn vẫn chưa phai mà ngày càng dần sắc nét đa.

- Đương nhiên rồi, bởi vì nó rất là yêu thương Tuyết. Trước khi Tuyết đến làm dâu nhà họ Hạ, nó cũng đã từng là một cô bé chỉ mới khoảng chừng 14 tuổi, do bị ông cha nát rượu bán vào đây để làm ở đợ cho nhà họ Hạ. Từ nhỏ, Tuyết luôn nhận nhiệm vụ là chăm sóc cậu hai Hứa Văn, mỗi lúc cậu đau ốm, người luôn ở cạnh chăm sóc nhiều nhất là Tuyết, dần như thế mà đến lúc cả hai đều trưởng thành. Cũng đã biết yêu, cho đến một phút vô tình, mà con Tuyết đã mang trong mình cốt nhục của nhà họ Hạ này. Vốn ngày xưa đây là điều cấm kỵ, kẻ ở đợ và chủ tuyệt nhiên không được phép có tình ý với nhau. Để rồi hai đứa đã trót dại, ông ngay lập tức bảo bỏ cái thai. Tuy nhiên thằng Văn nó kiên quyết không chịu, ngày ngày nó cứ quỳ tại cửa phòng ông, không ăn không uống suốt những ngày liền chỉ để xin ông sẽ được cưới Tuyết làm vợ, rồi cho đến khi đuối sức mà ngất đi, hết cách thật sự, ông đành thuận theo ý nguyện của thằng hai. Và tục lệ đó, ông cũng đành nhắm mắt mà phạm sai trái với gia tiên của những dòng đời thời trước.

Lành vẫn tiếp tục chăm chú lắng nghe những lời mẹ chồng kể về phận đời của người chị dâu trước:

- Sau khi đám cưới của hai đứa hoàn tất, được nửa tháng sau, con Tuyết bị phát hiện là đang dan díu với một thằng ở đợ trong nhà, ông là người chứng kiến toàn cảnh con Tuyết ngoại tình với một thằng ở đợ, chính vì thế mà bị ông bắt giam 1 tuần, sau đó thì như thế nào mẹ cũng không được nghe kể từ ổng. Rằng thằng ở đợ mẹ cũng không biết kết cục của nó là như thế nào, mà chắc có lẽ nó sẽ không sống nổi với ổng đâu.

- Còn nữa -

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro