ÔNG ĐỒ BỂ ( Phần 1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ông Đồ Bể ( PHẦN 1).

                                          Tặng em Triệu
Ngày xưa ở vùng Bể có một ông ĐỒ tục danh là Ông Đồ Bể.
Đừng tưởng cái tên Đồ Bể ấy chỉ có nghĩa là một ông đồ ở vùng bể. Bể đây là rộng như bể, ý nói tâm và trí ông đồ rộng như biển cả. Hồi còn nhỏ đó là một cậu học trò chăm chỉ, thông minh và ngay thẳng, rất được thấy yêu mến và anh em bạn kính phục. Năm hăm bốn tuổi ông vác lều chiếu đeo khăn gói ra Thăng Long (Hà Nội) thi hương. Kể thì ông đã đủ tài từ hai khoa trước rồi. Hiềm nỗi nhà nghèo không xoay được tiền ăn đường, ông đành phải ở nhà dạy học cố để dành lấy vài chục quan làm khoản lộ phí. Vì thế, mãi năm nay ông mới ra thi.
Một hôm ông vào nghỉ chân uống nước ở cái quán cạnh một tòa miếu cổ. Bà hàng dặn khi ông qua miếu phải bỏ nón cúi đầu vì đức thánh thiêng lắm. Ông mỉm cười đáp:
_ Trời nắng chang chang thế này mà bỏ nón ra nhỡ bị cảm thì khốn!
Bà hàng mắt lấm lét nhìn ông:
_ Chả khốn bằng bị ngài vật chết.
Ông Đồ thản nhiên hỏi lại:
_ Vậy ngài đã vật chết ai chưa?
Bà hàng hạ giọng thì thầm kể cho Ông Đồ nghe những phép thiêng của ông thần, rồi nói tiếp:
_ Chừng thầy khóa mang lều chiếu đi thi. Vậy thầy nên mua vàng hương vào miếu lạy thánh mà cầu phúc, thì thế nào cũng được tên chiếm bảng vàng.
Ông Đồ Bể nghiêm sắc mặt, khảng khái đáp:
_ Học thành tài rồi tất thi đậu, mà chưa thành tài thì đợi đến khóa sau thi lại. Người quân tử không bao giờ chịu đi cầu khấn, lạy lục ai để được đỗ.
Dứt lời, trả tiền nước đứng dậy đi liền.
Tới miếu, ông Đồ dừng lại ngắm nghía cây đa cỗi cành lá rườm rà che gần kín cái mái rêu phong. Hai bên cửa miếu, hai pho tượng đắp bằng đất, mặt đỏ, mắt trợn tròn như nhìn chòng chọc khách qua đường, và tay cầm thanh gươm giơ lên như lăm le muốn chém ai. Bên đường một cái mốc đá với hai chữ "Hạ mã" nét khắc đã mờ.
Ông Đồ Bể nghĩ thầm:
"Biển đề hạ mã, nhưng ta có cưỡi ngựa đâu mà bảo xuống ngựa. Còn như ngả nón cúi đầu thì không thấy có yết thị. Vậy ta cừ đàng hoàng dõng dạc mà đi. Người quân tử đầu đội Trời, chân đạp đất không kiêu ngạo với ai, nhưng không khúm núm sợ hãi :)).".
Và ông Đồ ung dung tiến qua miếu.
Vừa đi khỏi mươi bước, nghe có tiếng động nên lưng ông quay lại. Một người y phục từa tựa như ông và cũng vai mang lều chiếu tay xách khăn gói. Ông ngạc nhiên hỏi:
_ Tiên sinh ra kinh kỳ ứng thi?
Người kia đáp:
_ Thưa vâng.
_ Tiên sinh đi đường nào tới mà vừa giờ tôi không gặp tiên sinh ở quán?
_ Tôi ở miếu ra.
Người ấy nói thực. Vì đó chính là ông thần hiện thành hình một thầy khóa đi thi. Ông Đồ hỏi:
_ Tiên sinh vào miếu làm gì thế?
_ Tôi vào lễ Đức Thánh để cầu khẩn ngài phù hộ cho được đỗ...cao. Vì ngài thiêng lắm, ai cầu gì cũng được nấy, mà ai vô lễ với ngài thì thế nào cũng sẽ bị Ngài vật chết.
Đó là lời đe dọa của ông Thần. Nhưng ông Đồ ngay thẳng vô tình không lưu ý tới. Ông còn thật thà hỏi một câu mà Thần cho là có ý khiêu khích.
_ Âm dương cách biệt, ngài làm thế nào mà vật chết được người trần?
_ Ngài đã có phép chứ?
Rồi ông Thần ngập ngừng nói tiếp:
_ Ban nãy tôi đứng trong miếu nhìn ra  thấy tiên sinh hình như đi qua miếu không bỏ nón cúi đầu.
_ Vâng chính thế. Tôi tưởng thế cũng không phải là khiếm lễ với Thần :). Trời nắng thì phải đội nón. Còn như cái đầu nó đương thẳng thắn ở trên cái cổ can chi lại nghiêng nó đi, lại cúi nó xuống? Chỉ những kẻ hèn hạ, không biết tự trọng hay không chính trực, quang minh mới khúm núm sợ hãi mà thôi.
Ông Thần mỉm cười mỉa mai:
_ Vậy hẳn là ngài chính trực quang minh?
Nhưng ông Đồ tức giận và thản nhiên đáp:
_ Tôi chỉ biết bình sinh không nói dối một câu, chưa bao giờ định làm một việc phi pháp, còn như có chính trực quang minh hay không thì tôi không dám khoe khoang rằng tôi chính trực quang minh.
Ông Thần thầm nhủ: "Được rồi! Mi bảo rằng mi không từng nói dối, không bao giờ làm việc phi pháp. Vậy ta sẽ theo mi để chờ cho mi nói dối một câu, hay làm một việc phi pháp, bấy giờ ta sẽ trị tội mi, ta sẽ vật mi chết tươi, cho hồn mi không còn oán hận ta được nữa :))."

                    HẾT ÔNG ĐỒ BỂ ( Phần 1)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro