De thi 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 12:Trình bày quan điểm HCM về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động.

a) nhà nước của dân

quan điểm nhất quán của HCM là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân.Quan điểm này của HCM được thể hiện trong các bản hiến pháp do người lãnh đạo soạn thảo:Hiến pháp năm 1946 và 1959.

Nhân dân lao động làm chủ nhà nước thì dẫn đến 1 hậu quả là nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, cử chi bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Theo HCM muốn đảm bảo được tính chất nhân dân của nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cử chi và đại biểu do cử tri bầu ra. HCM đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ nghĩa là xác định quyền và nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị tri tối thượng.

HCM đã nêu lên quan điểm dân làm chủ, Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân và xác định quyền nghĩa vụ của dân.

b) nhà nước do dân

Nhà nước do dân lập lên, do dân ủng hộ, dân làm chủ.chính vì vậy HCM thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu,làm cho dân giác ngộ để nâng cao trách nhiệm làm chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình.

Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở chỗ:

- Toàn bộ công dân bầu ra quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước,cơ quan duy nhất có quyền luật pháp. Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, ủy ban thường vụ quốc hội và hội đồng chính phủ (nay gọi là chính phủ).

Hội đồng chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, thực hiện các nghị quyết của quốc hội và chấp hành pháp luật. Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý XH đều thực hiện ý chí của dân (thông qua quốc hội do dân bầu ra).

c) Nhà nước vì dân

Nhà nước vì dân là 1 nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra ko có bất cứ 1 lợi ích nào khác.Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của HCM là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều p làm công bậc, làm đầy tớ cho nhân dân chứ ko phải " làm quan cách mạng " để " đè đầu cưỡi cổ nhân dân". Đối với chức vụ chủ tịch nước của mình HCM cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy p phục vụ nhân dân, tức là làm đầy tớ cho nhân dân.

Đề V:

CÂU 13:Tại so nói tt HCM là nền tảng tt và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng VN.Vì:

Tư tưởng HCM soi đg cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong suốt chặng đường hơn 1 nửa thế kỉ ,tt HCM đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi #.

Trong bối cảnh của thế giơi ngày nay, tt HCM giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội bvaf đảm bảo quyền con người, vì HCM đã suốt đời phấn đấu cho việc giải phóng các dân tộc, đã đề ra lý luận về sự phát triển của dân tộc giành được độc lập tiến lên CNXH và luôn luôn quan tâm đến lợi ích của con người.

Tt HCM là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng toàn quân toàn dân ta đi tới thắng lợi.

Tt HCM mãi mãi sống với chúng ta vì đã thấm sâu vào quần chúng nd, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với thời đại.Qua thực tiễn cách mạng, tt HCM ngày càng tỏa sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu, hàng triệu con người.

CÂU 14:Trình bày tt HCM về đặc trưng tổng quát của CNXH ở VN.

HCM bày tỏ quan niệm của mình về CNXH ở VN không chỉ trong 1 bài viết hay mà để Người diễn đạt quan niệm của mình. HCM diễn đạt quan niệm của mình về CNXH ở VN về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... HCM dựa trên cơ sở của lý luận Mac- Lênin nhấn mạn những điểm sau:

-Đó là 1 chế độ chính trị do nhân dân làm chủ

Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ ,nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ ,Nhà nước là của dân ,do dân và vì dân ,dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công-nông- trí thức do đảng cộng sản lãnh đạo.

Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. CNXH chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

- CNXH là 1 chế độ xh có nền kinh tế phát triển cao ,gắn liền với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.

Đó là 1 xã hội có 1 nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xh cao, sức sx luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.

- CNXH là chế độ ko còn người bóc lột người.

Trong CNXH ,ko còn áp bức bóc lột, thực hiện chế độ sở hữu xh về TLSX và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.Đó là 1 xh đc xd trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.

- CNXH là 1 xh phát triển cao về văn hóa, đạo đức.

Đó là 1 xh có hệ thống quan hệ xh lành mạnh,công bằng, bình đẳng, ko còn áp bức bóc lột.ko còn sự đối lập giữa lao động tay chân và lao động trí óc,giữ thành thị và nông thôn,con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện.

Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện 1 hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xd CNXH. CHXH là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại.

CÂU 15: Vận dụng tt HCM về đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đỏi mới hiện nay.

Theo tt HCM, trong công cuộc đổi mới hiện nay, đại đoàn kết phải được củng cố và phát triển nhằm rửa được cái nhục đói nghèo, lạc hậu, cái nhục tụt hậu xa hơn về kinh tế khoa học, công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới, làm cho VN có thể tự tin sánh vai với các cường quốc năm châu;khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm chấn hưng đất nước, ko bỏ lỡ thời cơ vận hội, phát huy tinh thần tự lực tự cường, đẩy lùi mọi nguy cơ, vượt qua mọi thách thức; phát huy được tính năng động của mỗi người, của cả cộng đồng, khắc phục những tác động của nền kinh tế thị trường để ko làm phương hại nền văn hóa truyền thống dân tộc.

Trong đk hiện nay, đại đoàn kết theo tư tưởng HCM đòi hỏi p xd được 1 Đảng cầm quyền thực sự trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên, thật sự vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; 1 chế độ thật sự do nhân dân là chủ và làm chủ; 1 Nhà nước thật sự của nhân dân, do dân, vì dân; 1 hệ thống chính trị có hiệu quả và hiệu lực thực tế.

Trong khuôn khổ luật pháp, tiếp tục đổi mới chính sách giai cấp, chính sách xã hội, hoàn thiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với trí thức, chính sách đối với cộng đồng người việt ở nước ngoài, tập hợp đến mức rộng rãi nhất mọi nhân tài, vật lực vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước gắn liền với xây dựng kinh tế tri thức.

Đảng và nhà nước ta phải chủ động xác định rõ các bước hội nhập quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố nội sinh có ý nghĩa quyết định. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại sẽ là ngọn nguồn tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng việt nam theo tư tương HC

Đề VI:

CÂU 16: Tại sao nói tt HCM phản ánh khát vọng của thời đại?

HCM là nhân vật lịch sử vĩ đại, ko chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân VN,mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.

Ngay trong những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với quá trình hình thành về cơ bản tt HCM , Người đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc

Thuộc địa dưới ánh sáng của CN Mác - lênin: Giành độc lập dân tộc để tiến lên xd CNXH.người cũng có những nhận thức sâu sắc và độc đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa

Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cm vô sản.

Người chỉ rõ tầm quan trọng đặc biệt của độc lập dân tộc trong tiến trình đi lên CNXH, về tính tự thân vận động của công cuộc đáu tranh giải phóng cuae nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa

với cách mạng vô sản ở chính quốc và về khả năng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc. Từ nghiên cứu lý luận, áp dụng vào những điều kiện cụ thể, HCM đã hình thành một hệ thống các luận điểm chính xác về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Việc xác định đúng đắn những vấn đề cơ bản của cách mạng việt nam trong tư tưởng HCM có giá trị to lớn về mặt lý luận và đang trở thành hiện thực của nhiều vấn đề quốc tế hiện nay.

CÂU 17: trình bày tt HCM về mục tiêu và động lực của cách mạng XHCN ở VN.

MỤC TIÊU:

Ở HCM,mục tiêu chung của chủ nghĩa xh và mục tiêu phấn đấu của Người là 1, đó là độc lập,tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Từ cách vấn đề này, theo HCM , hiểu mục tiêu của CNXH, nghĩa là nắm bắt nội dung cốt lõi con đường lựa chọn cà bản chất thực tế xh mà chúng ta phấn đấu xd.

HCM có nhiều cách đề cập mục tiêu của CNXH. Có khi Người trả lời 1 cách trực tiếp:mục đích của CNXH là gì? Nói 1 cách đơn giản và dễ hiểu là: ko ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

HCM quan niệm mục tiêu cao nhất của cnxh là nâng cao đời sống nhân dân.Đó là sự tin tưởng cao độ vào lý tưởng vì dân.Theo Người,muốn nâng cao đời sống nd p tiến lên CNXH.Mục tiêu nâng cao đời sống toàn dân, đó là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất XHCN của các lý luận CNXH và chính sách thực tiễn.

Như vậy, HCM đã xác định các mục tiêu cụ thể của thời kì quá độ lên CNXH trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Mục tiêu chính trị: theo tt HCM trong thời kì quá độ lên CNXH, chế độ chính trị p là do nhân dân lao dộng làm chủ, nhà nước là của dân,do dân ,vì dân.Nhà nước có 2 chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.2 chức năng đó ko tách rời nhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau.

Để pát huy quyền làm chủ của nhân dân, HCM đã chỉ rõ con đường và biện páp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội của quần chúng.

Mục tiêu kinh tế: theo HCM, chế độ chính trị của CNXH chỉ được đảm bảo và đứng vững trên cơ sở 1 nền kinh tế vững mạnh. Nền kinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế XHCN với công- nông nghiệp hiện đai, khoa học- kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghiaxsxtw bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Nền kt XHCN ở nước ta cần phát triển toàn diện cấc ngành mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó là công nghiệp và nông nghiệp là 2 chân của nền kt nước nhà

Mục tiêu văn hóa xã hội: theo HCM, văn hóa là 1 mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của Xh, đó là nạn mù chữ, xây dựng, pát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dwungj văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu...

Về bản chất của nền văn hóa XHCN VN, Người khẳng định:v phải Xh chủ nghĩa về nội dung", phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. HCM đặt lên hàng đầu nv của cách mạng XHCN là đào tạo con người. HCM luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng, đồng thời Người cũng quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo điều kiện để mỗi người rèn luyện tài năng.

ĐỘNG LỰC:

Theo HCM, những động lực đó biểu hiện ở các phương diện : vật chất và tinh thần nội sinh và ngoại sinh.Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, lòng cốt là công- nông- tri thức.

HCM xem con người là động lực của CNXH, hơn nữa là động lực quan trọng nhất, có sự kết hợp giữa cá nhân với Xh

HCM rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kt, sx kd,giải phóng mọi năng lực sx làm cho mọi ng và mọi nhà đều trở nên giàu, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kĩ thuật, kt xh.

Cùng với động lực kinh tế, HCM cũng quan tâm tới văn hóa, kh- gd, coi đó là động lực tinh thần ko thể thiếu của CNXH.

Tất cả những nhân tố động lực nói trên là những nguồn lực tiềm tang của sự phát triển.

Ngoài các động lực bên trong, theo HCM p kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước p gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, p sd tốt những thành quả khoa học kĩ thuật thế giới

Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng HCM là ở bên cạnh việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của CNXH. Người còn lưu ý cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, làm cho XHCN trở nên trì trệ, xơ cứng, lãng pí, quan liêu...

CÂU 18: Trình bày tt HCM về xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được HCM chú ý xd thể hiện trên những điểm sau đây:

a) xd 1 nhà nước hợp pháp, hợp hiến

Chỉ 1 ngày sau khi đọc bản tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời, HCM đã đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập quốc hội rồi từ đó lập ra chính phủ và các cơ quan,bộ máy chính thức mới của Nhà nước mới.Có được 1 Nhà nước hợp hiến thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân như vậy thì nước ta mới có cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng minh, mới có 1 quan hệ quốc tế bình đẳng, mới thiết lập được 1 cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng thong lệ của 1 nhà nước pháp quyền hiện đại. Ngày 2-3-1946 quốc hội khoá I nước việt nam dân chủ cộng hoà đã họp phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của nhà nước. Đây chính là chính phủ có đầy đủ tư cách pháp lý để giải quyết 1 cách có hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta.

b)Hoạt động quản lý nhà nước bằng hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.

Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng những biện pháp khác nhưng quan trọng nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trọng bậc nhất là hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà.Các bản Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 đã để lại dấu ấn đậm nét những quan điểm của HCM về bản chất, thiết chế và hoạt động của Nhà nước mới.Song, có Hiến pháp và pháp luật rồi nhưng ko đưa được vào cuộc sống thì xh cũng sẽ bị rối loạn. HCM luôn luôn chăm lo xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa để bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Các cơ quan của nhà nước phải gương mẫu chấp hành một cách nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật. Chính bản thân HCM là 1 tấm gương sáng về sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật nên HCM bao giờ cũng đòi hỏi mọi người phải hiểu và tuyệt đối chấp hành pháp luật, bất kể người đó giữ cương vị nào. Người cho rằng công tác giáo dục pháp luật cho mọi ngườivà đăc biệt cho thế hệ trẻ, trở lên cực kì quan trọng trong xây dựng một nhà nước pháp quyền, bảo đảm mọi quyền và nghĩa vụ thực thi trong cuộc sống. HCM chú trọng đến vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực của nhân dân. Trong việc thực thi hiến pháp và pháp luật, HCM bao giờ cũng chú ý bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực của chúng.

c) Xd đội ngũ cán bộ, công chúc đủ đức và tài

HCM luôn luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức.Người coi cán bộ nói chung " là cái gốc của mọi công việc ", " muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém ". HCM nêu lên những yêu cầu sau đây về xd đội ngũ cán bộ, công chức.

Một là, tuyệt đối chung thành với cách mạng.

Hai là, hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ.

Ba là, p có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

Bốn là, cán bộ, công chức p là những ng dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, " thắng ko kiêu, bại ko nản".

Năm là, p thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của Nhà nước.

Đề VII:

CÂU 19: tại sao nói tt HCM tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người.

Có thể nói đóng góp lớn nhất của HCM đối với thời đại là từ việc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định được 1 con đường cách mạng, 1 hướng đi và tiếp theo đó là 1 phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu người bị áp bức trong các nươc thuộc địa lạc hậu.

HCM đã giải quyết đúng đắn vấn đề " làm cách nào để giải phóng các dân tộc thuộc địa"; Người đã xác định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù lớn nhất của các dân tộc bị áp bức, và để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, cần p thực hiện " đại đoàn kết" , " đại hòa hợp".Đây alf 1 đóng góp to lớn của HCM.

Trên cơ sở lắm vững đặc điểm thời đại, HCM đã hoạt động ko mệt mỏi để gắn cách mạng VN với cách mạng thế giới.người cương quyết bảo vệ và phát triển quan điểm của Lênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với cách mạng vô sản.

Với việc nắm bắt chính xác xu thế phát triển của thời đại, HCM đã đề ra đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp cách cứu nước, giải phóng dân tộc VN.

Những tt tren đây của HCM đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sáng ngời,góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại.

CÂU 20: Vận dụng tt HCM về cách mạng XHCN và con đường quá độ lên CNXH ở VN vào công cuộc đổi mới hiện nay.

Tt HCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở VN bao quát nhũng vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.Đó là các luận điểm về bản chất, mục tiêu và động lực của CNXH; về tính tất yếu khách quan của thời kì quá độ; về đặc điểm, nhiệm vụ lịch sử, nội dung các hình thức, bước đi và biện pháp tiến hành công cuộc XDCNXH ở nước ta.Tư tưởng đó trở thành tài sản vô giá, cơ sở lý luận và kim chỉ nam cho việc kiên trì, giữ vững định hướng XHCN của Đảng ta, đồng thời gợi mở nhiều vấn đề về xác định hình thức, biện pháp và bước đi lên CNXH phù hợp với những đặc điểm dân tộc và xu thế vận động của thời đại ngày nay.

Trong những năm đổi mới toàn diện đất nước, đảng cộng sản việt nam đã lãnh đạo toàn đảng, toàn dân thực hiện "cương lĩnh", đường nối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội và đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới cho cong đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bên cạnh đó nước ta cũng đang phải đương đầu với hàng loạt thách thứch, khó khăn trên cả bình diện quốc tế và từ điều kiện thực tế trong nước tạo nên. Vận dụng tư tưởng HCM về CNXH và con đường quá độ nên CNXH, chúng ta phải tập trung giải quyết những vấn đề quan trong.

- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và CNXH cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn đảng toàn dân ta. Trong điều kiện nước ta độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, sau khi dành độc lập phải đi nên CNXH. Chỉ có CNXH mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc.

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu " Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xh mà HCM đã lựa chọn. Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tt HCM, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, chứ ko phải là thay đổi mục tiêu.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. HCM đã chỉ dẫn xây dựng CNXH là của toàn dân phải do đảng lãnh đạo, phải đem tài dân sức dân của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm lo cho nhân dân.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ ghĩa yeu nước, tinh thần dân tộc chân chính của mọi người dân việt nam. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phải gắng liền với nhiệm vụ trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hoá dân tộc.

Chăm lo xây dựng đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư để xây dựng CNXH. Vì vậy phải xây dựng đảng cộng sản VN cầm quiyền, một đảng "đạo đức, văn minh". Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Hình thành một đội ngũ cán bộ liêm khiết trung với nước hiếu với dân. Nâng cao giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm, trở thành quốc sách, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức.

Câu 21:Trình bày quan điểm của HCM về vai trò và sức mạnh của đạo đức.

- Đạo đức là cái gốc của ng cách mạng

HCM là 1 trong những nhà tư tưởng, 1 lãnh tụ cách mạng thế giới đã bàn nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức.TT đạo đức của HCM đã trở thành 1 bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, 1 sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của CMVN.

Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời song, từ rất sớm, HCM đã khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối.

Tư tưởng đạo đức HCM là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. HCM luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.Trong tư tưởng HCM, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm 1.Trong đó đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực.

- Đạo đức là nhân tố tạo nên súc hấp dẫn của CNXH. Theo HCM sức hấp dẫn của CNXH chưa p là ở ý tưởng cao xa mà trước hết là ở nhũng giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những ng cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thưc.

Đề VIII:

CÂU 22:Tại sao nói tt HCM cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả?

HCM là vị anh hùng dân tộc vĩ đại, ng thầy thiên tài của cách mạng VN, 1 nhà mácxit - Lenin nít lỗi lạc, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,1 chiến sĩ kiên cường của phong trào giair phóng dân tộc trong thế kỷ 20.

Lần đầu tiên trong lịch sử VN, dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng HCM, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân xóa bỏ được mọi hình thức áp bức, bóc lột và xd CNXH trên phạm vi cả nước.Sự nghiệp cách mạng vĩ đại và phẩm chất đạo đức cao quý đã thống nhất làm 1 ở HCM. Trong lòng nhân dân thế giới, chủ tịch HCM là bất diệt. Bạn bè năm châu khâm phục và coi HCM là " lãnh tụ của thế giới thứ ba", "...cuộc chiến đấu của người sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các dân tộc đang đấu tranh, cho thanh niên và cho tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới.

Tuy Ng đã mất nhưng " tư tưởng chỉ đạo của Ng vẫn mãi mãi còn soi sáng cuộc đấu tranh cho tới khi tất cả bọn xâm lược và bọn áp bức bị đánh bại hoàn toàn'.

CÂU 23: Trình bày vai trò của ĐCSVN theo tt HCM.

Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi 1 tổ chức chính trị là ĐCSVN.HCM khẳng định ;" Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận.Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi", giai cấp mà ko có Đảng lãnh đạo thì ko làm CM đc.HCM cho rằng "muốn khỏi đi lạc phương hướng , quần chúng phải có đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình , đường nối phải dịnh hướng phương châm cho đúng . cách mạng là cuộc đấu tranh gian khổ . lực lượng kẻ địch rất mạnh .muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ :trí khí phải kiên kiết .vì vậy phải có đẳng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh , để đánh đổ kẻ địch ,tranh lấy chính quyền . cách mạng thắng lợi rồi quần chúng vẫn cần có đảng lãnh đạo. Sự ra đời tồn tại và phát triển của ĐCSVN phù hợp với quy luật phát triển của XH, vì Đảng ko có mục đích tự thân, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của toàn dân tộc VN, lợi ích của nhân dân thế giới Đảng ko có lợi ích nào khác.

Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, tính quyết định hàng đầu của sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Vn đã được thực tế kịch sử chứng minh, ko có 1 tổ chức chính trị có thể thay thế được.

CÂU 24: Trình bày quan điểm của HCM về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.

HCM đã mượn khái niệm "trung, hiếu" trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó một nội dung mới: "Trung với nước, Hiếu với dân" , tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.

HCM cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân; bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là "quan cách mạng".

Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho đảng, cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ dân nhân hết lòng. Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc.

Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư.

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức HCM.

Cũng như khái niệm "trung, hiếu", "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" cũng là những khái niệm cũ trong đạo đức truyền thống dân tộc, được HCM lọc bỏ những nội dung không phù hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng.

Chí công vô tư, là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị; làm việc gì cũng không ngĩ đến mình trước, chỉ biết vì đảng, vì dân tộc,"lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ ".Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.

Yêu thương con người được HCM xác định là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người ngèo khổ, những người bị mất quyền, những người bị áp bức bóc lột không phân biệt màu da dân tộc.

Có tinh thần quốc tế sáng tạo:

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro