Chương 23: Đại Lễ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày thứ tư lễ cúng phóng sinh diễn ra suôn sẻ, buổi chiều trong không gian tĩnh mịch của chùa Thiên Phúc vang lên 8 hồi chuông dài. Tiếng chuông phát ra từ tháp chuông cổ kính nằm ở đình cao, vang vọng ra bốn phía, dân chúng cả dưới chân núi cũng nghe rõ những tiếng chuông ngân.

Do bốn ngày qua đoàn người hoàng thất chỉ mặc trang phục vi hành,nên dù tham gia tụng niệm hoặc nghe giảng pháp, cũng không ai biết đó chính là những bậc đế vương .
Chỉ khi tám hồi chuông kia vang lên, báo hiệu sắp diễn ra đại lễ cầu may, dân chúng lúc đó mới hay, Hoàng Thượng và Hoàng Hậu hẳn là đã đang ở trong chùa.

Đại lễ diễn ra hàng năm, nhưng sẽ tổ chức lễ lớn 3 năm một lần. Tính ra từ khi Đăng Minh Hoàng Đế đăng cơ đến nay, đây mới là lần đầu tiên hắn tham gia đại lễ. Đại lễ chỉ được tiến hành bởi bậc đế vương,các hoàng tử thân vương đều không được tham gia, lần này Nguyên Đế coi như cũng là trường hợp đặt biệt tham gia, vì vốn dĩ ông cũng là hoàng đế một thời.

Sở dĩ có quy định lạ đời như vậy, cũng bởi xuất phát từ truyền thuyết khai lập ra quốc gia này, cũng như sự tích gắn liền với bảo vật trong ngôi chùa Thiên Phúc, vốn nổi tiếng cổ kính linh thiêng .
Quần thể chùa Thiên Phúc nếu không tính viện tử Trúc Lâm là nơi phật tử lưu lại, thì có ba điện chính. Nằm dưới cùng rộng nhất là điện Tam Quang, thờ Tam bảo.
Đi lên một nghìn năm trăm bậc đá là đến điện thờ Phật Tổ , xung quanh có 1500 bức tượng la hán nhỏ hơn .
Đi tiếp lên 1500 bậc đá nữa là đến tháp Ngọc, cũng là nơi cao nhất của chùa Thiên Phúc

Lễ bộ đương nhiên đã chuẩn bị chu toàn vật phẩm từ trước khi đoàn người tiến vào chùa Thiên Phúc, Quân Trần cũng đã học lễ nghi từ trước. Nhân lực chuẩn bị trang trí lắp ráp đàn tràng thực thi đại lễ được quan quản sự Ninh An đưa lên từ sáng , đến chiều tối thì đã an bài xong xuôi đâu đấy.Tất cả đã sẵn sàng cho buổi đại lễ ngày mai.

Sáng ngày diễn ra Đại Lễ , tiết trời trong xanh tươi sáng, khung cảnh nhìn từ lưng chừng núi nên thơ say đắm lòng người, Giữa không gian bao la rộng lớn , cảm giác con người thật như quá nhỏ bé chơi vơi.
Ngay khi ánh rạng đông vừa ngấp ngé phía chân trời, bóng đêm bị hào quang của mặt trời đẩy mờ dần, Hai hàng dũng sĩ hộ pháp đi vào sân điện Tam Quang , tiến tới giữa sân nơi hơn mười chiếc dùi lớn chống ở phía trước mười chiếc trống to như sải tay năm người ôm đang đặt, những chiếc dùi trống trên tay múa như gió, trong nháy mắt tiếng trống ầm ầm nổi lên trong không trung, liền đó bắt đầu từ chùa Thiên Phúc truyền tới những tiếng chuông ngân, rồi đến tất cả các tháp chuông của chùa miếu trong quận Ninh An đều đồng loạt ngân lên, tiếng chuông hòa với tiếng trống,tạo nên không khí trang nghiêm lạ thường.

Các tăng sĩ trong tất cả các ngôi chùa lớn nhỏ vốn dĩ đã được thông báo từ vài tháng trước, đến hôm qua nghe được tiếng chuông đã thu xếp quy tụ hết về chùa Thiên Phúc, chuẩn bị cho cuộc tụng niệm pháp chú của Đại Lễ.

Đại sư Thích Đạt La dẫn đầu đoàn cúng lễ từng bước leo lên những bậc đá xám tiến lên đàn tràng cao nhất của chùa Thiên Phúc. Dọc hai bên là những ngôi đèn hình hoa sen được đặt trên một giá gỗ trạm hình chim phượng .
Xen kẽ từng đoạn là những lá cờ thêu hình chữ Phật , và cả những lá cờ thêu biểu thượng hình dáng đất nước Thiên Nam. Gió thổi lồng lộng làm những lá cờ bay phất phới.

Hoàng đế mặc hoàng bào màu vàng, thêu hình rồng , đi cùng đại sư tiến lên phía đàn tràng.

Nguyên Đế, Hiền Thái Phi và Hoàng Hậu đứng cạnh dưới đàn tràng, tất cả đều mặc cẩm phục hoàng gia.
Theo tục lệ đế vương phải một mình bước lên tám bậc cuối cùng tiến vào đàn tràng hành lễ, mỗi bậc tiến lên đều phải dừng lại quỳ lạy khấu đầu. Tiến vào trong đàn tràng còn cần hướng tứ phương mà dâng lễ, đại biểu cho sự cầu khẩn tới bốn phương tám hướng đất trời.
Khi Quân Trần tiến vào giữa đàn tràng tiếng trống bỗng nhiên ngừng lại.Quân Trần đỡ lấy khay đồ lễ từ tay đại sư Đạt La, hướng tứ phương vái lạy một lần rồi quỳ xuống.
Ngay sau đó là tiếng pháp chú của hàng ngàn tăng sĩ đang đứng trên 3000 bậc đá đồng thanh tụng niệm vang lên . Tiếng niệm kinh vang dội lan toả khắp cả không gian, ngăn cách bởi cấm quân hộ vệ , hàng ngàn phật tử chắp tay ngước nhìn lên đài cao, ánh mắt tràn ngập kính ngưỡng .

Truyền thuyết kể rằng, hàng vạn năm trước, khi mảnh đất này vẫn còn tăm tối hoang sơ, đất đai cằn cỗi, khi thì hạn hán,lúc thì bị nhấn chìm trong nước biển. Khi ấy, bốn thần thú Long Lân Quy Phượng đã hiện thế tại đây.

Thần Kim Quy hoá thân thành đất đai trấn trụ miền bắc, thân thể lẫn vào trong đất, chỉ nhô ra một chút chỏm đầu, nơi đó sau được dân chúng lập thành tháp Rùa mà thờ phụng.

Kỳ Lân tự bạo biến thành linh khí trấn trụ miền nam, các móng vuốt Kỳ Lân biến thành các hòn đảo nhỏ ngoài khơi canh giữ miền hải phận.

Phượng Hoàng cai quản dải đất miền Trung, phò tá cho Thần Long coi sóc linh khí cả nước .
Khi vùng đất bị núi lửa dưới lòng biển phun trào, nham thạch phá hoại cả một dải đất ven biển, long mạch bị tổn thất nghiêm trọng, hở ra một lỗ hổng. Khi đó Phượng Hoàng niết bàn đã biến thành một viên ngọc khổng lồ rơi xuống đỉnh núi Thiên Phúc, bù đắp cho nơi long mạch tổn thương.Đỉnh núi chỗ viên ngọc khổng lồ rơi xuống tạo thành hình dạng như đài sen, vì vậy những chiếc đèn trang trí và hoa đăng đều có hình hoa sen.
Long mạch được hàn gắn,Từ đó con dân dòng dõi Long Phượng được sinh sống bình an trên mảnh đất này.

Tương truyền tại nơi vùng đất hoàng thành bấy giờ tích tụ nhiều long khí, nên được lập thành kinh đô.

Các đời đế vương đều tiến hành nghi thức Huyết Long để thể nghiệm dòng dõi Long Tộc truyền thừa, tích xưa cũng ghi lại rằng, nếu vị đế vương nào sau khi hành Đại lễ mà xuất hiện dị tượng đài ngọc phát quang, thì vị đó chính là truyền nhân huyết mạch Thần Long, triều đại đó sẽ mưa thuận gió hoà,hưng bang tế thế.

---
Sau khi chừng nửa canh giờ tụng niệm, Hoàng đế tiến hành nghi thức khai ấn.

Quân Trần nhấc ấn ngọc chạm vào nghiên mực, rồi hai tay in ấn lên một mảnh lụa gấm thêu hình hoa sen. Ấn ngọc in lên lụa hình ảnh con rồng ngậm lấy một viên ngọc lớn, tượng trưng cho sự may mắn, trường tồn vĩnh cửu.
Hàng trăm đèn hoa đăng hình hoa sen được thả lên trời. Đèn hoa đăng theo gió bay lên cao trong tiếng hò reo của bách tính phía dưới đàn tràng.

Năm nghìn tăng sĩ nhất loạt niệm lên câu A di đà phật, rồi từng người tiến về phía phật tử phía dưới, mỗi tăng sĩ đều giữ một chiếc ấn đã in từ trước, sau khi lễ pháp tụng niệm thì trao cho phật tử. Từng người từng người không hề chen lấn xô đẩy mà lần lượt tiến lên nhận lấy, ai ai cũng trong mắt cũng rạng ngời hy vọng và thành kính...

Nghi thức cuối cùng của buổi lễ diễn ra thì trời đã gần trưa, Quân Trần tiến vào giữa đàn tràng, hai tay nâng lên một con dao nhỏ hình rồng, hắn nắm chặt con dao trong tay, một dòng máu theo chuôi dao nhỏ xuống 1 bát nước biển được lấy về từ trước. Máu hoà với nước, chẳng mấy chốc cả bát nước đã thành màu đỏ máu.

Bậc đế vương dùng dao rồng cắt máu, hoà với nước biển xanh, rót vào đài sen tháp ngọc, thể nghiệm huyết long, còn một nghĩa khác là non sông bền chặt, quyện thành một mối.

Đây vốn dĩ cũng chỉ là nghi thức dựa vào truyền thuyết, vì khi nghiệm huyết long đều vào giữa trưa, mặt trời chính giữa, chiếu sáng lên núi ngọc làm nhìn như viên ngọc phát ra ánh sáng . Nên xưa nay khi hoàn thành nghi lễ, bách tính và tăng sĩ cũng dần dần đi xuống chính điện phía dưới của Chùa Thiên Phúc. Quân Trần cúi bái kết thúc lễ nghi rồi cùng đoàn tế từ hoàng thất cũng từ từ đi xuống.

Ba nghìn bậc đá xám từ đàn tràng núi ngọc đi xuống chính điện Tam Quang mới đi được chưa một nửa, thì một luồng sáng loé lên thu hút toàn bộ sự chú ý của mọi người.

Trên đỉnh núi nơi tháp Ngọc toạ lạc, một luồng ánh sáng rực rỡ toả ra,tinh quang xung quanh dao động không ngừng, rồi bỗng dần dần hội tụ, khởi nguồn từ ngọn tháp Ngọc,luồng ánh sáng chói lọi rực rỡ chiếu lên cao như một chiếc trụ chống trời!

---
Hết chương 23
--

Hôm nay 10-11-2019, cả nhà tui đi chùa Tam Chúc các bạn ạ , chùa còn đang xây dang dở,cũng khá hoành tráng, dịch vụ có vẻ ổn, cơm trưa ở lầu 3 đình Thủy Đình ngon mà lại giá ok.
Ăn dở miếng sườn mới nhớ ra chụp ảnh review cho ai cần, nên trông khá là nham nhở, thỉnh quý zị lại thông cảm cho phát nữa bởi vì tui đang quá đói :((
Ai đang muốn đi thì lui lại hai năm nữa hãy đi, lúc đó hoàn thiện sẽ đẹp hơn.
Đọng lại trong tui chỉ có nhức và mỏi, vì leo bậc đá quá đau chân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro