Tiền truyện 1 - Cao Tông Trung Suy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Thiên hạ nhà Trần cuối cùng đã thuộc về tay Trần gia chúng ta....!!!!!"

"Khoan đã." Lý Chiêu Hoàng nói.

Trần Thủ Độ tặc lưỡi, "Khoan gì?"

Chiêu Hoàng nhún vai, "Tua lại chút, tua vào tầm năm 1224 ấy, ít ra cũng phải cho ta lên sóng chút chớ."

"...Chậc, tua thì tua."
____________
"Quân tử hảo cầu, ngụ my tử phục, nhu tai nhu tai."
____________
Cậu nhóc Trần Cảnh 6 tuổi ló đầu ra từ sau vạt áo của Trần Thủ Độ.

"Chú, đây là...?"

Thủ Độ gõ đầu cậu rồi nhẹ giọng nói: "Cảnh, không được vô lễ. Bệ hạ thứ lỗi, đứa nhỏ này còn bé, không hiểu chuyện."

Người ông gọi là là "bệ hạ", thực chất chỉ là một cô bé trạc tuổi Trần Cảnh, cả người khoác lên tấm áo hoàng bào nặng trình trịch, đội cổn miện nghiêng nghiêng ngả ngả - cô bé ấy, chính là Lý Chiêu Hoàng – Hoàng đế Đại Việt lúc này.
Lý Chiêu Hoàng tính tình vui vẻ hòa đồng, mạnh dạn hơn Trần Cảnh bội lần. Cô bé nghiêng đầu khó hiểu, không biết vì sao người đàn ông hơn mình mấy chục tuổi trước mặt lại xin lỗi. Nếu cậu bạn này gọi Thủ Độ là "chú", vậy chắc là họ hàng xa xứ của mình nhỉ?
Nén thắc mắc sang một bên, Chiêu Hoàng chạy tới kéo tay Trần Cảnh rồi nói: "Ta tên Lý Chiêu Hoàng, còn đệ?"

Trần Cảnh ngước đầu nhìn Thủ Độ, rụt rè đáp: "Thần...thần họ Trần, tên là....Cảnh."
Lý Chiêu Hoàng đang chán nản, thấy bạn trạc tuổi đến thì vô cùng phấn khích, kéo tay Trần Cảnh chạy vào vườn thượng uyển vui đùa. "Trần Cảnh, chúng ta trồng rất nhiều hoa trong vườn, đi hái hoa với ta đi!"
"...Nhưng thần là con...trai mà...?"

Khoan khoan bệ hạ gì gì đó ơi, thần là con trai mà?! Ơ bệ hạ?!

Khu vườn gần cung điện của hoàng đế là nơi tuyệt cảnh trong triều đình. Bao loại hoa quý hiếm độc lạ đều được trồng ở đây, như một thú vui để Lý Chiêu Hoàng giải khuây một mình. Vì làm vua rất chán, nên có người cùng bầu bạn, ấy là phước lớn của Lý Chiêu Hoàng

Trần Cảnh bị kéo đi không quên nhìn lại Thủ Độ, Thủ Độ không nói gì, chỉ mỉm cười. Cuối cùng nhóc họ Trần được bệ hạ đãi một buổi vui chơi không tính phí ở ngay cung điện của người.

Hai bạn nhỏ kéo nhau vào vườn hái hoa bắt bướm cả buổi, chạy đến khi hai chân run lẩy bẩy mồ hôi ròng ròng...
"Nước...nước...!"
"Nóng...nóng quá...!"

Một cung nữ tuổi tầm đôi mươi mang nước nôi đến cho hai đứa trẻ.

Tên nàng là Vệ Bình, là bạn thân từ nhỏ của Trần Thị Dung - mẹ ruột Lý Chiêu Hoàng.

- Dời ạ, sao lại chơi bời tới mức này?! Lấm lem hết rồi đây! Cậu bé kia nữa, ra đây dì lau mặt cho!

Mệt rã rời, Chiêu Hoàng vẫn gắng sức bảo:

"Hoa đấy, tên là...hoa...quên tên mất rồi.."

"...Thần biết hoa này này, đây là hoa đào thất thốn."

Quả là tuổi chơi bời. Chuyện gì cũng chẳng quan tâm, chỉ có giết thời gian bằng những loại giải trí đơn giản thú vị, nào để ý chuyện chính trị tranh chấp? Chiêu Hoàng nhỏ tuổi, không hiểu chuyện, mọi việc hoàn toàn vào tay nhà ngoại của nàng....
__________________

Đại Việt Sử Ký Toán Thư chép: "Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu chọn con em của quan viên trong ngoài sung vào các sắc dịch trong nội, như sáu hỏa thị cung, ngoại chi hậu, nội nhân, thị nội, ngày đêm cắt lượt nhau chầu hầu."
Mồng 1, Trần Bất Cập vào hầu. Hắn được sai theo Lý Chiêu Hoàng sáng nay, chiều sẽ tới lượt Trần Thiêm, khuya sẽ là ca trực của Trần Cảnh.
- Các ngươi đều là họ Trần hết hả?
- Bẩm, đa số là vậy ạ

- Ồ.

Mục đích của đám trẻ này vào đây là để mong sao cho một trong chúng nó rơi vào mắt xanh bệ hạ, lên làm phì mã, không chỉ có vậy, còn là để đem cái uy của gia tộc ra ngoài, cha mẹ chúng nó sẽ nở mặt nở mày với xóm giềng rằng con tao là phu quân của vua

-...Bệ hạ còn gì thắc mắc nữa không ạ?
- Khổng.
-...
Sao vị hoàng đế này lại lạnh nhạt thế kia cơ chứ. Chiêu Hoàng liên tục liếc sang Bất Cập, Cập lại hào hứng hỏi: "Bệ hạ có việc gì chăng?"

Lý Chiêu Hoàng cười haha cho thêm không khí: "Chẳng có gì. Chỉ là ta thắc mắc, sao ngươi cứ lủi thủi theo ta hoài thế?"
- Hầu bệ hạ sáng nay là nghĩa vụ của thần mà.
- ...Nhưng bây giờ ta đi vệ sinh, đừng nói ngươi đứng trước nhà vệ sinh chờ ta luôn đấy nhé?
-...có, có lẽ là thế ạ.

Hừ, hầu trong cái cung này có gì là vui cơ chứ! Mình phải đi hầu thì bọn chúng đi chơi, bản thân cũng chẳng được bệ hạ đoái hoài, lên tới phò mã cũng là một đoạn đường dài không điểm kết mà thôi.

Vả lại, nhìn khí chất không quan tâm sự đời này của vị hoàng đế này, chỉ có thể là Ế - CẢ - ĐỜI.

Trần Bất Cập sợ không lấy được cảm tình của vua mà bị cha mắng, nên gắng gượng tạo ấn tượng với Chiêu Hoàng, "Bệ..bệ hạ, người hôm nay rất đẹp."
- Cái gì? Ngươi nói ta đẹp á? Ta còn tưởng ta xấu đến mức quan lớn không hầu được mà phải tuyển các ngươi chứ.
Có tiến triển rồi!
- Vâng! Trong mắt thần, bệ hạ đẹp không ai sánh bằng!
Nói câu này xong thì Lý Chiêu Hoàng im phắt luôn, không bồi thêm câu nào nữa.
-...Bệ hạ, thần nói gì sai sao?
Lý Chiêu Hoàng thẳng giọng: "Sai quá sai! Lời nói của ngươi rất không hợp ý ta!"
Trần Bất Cập gắng gồng ôm vững đống giấy tờ ngổn ngang trước mặt, đuổi cho kịp Chiêu Hoàng: "Bệ hạ, cầu ngài nói cho thần biết, thần đã sai chỗ nào...?"

Lý Chiêu Hoàng dứt khoát:
- Nghe đây! Trên đời này, không có người phụ nữ nào đẹp hơn phụ mẫu của ta, không có thiếu nữ nào xinh bằng hai chị gái của ta, và không có nam nhân nào đẹp hơn phụ hoàng của ta!

Cha nàng xuất gia đi tu, chị nàng theo nhà chồng cách đây đã ba năm, chị cả về đất Ngột Nhì cai quản, giờ trong cung chỉ còn có mẹ của nàng là hoàng thân quốc thích gần gũi nhất – Hoàng hậu Trần Thị Dung.

Nàng không hiểu cái gọi là "quản việc nước", nàng như một con cá cảnh, buộc phải nghe chầu chính sự dù vẫn chẳng hiểu mô tê gì. Đôi khi vẫn hiểu được vài cụm như "giặc làm loạn", "cấp thức ăn", "giúp đỡ dân" vân vân mây mây, nhưng chung quy những cụm từ đơn giản ấy chẳng giúp nàng hiểu toàn bộ được. Nàng cũng đâu biết rằng, triều đại Lý của nàng đây...

Đang dần bị thao túng bởi họ Trần.

- Điện tiền chỉ huy sứ, đến giờ tôi dạy cho bệ hạ viết thư pháp rồi, cảm phiền có thể dạy được không?

- Thầy Lê muốn dạy thì cứ dạy, sao phải hỏi tôi làm gì?
Cứ hàng tuần, Lê Vi Nhân sẽ đến dạy Chiêu Hoàng một lần. Nhân là bạn của Lý Cao Tông, là thầy giáo vỡ lòng của Lý Huệ Tông, bây giờ ông cũng sắp về hưu, triều đình cũng chẳng cần trọng dụng gì nhiều, vì thế ông bàn với Huệ Tông cho mở lớp dạy thêm, đào tạo những sĩ tử nghèo không có điều kiện học. Thị Dung đưa ông về kinh thành dạy cho Chiêu Hoàng, âu cũng để bệ hạ nguôi nỗi nhớ cha.

Vẫn là hình ảnh quen thuộc ấy, một cô bé đội trên mình một chiếc cổn miện nặng trình trịch chạy ra ôm chầm lấy Lê Vi Nhân.

- Con chào thầy Lê! Cậu Trương đâu rồi? Cậu có mang quà bánh đến cho cháu không?
Lê Vi Nhân âu yếm vuốt đầu Chiêu Hoàng:
- Cậu Trương một lát sẽ đến. Nào, con đã luyện được nét viết căn bản mà thầy đã dạy tuần trước chưa?
Lý Chiêu Hoàng lắc đầu liên hồi:
- Viết đau và khó quá thầy ơi! Tại sao con phải học viết văn bản triều chính ạ?
- Haha, bởi vì con là hoàng đế đấy Phật Kim ạ.
Chiêu Hoàng xịu mặt đi:
- Haizz...làm hoàng đế khổ thật đấy thầy ạ. Con thật sự chẳng muốn ngồi trên ngai vàng...

Lê Vi Nhân lại bất ngờ nghiêm giọng:

- Suỵt! Phật Kim, cấm nói như vậy! Làm hoàng đế là điều sung sướng nhất trần đời, không có bất kỳ thứ gì có thể thay thế. Cuộc đời của con chưa chắc đã an nhàn như hiện tại, bây giờ con phải hạnh phúc mà tận hưởng những giây phút quý giá này đi...
...Mai sau này, chưa biết cái bi kịch gì sẽ đến với con đâu.

Thầy Lê không nói câu chí mạng này. Vì có nói thì Chiêu Hoàng cũng không hiểu, mà sơ suất lọt vào tai đám quan lại đi ngang qua thì chỉ có mà bay đầu. Sống trong chốn hoàng triều này, thiếu đi bộ mặt giả trân thì khả năng tạch sớm là rất cao.

- Thầy ơi, cậu Trương Hanh đến rồi kìa!

Trương Hanh, là một học trò rất đặc biệt của Lê Vi Nhân. Mặc dù Nhân nhận dạy cho những học sinh nghèo, nhưng ông chỉ tuyển mỗi làng duy nhất một học trò. Duy có cậu bé tên Trương Hanh trùng làng Yên Tân với một học trò trước đó Nhân đã nhận, cậu chạy theo thầy Lê mong sao cho thầy nhận mình. Cảm kích trước cậu bé, Lê Vi Nhân quyết định nhân cậu làm học trò của mình.

Trương Hanh năm nay đã 25 tuổi, một nam nhân trẻ tuổi trang trái, miệng luôn giữ nụ cười ôn nhu, hiền dịu khiến người ta phải nhẹ lòng. Y giắt bên vai phải túi đựng toàn bánh trái, tay trái ôm một hộp gỗ sơn son thếp vàng khắc hình rồng.

- Bệ hạ, thần giữ lời hứa tuần trước rồi nhé!
- Oa! Thật nhiều bánh kẹo, con thích lắm! Cảm ơn cậu nhiều!!!

Ôi một vị hoàng đế lại mê mẩn những món quà vặt nơi hàng quán thay cho đủ thứ mỹ vị cao sang của triều đình. Phải chăng, trái tim thiếu thốn tình cha kia đã được bồi đắp nhường nào?
_________________

- Thầy Lê ạ, con rất muốn viết chữ đẹp. Con cảm thấy chữ con loằng ngoằng, không ra dáng của bậc đế vương...

- Tốt lắm Phật Kim, chí lớn thế là tốt. Nào, ngồi xuống đây, ta xem con viết thế nào.
Lý Chiêu Hoàng cầm bút lên chấm ít mực, điều chỉnh ngón tay giữ cho cây bút ở thế đẹp nhất, đề lên giấy chữ "Nam". Lê Vi Nhân nói, "Nam quốc sơn hà".
Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẵng hành khan thủ bại hư.

Lý Chiêu Hoàng rất tâm đắc bài thơ này, cố gắng hoàn thành thật tốt, nàng nheo mắt lại rồi để tầm mắt ngang với mặt giấy, nắn nót đề nét đầu tiên.

Trương Hanh và Lê Vi Nhân theo dõi từng nhất cử nhất động của nàng, nhưng đến khi nàng đề chữ thì lại thất vọng thốt ra một câu, 'Lệch rồi".
Lý Chiêu Hoàng đứng hình.
Trương Hanh cười khổ: "Con viết nét không đậm nhạt được. Nét cứng thì ta vẫn có thể nhìn nổi, nhưng bộ chữ của con thì...lệch lạc và vặn vẹo quá."
Bộ thập trong chữ Nam Lý Chiêu Hoàng viết quá to, dẫn tới việc các nét tiếp theo cũng phải phóng to cho bằng bộ ấy, cuối cùng chữ "Nam" "khủng bố" hơn chữ quốc và các chữ tiếp theo.
Lý Chiêu Hoàng ôm đầu, "Con không thu nhỏ bộ thập được."
Lê Vi Nhân xoa đầu nàng, ôn tồn bảo, "Không sao. Cứ tập luyện thì ắt sẽ có tiến bộ. Muốn viết chữ thật đẹp, ngoài có tố chất từ bé ra, còn phải có thời gian tập luyện. Con không có cái đầu, thì hẳn còn cái sau, gắng mà rèn luyện thành tài."
Lý Chiêu Hoàng quá nản với chữ viết, nàng đã không có hoa tay, nàng cũng than vãn chuyện này với hai người chị của nàng là Lý Nguyệt Sinh và Lý Oánh. Chữ của Lý Oánh thì thôi khỏi bàn, nét chữ "bách bàn nan miêu". Lý Nguyệt Sinh chữ cũng chỉ ở dạng "nhìn thuận mắt", vì nàng ta tinh thông võ thuật, chỉ am hiểu kiếm cung chứ không hứng thú nổi với viết lách, nên Lý Chiêu Hoàng bảo tỷ ấy nên tập luyện thêm để chữ đạt đến độ "phượng bay rồng múa", ấy thế mà Nguyệt Sinh đáp lại thế này:

- Ngôn khinh hưu khuyến nhân, lực tiểu hưu lạp giá.
Hôm đó Lý Chiêu Hoàng bỏ ăn bỏ ngủ vì phải thức đêm mài mực viết chữ, phải nghịch thủy hành châu, phải đi ngược lại với câu nói chí mạng của Lý Nguyệt Sinh.
Nhưng từ hôm ấy đến nay, nàng vẫn không viết @đẹp được nổi một chữ.

Chữ càng tệ, nàng càng quyết tâm. Một năm cũng được, hai năm cũng được, suốt đời cũng được, nàng bắt buộc phải giải quyết "vấn nạn chữ viết" của bản thân.
Lý Chiêu Hoàng rất tâm đắc trong việc luyện chữ, nàng đã ý thức được "nét chữ là nết người", nàng còn là một bậc đế vương nữa, chiếu thư khi đưa xuống, từ ngữ mà vặn vẹo nét viết phát phong thì dân chúng nhìn nàng bằng ánh mắt gì đây?
Thế là, Lý Chiêu Hoàng đưa tay thành nắm đấm, mạnh mẽ hô lớn: "Nét chữ của con sẽ đẹp không ai sánh bằng!"
Lê Vi Nhân nghe thế mà xúc động rớt nước mắt, "Giỏi, giỏi lắm. Từ khi ta mở lớp đến giờ, chưa thấy học trò nào phấn đấu quyết liệt như con." Tính cách của Chiêu Hoàng quả thật hơn đứt cha nó nhiều. Nếu Lý Sảm nhu nhu nhược nhược, mọi việc đều quyết đoán không dứt khoát thì Chiêu Hoàng là quyết đoán thẳng thắn, không chút do dự. Lê Vi Nhân thích học trò đặc biệt này ở điểm đó. Có điều, trong một số trường hợp, nếu đưa ra quyết định quá nhanh quá vội, thì e là sẽ có biến không hay xảy ra.
Quá quý mến Lý Chiêu Hoàng và muốn đào tạo nàng thành quán quân vở sạch chữ đẹp đại danh đỉnh đỉnh tiếng tăm lan sang phương Bắc, Lê Vi Nhân tiếp tục kiên nhẫn nhìn Lý Chiêu Hoàng tập trong suốt vài tiếng đồng hồ tới.
Lý Chiêu Hoàng tập viết cả buổi chiều, đôi bàn tay bé nhỏ đã chai đi, vài chỗ sưng tấy vừa đau vừa ngứa. Vậy mà nàng điều khiển cơ mặt, nén nhịn cơn đau tiếp tục gắng sức tập luyện. Lê Vi Nhân cũng khổ không kém. Ông toát hết mồ hôi, con mắt mờ mờ ảo ảo vì nét chữ quá "độc lạ" của Chiêu Hoàng. Trương Hanh nhìn hai ông cháu cật lực như vậy, mới tự mình đi lấy nước cho hai người kia bồi bổ sức lực.

- Thầy Lê, bệ hạ, mau uống thêm nước kẻo lại khát, trông kìa, mọi người mặt mày tái mét, môi khô như đất cát rồi kia này.
Lý Chiêu Hoàng quyết tâm viết "Nam quốc sơn hà" sao cho thật đẹp, nhìn thật ra dáng thư pháp của người có kinh nghiệm, nên nàng bỏ ngoài tai hết những sự kiện xung quanh, chuyên tâm vào những nét chữ, thậm chí, chắc có lẽ bây giờ bảo nàng nói xem mình đang luyện chữ ở đâu, giờ nào, thì nàng cũng sẽ không nhớ được, hoặc không quan tâm câu trả lời.
- Thầy Nhân, uống giúp con cốc nước.
- Trương Hanh, uống giúp thầy cốc nước.
-...
Trương Hanh cũng vớ lấy một cậu bạn làm quan hầu đang bưng một khay trà, "Nhóc, uống giúp anh cốc nước."
Cậu nhóc ngây người.
- Nước lạnh về chiều uống đau họng mất. Mọi người uống trà hoa cúc đi, thần vừa mới pha xong, uống cho ấm bụng, tối dễ ngủ nữa.
Lý Chiêu Hoàng nghe thấy giọng nói này thì ngẩng phắt đầu lên, nhìn quan hầu nhỏ tuổi kia.
- Ủa? Trần Cảnh? Là ngươi đúng không?
Trương Hanh vuốt cằm, "Chà, hiếm lắm bệ hạ mới nhớ tên quan hầu của mình nhỉ."
Lý Chiêu Hoàng cười đôn hậu, rồi đột nhiên nghiêm mặt lại.
- Đâu ạ! Chỉ do, con từng làm quen y trước đây rồi. Cơ mà...lạ thật, mới có giờ Thân, sao ngươi phải đi hầu ta rồi?
Trương Hanh gãi đầu, "...Bộ hầu hạ bệ hạ cũng phải có giờ giấc á?"
Lê Vi Nhân nhẹ nhàng giải thích, "Tuyển con em của quan viên trong ngoài sung vào các sắc dịch trong nội, như sáu hỏa thị cung, ngoại chi hậu, nội nhân, thị nội, ngày đêm cắt lượt nhau chầu hầu. Chiếu thư viết như vậy. Ta được biết ngày hôm nay có ba bạn nhỏ tên Trần Bất Cập, Trần Thiêm và Trần Cảnh vào hầu, thứ tự sáng, chiều, tối. Bây giờ vẫn chưa tới xế chiều, bạn nhỏ Trần Thiêm dáng người cao ráo chững chạc kia đâu rồi?"
Bạn nhỏ bưng khay trà – được xác định là Trần Cảnh, nghe tên "Trần Thiêm" liền run cầm cập, hai mắt sâu thẳm đen láy thoáng một tia lo sợ, những giọt mồ hôi cũng vô thức chảy xuống giữa buổi chiều cuối thu. Hai bàn tay đỡ khay trà liên tục rung lắc không giữ vững nổi.
Lý Chiêu Hoàng nhanh tay lẹ mắt chạy tới giúp cậu đỡ khay trà rồi tự mình đặt lên bàn, nàng nhìn sơ lược qua người này, cũng trạc tuổi mình thôi, nhưng hiền từ hơn cái bản mặt như sói dữ của Trần Bất Cập và dáng vẻ "mẹ thiên hạ" của Trần Thiêm. "Ngươi 8 tuổi rồi nhỉ?"
Trần Cảnh cố lắm mới trấn tĩnh bản thân, đáp, "Bẩm, vừa hay hôm trước là sinh nhật của thần, hiện tại thần 9 tuổi ạ."

9 tuổi, bằng đúng tuổi của Lý Chiêu Hoàng (thật ra chưa tới sinh nhật nàng, nàng vẫn còn 8 tuổi). Trần Thiêm lớn nhất trong đám con em quan viên, còn Trần Bất Cập thì ngang tuổi Lý Oánh.

"Ta chỉ nhớ ngươi là cháu của Trần Thủ Độ. Ngươi con nhà ai?"
"Dạ bẩm, Nội thị phán thủ Trần Thừa ạ."
Lê Vi Nhân khen, "Mới có từng đấy tuổi mà đối đáp lễ phép như thế, ta rất ưng."
Nhưng Lý Chiêu Hoàng không quan tâm điều này. Nàng hỏi tiếp, 'Tại sao vẫn chưa hết chiều mà ngươi phải vào hầu ta rồi?"
Câu này chư một mũi tên cắm thẳng vào trí óc của cậu bé vẫn chưa hết hoàn hồn. Trần Cảnh lại run lẩy bẩy, cứ như phong thanh hạc lệ, tự mình vẩn vơ gì đó rồi lại sợ như gặp người âm, làm Lý Chiêu Hoàng vô cùng khó hiểu.
- Trần Cảnh, ngươi nói cho trẫm nghe nào. Chẳng nhẽ ai bắt nạt ngươi sao?
Trần Cảnh ngồi thụp xuống, ôm đầu thé lên sợ hãi, "Bệ hạ tha mạng, thần không nói được. Nói ra thì huynh ấy sẽ đánh đệ mất!"
Huynh? Huynh nào?
Trương Hanh và Lê Vi Nhân đều bó tay không hiểu, "Hay mới nhỏ đã vào triều, sốc quá rồi tự nghĩ lung tung chăng?"
Lý Chiêu Hoàng cũng ngồi bệch xuống, nói khẽ, "Người trước mặt ngươi là một hoàng đế này. Trẫm hứa sẽ đứng ra bảo vệ ngươi mà. Trẫm thật sự....không nhìn nổi cảnh con dân của trẫm, thuộc hạ của trẫm, bị bắt nạt hay bóc lột thế này đâu. Ngươi không nói cho trẫm nghe, vì sao ngươi phải trực luôn ca chiều và vì sao ngươi lại sợ hãi như vậy, thì trẫm sẽ ngồi lì ở đây tới sáng mai không ngủ đấy."
Trần Cảnh vuốt nước mắt, ngập ngừng đáp, "Thần...không thể nói được..."
Lý Chiêu Hoàng cười thật tươi, "Lý Phật Kim ta đây trước nay chưa thất hứa một lần nào. Hoặc là không hứa, hoặc là hứa và chắc chắn sẽ thực hiện! Ngươi sẽ tin tưởng trẫm chứ?"
Trần Cảnh đắn đo một lúc rồi cũng yếu ớt gật đầu, "Trần Thiêm huynh...bảo đệ đi trực ca chiều nay ạ..."
Trương Hanh thốt lên, "U là trời!"
__________
Ra là vậy.

Vì quá ham chơi, và không ưa gì Trần Cảnh – người có xuất thân quyền quý nhất trong đám quan hầu, Trần Thiêm đã cấu kết với đám kia, rủ nhau đi chơi thúc cúc, còn Trần Cảnh phải gắng sức làm việc.

Trần Thủ Độ ở đâu rồi mà để cho cháu mình ra nông nỗi này?

Lý Chiêu Hoàng biết ngay. "Trẫm biết chắc mà. Tên Trần Thiêm đó ỷ lớn mà hiếp nhỏ, rồi sẽ có ngày "cười người hôm trước, hôm sau người cười" thôi!"

Trần Cảnh vội bảo, "Thần cầu bệ hạ hãy nói nhỏ một chút, làm ơn ạ! Thần van xin bệ hạ!!!!"
Lý Chiêu Hoàng hốt hoảng đỡ y dậy, "Không không không!!! Trẫm là làm nên gì đâu mà ngươi lại cuống quýt thế hả? Được rồi, trẫm biết rồi, để trẫm tâu hoàng hậu xử lý tên này, trẫm tuyệt đối sẽ không tiết lộ cho ai hết!"
Ôi, tội nghiệp quá. Dù gì cũng là con của Nội thị phán thủ, vậy mà phải chịu thiệt như vậy, sao số phận của con người lại lên voi xuống chó thế kia cơ chứ?!
Trần Cảnh lại níu áo Chiêu Hoàng, "Bệ hạ! Thần...thần chỉ dám nói cho bệ hạ, bệ hạ lại đem chuyện này đi nói cho hoàng hậu. Chuyện nhỏ xé ra to, Trần Thiêm huynh mà biết thì sẽ đánh đệ chết mất."
Lê Vi Nhân cũng can rằng, "Phải đấy Phật Kim, tốt nhất đừng nên nói cho ai hết."
Lý Chiêu Hoàng trĩu lòng, khẽ liếc xuống bàn tay trắng như bạch ngọc của Trần Cảnh đang níu áo mình, đáp, "Nhưng như thế thì ngươi sẽ bị bắt nạt mãi thôi."
Không hiểu sao, ngày hôm ấy, ngày mà lần đầu tiên Lý Chiêu Hoàng làm quen với Trần Cảnh, nàng ấn tượng y hơn bất kỳ ai khác. Y rất hiền, rất hậu, y đối đáp có chừng mực và không phô trương như bọn Trần Thiêm. Thay vì thái độ cứ như muốn nuốt chửng nàng của Trần Bất Cập, Trần Cảnh rất biết giữ khoảng cách, giữ hình tượng, không hào nhoáng quá cũng không nhạt nhòa. Tính cách của y vô cùng hoàn hảo, vi thiện tối lạc, ai gặp cũng phải mềm lòng.

Nhưng nhìn Trần Cảnh bị thiệt như vậy, Lý Chiêu Hoàng không nhịn nổi. Y là một người tốt, vậy cớ sao lại bị một kẻ hơn tuổi bắt nạt cho ám ảnh như thế này? Phải đứng ra bảo vệ y thôi! Lý Chiêu Hoàng là hoàng đế, nàng hoàn toàn có đủ khả năng làm điều này để giúp đỡ y.
Nhưng Trần Cảnh lại cười nói, "Bệ hạ, thần tuy sợ như vậy, nhưng chú của thần bảo rằng: Quân tử báo thù, thập niên bất vãn. Đội ơn bệ hạ đã tiếp thêm cho thần động lực phấn đấu, thần sẽ cố gắng để không phải thành phe yếu trước mặt bất kỳ ai nữa. Trà sắp nguội rồi, bệ hạ mau uống."
Y cũng buông tay khỏi vạt áo của Chiêu Hoàng.
Trương Hanh vỗ tay bôm bốp, "Hảo hán, quân tử báo thù, thập niên bất vãn. Cố lên cậu nhóc, thức thời vụ giả vi tuấn kiệt! Ố, Phật Kim, con xem này, thầy Lê đề xong một bài thơ mẫu cho con luyện rồi nè!"
Hai mắt Lý Chiêu Hoàng sáng rực, đứng bật dậy không quên kéo theo Trần Cảnh, kéo luôn y tới bàn tập viết chiêm ngưỡng kiệt tác của Lê Vi Nhân.

Trần Cảnh chăm chú nhìn xuống lòng bàn tay đã hằn đỏ, sợ viết thêm chút nữa là sẽ bật máu của Lý Chiêu Hoàng, đầu vang một tiếng "ting".
- Thầy ơi, đẹp quá! Con sẽ cố gắng luyện chữ, tuần sau con sẽ nộp cho thầy một bài viết đẹp đến mức thầy sẽ không tìm ra được điểm sai!
Trương Hanh vỗ lưng nàng, "Ê, nói rồi nha. Nói phải giữ lời đó."
"Con hứa luôn!" Chiêu Hoàng xoay lại nói Trần Cảnh, "Ngươi cứ đi nghỉ ngơi đi. Để đến tối trẫm lại gọi ngươi vào hầu."
________________

Đau quá, đau quá.
Đau quá đau quá đau quá đau quá!
Sao mà đau thế cơ chứ!
Tay cầm bút của Chiêu Hoàng đã chảy một giọt máu. Mà Chiêu Hoàng sợ nhất là máu
- Áaaaaaaaa mẹ ơi!!!!!!! Ôi mẹ ơi đau quá!!!!!! Dì Vệ Bình, dì Vệ Bình đâu!
Chưa bao giờ nàng đau khủng khiếp như thế này. Nàng tập luyện chữ từ giờ Mùi đến hiện tại, nàng lăn lộn trong giường, tay vò trong ngực, máu vẫn rướm ra, nàng rất kỵ máu, thấy máu là lại chóng mặt, ngũ quan nàng rất rối, rất thảm, miệng thì nghiến mắt thì trợn, hai mắt những nước là nước. Nhưng cơn đau nhói xộc thẳng từ bàn tay và vết rách da liên tục chảy máu, chúng không quan tâm chủ nhân đang quằn quại thế nào.
Đau quá không nhịn được, Chiêu Hoàng vận hết sức chạy ra ngoài cửa cung hét lớn, "Dì Vệ Bình ơiiiiiii! Cứu con với!!!"
Nhưng dì Vệ Bình bụng mang dạ chửa đã về nhà đẻ vài hôm trước rồi. May mắn là, một cung nữ đi ngang qua, hốt hoảng chạy vào hỏi, "Chuyện gì thế này?!"
Chiêu Hoàng ào ạt nước mắt:
- Mau, mau đi gọi người đến chữa thương cho trẫm, tay trẫm sưng tấy lên rồi, đau không chịu được!!!!"
- Ôi trời ơi đêm nay đứa nào hầu?! Mang thảo dược vào trị thương cho bệ hạ mau lên!!!!

- Thằng Trần Cảnh đâu?! Mày để bệ hạ nằm quằn quại trong cung kìa! Tới giờ hầu rồi sao vẫn chưa ló đầu ra!!!
Trần Thiêm lục cả khu vực nghỉ ngơi của bọn quan hầu nhỏ tuổi vẫn không tìm được Trần Cảnh, tức giận quát: "Thằng này mày được! Để tao mách Hoàng hậu cho mày mất đầu!"
Đúng lúc này mới có một hình dáng bé nhỏ loạng choạng chạy ra, bưng một thau thảo duocj whuongw thơm ngào ngạt: "Đệ đây, đệ đây!"
'CHÁT!'
Trần Bất Cập cùng mất bạn nhỏ khác được một trận cười hả hê.
- Cú đánh này là tao cảnh cáo mày, lần sau mà còn chậm chạp nữa thì đùng trách tao ác ôn!
Thì ra Trần Thiêm vừa cầm roi song quất vào lưng Trần Cảnh một phát kinh thiên động địa.
Trần Cảnh nén lại cơn đau cùng những giọt nước mắt sắp tràn qua hàng mi, sụt sịt nói:
- Vâng, đệ lần sau sẽ không tái phạm nữa!
- Giờ thì đem nước đến hầu bệ hạ mau đi!

- Trần Cảnh? Là ngươi đúng không? Ôi ân nhân, mang nước vào trị thương cho trẫm với! Đau quá rồi đây nè!
Trần Cảnh cũng đau không kém Chiêu Hoàng, cả lưng ê ẩm, phải vặn vẹo đi chứ không đi thẳng bình thường được.

- Bệ hạ ngâm tay vào trước đi đã, mực lem vào vết thương, không rửa đi sẽ nhiễm trùng mất.

Lý Chiêu Hoàng rất vui lòng ngâm tay, còn Trần Cảnh thì vẫn gắng gượng đứng đau, mặt thốn không thể tả.
- Trần Cảnh, ngươi làm sao vậy?

Trần Cảnh mặt đen như đáy nồi, hết tím lại trắng, đa dạng sắc màu, y sắp không trụ được nữa rồi, vài giây nữa chắc gục thẳng xuống sàn mất thôi!
____________________

[THIẾT LẬP]

Góc chính sử:
1. Mọi nhân vật trong chương này đều là những người có thật trong sử nhà Trần. (Ngoại trừ nhân vật Vệ Bình).

2. Chuyện tuyển chọn quan lại cũng là có thật (Đại Việt Sử Kí Bản Kỷ Toàn Thư, quyển 4, trang 326).
3. Chuyện Trần Cảnh mang nước vào hầu Chiêu Hoàng cũng là có thật, nhưng sách sử chỉ viết "đem nước vào cho bệ hạ rửa chân", ngoài ra không đề cập gì khác. Vì lẽ đó, nên mình thêm chút thiết lập vào cho tình tiết này.

4. vua Lý Huệ Tông bị bệnh phong nên sức khỏe rất yếu, phải xuất gia tu hành, nhường chuyện thế sự quốc gia cho con gái của mình là Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng). Trong bối cảnh đấy, Trần Thủ Độ một tay thao túng triều chính, tác động khiến Chiêu Thánh lấy cháu ông ta là Trần Cảnh, sau đó tiếp tục ép Chiêu Thánh nhường ngôi cho chồng. Triều đại nhà Lý huy hoàng chấm dứt không đổ một giọt máu, Trần Thủ Độ giúp cháu Trần Cảnh (Trần Thái Tông) dựng lên cơ nghiệp đế vương nhà Trần. Trước sự thay đổi thời vận lớn lao ấy, nhiều vị đại quan trung thành với nhà Lý vừa tỏ ra luyến tiếc triều đại cũ, vừa không phục cái cách Trần Thủ Độ đoạt lấy giang san về tay nhà Trần nên đều cáo quan về quê, trong đó có Lê Vi Nhân, một đại quan chuyên về hình luật thời nhà Lý. Lê Vi Nhân về quê, mở lớp dạy học miễn phí cho con em vùng Hạ Hồng, mỗi làng chỉ nhận một trò và điều đặc biệt là ông chỉ nhận con nhà nghèo vì sợ rằng nếu dạy dỗ con nhà khá giả thì sau này học trò của ông sẽ có đủ điều kiện kinh tế lên kinh ứng thí và thi đỗ, làm quan phục vụ nhà Trần. Cậu bé nhà nghèo Trương Hanh biết được thầy Lê Vi Nhân nhận dạy học trò miễn phí nên đứng trước cổng đợi gia nhân của thầy đến làng nhận học trò. Tuy nhiên do không biết mặt người gia nhân này nên người đấy đã nhận một người học trò khác của làng cậu là Trần Biên. Quá ham học, cậu chạy theo người gia nhân của thầy nằng nặc đòi xin học thầy. Xúc động trước sự hiếu học ấy, Lê Vi Nhân nhận cậu là người thứ hai của làng Yên Tân được theo học.

- Ngôn khinh hưu khuyến nhân, lực tiểu hưu lạp giá:Lời nói không có sức nặng và sức lực yếu kém thì đừng khuyên can người khác, không nên ôm lấy những việc không làm nổi.
- Phong thanh hạc lệ: tự tạo nỗi sợ rồi tự mình sợ
- Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt: kẻ biết thời thế là người tài giỏi.
_________
Cảm ơn mọi người đã đủ kiên nhẫn lướt đến dòng cuối cùng này. Trước nay phong cách viết của mình rất chmúa hmề, nên chương này là chương đầu mình chưa chắc thêm mắm dặm muối, nhưng từ các chương sau trở đi, tình tiết sẽ hài hước hơn rất nhiều.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro