Về...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Ông già ở căn nhà số 61 bị điên.


Đó là những gì đám trẻ được phụ huynh căn dặn và được rỉ tai nhau rằng tránh xa ông ta ra.


Cứ tầm chiều chiều, khi hoàng hôn buông xuống, người ta thường thấy một ông lão râu tóc bạc phơ ngồi trên chiếc ghế cũ trong khu vườn, trông theo hướng mặt trời lặn. Đôi mắt mờ đục và những nếp nhăn trên gương mặt gầy xương, lặng không cảm xúc nhìn vào một khoảng vô định phía cuối chân trời.


Tay ông luôn cầm chiếc máy ảnh loại cũ, bên thân là tập giấy trắng cùng cây bút lưu cữu.

Không có bất kì chữ gì ghi trên.



Người già kể lại, rất nhiều năm trước vị đó từng là một trong những nạn nhân của dị án liên hoàn mất tích bí ẩn. Cảnh sát được huy động tối đa tìm kiếm, không thu lại kết quả nào. Người cứ biến mất. Cư dân sống trong nơm nớp lo sợ mình sẽ là kẻ tiếp theo, ngột ngạt bao trùm thị trấn.


Tình trạng tiếp diễn khoảng vài năm, rồi lặng, không ai bị bắt đi nữa. Những những người mất tích không bao giờ trở lại.



Dần dần, nỗi đau những gia đình mất người thân lặng lẽ chìm vào quên lãng...




.

Một ngày của nhiều năm sau, kẻ duy nhất và cũng là cuối cùng trở lại. Vật đổi sao dời, vô tình thế nào người bắt gặp ông lão thừ người trong sân căn nhà cũ đổ nát, lại là bạn học thân thiết nhất của ông.


Ông già mặc y nguyên bộ trang phục ngày mất tích- đồng phục cấp ba.


Đã không ai để ý có một vị kì lạ như thế luôn ngồi ở đó.



.

Khi được hỏi chuyện, kẻ trở về không hé một lời về khoảng thời gian dài bặt tăm kia. Lặng với chiếc máy ảnh cũ không biết lấy từ đâu, cùng một tờ giấy ố vàng nguệch ngoạc vài dòng chữ xỉn màu:


"S. 61"


Giữ chặt. Những ngón tay bấm sâu bởi quyết tâm rắn tựa đá.



Cánh nhà báo ầm ầm giật tít "Kẻ trở về từ cõi chết. Lỗ hổng thời gian là có thật?!", nhưng rồi cũng không thấy kinh doanh được nên kéo nhau bỏ đi.


Sân nơi ông lão ngồi là vườn căn nhà số 61. Di sản bỏ hoang từ người em cùng cha khác mẹ của ông chết đã vài năm.


.

Lúc đó, có một tổ chức tư nhân từ thiện chuyên cứu trợ người cơ nhỡ, tên viết tắt DMM, làm thủ tục nhận chăm sóc ông lão. Hàng ngày mỗi 6 giờ sáng và 12 giờ trưa luôn có nhân viện đến phụ trách túc trực, liên tục trong gần mười năm.


Còn ông già chỉ luôn nhìn về hướng Tây, khung cảnh đó đã ăn sâu vào tâm trí những đứa trẻ tò mò. Hàng xóm dù cảm thông, nhưng do phần nhiều trong họ hồi chuông báo động về một nguy cơ xa xăm nào đó trỗi dậy, giữ con cái tránh xa căn nhà cũ. Biết đâu con họ sẽ bất thần biến mất, như những kẻ trước đây đã từng.



...

Một ngày, đám trẻ con chơi trò "Truth or Dare?!"  thử thách nhau đến cướp chiếc máy ảnh trong tay ông già nọ. Thằng nhóc được chỉ định mới bảy tuổi, hít một hơi thật sâu ưỡn ngực thẳng lưng. Trong tiếng khiêu khích, reo hò, trèo qua hàng rào gỗ thấp lè tè, giẫm lên sân cỏ mọc phần hoang dại. Rồi nhóc lấm lét vòng ra phía trước ông lão, lăm lăm cành cây khều chiếc máy ảnh khỏi những ngón tay khô quắt.

Ánh trăng đổ trên thân mình tịch mịch, lơ thơ tóc bạc xơ xác.



Chiếc máy không rơi xuống, nhóc đánh liều lò dò lại gần, rồi vụt phắt gạt tay ông. Máy ảnh va đập, cuộc phim long ra lăn trên bãi cỏ. Đôi mắt nhóc trừng trừng nhìn người vẫn không chuyển suy.




... Rồi thằng bé chạy té khỏi sân, hét ầm lên, nhảy phắt qua hàng rào. Đám trẻ sợ hãi hỗn loạn tan tác. Đèn bật lên, phụ huynh lao khỏi nhà, phóng vội đến mảnh sân cũ nát. Có người tay lăm lăm cây gậy, những đôi mắt hốt hoảng của cha mẹ sợ mất con. Những cái tên cùng tiếng chửi, vẳng mãi xé toạc màn đêm tĩnh lặng.


Lũ nhóc lấm lét sau gốc cây thò đầu ra, run cầm cập và tèm nhem nước mắt vì sợ.

Thằng nhóc tái mét lao vào vòng tay ông bố bặm trợn khóc toáng, lắp bắp không ra lời.



Đã có một giọng trầm khàn xưa cũ từ cổ họng tưởng không bao giờ còn phát ra âm thanh:

"..trả...về nhà.."




Xa. Bàng bạc lấp lánh trên gò má xương xẩu. Ông lão rời khỏi ghế. Tiếng rắc ròn rụm của những khớp xương khô vì tuổi già.  Chậm... tiến về cánh cửa gỗ cũ.





..Kétttt!!!!!... và Rập.


Máy ảnh vẫn nằm trên sân.




.

Những thước phim đem rửa mờ nhòe. Thợ ảnh càu nhàu vì phải lục đống dụng cụ tráng ảnh đóng bụi từ thời ông nội, chỉ vì vài đồng phí bèo bọt. Chung quy cũng bởi đám người cứ bâu đông kín cửa hàng.


Kết quả, đống hình chất lượng thấp trông không rõ. Mơ hồ chụp người, và một nơi có vẻ rất rộng giống trang viên kiểu cổ.



.

Vài hôm sau, nhân viên DMM thông báo ông lão đã đột quỵ chết trong nhà.





Nên những bí ẩn mãi mãi vùi xuống ba thước đất trong nghĩa trang um tùm cỏ mọc.



.

Không người thừa kế, căn nhà số 61 được tổ chức DMM mua lại, mở một cửa hàng nhỏ kinh doanh trò chơi điện tử cho trẻ em. Tấm bảng Top game online được ưa thích nhất, hàng đầu dòng chữ "Touken Ranbu" uốn lượn với thống kê người chơi bỏ xa các tựa game khác cùng thời.


-Hết-


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro