Mở đầu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã so sánh phát kiến khoa học vĩ đại của ông với hình ảnh ẩn dụ đơn giản: Một con bươm bướm nhỏ bé vỗ cánh tạo ra cơn bão cách nó hàng vạn dặm. Phát kiến này được đặt tên là hiệu ứng cánh bướm. Khi lý thuyết về hiệu ứng cánh bướm phổ biến khắp thế giới, nó trở thành hình ảnh đại diện cho bất cứ điều gì tầm thường, nhỏ bé rồi sẽ tạo nên điều vĩ đại. Giữa điều nhỏ bé và điều vĩ đại, cánh bướm và cơn bão, tồn tại sợi dây vô hình vượt qua không thời gian. Cũng như cánh bướm đóng góp dao động quyết định tạo ra cơn bão, cơn bão cũng đóng góp dao động quyết định để cách hàng vạn dặm một con bướm lẻ loi, rệu rã chạm được tới cánh bông hoa vàng rực rỡ duy nhất còn lại giữa thành phố cát bụi.

Đây không phải câu chuyện kể về cách một người đàn bà hận thù (cánh bướm) trở thành người dẫn đường cho đội quân phó tang thần u uất lội ngược dòng lịch sử (cơn bão), những kẻ gây ra cuộc chiến vô tình đẩy một người đàn ông trẻ (cánh bướm) lên bục xử tử, gây ra cuộc đại xâm lược phá hủy ngôi nhà của một người phụ nữ trẻ (cánh bướm). Đây là một phần câu chuyện kể về cách nhóm người quyền lực nhưng tham lam ném một người đàn ông vào cái thùng đựng đầy vàng, ném cả cái thùng đó và anh ta lên bục xử tử; cùng nhóm người đó đẩy một người phụ nữ ngồi vào cái ghế đẫm máu và lại ném cả cái ghế và cô ấy lên bục xử tử. Đây là câu chuyện kể về cách một người đàn ông ranh mãnh thoát khỏi phán quyết đúng tội, tìm thấy người phụ nữ vô tội bị ép ngồi vào cái ghế đẫm máu từng thuộc về anh, giúp cô ấy lặng lẽ rời khỏi cái ghế. Họ trở thành một phần trong vô số người rồi sẽ đốt cháy rụi cả đại bản doanh của đội quân ngược dòng thời gian và đội quân bảo vệ thời gian. 

---

Chú giải:

Hiệu ứng cánh bướm: Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Lorenz  khám phá ra. Khi thực hiện mô phỏng các hiện tượng thời tiết, Lorenz nhận thấy nếu ông làm tròn các dữ liệu đầu vào, dù với sai số bé thế nào đi nữa, thì kết quả cuối cùng luôn khác với kết quả của dữ liệu không được làm tròn. Một thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào dẫn đến một thay đổi lớn của kết quả. Tên gọi hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ hình ảnh ẩn dụ: một cơn bão chịu sự ảnh hưởng của một con bươm bướm nhỏ bé vỗ cánh ở một nơi nào đó rất xa cơn bão.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A9ng_b%C6%B0%C6%A1m_b%C6%B0%E1%BB%9Bm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro

#touken