#8: Đợi ba một thời gian nữa em nhé.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


* Vừa mới thi xong môn cuối cùng là tôi lập tức bay vào đấy viết liền chứ bỏ con ở chợ gần tháng rồi. Không biết có phải báo điềm hay không mà tự dưng hôm qua mơ thấy em Điềm khóc lóc trước mặt mình thương dễ sợ, cho nên tôi quyết tâm hôm nay phải up cái gì đấy cho em ấy vui. Vậy mà chưa viết thì mắt đã díu tịt lại rồi chứ không mở ra được nữa nên hôm nay tui đăng tạm cái bản nháp viết từ hơn 1 tháng trước chưa qua chỉnh sửa. Đợi khi nào tôi ngủ dậy rồi quay lại chỉnh sau với đăng nốt lên vậy... còn nếu tôi không quay lại thì chắc tôi đi vào giấc ngủ ngàn thu rồi...

.

.

.

.

.

Trời còn chưa sáng hẳn mà nhà ông Tư bà Yến đã xôn xao cả lên, nói đến nhà hai ông bà ấy thì không ai trong làng là không biết, tầm vài năm trước có mấy nhà còn rầm rộ bàn tán chuyện cưới xin của cái thằng Điềm nhà hai ông bà, nhờ chuyện ấy mà mọi người đâm ra vốn chỉ có quan tâm chuyện đồng áng nay cũng hóng hớt mấy cái chuyện hàng nước, cũng biết cái thằng Điềm nhà ấy là đặc biệt lắm, nhưng mà biết thì cũng chỉ biết thế thôi, cũng chỉ có xôn xao một thời gian rồi lại theo gió mà cuốn đi, đằng nào thì nó cũng đã lấy chồng, có con cả rồi, còn ai mặt dày mà lôi cái chuyện ấy ra bàn nữa.

Ấy vậy mà chuyện xảy ra sáng ngày hôm ấy đã khiến ngôi làng bé nhỏ yên bình kia ồn ào một thời gian dài sau đó...

Cái làng này vốn chẳng có tên, nó chỉ là một cái làng tách riêng ra từ làng Hoài bên cạnh, nghe nói năm ấy có mâu thuẫn gì mà mọi người chia ra hai phe tách riêng hai làng, vậy nên mới hình thành nên cái làng này.

Nói là vậy nhưng chỉ có mâu thuẫn lúc đấy thôi, tách riêng ra là " nước sông không phạm nước giếng" cuộc sống của mọi người bình yên chỉ có ngày đi cày cấy trồng rau nuôi gà, đêm về quay quần ăn bữa cơm, dạy dỗ sắp nhỏ rồi tắt đèn đi ngủ sớm. Những câu truyện của hàng nước cũng chỉ xoay quanh mấy vấn đề trên thành thị. Nên là an ninh ở đây cũng chẳng đáng kể đến, bò gà thì nhốt lại thôi, còn cửa nẻo thì cứ thả thông thống như vậy, thậm chí đang ngủ mà ai vô lấy cái gì thì lấy, trả tiền xong đi ra. Đấy, nó đến thế cơ mà, thế thì bảo sao cái sự sáng ngày hôm ấy lại khiến mọi người khiếp sợ đến như vậy.

Nói cả đầu đuôi câu chuyện ra thì dài, nhưng kể thì cũng chỉ vỏn vẹn mấy câu thôi.

Nghe mấy người hóng hớt được ở đấy kể lại, lúc tờ mờ sáng, cô Bảy mất ngủ nên chạy ra ngoài đi dạo vài vòng rồi về chuẩn bị ra chợ thì thấy có cái bóng đen thùi lùi vọt ra từ nhà ông Tư bà Yến. Mà chẳng hiểu cô nghe được từ đâu mấy cái chuyện tâm linh ghê chết được, lại tự dưng nhớ đến thằng Điềm nên cô mới đi gọi nhà ông bà xem coi có mất cái gì không, vào thì thấy cửa phòng thằng Điềm mở toang. Lúc kể lại, mọi người ai cũng bảo đấy là do các cũ dẫn dắt cô Bảy chứ tự dưng chẳng ai lại nhạy thế cả.

Chuyện đến đấy còn chưa hết, kể đến đoạn sau, sống lưng của mấy người hóng hớt ai cũng lạnh toát....

Lúc cửa phòng cái Điềm mở là ai cũng thấy có gì đó không ổn rồi, tối hôm qua thằng Quân còn về trên thành phố gấp, thằng Điềm cũng chẳng phải dạng vừa, nó còn mang cái bụng chà bá như thế, còn lâu mới để cửa mở toang như này. Nghe bà Bảy kể, cái lúc vừa vào phòng là bu Yến ngất xỉu tại chỗ luôn, thầy Tư cũng trợn tròn mắt, may mà bu Yến xỉu trước rồi thầy phải đỡ chứ không chắc thầy cũng xỉu cùng bu luôn.

Nghe rằng, bên trong phòng đồ đạc coi như chẳng còn cái nào ra hồn, tủ đựng quần áo thì tan hoang, quần áo bên trong mỗi nơi một ngả, có cái còn bị chém rách đến phát sợ, mà không hiểu sao chỉ có đồ của em bé là bị chém rách hết, còn lại thì cũng bị vút lung tung hoặc tạt mực, nước mắm lên thôi. Mấy cái gối giấu dưới chăn thì bị chém chẳng còn nguyên vẹn, mà nó chỉ tập trung ở vùng giữa gối, bông bay hết cả lên, lộn xộn mà lại đầy mùi khó chịu, sơn đỏ chảy đầy giường, hất văng lên tường, nhìn không kĩ sẽ ra mày máu tươi.

Không có cái gì bị lấy đi hết, nhưng cũng chẳng còn cái gì nguyên vẹn, tổn hại nhiều nhất chắc là đồ của đứa trẻ sơ sinh còn chưa ra đời kia. Mọi người kháo nhau rằng, chẳng hiểu vợ chồng nhà Điềm Quân gây thù chuốc oán với ai mà lại có thể hận đến nỗi đi hại một đứa nhỏ còn chưa kịp nhìn thấy mặt trời như vậy.

Chuyện ồn ào như thế, làng trên xóm dưới ai cũng đều biết, dù có giữ kín đến thế nào đi nữa thì lời qua tiếng lại, người này thì thầm bàn tán với người kia, chẳng mấy chốc mà cũng đến tai Điềm...

Ngồi bên cạnh giếng nước giặt mấy bộ quần áo khai mù mùi nước mắm, Điềm thu hút không ít những ánh mắt bàn tán của mấy bà hàng xóm nhiều chuyện, họ liếc Điềm, trao cho cậu những ánh mắt thương hại, né tránh, nhưng cũng có đôi khi họ lại nhìn cậu bằng ánh mắt cười cợt đầy khinh thường.

- Đấy chị thấy chưa, năm xưa tôi nói đâu có sai, cái ngữ nam không nam , nữ không ra nữ như nó thì chẳng mấy chốc cũng chuốc nhục vào người.

- Sao số cái thằng đấy nó lại bạc thế không biết. Bụng mang to đùng thế kia, sắp đến ngày nằm ổ rồi còn gặp chuyện này, mà thằng chồng nó cũng vô tâm, để vợ ở đấy rồi đi lên, chẳng hiểu kiểu gì.

- Ôí giời, chị thì biết cái gì, chồng nó lên với tình nhân đấy, người ta là đàn ông con trai cũng cần gái gú chứ, thế là bình thường, thôi đi không muộn.

Hai người đàn bà ấy cắp theo cái giỏ rau rảo bước qua mặt Điềm, đợi họ đi một quãng xa rồi, lúc này Điềm mới dám thở dài, chống eo nâng thau đồ, nặng nề bước vào trong nhà.

Thầy bu đang trò chuyện rôm rả cùng mấy sắp nhỏ, trông thấy Điềm bước vào bỗng dưng lại im bặt rồi tản ra mỗi người một việc, thầy Tư đi dọn lại cái phòng cũ của các cụ, cái phòng khá nhỏ nhưng nói chung cũng sạch sẽ thoáng mát, thầy còn mua thêm cả cái máy lọc không khí mấy triệu ở chỗ cái siêu thị trên phố lớn để làm sạch cái phòng, vậy nhưng nó vẫn sơ sài chứ không có được đầy đủ như ở phòng cũ.

Bu Yến thì phụ Điềm phơi mấy bộ đồ của em bé, rồi sẵn tiện đi mua thêm mấy đồ cần thiết. Sau khi cái ổ kia bị người ta hại, phá nát thì thầy bu cũng chẳng sửa lại được, chắc phải đợi sau khi Điềm sinh thì may ra mới bắt đầu sửa sang lại. Kể từ cái lúc sự việc ấy xảy ra, thầy bu cùng mọi người trong nhà, chẳng ai nói với Điềm câu nào. Có thể là sợ cậu buồn, cũng có thể là sợ mình sơ ý nói ra những thứ không hay ảnh hưởng đến người có bầu, hoặc cũng chỉ là chẳng ai muốn nói gì nữa...

Cái tối đó, sau cuộc gọi của Hòa, Điềm cũng chẳng dám đặt cược tính mạng để kiểm chứng nên đã khóa cửa cẩn thận rồi chạy sang chen chúc với đám trẻ con trong cái phản gần buồng thầy bu, vậy mà Điềm cũng chẳng thể ngờ, nó lại cứu Điềm một mạng thật... Vậy hóa ra tất cả mọi việc đều là thật, hóa ra bà Mây vẫn chưa bao giờ từ bỏ đi cái ý định xấu xa của bà, hóa r bà vẫn luôn đau đáu trong lòng việc phải giết đứa con do Điềm sinh ra...

Cậu bỗng chợt lại thấy buồn cười. Cười nhạo cho chính bản thân cậu, cười nhạo chính cái số phận trớ trêu này của cậu khi ông trời ban cho cậu một cái mệnh thật buồn cười. Nếu như Điềm chỉ là một người con trai làng quê, liệu cậu có phải chịu những lời bàn tán kì thị, những ánh mắt săm soi ấy? Nếu như Điềm là một người bình thường, liệu cậu có phải trốn chui trốn lủi như con chuột chỉ để bảo vệ sự dị thường của mình? Mà làm gì có " nếu như"...

- Bu ơi... sau khi sinh con xong, con xin phép thầy bu cho con sang làng Phú với cháu, tầm mấy năm, đến khi cháu cứng cáp rồi thì con cho cháu về...

Điềm đã nghĩ rằng bu Yến sẽ phản đối cái quyết định của cậu, vậy nhưng bu chẳng nói gì, bu chỉ yên lặng phơi nốt đống đồ, sau đó mới thở dài.

- Mày làm gì thì làm thầy bu cũng ủng hộ mày... haiz. Bu cũng chẳng có bao nhiêu, đợi mày đẻ xong, bu cho mấy đồng mà lo cho thằng cháu bu. Rồi... khi nào thằng nhỏ nó lớn lớn, mày đưa cháu về đây cho thầy bu nựng một tí là được rồi...

Nói xong, bà đi vào trong, nhìn bóng lưng tần tảo gầy gò của bu mà bất chợt Điềm lại rơi nước mắt... cậu run run xoa lên cái bụng bầu đang rung nhẹ vì những cú đạp của thằng nhóc bên trong, nghẹn ngào thì thầm.

- Ba xin lỗi em bé của ba... đợi ba thêm một thời gian nữa thôi em nhé...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro