-Kẻ Lái Đò-

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tháng 5 năm 1942, tại Đại Học California.

Khuôn viên trường vốn đã từng rất huyên náo, rộn rã tiếng cười đùa của các thanh thiếu niên trẻ. Hình ảnh chúng tụ tập trên những bậc thang, tựa mình dưới những tán lá cây, không quan tâm gì hết ngoài học hành và tận hưởng cuộc sống. Cứ ngỡ mọi thứ sẽ mãi như thế, chúng sẽ sống một cuộc đời viên mãn nhưng Chúa đã rẻ một nhánh bất ngờ trong đời chúng.

Mùng 7 tháng 12 năm 1941, một cuộc tập kích với ý định ngăn chặn và giữ chân Hạm Đội Thái Bình Dương không chõ mũi vào hàng loạt cuộc chiến đang diễn ra quanh Đông Nam Á của Đế Quốc Nhật Bản đã diễn ra ở Hawaii. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ 6 tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm 4 thiết giáp hạm Hoa Kỳ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho 4 chiếc khác. Đồng thời còn phá hỏng hàng loạt tàu thuyền, máy bay và tước đoạt mạng sống của hơn hai nghìn người và hơn một ngàn người bị thương. Là giọt nước tràn lý khiến Mỹ gia nhập vào cuộc chiến đối đầu với phong trào Phát Xít đang bành trướng ở Lục Địa Già.

Dẫu cho số lượng lớn các học sinh đã vác súng bay sang Châu Âu và Châu Á nhưng đâu đó trong trường vẫn vang lên những âm thanh lách cách viết bảng cùng tiếng những trang sách xào xạc mở rồi lại đóng.

"Trên tay tôi đây là một quả bóng. Hãy lấy Josh đây là điểm A. Giờ thì chuyện gì sẽ xảy ra khi tôi ném nó về phía cậu ta ?"

"Nó sẽ bay thẳng tới chỗ cậu ấy !" - Cả lớp đồng thanh đáp.

"Rất tốt. Đúng như những gì các em nói. Khi chúng ta dùng cơ ném quả bóng đi, thì theo nguyên tắc vật lý thông thường, quả bóng ấy chắc chắn sẽ đi chuyển theo hướng và quỹ đạo mà các em muốn, tuỳ vào cách thức mà các em dùng cơ tác động vào nó." - Thầy nói - "Nhưng giả sử, bằng một cách thần kỳ nào đó, quả bóng giờ đây sẽ có kích thước hạ nguyên tử. Vẫn lấy điểm A là Josh, vẫn cứ thế ném nó tới điểm A nhưng lần này, thay vì đi từ O tới A, quả bóng lượng tử này sẽ di chuyển theo hướng và quỹ đạo bất kỳ. Nó có thể bay về phía điểm C là cậu David ở góc phòng, điểm B là cô Emma tận trên kia hay thậm chí là nó có thể bay theo tất cả các hướng này cùng một lúc dù cho cách các em tác động vào quả bóng ấy không đổi.

Như vậy, toàn bộ thế giới vật chất này, bao gồm cả cơ thể các em, tuy nhìn nó có vẻ rắn chắc và cố định, nhưng nếu ở tầng mức cơ bản nhất, chúng sẽ là một tập hợp gồm những hạt nguyên tử/hạ nguyên tử di chuyển vô cùng hỗn loạn và rất khó xác định.

Đặc biệt, mỗi hạt này dường như có thể tồn tại ở nhiều trạng thái và di chuyển trên nhiều quỹ đạo khác nhau cùng một lúc. Chúng ta gọi nguyên lý này là chồng chập lượng tử (Superposition).

Có ai có câu hỏi nào không ?"

Một tràng những lý thuyết dài dòng và khô khan, ấy vậy mà chẳng có ai thắc mắc.

"Tốt. Vậy thì tiếp nào.

Nhưng để giải thích rõ nguyên lý trên thì bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Nguyên lý này được giải thích rõ ràng nhất qua thí nghiệm "khe kép" (double-split experiment)..."

[Reng Reng]

Tiếng chuông cất lên, cắt ngang bài giảng của thầy.

"Huh ? Mới đây mà đã hết tiết rồi cơ à ?

Ngồi xuống. Tôi chưa nói xong. Về phần bài tập của các em. Về nhà hãy tìm hiểu trước thí nghiệm "khe kép" cũng như là khái niệm "vướng mắc lượng tử" (Quantum Entanglement). Được rồi, tiết học hôm nay là kết thúc. Các em có thể ra về."

Chỉ cần có nhiêu đó, các cô các cậu học sinh ồ ạt chạy ra khỏi phòng.

"Bọn nhóc này thật là..."

<•>

"Dada !"

"Chào con, chú hổ nhỏ của bố. Hôm này của con thế nào ? Có vui không ?"

Thầy về nhà lúc chập tối. Vừa mở cửa, thầy được chào đón bởi cậu con trai một năm tuổi, đang ngồi đọc sách với bác bảo mẫu.

"Cậu về trễ hơn mọi lần nhỉ, Robert ?" - Bà bảo mẫu hỏi.

"Xin lỗi bác, cháu phải ở lại chuẩn bị cho tiết học ngày mai nên có về trễ. Mong bác thông cảm." - Thầy nói.

"Ôi ! Xin lỗi gì chứ. Ta cũng chẳng ngại coi chừng nhóc Peter này lâu hơn xíu đâu." - Bà vừa nói vừa nựng má đứa trẻ - "Thôi ta phải về rồi, chồng ta ổng chắc cũng lo lắm rồi."

"Vâng, tạm biệt bác. Cho cháu gửi lại chào đến bác trai."

...

"Mơ đẹp nhé, chú hổ nhỏ của bố. Moa."

Thầy hôn lên trán đứa bé. Nhẹ nhàng đóng cửa để đứa con thơ chìm vào giấc ngủ.

[Cạch Cạch]

[Xoẹt]

"Phù~"

Thầy tựa mình trên chiếc ghế sofa. Rít lấy một hơi thuốc lá cho tỉnh táo.

"Để xem nào."

Rất hiếm khi thầy nhận được thư, nếu không phải là thư từ liên quan tới thuế, người thân thì cũng là vài tờ quảng cáo nhảm.

"Tiền nước lại tăng, phải nhắc cô ta ít tắm lại. Tiền điện vẫn như cũ, không thay đổi mấy. Blah blah blah."

[Cốc cốc cốc]

"Hửm ? 11 giờ 30. Ai lại tới giờ này cơ chứ."

[Cạch]

"Xin lỗi, nhưng tôi nghĩ mấy người tới nhầm nhà rồi."

"Vẫn không chịu bỏ cái tật bơ người khác khi nói chuyện ha, cậu Robert."

Một giọng nói quen thuộc cất lên. Một tone giọng đầy chua chát nhưng cùng chất chứa ở nó sự quan tâm. Giọng nói mà ngỡ rằng anh sẽ chẳng bao giờ được nghe lại nữa.

"Tôi có quen ông không ? Giọng ông nghe rất quen. Chúng ta là đồng nghiệp với nhau à ?"

Và rồi khi thầy ngước nhìn lên, đập vào mắt thầy là hình bóng mảnh khảnh với mái tóc vuốt sắc ngược, lấm tấm những sợi bạc cùng cặp kính tròn, tô điểm thêm cho sự phúc hậu của ông.

"Nhớ chưa ?" - Người đàn ông lạ mặt nói.

"Ông là.... Clark Gable à ?"

"Không tên ngốc này ! Ta là giáo viên của cậu hồi còn ở Harvard. Giáo sư James đây."

"James ? Hmm~ James à ? À~ Là giáo sư James Conant có phải không ?" - Thầy mừng rỡ nói.

"Cuối cùng cũng nhớ ra rồi à, tên đầu đất này."

"Hehehe. Em không giỏi nhớ tên, mong thầy thông cảm. Mà thầy tới đây có chuyện gì vậy ?"

"Ta và một vài người bạn có chuyện muốn bàn bạc với em. Có phiền không nếu ta vào trong không ? Đây là chuyện tuyệt mật."

"O-Okay ! Nhưng người bạn đó của giáo sư đâu ?"

"Cậu ta sẽ tới sớm thôi. Trong lúc đợi, ta nghĩ chúng ta có rất nhiều chuyện để nói đấy."

...

"Có hơi bừa bộn, mong thầy thông cảm. Cứ ngồi đâu thầy muốn."

Thầy đưa Giáo sư vào phòng làm việc của mình. Một căn phòng nhìn đôi phần cũ kỹ so với căn phòng khách xa hoa. Hai bên phòng là những chiếc kệ chất đầy sách chuyên ngành, từ vật lý lượng tử cho tới vũ trụ học - một vấn đề đang khá được quan tâm dạo gần đây. Ở cạnh khung cửa sổ là một chiếc bàn làm việc xập xệ với một chiếc máy đánh chữ cũ kỹ, không rõ tên nhà sản xuất. Ở góc bàn là một tấm hình nhỏ được đóng khung, trên đó là tấm hình của Robert cùng gia đình của thầy, cậu con trai Peter hai tháng tuổi và người vợ Katherine.

"Tôi nghe chúng nó nói rằng em đã kết hôn. Chúng mừng em."

"Vâng. Cảm ơn Giáo sư." - Thầy nói - "Chúng em cưới nhau độ hai năm trước. Mới tầm này năm trước, bọn em vừa có với nhau một đứa con. Tên nó là Peter. Cũng muộn rồi, để hôm nào em giới thiệu nó với thầy. Thầy có muốn uống gì không ? Em có trà đen, trà Sassafras và trà bạc hà."

"Cho ta trà đen đi."

...

[Cốc Cốc Cốc]

"Ah~ Chắc cậu ta tới rồi đấy. Em có thể xuống mở cửa giúp ta không ?"

"Vâng, để em."

[Cạch]

"Cho hỏi là đây có phải nhà của ông Robert không ?" - Người đàn ông lạ mặt ấy mở lời.

Thầy không mấy ngạc nhiên mấy khi thấy ông ta. Một người đàn ông với tướng tá tựa như bao đàn ông Mỹ tuổi xế chiều, thứ mà thầy thực sự quan tâm là chiếc xe Jeep được đậu trong con hẻm nhỏ, tối om cách vài ba căn.

"Vâng, tôi là Robert đây. Ông đây chắc là bạn của Giáo sư. Mời vào."

Xét theo cách ăn mặc của lão thì chắc đây cũng là dạng tai to mặt lớn trong quân đội.

[Cạch]

"Ah~ Trung tướng Leslie ! Cậu tới rồi."

Thầy không nói gì mà chỉ chậm rãi bước lại bàn làm việc của mình, kéo ngăn tủ ra và lên cò cho khẩu TT-33 được tặng bởi người quen.

"Vậy~ Chuyện quan trọng mà Giáo sư muốn nói ở đây là gì ?" - Thầy mở lời - "Em không muốn tỏ ra là một người thô lỗ nhưng Giáo sư thấy đấy, em vẫn còn có lớp phải dạy vào sáng mai và một đứa con cần phải săn sóc. Vả lại, em cũng có ấn tượng không mấy là tốt với Quân Đội, nhất là khi em là người gốc Đức và sự có mặt của vị Trung tướng này đã làm tăng nỗi lo âu đó của em. Nên giờ chuyện như nào thì hẳn Giáo sư cũng đã rõ."

"Chúng tôi rất xin lỗi vì đã làm anh sợ, thưa anh Robert. Nhưng chúng tôi ở đây là để..." - Vị Trung tướng đột ngột bị ngắt lời.

[Cạch]

Đặt súng lên bàn, chĩa về phía Trung tướng, Thầy nói - "Sợ ? Ồ~ Tôi không sợ. Tôi chỉ đang thắc mắc là mấy người muốn cái đ*o gì từ chúng tôi thôi."

"Bọn Thầy ở đây là để đưa ra một lời đề nghị hợp tác với em, Robert." - Giáo sư nói.

"Ồ vậy sao !? Thế tại sao lại là giờ này mà không phải là khi khác ? Các người có thể tới trường của tôi tầm trưa rồi khi ấy tôi có thể mời các người một bữa Fish and Chips kiểu Cali và bàn bạc công việc."

"Chúng ta đang phải đối mặt một vấn đề rất lớn liên quan tới an ninh quốc phòng sau vụ việc tại Hawaii, thưa cậu Robert. Nhiều nguồn tin mật cho thấy có sự xuất hiện của một lượng lớn những gián điệp tới từ phía Nhật Bản và Đức. Chúng tôi không thể liều lĩnh đặt tính mạng của những mầm non tương lai của Tổ quốc."

[Pằng]

Một phát đạn lao nhanh qua nền gỗ, cách chân vị Trung tướng vài thước.

"Thế còn con trai của tôi thì sao ? Chả lẽ tính mạng nó không quan trọng ?"

"Có lẽ chúng ta vẫn chưa suy nghĩ thấu đáo nhỉ, Trung tướng." - Giáo sư nói - "Robert ! Hôm nay bọn ta tới đây cùng với mục đích là muốn mời cậu vào một dự án."

"Chi tiết hơn đi."

"Vào năm 1905, Einstein lần đầu nhắc tới thông qua một bài báo, công thức tương đương khối lượng-năng lượng: E = mc^2." - Giáo sư nói - "Và dựa vào đó, ta và một số nhà khoa học khác dưới sự tài trợ của Chính phủ đã lên kế hoạch chế tạo một thứ vũ khí, thứ sẽ là chìa khoá để kết thúc cuộc chiến này."

"Các người điên rồi." - Thầy nói, trên tay lúc này đã buông bỏ khẩu súng - "Thứ các người định tạo không đơn thuần chỉ là một vài ba trái lựu đạn. Nó sẽ là thứ xoá sổ cả cái nền văn minh này."

"Tôi phản đối. Tôi sẽ không tham gia vào cái dự án vô nhân tính ấy của các người." - Thầy kịch liệt phản đối lời đề nghị này. Tất nhiên Thầy cũng muốn kết thúc cuộc chiến này nhưng không phải bằng cách này.

"Em có thể chọn không tham gia nhưng không có nghĩa là em sẽ được an toàn khỏi cuộc chiến này. Nhất là khi Mỹ không phải nước có suy nghĩ này."

Thầy hiểu ý của Giáo sư. Thầy cũng đã từng rất lo sợ sự việc tương tự như vậy nhưng rồi cũng chẳng mấy quan tâm nó lâu. Nhưng sau vụ Hawaii và lúc này đây, sự ớn lạnh ấy lại lần nữa xuất hiện.

"OSS đã thu thập được một số chứng cứ cho thấy Đức cũng đang phát triển một loại vũ khí tương tự." - Giáo sư nói - "Không sớm hoặc muộn, Châu Âu cũng sẽ là của chúng và điều gì khiến em nghĩ rằng tham vọng của chúng chỉ có nhiêu đó ? Vậy thì ý em thế nào, Robert ?"

"Cho tôi một chút thời gian. Tôi sẽ nói lại với các người sau."

"Được rồi, đây là danh thiếp của ta. Trên đó có cả số điện thoại và địa chỉ nhà ta."

[Brừm Brừm~]

Tiếng xe lăn bánh khỏi con hẻm nhỏ, dần dần khuất bóng sau lớp sương mụ dày đặc.

Giờ đã là ba giờ, đáng lý giờ này anh phải đang ở trên giường, chùm chăn ngủ nhưng với những gì đã xảy ra, anh không chắc việc ngủ là ưu tiên hàng đầu khi này.

[Cạch Cạch]

[Xoẹt]

"Phù~"

Dưới ánh trăng đêm mùa hạ, Thầy ngồi đó, trầm ngâm suy nghĩ về tương lai. Thầy thấy một tương lai nơi con trai mình hạnh phúc chơi đùa dưới ánh nắng của mùa xuân. Thấy cậu chàng vui đùa nghịch nước ở con ao gần nhà ông bà nó lúc mùa hạ nắng gắt. Bực cười trước cảnh nó khóc lóc vì sâu răng khi ăn quá nhiều kẹo vào đêm Halloween. Đau đớn khi thấy nó bệnh tật trước cái lạnh của mùa đông. Và trên hết là sự sợ hãi khi nghĩ tới cảnh đôi tay nó vương lên từ đống đổ nát của vụ nổ.

"Mẹ kiếp..."

<•>

Ngày 16 tháng 7 năm 1945, Trinity được triển khai. Tại sa mạc Jornada del Muerto nằm cách Socorro, New Mexico khoảng 35 dặm (56 km) về phía Đông Nam.

"Mọi việc thế nào rồi ?"

"Mọi thứ vẫn ổn thưa ông Robert. Những gì cần phải làm giờ đây là bấm chiếc nút này và cầu nguyện."

[Cạch]

"Xin chào, tên tôi là Robert;... Rè rè... một thành viên thuộc dự án Manhattan. Và để đề phòng những biến cố không lường trước... Rè rè... được thì cuộn băng này sẽ là thứ còn sót lại.

Hôm nay là ngày cuối cùng của dự án, chúng tôi dự định sẽ cho quả bom... Rè rè... phát nổ dưới lòng đất... Rè rè.... Chúng tôi đã đưa ra ba trường hợp có thể xảy ra trong vụ thử nghiệm... Rè rè... lần này:

1. Quả bom sẽ có sức công phá lớn hơn dự kiến và chúng tôi sẽ bị nó xoá... Rè rè... sổ trong nháy mắt dưới nhiệt độ mà có thể vượt qua khả năng nhận biết của não bộ, một cái... Rè rè... chết nhẹ nhàng. Hoặc tan xương nát thịt dưới sóng xung kích mà nó gây ra.

2. Vụ thử nghiệm... Rè rè... thất bại, chúng tôi sẽ sống sót. Ít nhất đó là những gì chúng tôi nghĩ. Vụ thử nghiệm này đã ngốn... Rè rè... ngân sách khoảng 2 tỷ USD nên không có chuyện họ sẽ để chúng tôi được yên thân.

3. Là trường hợp tồi tệ... Rè rè... nhất có thể xảy đến: thử nghiệm... Rè rè... thành công và cuộc chiến này sẽ kết thúc.

Gửi tới những ai sẽ xem tấm băng này: chúng tôi biết rằng đây có thể không phải... Rè rè... những gì các bạn muốn, có hàng tá cách để chấm dứt cuộc chiến vô nghĩa này. Nhưng... đây... Rè rè... là cách duy nhất khả dĩ mà chúng tôi có thể nghĩ tới.

Và cầu Chúa rằng những...Rè rè... gì chúng tôi dự đoán là sai."

<•>

"Nếu như có trăm nghìn mặt trời cùng lúc chiếu rọi trên bầu trời thì ánh sáng của chúng có thể sẽ giống như hào quang tỏa ra từ vóc thể vũ trụ của Đấng Tối Cao."

<•>

Ngày 6 tháng 8 năm 1945

Mỹ          

Hiroshima

"Chào mừng quý vị đã
tới với bản tin đặc biệt
của chúng tôi ngày
hôm nay..."

"Haruki ! Chậm lại nào,
con sẽ té đấy !"

"Tên tôi là Robert..."

"Báo đây ! Báo mới
ngày hôm nay đây !"

"...Vào ba năm
trước, chúng ta đã bị
đánh lén bởi lũ hèn
mắt híp ấy.
Những người vô tội,
những binh lính
quả cảm đã bị chúng
giết chết tại sự kiện
cảng Trân Châu..."

"Ah ! Bà Ema ! Tôi có thể
giúp gì bà hôm nay ?"

"Vâng, tôi muốn gửi là thư
này cho cháu trai mình."

"...Những kẻ sống với lời
thề của một samurai đã
hèn nhát chơi chúng ta
một vố đầy đau điếng..."

[Brừm Brừm~]

"Hửm ? Cái gì kia ?"

"Máy bay quân đội làm
gì ở đây cơ chứ ?"

"...Hơn ba năm trời, tôi
và những đồng sự đã
miệt mài nghiên cứu chiếc
chìa khoá đầu tiên để kết
thúc cuộc chiến vô nghĩa này..."

"Hình như họ đang
thả gì xuống ấy ?"

"Họ đang tập trận à ?"

"Không phải lính nhảy dù.
Mà là thứ gì đó khác."

"Hôm nay chính là ngày chúng ta trả thù cho những sinh linh vô tội trong sự kiện ấy. Hôm nay chính là ngày mà Mặt Trời sẽ vĩnh viễn lặn trên bầu trời Đế Quốc Nhật Bản..."

"Hôm nay trời đẹp ghê,
phải không ông ?"

"Mẹ ơi ! Con thèm
udon !"

"Oa oa oa !"

"Thôi nín đi con !
Có mẹ đây rồi."

"Kính thư quý ông và quý bà, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến với mọi người quà tặng của Chúa, bảo bối Tử Thần: Little Boy."

[Đùng]

Một ánh hào quang thắp sáng cả vùng trời Hiroshima. Gây mù loà cho bất kỳ ai nhìn thẳng vào nó. Từ phía nơi ánh sáng ấy xuất hiện, một lượng nhiệt khổng lồ đủ sức thiêu rụi mọi thứ trong bán kính 13 km. Những con đường bắt đầu tan chảy, những toà nhà bắt đầu sụp đổ, những ngọn lửa cứ ngày một lớn dần và cứ thế cháy mãi cho tới khi những gì còn sót lại là tro cốt của những kẻ xấu số. Để lại cho bầy quạ và chuột, một bữa tiệc no nê.

Trong bán kính 8 km tính từ trung tâm vụ nổ, khi mà âm thanh bị xé toạc, các toà nhà bị xé toạc tựa giấy, đến cả những cơn bão khi ấy cũng phải chào thua trước sức mạnh ấy.

Những kẻ may mắn sống sót chưa hẳn đã thật sự may mắn. Chúng có thể toàn mạng sống tiếp quãng đời còn lại nhưng những hạt giống mới sẽ chẳng thể được như vậy. Mầm mống của khổ đau sẽ luôn tồn tại trong chúng. Từ thế hệ này tới thế hệ sau, bọn chúng sẽ luôn phải chịu đựng ĐAU KHỔ.

<•>

"Vishnu..."

"Đang cố gắng thuyết phục vị Hoàng Tử..."

"Rằng anh ta nên làm tròn trách nhiệm của mình
..."

"Và để chứng minh sức mạnh,..."

"Ngài trở về hình dạng nhiều tay và nói..."

"Giờ đây ta là cái..."

"C.H.Ế.T"

"Đấng hủy diệt vĩ đại của mọi cõi thế
..."

<•>

Julius Robert Oppenheimer, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1904, mất ngày 18 tháng 2 năm 1967. Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, giáo sư của đại học California tại Berkeley và được nhớ đến bằng cái danh xưng không được tốt đẹp mấy - Thần Chết.

Tại sao lại là Thần Chết ? Ấy là do ông chính là Cha Đẻ của hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng trước khi đi vào giai đoạn đó thì ít nhất ta cũng nên tìm hiểu một số điều về giai đoạn trước đó.

Oppenheimer sinh ra trong một gia đình Do Thái tại New York. Có cha là Julius Oppenheimer - một nhà nhập khẩu hàng dệt may giàu có di cư từ Đức tới Hoa Kỳ năm 1888, mẹ là họa sĩ Ella Friedman và cậu em trai, Frank Oppenheimer - người về sau cũng trở thành một nhà vật lý.

Ngay từ khi còn nhỏ, Oppenheimer đã bọc lộ bản thân mình là một thiên tài, được ví von với Chris Langan. Ông hoàn thành chương trình học lớp 3 và lớp 4 trong vòng 1 năm, và nhảy cóc vào giữa năm lớp 8. Vào năm cuối trung học, ông bắt đầu quan tâm tới hóa học. Ông vào học trường Harvard ngành hóa muộn một năm, ở tuổi 18.

Bên cạnh chuyên ngành hoá học, quy định của Harvard cũng yêu cầu ông phải học lịch sử, văn học và triết học hoặc toán học. Ông bù đắp cho việc nhập học muộn bằng cách học mỗi kỳ 6 khóa trình và được nhận vào hội danh dự Phi Beta Kappa. Ngay trong năm đầu tiên ông đã được nhận dự thính sau đại học về vật lý dựa trên kết quả tự học, nghĩa là ông không phải qua các khóa cơ bản và có thể học luôn các khóa chuyên sâu. Một khóa về nhiệt động lực học do Percy Bridgman đứng lớp đã lôi cuốn ông đến với vật lý thực nghiệm. Ông tốt nghiệp loại ưu chỉ trong 3 năm.

Ông thực hiện những khám phá quan trọng về thiên văn học lý thuyết. Đặc biệt là về thuyết tương đối tổng quát và lý thuyết hạt nhân, vật lý hạt nhân, phổ học, và lý thuyết trường lượng tử, mở rộng lý thuyết này vào điện động lực học lượng tử.

Ngày 9/10/1941, ít lâu trước khi Hoa Kỳ chính thức tham chiến vào Chiến tranh thế giới thứ hai, Tổng thống Franklin Roosevelt phê chuẩn một chương trình khẩn cấp phát triển bom nguyên tử, về sau được gọi với cái tên: dự án Manhattan. Tháng 5/1942, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng James Bryant Conant, người khi còn là giảng viên ở Harvard có dạy Oppenheimer, mời ông tới đảm nhận công việc tính toán neutron nhanh.

Một nhóm những nhà vật lý châu Âu cùng với sinh viên theo học ông, trong số đó là Robert Serber, Emil Konopinski, Felix Bloch, Hans Bethe và Edward Teller. Những người bận bịu tính toán những thứ cần thiết phải thực hiện, và thực hiện theo trình tự nào, để chế tạo quả bom. Nỗ lực của các nhà khoa học ở Los Alamos được hiện thực hóa trong vụ thử hạt nhân đầu tiên gần Alamogordo vào ngày 16/7/1945, một nơi Oppenheimer đặt cho mật danh "Trinity" vào giữa năm 1944.

Nhưng họ chẳng mấy làm tự hào mấy khi dự án thành công vì họ biết rằng thứ mà mình tạo ra sẽ là dấu chấm hết của nhân loại.

Và đúng theo kế hoạch, ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử đầu tiên được mang vào sử dụng và mục tiêu của nó là Hiroshima, Nhật Bản. Tuy nhiên, ông và nhiều thành viên dự án khác đã cảm thấy rất buồn về vụ ném bom Nagasaki sau đó 3 ngày, bởi họ cảm thấy quả bom thứ hai là không cần thiết từ quan điểm quân sự. Một thời gian sau, Oppenheimer dấn thân vào chính trị để ngăn cản việc Chính Phủ Mỹ công nghiệp hoá vũ khí hủy diệt hàng loạt kiểu mới.

Nhưng cũng như Alan Turing, ông đã bị chính bộ máy nhà nước mà mình từng hết lòng phụng sự quay lưng.

Năm 1949, một quả bom nguyên tử đã được thử nghiệm tại Xô Viết, sớm hơn rất nhiều so với ước tính của Chính Phủ Mỹ. Mọi ánh mắt khi ấy đổ dồn về Oppenheimer, cho rằng ông là gián điệp của Liên Xô, là người đã gián tiếp giúp cho Liên Xô có được công nghệ nguyên tử. Căn cứ vô lý đã được những kẻ luận tội thời điểm đó đưa ra là dựa vào các mối quan hệ của ông với Cộng Sản, khi mà vợ và bạn gái cũ của ông đều có liên quan tới Cộng Sản và các đồng sự trong dự án Manhattan cũng vậy.

Từ những nghi ngờ vô căn cứ ấy, ông bị tước đi những đặc quyền vốn có, đưa ông trở về với nghề giáo viên thay vì một nhà khoa học vĩ đại. Các nhà khoa học lỗi lạc cùng thời như Albert Einstein hay Wernher von Braun - cha đẻ của khoa học tên lửa, đã lên tiếng bảo vệ Oppenheimer nhưng bất thành.

Sau một thời gian, sau khi trở thành tổng thống, John F Kennedy đã muốn đưa Oppenheimer trở lại Nhà Trắng nhưng đã bị ông từ chối.

Năm 1965, cuốn sách ngắn ngủi, đầy sự cô đơn và hiểu lầm về cuộc đời ông đã tới với những chương cuối cùng. Sau khi hút thuốc lá cả đời, ông đã mắc ung thư vòm họng và trút hơi thở vào năm 1967, tại nhà riêng ở Princeton.

Về sau, chỉ mới đây thôi, vào ngày 16 tháng 12 năm 2022, tổng thư ký bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã chính thức bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng ông là gián điệp, cho rằng mọi tài liệu tố cáo ông vào những năm 50 là lố bịch.

"Thương vong trong chiến tranh không phải là lỗi của chúng tôi, các nhà khoa học. Chúng tôi đơn thuần chỉ là làm theo lệnh. Lỗi là nằm ở các nhà cầm quyền..."
-J.Robert Oppenheimer-

-End-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Pro